"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Dienstag, 28. Juni 2011

Tuyên cáo về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam

28.06.2011- Vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, trên một số trang blog xuất hiện Tuyên cáo về tình hình Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
Courtesy chhvblog
Tuyên cáo đặc biệt của giới nhân sĩ trí thức Việt Nam.

Đồng lòng ký tên

Bản thông cáo chung do một số nhân sĩ, trí thức khởi xướng cụ thể là do nhà nghiên cứu sử địa học Nguyễn Đình Đầu cùng soạn thảo với ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch UB MTTQ TP.HCM. Từ khi xuất hiện đầu tiên từ ngày 25 tháng 6, bản thông cáo đã được hàng trăm người tham gia ký tên từ giới trí thức cho đến thường dân trong và ngoài nước.

Trong danh sách 100 người ký tên đầu tiên, người ta thấy xuất hiện nhiều cái tên quen thuộc như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội)…. Phát biểu với đài RFA, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết:

“Việc nhà cầm quyền Trung Quốc xâm hại lãnh hải của Việt Nam, phá hoại công ăn việc làm của ngư dân, đe dọa tính mạng ngư dân và thậm chí phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam…đã làm cho người dân hết sức phẫn nộ. Cho nên tôi cho rằng việc chúng tôi ký tên vào bản thông cáo chung ấy là một việc làm bình thường.”
Tình thế đang nguy hiểm. Nguy ở chỗ là “người ta” ra thông cáo và đồng ý thống nhất với nhau. Tuy nhiên, dân đã đồng ý chưa  mà thống nhất? Thứ  nhất, phải hỏi dân. Thứ hai, phải hỏi quốc hội. Ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn là cái gì mà dám thay mặt toàn dân?
Nhà Giáo Phạm Toàn

Bản thông cáo chung đưa ra những nhận định về hành động xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam điển hình qua các cuộc chiến năm 1974, 1979, 1988. Đồng thời, tố cáo những hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông cũng như vi phạm Luật biển và Công ước về Luật biển UNCLOS năm 1982 của Liên Hiệp Quốc cũng như tuyên bố về quy tắc ứng xử trên biển Đông được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.

Bản thông ra đời trong bối cảnh nhiều người nghi ngờ thái độ mềm mỏng quá mức của chính phủ đối với Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Trung Quốc ra thông tin báo chí chung về vấn đề biển Đông. Nhà giáo Phạm Toàn cho biết, cần thiết có bản thông cáo chung tập trung nguyện vọng của dân chúng vì đất nước đang bị đặt vào tình cảnh nguy  hiểm. Ông nói:

“Tình thế đang nguy hiểm. Nguy ở chỗ là “người ta” ra thông cáo và đồng ý thống nhất với nhau. Tuy nhiên, dân đã đồng ý chưa  mà thống nhất? Thứ  nhất, phải hỏi dân. Thứ hai, phải hỏi quốc hội. Ông thứ trưởng Hồ Xuân Sơn là cái gì mà dám thay mặt toàn dân?”
Những căng thẳng biển Đông bắt đầu từ việc Trung Quốc 2 lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngày 26 tháng 5 và ngày 9 tháng 6, thậm chí trấn lột ngư dân Việt Nam chỉ sau đó 1 tuần. Sự việc đã làm nhiều người dân Việt Nam phẫn nộ, nhất là giới trí thức và thanh niên. Tuy nhiên, dù có những căng thẳng ấy, chính phủ Việt Nam vẫn tiến hành tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ ngày 19 và 20 tháng 6. Mới đây nhất, ngày 25 tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã gặp Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc. Hai bên khẳng định vẫn theo đuổi giải pháp hòa bình hữu nghị và “tăng cường định hướng đúng đắn dư luận”.
kyten250
Chữ ký của Ông Nguyễn Văn Hải (Hải Bình), nguyên Trưởng Phân xã TTXVN tại tỉnh Tiền Giang, đồng ý ký vào bản Tuyên cáo. Courtesy chhvblog.

Và nhiều người cho rằng, hành động này chứng tỏ sự quá mền dẻo của chính phủ Việt Nam, và bỏ ngoài tai những nguyện vọng của dân chúng. Bản thông cáo cũng thể hiện mong muốn có một biện pháp “tích cực và hữu hiệu hơn” nhằm bảo vệ đất nước. Blogger Trăng Đêm, người vừa ký tên vào bảng thông cáo cho biết:

“Mình thấy là nhà nước làm lơ đi, không quan tâm đến tiếng nói và nguyện vọng của người dân”.

Trách nhiệm với đất nước

Điểm đặc biệt của bản tuyên cáo này là đề cao vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Trong 4 điều tuyên bố của bản thông cáo, có đến 3 điều đề cao sức ý chí, nguyện vọng, sức mạnh của dân chúng. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết:
Trung Quốc xâm hại lãnh hải của Việt Nam, phá hoại công ăn việc làm của ngư dân, đe dọa tính mạng ngư dân và thậm chí phá hoại các hoạt động thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam…đã làm cho người dân hết sức phẫn nộ.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

“Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và mong muốn được sống, lao động yên ổn. Tôi cho rằng đây là trách nhiệm của chính phủ. Tôi nghĩ rằng việc thứ trưởng Hồ Xuân Sơn thay mặt lãnh đạo cấp cao Việt Nam đàm phán với Trung Quốc để giải quyết vấn đề biển Đông trong hòa bình là đáng hoan nghênh. Nhưng điều đó không có nghĩa là  người dân không được quyền tiếp tục thể hiện thái độ của mình”.
Bản thông cáo ra đời sau cuộc biểu tình thứ 4 tại Việt Nam để phản đối Trung Quốc. Sau những bắt bớ từ cuộc biểu tình, nhiều người quan ngại rằng những người ký tên vào bản thông cáo sẽ chịu chung số phận của những người bị bắt. Thế nhưng, một khi đã ký vào bản tuyên cáo, thì đây không phải là quan ngại của họ. Anh Lê Công Vinh, người vừa ký tên vào bản thông cáo cho biết:

“Trước lúc ký tên, tôi đã xác định là có thể gặp khó khăn với an ninh. Thế nhưng, tôi đã xác định ký tên vào bản tuyên cáo thì không ngại vấn đề đó bởi vì việc này hoàn toàn đúng với pháp luật Việt Nam, đúng với trách nhiệm, lương tâm của một người dân nên không có gì phải sợ”
014-250
Chữ ký của các nhân sĩ, trí thức đồng ý ký vào bản Tuyên cáo. Courtesy chhvblog. 
 
Blogger Trăng Đêm cho biết, cô ký tên vào bản thông cáo vì điều thứ 4 của bản thông cáo này nêu ra rằng “không có lý do gì ngăn chặn hành động yêu nước bao gồm các cuộc biểu tình” bởi theo cô, một khi đã đứng lên cất tiếng nói cho độc lập dân tộc đất nước, là mọi người tự thân mình ý thức được hành động ấy là cần thiết. Cô nói:

“Không ai xúi giục kích động được bởi họ thừa biết là họ sẽ bị trả giá sau đó. Chẳng hạn, sau khi họ tham gia biểu tình thì cái giá mà họ phải trả là bị công an sách nhiễu, làm phiền hoặc gây khó khăn trong một thời gian dài. Điều này đã được chứng minh qua việc các blogger trong nước bị rắc rối. Mình thấy nhiều blogger trong nước cho rằng, cái câu đầu tiên mà công an thường hỏi họ là “Có bị đảng phái nào dụ dỗ hay thế lực nào cho tiền không?”. Mình nghĩ rằng một khi họ hỏi như thế thì họ đã quá coi thường người dân Việt Nam. Họ nghĩ rằng người dân bị dụ dỗ, thiếu hiểu biết và khi tham gia biểu tình mà không lường trước những gì sẽ xảy ra với chính họ. Mình không đồng tình với suy nghĩ đó”.

Kết quả bản thông cáo còn chưa rõ, nhưng đối với nhiều người, mục đích của họ khi ký tên vào những lời kêu gọi chung, cụ thể là bản thông cáo này, chỉ để nâng cao nhận thức người dân. Theo nhà giáo Phạm Toàn, họ không hy vọng chính quyền sẽ đối thoại, chỉ mong nhân dân ý thức hơn đối với sự nghiệp chung của dân tộc. Đây cũng là ý của đông đảo thanh niên yêu nước bao gồm anh Lê Công Vinh:

“Thực ra, tôi nghĩ tuyên cáo này cũng không tác động gì lớn đến chính quyền hiện tại, đến suy nghĩ hay đến cách giải quyết vấn đề của chính phủ. Nhưng nó là tiếng nói của tầng lớp trí thức và những người có lương tâm, có trách nhiệm với đất nước. Từ sự kiện kêu gọi ngừng khai thác Bauxite Tây Nguyên, sự kiện kêu gọi trả tự do cho LS Cù Huy Hà Vũ và đến lời tuyên cáo này sẽ tạo khuynh hướng cho nhân dân có trách nhiệm hơn với đất nước chứ không phải chỉ đứng bàng quan hưởng thụ như bây giờ đâu”.