Tôi xin đưa ra một số điểm dưới đây mà cá nhân tôi nghĩ rằng Sài Gòn vẫn còn thiếu một mồi lửa để châm ngòi cho cuộc xuống đường.
- Một đất nước hai chế độ. Qua tìm tòi và thu thập từ những ý kiến trên các blog và trang mạng. Một số ý kiến cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã "ưu ái" hơn cho người dân Hà Nội và thẳng tay đàn áp mạnh đối với người dân Sài Gòn trong những cuộc xuống đường vừa qua với lý do rất đơn giản là người dân Sài Gòn có nhiều dính líu với thành phần "ngụy quân, ngụy quyền", nguy hiểm cho chế độ. Trong khi đó, người dân Hà Nội có nhiều dây mơ rễ má quan hệ chằng chịt với guồng máy cai trị. Vì vậy, có lè họ đã nương tay và mềm mõng hơn. Điều này đã cho thấy rằng người dân Sài Gòn đã phải đương đầu với nhiều nguy hiểm hơn so với người dân Hà Nội và chính vì lẽ đó, khả năng thành công cho hai cuộc xuống đường vừa qua ở Sài Gòn chưa thật sự diễn ra đúng như dự kiến.
- Nhà cầm quyền giật dây. Một số ý kiến cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã đứng sau lưng, lợi dụng vào lòng yêu nước của thanh niên, ngầm bật đèn xanh cho cuộc biểu tình lần thứ nhất xảy ra vào ngày 05/06/2011 nhằm gây áp lực đến với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Chính vì lẽ đó, cuộc biểu tình lần thứ nhất đã không hề gặp bất cứ những trở ngại hoặc đàn áp nào từ phía lực lượng công an mật vụ, nhưng có lẽ khi trò chơi đã đũ, họ bắt đầu ra tay đàn áp mạnh mẽ đến những cuộc xuống đường kế tiếp đặc biệt là ở Sài Gòn. Cuộc xuống đường lần thứ hai vào ngày 12/06/2011 đã cho thấy rõ sự quyết tâm bằng mọi gíá phải ngăn cản cho bằng được mọi cuộc xuống đường của nhà cầm quyền với hàng loạt vụ bắt người biểu tình trái với quy định của luật pháp Việt Nam.
- Triệt để xử dụng bạo lực nhằm đe dọa, ngăn cản và bắt bớ những người tham gia xuống đường ở phía Nam. Hầu như tất cả các sinh viên, blogger, những nhà đấu tranh dân chủ trong khu vực phía Nam đều được cơ quan an ninh Việt Nam chăm sóc rất là chắc chẽ. Họ được lệnh mời lên uống trà tại các cơ quan công an và thường xuyên có "các anh" ngồi trước nhà canh gác rất là nghiêm ngặt. Một trường hợp rất nổi bật là chị Tạ Thị Phong Tần đã bị bọn an ninh mật vụ khoá bên trong và không thể nào đi ra khỏi nhà được. Xin lưu ý, hầu như những trường hợp này chưa nghe hoặc thấy xảy ra ở khu vực phía Bắc trong khoảng thời gian bùng nổ của bốn cuộc xuống đường vừa qua.
- Thiếu tổ chức và liên kết. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng từ các nhóm thanh niên, sinh viên khác nhau trong nổ lực phát động phong trào yêu nước, nhưng những cuộc xuống đường vừa qua đều mang tính chất tự phát, chưa có một tổ chức và liên kết chặc chẽ, do đó, dễ bị phân tán, ngăn chặn và bẻ gãy bởi lực lượng công an mật vụ và cơ động. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng đây là một sự thành công lớn của các bạn trẻ trong điều kiện khắc nghiệt hiện nay khi mà xuống đường luôn được coi là gây rối và làm ảnh hưởng đến nền chính trị vốn được dùng để bảo vệ quyền lợi của một nhóm người lãnh đạo trong đảng.
- Chưa phát huy hết những phương tiện truyền thông hiện đại sẵn có như mạng Internet để phổ biến lịch trình của cuộc xuống đường. Internet là một vũ khí sắc bén và vô cùng hữu ích mà bất cứ một chế độ độc tài nào cũng phải khiếp sợ. Chính vì thế mà Trung Quốc và Việt Nam có thể nói là hai nước dẫn đầu trên thế giới về việc triệt để ngăn chặn việc xử dụng internet để truy cập những thông tin chính xác và trung thực nhất. Tuy nhiên, việc xử dụng internet thông qua các báo mạng, Facebook để phổ biến thông tin về thời gian và địa điểm thích hợp nhất cho cuộc xuống đường chưa triệt để phát huy. Chính vì nhà cầm quyền đã biết trước kế hoạch xuống đường cụ thể như thời gian và địa điểm, nên họ có đũ thời gian để dàn dựng những thiên la địa võng nhằm mục đích ngăn chặn mọi cuộc xuống đường.
Chắc chắn sẽ còn có nhiều lý do khác đã dẫn đến ngòi nổ cho những cuộc xuống đường chưa được phát hỏa. Rất mong các bạn cùng chia sẻ để chúng ta cùng tham khảo và lấy đó làm kinh nghiệm cho những cuộc xuống đường kế tiếp.