"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Donnerstag, 2. Februar 2012

Đầu Năm Rồng, Tản Mạn Về Hai Chữ Tham Nhũng…

Nguyễn Duy Vinh

Hai chữ “tham nhũng” được dịch là “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của” theo Từ Điển Tiếng Việt do Viện Ngôn Ngữ Học ở Hà Nội xuất bản năm 1992.

Chữ “tham” thì chúng ta thường nghe nói đến và chúng ta phần lớn đều biết nghĩa chữ này. Trong năm nguyên nhân đưa đến cái khổ theo triết lý nhà Phật, tham đứng đầu. Trong văn chương bình dân Việt Nam, chữ tham thường đi với những chữ khác như tham lam, tham ăn, tham quyền cố vị, tham thực cực thân, tham ái v.v…

Tại sao Việt Nam nghèo hèn?

Cho dù là người lạc quan nhất bạn cũng cảm thấy bi quan và phẫn nộ khi nhìn chung quanh mình. Phải nhìn nhận rằng tình hình đất nước không khả quan. Biên giới bị kẻ thù xâm lấn. Ngư trường bị kẻ thù chiếm đoạt và kiểm soát. Kinh tế suy thoái. Lòng người ly tán. Cái ác lên ngôi. Đạo đức suy đồi. Hệ thống giáo dục và y tế rối beng. Nhìn chung, nền tảng xã hội bị lung lay đến tận gốc. Tất cả những nét vẽ đó làm cho bức tranh xã hội Việt Nam ảm đạm. Nghèo. Hèn. Câu hỏi là “tại sao” . Tại sao nên nông nỗi này?

Ai cũng có thể tìm cho mình câu trả lời. Có thể nhiều câu trả lời. Nhưng quan điểm cá nhân, tôi nghĩ đến một câu trả lời đơn giản nhất. Lãnh đạo. Nói chính xác hơn là do lãnh đạo bất tài nên đất nước mới ở trong tình thế nghèo hèn như hôm nay.

Bác sĩ của ta không kém bất cứ ai?

Một đồng nghiệp nổi tiếng, thuộc nhóm đàn anh của tôi, mới đây tuyên bố trên báo chí rằng trình độ bác sĩ VN chẳng thua các đồng nghiệp nước ngoài. Đọc những phát biểu của anh tôi phải thốt lên câu nói quen thuộc. Đó là “ấu trĩ”.

Trẻ con là những đứa hay thích khoe khoang. Nếu nghe qua những tranh cãi trong sân trường chúng ta dễ dàng nhận ra một điểm chính. Đó là so sánh hơn thua. Chúng không bao giờ chịu thua ai và lúc nào cũng tự nâng mình cao lên. Chúng tìm mọi cơ sở so sánh để làm cho mình cao hơn bạn bè. Đứa thì dựa vào cái xe đạp mới mua để lên mặt. Đứa dựa vào sự thành đạt của cha mẹ để hạ thấp bạn bè. Chúng ta gọi những so sánh đó là ấu trĩ, là chuyện trẻ con.

TẠI SAO CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN CHỈ CÓ THỂ THAY THẾ CHỨ KHÔNG THỂ CẢI TỔ?


Ông Boris Eltsine (Jelzin), Cựu Tông thống Nga, cựu Ủy Viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Sô, đã từng tuyên bố:
"Chế độ cộng sản chỉ có thể bị thay thế, chứ không thể cải tổ".

Tại sao?

Thay thế có nghĩa là phải làm cách mạng để thay thế hoàn toàn chế độ, từ ý thức hệ, thể chế chính trị, bắt đầu bằng hiến pháp, tới giai tầng lãnh đạo, và trật tự xã hội. Khác với cải tổ là vẫn giữ chế độ, vẫn giữ giai tầng lãnh đạo và trật tự xã hội cũ; nhưng chỉ thay đổi một vài sự kiện nhỏ, như tu chính hiến pháp, thay một vài người lãnh đạo, và làm xoa dịu một vài bất công quá lộ liễu, trong khi đó thì đại đa số dân vẫn sống trong bất công.

Nhìn lại kinh tế thị trường định hướng XHCN


Le Nguyen (danlambao)

Lời Tác Giả: Trong một bài viết ngắn ,không thể dẫn chứng nhiều nguồn nghiên cứu khoa học để chứng minh những hậu quả nghiêm trọng do kinh tế thị trường định hướng XHCN gây ra , nhưng những hình ảnh hiện hữu trong đất nước hiện nay đã hiển lộ tất cả mầm mống độc hại tiềm ẩn trong nền kinh tế này, không cần là nhà nghiên cứu ,chỉ cần có bộ óc nhạy bén là nhận thấy được.
.........................
Kinh tế ảnh hưởng không ít trên đời sống chính trị và kinh tế thị trường ,kinh tế tự do của tư bản chủ nghĩa đã đánh bại , đã vượt qua kinh tế chỉ huy của cộng sản chủ nghĩa, bằng chứng là sau sự sụp đổ dây chuyền của các nước XHCN Đông Âu cùng cái nôi, thành trì XHCN Liên Bang Sô Viết, khiến Trung Hoa Cộng Sản ,Việt Nam Cộng Sản bắt buộc phải “đổi mới” kinh tế để bảo vệ quyền lực chính trị ,bảo vệ chế độ độc tài đảng trị của họ. Thật ra, đổi mới kinh tế được đặt cho cái tên kinh tế thị trường định hướng XHCN là đánh tráo khái niệm , là dối trá bởi cái được gọi đổi mới kinh tế chỉ là sự trở lại cách làm ăn buôn bán thuận lẽ tự nhiện của xã hội loài người, nó không là đổi mới mà trở về cái cũ, cái đã có từ trước khi bị kinh tế chỉ huy của các tín đồ Cộng Sản cuồng tín áp đặt lên đời sống kinh tế của loài người.

Thông Báo của Tuổi Trẻ Yêu Nước “Hà Nội – Huế – Sài Gòn”


Hà Nội, ngày 21 tháng 1, năm 2012
Thông Báo của Tuổi Trẻ Yêu Nước
Về việc: vận động cho các thành viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước bị bắt

Trong những ngày qua sự việc các thành viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước (TTYN) bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bắt gồm sinh viên Nguyễn Thiện Thành, nhạc sĩ Hoàng Nhật Thông tức Trần Vũ Anh Bình và nhạc sĩ Việt Khang tức Võ Minh Trí. Trước sự việc đó, những thành viên của TTYN trong và ngoài nước đã có những nỗ lực để cứu sinh viên Nguyễn Thiện Thành đến nơi an toàn. Song song với hành động đó, TTYN đã tích cực vận động các cơ quan truyền thông và truyền hình hải ngoại và quốc tế, các hội nhân quyền quốc tế, Quốc Hội Châu Âu, Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để can thiệp cho nhạc sĩ Việt Khang và Hoàng Nhật Thông được sớm trả tự do.

CHUYỆN ĂN THỊT... NGƯỜI


Chế độ gia đình một con hiện nay ở Trung Quốc đưa đến việc mỗi năm có 12 triệu trẻ em gái bị biến mất...

1. Món thai nhi của Trung Quốc

Tin tức về người Trung Quốc ăn thịt trẻ em không phải chỉ một lần gây xôn xao dư luận, mới đây, trong nguyệt san HongKong Next Magazine có một bài viết về trẻ em và thai nhi được chế biến thành những món ăn "hảo hạng" có giá trị dinh dưỡng cao. Nhân chứng của bài báo là bà Liu, một công chức đang sống ở tỉnh Liêu Ninh, bà cho biết, thi thể trẻ em, gồm cả thai nhi, được chế thành những thức ăn rất tốt cho sức khoẻ cũng như sắc đẹp của người Trung Quốc.

Cái gọi là "Liên Hiệp người Việt toàn liên bang Đức" đã thành hình

Bài phỏng vấn dưới đây của báo Đảng „Nhân Dân Điện Tử“ cho thấy những tính toán của CSVN nhằm gia tăng thực hiện NQ 36 chia rẽ cộng đồng, khai thác chất xám và tiền bạc của kiều bào tại Đức. „Liên Hiệp“ nầy dự định còn có những dự án „lớn“, qua danh nghĩa „liên bang“, mạo nhận "đại diện cho quyền lợi của 125.000 người Việt hiện đang sinh sống tại Đức" , „có vai trò và vị thế nhất định đối với hai quê hương Đức và Việt“, nhắm vào các „quỹ“ của chính phủ Đức và EU giúp cho các dân tộc thiểu số sinh sống tại Đức, để hưởng lợi và chia chác cho nhau, không loại trừ khả năng „liên hiệp“  sứ quán và công an trong nước qua sự „chấm mút“ nầy…

..........................................

Chủ tịch Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức:
“Cộng đồng người Việt tại Đức - đoàn kết mới phát triển mạnh”

Nixon và "hoà bình trong danh dự"

Nhậm chức đầu năm 1969, Nixon bắt đầu cho rút quân tháng 7- 1969 và thương thuyết với Cộng sản Bắc Việt để tìm hòa bình danh dự cho Hoa Kỳ như đã hứa khi tranh cử. Hòa đàm Paris bắt đầu từ ngày 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự bắt đầu đàm phán dưới nhiệm kỳ Tổng thống Nixon. 

Sơ Lược về Hòa Đàm Paris

Từ 1968 cho tới giũa 1972 nói chung cuộc đàm phán không có dấu hiệu tiến bộ, phía CSBV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ, họ dai dẳng lì lợm, ngoan cố. Phái đoàn BV đòi hai điều kiên tiên quyết Hoa Kỳ phải rút quân khỏi miền Nam VN vô điều kiện và lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu thay bằng chính phủ ba thành phần. Nixon đã thực hiện rút quân tháng 7-1969 theo đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Laird vì người dân không còn ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam và thay thế bằng Việt Nam hóa chiền tranh.

Chân dung cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng


Trần Phong Vũ

Sau 92 năm tại thế, ngày 07-9-2009 Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên giám mục phụ tá tổng giáo phận Hà Nội đã được Thiên Chúa gọi về. Trong hơn 60 năm linh mục và 15 năm giám mục, ít ai biết rõ về thân thế, gia cảnh nhất là tác phong, nhân cách của ngài. Cho đến những năm cuối đời khi hai tập Hồi Ký 1 (2006) và 2 (2007) được phổ biến giới hạn trong nước, một số người mới bắt đầu lờ mờ nhận ra nơi Đức Cha Phaolô một nhân cách lớn.
Nhưng vẫn chưa đủ rõ nét.

Tuyệt chiêu uống rượu không say

Tới Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ bắt gặp hàng tốp 4 - 5 người quây quần đối ẩm trên phố. Nhưng vì sao quý ông nước này hiếm khi say mèm trên bàn rượu?Nếu đặt chân tới đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên trước sở thích uống rượu của người dân nơi đây.

Truyền thống ấy đã được duy trì suốt nhiều thế kỷ qua. Trên những con phố lớn hay trong các ngõ hẻm xinh xắn của Anatolia luôn quyện nồng mùi vị của thịt nướng và hương thơm đậm đà của rượu. Hương vị kỳ lạ mà say đắm lòng người ấy cứ mãi lan tỏa trong không gian, làm ngất ngây du khách.