"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Donnerstag, 28. April 2011

Đâu là bản sắc văn hóa Việt?

Hồ Hải 

Hôm trước có bạn làm kinh doanh hỏi: "Đâu là bản sắc văn hoá Việt Nam?". Mình suy nghĩ hơn một tháng và lục hết tất cả tàng kinh cát để đi tìm bản chất của câu hỏi này. Hôm nay thấy tạm ổn, nên viết bài để trả lời. Một bài trả lời đáng giá với một chai XO, như lời hứa của bạn ấy. Là vì kinh doanh mà không nắm rõ bản chất văn hoá của một dân tộc, lại đem chuông đi đánh xứ người, khác nào đánh vào khoảng không vô tận. Nên văn hoá không chỉ quyết định sự phát triển, mà văn hoá còn rất quan trọng trong tất cả các mặt của cuộc sống hiện đại.

36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung

Lê Diễn Đức

Suốt 36 năm qua, mỗi lần tới ngày 30 tháng 4 là mỗi lần tôi trở về với miền ký ức.

Tôi vốn không thích “bị” phỏng vấn và phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, phải hẹn hò, chờ đợi. Thường hỏi về những sự kiện liên quan tới Ba Lan, bạn hữu của đài quốc tế Pháp RFI biết tính tôi vậy, nên khi gọi điện thoại cho tôi chỉ trao đổi ngắn gọn về chủ đề, giới hạn thời gian, rồi thực hiện ngay.

Năm 2007, anh Nguyễn Khanh của
Radio Free Asia từ Washington DC gọi điện qua Ba Lan có nhã ý phỏng vấn nhân dịp 32 năm ngày thống nhất đất nước, tôi cũng đề nghị làm luôn. Khi trả lời rằng, ngày này 32 năm về trước tôi đang nằm ở nhà tù Hoả Lò, anh Khanh đã rất ngạc nhiên.

Ba Mươi tháng Tư: Ngày giải phóng miền Bắc

Nguyễn Gia Thưởng

Cuối tháng Năm 1975, một Trung Úy bộ đội được cấp trên phái đi công tác 15 ngày ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là giấy phép trá hình để anh bộ đội được đi thăm Sài Gòn vì anh Trung Úy bộ đội rất được lòng cấp trên. Đơn vị của anh đồn trú ở Phú Lợi, ngoại ô Bình Dương. Khi bước chân đến thủ đô Sài Gòn, anh choáng váng nhìn cảnh tượng nhộn nhịp nơi thành phố tráng lệ này. Xe ô-tô và xe gắn máy di chuyển tấp nập trên đường phố. Theo lời tuyên truyền của Đảng, bọn CIA đã bố trí những xe cộ này chạy trên đường phố để cho người ta có cảm tưởng Sài Gòn có đời sống sung túc trong khi đó, vẫn theo Đảng, dân Sài Gòn không có cơm để ăn và không có vải để mặc. Mấy cô gái Sài Gòn phải mặc váy ngắn (mini-jupes) vì thiếu vải. Những lời khẳng định lặp đi lặp lại trong nhiều năm của mấy ông ủy viên chính trị đã bị thực tế hàng ngày của dân chúng Sài Gòn phủ nhận một cách phũ phàng.

Mất gì sau ngày 30 tháng Tư

Ngô Nhân Dụng

Từ giữa thế kỷ 20 môn kinh tế học mới bắt đầu chú ý đến luân lý như một tài nguyên; có người gọi thẳng là Love (tình thương), có người gọi là Civic spirit hoặc Civic Culture (tinh thần công dân), hoặc như Albert O. Hirschman từ năm 1970, gọi chung là các tài nguyên tinh thần (moral resources). Gọi là một tài nguyên, người ta công nhận nó giống như một thứ “Vốn” chung của xã hội, nó có thể giúp gia tăng của cải, sẽ sinh lợi không khác gì các thứ vốn như tiền bạc, đất đai, hiểu biết, vân vân; và nó cũng có thể bị phí phạm, hao mòn, hay được làm cho đầy, cho phong phú thêm.