"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Samstag, 9. März 2013

Đàn ông - Đàn bà

I. Sự khác nhau giữa đàn ông thông minh và đàn ông ngốc

Quen và kết hôn với một người đàn ông thông minh là mơ ước của mọi cô gái. Thế nhưng rất nhiều cô đã bị lừa, sống chung rồi mới phát hiện ra chàng ta ngốc. Để giúp các thiếu nữ đề phòng thảm họa này, xin thống kê ra vài đặc điểm phân biệt:
 

Chuyện ngôn ngữ: Dấu hỏi hay dấu ngã?


„Hỏi“ hay „ngã“ là một đề tài làm khổ nhiều người. Dân „Bắc Kỳ rau muống“, ngoài cái bệnh „nờ cao, nờ nùn“, thì có vẻ ít gặp khó khăn hơn trong vấn đề này. Bài viết sau đây là một tổng kết từ nhiều nguồn khác nhau và được đơn giản hoá để mong góp phần vào việc giải quyết một vấn nạn „chính tả“ phổ biến. Từ ngữ „quy luật“ trong bài vì thế chỉ mang tính một hướng xác định. Ngoài ra, đây không phải là một bài viết nghiên cứu khoa học ngôn ngữ. Trong bài chỉ đề cập đến 4 „quy luật“ thường gặp.
 

Freitag, 8. März 2013

Nguyễn Chí Vịnh - con bài trong tay Trung Quốc


Mấy năm gần đây tại sao Nguyễn Chí Vịnh lại được đôn nhanh lên như thế, một nhân vật chức không lớn sao lại có tầm ảnh hưởng đến đường lối, đối nội, đối ngoại của đảng và cả đời sống riêng tư của các đồng chí trong Đảng như vậy.

Nhóm lợi ích khủng


Góp ý hay phản biện

Không phải ngẫu nhiên mà đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 được nhiều giới phản biện – rõ ràng là phản biện chứ không phải góp ý. Lần đầu tiên từ khi “Đảng được “lịch sử (?)” giao cho nhiệm vụ lãnh đạo đất nước và dân tộc”, Bản kiến nghị bảy điểm, tập trung một số vấn đề quan trọng, với nhiều đề xuất cụ thể do 72 người đề xướng đã được hơn 5.000 người ký tên ủng hộ, trong đó, cũng là lần đầu tiên, có đủ mọi thành phần, từ nông dân, công nhân, cựu quân nhân hai miền, sinh viên học sinh, trí thức trong cũng như ngoài nước.

Về việc cả nước đều bị “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” lường gạt


Kính gửi toàn thể đồng bào trong nước và ở nước ngoài.

Tôi, Nguyễn Thứ Lữ, bí danh Hồng-Hà, nguyên chính trị viên Trung Đoàn Tây-Bắc, 50 tuổi Đảng, trân trọng có đôi lời thưa cùng đồng bào, nhất là các cán bộ, đảng viên, những quân nhân trong QĐNDVN, những công an trong CAND đang ra sức bảo vệ chế độ hãy thức tĩnh vì chúng ta đã và đang bị “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng lường gạt”. Những mồ hôi nước mắt và tiền bạc của chúng ta và nhân dân Việt Nam đã và đang chảy vào túi tham của “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” lấy làm của riêng. Công nợ của quốc gia Việt Nam mà “Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng” làm cho hao hụt đến đời cháu của chúng ta chắc gì sẽ trả hết?

Vị Giáo Hoàng mới như thế nào?


Lữ Giang

Chiến thuật “đánh chiếm” chức vị Giáo Hoàng Roma của các quyền lực đã lộ liễu đến mức một số cơ quan truyền thông tại Hoa Kỳ đã biến nó thành những chuyện hài hước. Với đầu đề “Obama To Be Next Pope” (Obama phải là Giáo Hoàng kế tiếp) trang thông tin gather.com ngày 27.2.2013 loan tin rằng theo một nguồn tin thân cận của Toà Bạch Ốc, Barack Obama đang có kế hoạch tranh cử Giáo Hoàng khi Hồng Y Đoàn họp để chọn người kế vị ĐGH Benedict XVI vào cuối tháng này. Dựa vào lời hứa bình đảng cho mọi người, Obama được nói là ông tin tưởng rằng đây là thời gian để một người không Công Giáo chiếm địa vị cao nhất ở Vatican.

Chữa bệnh hèn trước khi quá muộn

Hanh Mai

Đã nghĩ là sẽ ký bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp mà rồi cứ ngần ngừ. Thứ nhất, lo mất thời gian nếu được mời cà phê hỏi han phiền phức. Thứ hai, ký rồi mà vẫn canh cánh nỗi lo ấy sẽ làm người bên cạnh mình khổ sở lo lắng theo. Thứ ba, cứ vương vướng cái tâm lý, ăn bánh vẽ mãi chưa chán ư? Thứ tư, thiếu gì cách bày tỏ quan điểm yêu nước hay làm cách mạng, đâu phải chỉ có mỗi ký kiến nghị sửa đổi Hiến pháp. Thứ năm, thứ sáu, thứ n... Rồi chợt nhận ra, tất cả đều là lý do lý trấu, biện bạch cho căn bệnh... hèn của mình thôi. Hèn truyền kiếp. Hèn mãn tính.

Công dân tự do


Đối lập chính trị

Đây là một bài tham luận sâu sắc về quan niệm “Đối Lập” viết bởi cố Giáo Sư Nguyễn Văn Bông trong bối cảnh chính trị của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam xin đăng lại cho những độc giả muốn dùng làm tài liệu tham khảo.
........................................

Cố GS Nguyễn Văn Bông
 
I. Định nghĩa và các quan niệm về đối lập

Nói đến Dân Chủ là chúng ta nghĩ ngay đến vấn đề đối lập, mà đối lập là gì? Và được quan niệm như thế nào?

A. Định nghĩa

Chúng ta đã dùng nhiều danh từ đối lập. Mà đối lập là gì? Thế nào là đối lập? Đứng về phương diện lịch sử mà suy xét, đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ Đại Nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài chính phủ. Đối lập là khía cạnh nghị viện của vấn đề. Ý niệm đối lập cần phải được phân tích rõ ràng hơn nữa để phân biệt nó với những hiện tượng tương tự. Đối lập có ba đặc điểm: Một sự bất đồng về chánh trị, có tánh cách tập thể và có tính cách hợp pháp.

Donnerstag, 7. März 2013

Người đứng đầu nền ngoại giao Trung Quốc ca ngợi việc thành lập Tam Sa



Tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì, trong tương lai là Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách đối ngoại, dự báo một chính sách cứng rắn của Bắc Kinh về Biển Đông (REUTERS)

Trọng Nghĩa RFI - Vào hôm nay, 06/03/2013, tờ Hoàn cầu Thời báo tại Trung Quốc đã trích lời đương kim Ngoại trưởng Dương Khiết Trì hoan nghênh quyết định của chính quyền Bắc Kinh vào năm ngoái, khi cho thiết lập thành phố Tam Sa ngoài Biển Đông.

Hát và nhậu, tạo đám đông múa may quay cuồng – một kiểu bưng bít mới của chế độ




Đó là chuyện diễn ra từ khá lâu, chí ít là thời kinh tế tập thể, mọi thứ đều được gom về một đám đông được điều khiển bởi một đảng viên Cộng sản với chức danh nào đó trong vai trò đại biểu của xã, huyện xuống chung vui cùng bà con. Thậm chí, trong các đám cưới ở quê cũng có ông đại diện này xuất hiện. Nhưng đó là chuyện tương đối cũ, bây giờ hiện đại hơn nhiều, cách làm cũng hiện đại và lộ liễu ra phết.

Thư kêu gọi ủng hộ "Bản góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992 của HĐGMVN"

 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Vào ngày mùng 01.03.2013, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi Bản nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 tới Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Hà Nội và đã được công bố trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.

Bao giờ dân Việt trở thành người thiểu số trên chính quê hương mình?



Nguyễn Phúc Bảo Ân

Chuyện Xứ Người: Thật khó ai có thể hình dung được rằng, khi vào tháng 10 năm 1949, khi vệ binh Trung Cộng cưỡng chiếm một quốc gia hoàn toàn độc lập chủ quyền - Cộng Hòa Đông Thổ- East Turkistan – của người Duy Ngô Nhĩ – Uyghur để sát nhập vào nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Chủ tịch, thì tỷ lệ người Hán trên cả xứ Tân Cương này chỉ xấp xỉ 4%. Vậy mà chỉ với 60 năm cai trị và áp đặt chính sách Hán hóa trên lãnh thổ tự trị Tân Cương này, đến nay, tỷ lệ người Hán đã lên đến 46%, nghĩa là chiếm gần một nữa dân số của xứ tự trị này.