"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Samstag, 28. Januar 2012

SỐ PHẬN LÊ CHIÊU THỐNG VÀ ĐOÀN TÒNG VONG TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC


Đào Tiến Thi

Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).

Nhưng có lẽ ít ai về số phận của ông vua phản bội Tổ quốc Lê Chiêu Thống và toàn tòng vong của ông ta sau cuộc thua tan tác này. Chúng tôi xin lược qua 15 năm sống (và chết) nhục nhã (và phần nào đáng thương) trên đất Trung Quốc của họ.

Vì bản chất dân tộc Việt?


Lữ Giang

Ngày đầu năm đi ra phố Bolsa uống cà phê, gặp người nào nhìn tôi cũng cười cười... Hỏi đầu năm có chuyện gì vui vậy, họ lại cười và nói: “Cua Mỹ và cua Việt”!

Thì ra rất nhiều người đã thích thú khi đọc bài “Chỉ là chuyện giấc mơ” của tôi, trong đó tôi có kể lại chuyện “Người Việt ‘xấu xa’” của Dan Huynh nói về bản chất người Việt. Câu chuyện do Dan Huynh kể đại khái như sau: Có hai người đi bắt cua, họ bỏ cua Việt và cua Mỹ vào hai thùng khác nhau. Một người bảo người kia chỉ cần đậy nắp thùng cua Mỹ, không cần đậy nắp thùng của Việt. Được hỏi tại sao, người này giải thích: “Cua Mỹ khác hẳn cua Việt vì nó biết cách nằm chồng lên nhau, cho các con khác bò lên người để ra khỏi miệng thùng, còn cua Việt Nam thì con nào vừa định ngoi lên đã có con bên cạnh níu chân kéo xuống nên không bao giờ lên đến miệng thùng, khỏi cần đậy nắp!”

Donnerstag, 26. Januar 2012

Bản giao kèo bí mật đã thay đổi Trung Quốc




David Kestenbaum & Jacob Goldstein * Trần Quốc Việt (danlambao) dịch - Vào năm 1978 những nông dân tại một làng Trung Quốc nhỏ tên Tiểu Cương tụ họp lại trong một túp lều tranh vách đất để ký một bản giao kèo bí mật. Họ nghĩ vì bản giao kèo ấy họ có thể bị tử hình. Thay vì vậy, chính bản giao kèo ấy cuối cùng đã thay đổi sâu sắc nền kinh tế Trung Quốc về nhiều phương diện mà vẫn còn vang dội đến tận ngày nay.

"Người có tố chất thì không cần pháp trị"

Pháp trị là dành cho loại người không có tố chất

Chuyện giáo sư nổi tiếng của đại học Bắc Kinh mắng chửi dân Hồng Kông thậm tệ trên truyền hình trở nên hoạt đề văn hóa nóng bỏng. Vượt qua những cơn thịnh nộ về những từ ngữ thô lỗ cộc cằn, trận chửi này còn lộ ra nhiều thứ, đặc biệt là quan niệm của học giả Trung Quốc đối với xã hội pháp trị như thế nào.

Khổng Khánh Đông, giáo sư hệ Trung Văn của đại học Bắc Kinh, cháu đời thứ 73 của Khổng Tử đã dùng những từ ngữ như đồ con hoang, đồ chó, đồ hèn hạ để mắng chửi dân Hồng Kông chỉ vì một chuyện va chạm văn hóa đi tàu và ngôn ngữ giao thiệp giữa dân Hồng Kông và dân Lục Địa. 

Sonntag, 22. Januar 2012

Tết Nhâm Thìn – Nhìn về quốc phục

Tết! Ai nấy cùng tất bật! Ai nấy cùng rộn rịp bầu khí vui xuân! Các bà các cô áo dài sặc sỡ muôn màu muôn vẻ thướt tha duyên dáng Việt Nam. Phía nam giới, nhất là các cụ bô lão cũng chỉnh tề áo dài khăn đóng quốc phục, xuất hiện trên các lễ đài hay các nơi thờ phượng tôn nghiêm, dâng hương bái vọng tổ tiên cùng anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân! 

Quốc phục? Việt Nam có một y phục truyền thống quốc gia – quốc hồn quốc túy không?

Đôi nét lịch sử quốc phục

Có người cho rằng, “Các nhà viết sử thời xưa chỉ chú trọng đến các vua chúa, các danh nhân, danh tướng cùng những biến cố quan trọng quốc gia đại sự, chứ không mấy lưu tâm đến đời sống xã hội của người dân và cách ăn mặc dân gian.”

Đâu là Việt? Đâu là Hoa?

 Hà Văn Thùy

Trong dịp Tết năm nay, trên nhiều diễn đàn lại rộ lên sôi nổi những chuyện “muôn năm cũ” quanh chữ Tết, con Rồng, con Lân, ông Táo… Riêng chuyện Mão-Thỏ đã khiến không ít người nhức đầu, rối trí: “Nhà ngữ học Nguyễn Cung Thông thì cho rằng 12 con giáp đến từ Việt Nam vì “Trong số này có con mèo, trước Việt Nam chọn con mèo, sang kia họ hiếm mèo, nhiều thỏ thì họ thay bằng con thỏ.” Ông Nguyễn Phúc Giác Hải dĩ nhiên tin rằng khoa chiêm tinh 12 con giáp thuộc về văn hóa Trung Quốc. Còn Giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ đã nói rằng những lý giải về sự tồn tại năm Mèo và năm Thỏ còn “mập mờ”, ông cho rằng chữ Tân trong Tân Mão có nghĩa là Tân/Mới…

Nhâm Thìn là năm thế nào?

Trần Đông Đức
Năm Tân Mẹo (Mão) sắp qua, Nhâm Thìn sắp tới. Còn nhớ năm ngoái thiên hạ bị phân vân giữa lịch Ta và lịch Tàu về chuyện chữ Mão có nghĩa là con Mèo hay là Thỏ. Rồi có chuyện nhà văn hóa học Nguyễn Thừa Hỷ lên đài BBC phân tích một cách sai lè rằng chữ Tân trong thiên can có nghĩa là mới đã tạo nên tranh luận rất sôi động về mặt kiến thức ngày nay. Năm Tân Mẹo vừa qua cũng có rất nhiều chuyện sôi động long trời lở đất và chắc chắc còn tiếp diễn đến Nhâm Thìn.

Câu Chuyện Thầy Lang: An Toàn Ăn Tết Con Rồng

BS Nguyễn Ý Đức

Chúc May Mắn. Chúc Sức Khỏe. Chúc Vui Vẻ. Chúc Hạnh Phúc Tết Con Rồng
là những hàng chữ lớn trong bản tin mà Cơ Quan Kiểm Soát Bệnh CDC Hoa Kỳ mới phát hành ngày 12 tháng 12 năm 2011 vừa qua.

Cơ quan lưu ý mọi người, trong đó tất nhiên có bà con người Việt chúng ta, là nếu có đi du lịch về các quốc gia Đông Nam Á Châu vào dịp Tết Con Rồng, nên để ý tới việc bảo vệ sức khỏe để cuộc du Xuân được mọi sự hạnh thông. Theo cơ quan này, các quốc gia đó có một số bệnh thường thấy mà nếu không để ý đề phòng thì dễ dàng vướng phải và cuộc du lịch, thăm viếng quê hương sẽ mất đi phần hào hứng. Họ cũng đặc biệt nhắc nhở bà con về dịch bệnh Tay-Chân-Miệng đang xảy ra tại Việt Nam.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI