"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Dienstag, 28. Juni 2011

Huế, thảm sát Mậu Thân - Liên thành trả lời phỏng vấn của Việt Herald 25.6.2011

 
“Tôi chỉ là phó trưởng ty và chịu điều hành dưới ông trưởng ty.
– Đau khổ thêm là những tin tức giá trị tình báo chúng tôi trình ông trưởng ty đều bị giấu kín.”
 
Viet Herald ngảy 25.6.2011
 
"Hãy Lấy Lại Công Lý Cho “Huế Thảm Sát Tết Mâu Thân”
 
Biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, mãi mãi vẩn là nỗi đau thương, u uẩn của người dân Việt phía Nam vĩ tuyến 17. Dù sau 43 năm, biến cố thảm khốc nay ngày càng dễ bị quên lùi vào dĩ vãng. Tuy nhiên vụ “Thảm Sát Tết Mậu Thân Huế” dù chung cuộc như thế nào, hình ảnh những chiếc khăn tang trắng trên đất Cố Đô Thần Kinh hòa lẫn am thanh tiếng kêu la than khóc cho những nạn nhân vô tội Huế Tết Mậu Thân vẫn còn văng vẳng đâu đây, dù bất cứ ở không gian và thời gian nào. 

Một khi “ Công Lý” chưa bảo vệ chính đáng cho những nạn nhân vô tội qua việc phơi bày, truy tố, xét xử những tên “Đồ Tể” đã trực tiếp hoặc gián tíêp gây nên những tội phạm chống nhân lọai chưa được quan tâm đến. Ngày đó những nỗ lực vận động, truy tìm, đòi hỏi công lý cho những người dân Huế vô tội vẫn tiếp diễn.
 
Nhà văn Liên Thành, một trong những nổ lực tiêu biểu cho việc vận động đòi hỏi công lý qua những trang sách mang tên “Huế Thảm Sát Mậu Thân” là một trong những bằng chứng sống trong buổi ra mắt tác phẩm của ông vào ngày 26 tháng 6 năm 2011 tại Little Saigon, Quận Cam.
 
Viet Herald trong nhu cầu mang đến độc giả những tin tức dữ kiện liên hệ đến tác giả qua tác phẩm sắp được trình làng. Chúng tôi đã tìm gặp và được chính tác giả Liên Thành, cựu thiếu tá chỉ huy trưởng CSQG Huế và Thừa Thiên cho biết về những gì độc giả đang chờ đợi qua biến cố đau thương này. Dưới đây chúng tôi ghi lại tòan bộ buổi gặp gỡ cùng tác giả Liên Thành.
 
VH: Kính chào anh Liên Thành, Viet Herald chúng tôi, được biết quá khứ anh đã từng gắn bó cùng lịch sử của Huế trong giai đọan đau thương Tết Mậu Thân. Qua chức vụ chỉ huy ngành CSQG tại Huế. Anh có thể cho biết có thế lực nào đã đưa đẩy, giúp anh trở thành người chỉ huy CSQG Huế trong giai đọan khó khăn này không?
 
Liên Thành: Thẳng thắn trả lời cùng độc giả, chẳng có một thế lực nào để đẩy tôi vào chức vụ chỉ huy CSQG Huế . Cũng có thể nguyên nhân chính vào năm 1966, thời điểm xảy ra vụ việc tranh đấu tại Huế, lúc đó tôi giữ chức đại đội trưởng một đơn vị tác chiến, trực thuộc chi khu Nam Hòa. Phân nửa quân nhân trực thuộc đã bỏ đơn vị về tham gia phong trào tranh đấu đang xảy ra tại Huế. Đồng thời tôi cũng nhận lệnh từ tiểu khu Thừa Thiên phải hạn chế tối đa viec xử dụng đạn dược cơ hữu của đơn vị. Lệnh này đã gây nên viec khó xử cho người chỉ huy đơn vị. Là người Lính QLVNCH, tôi quyết định không theo lực lượng tranh đấu thời đó, tuy nhiên nếu quân nhân nào muốn tham gia cứ tự tiện tôi không ngăn cấm. Với sự hợp tác làm việc cùng các cố vấn Mỹ trong quận. Tôi và vị chỉ huy quyết định trình diện trực tiếp cùng vị tư lệnh quân đòan lúc đó là thiếu tướng Trần Thanh Phong. Chính ông ra lệnh đơn vị chúng tôi trở lại Huế và giữ nhiệm vụ trấn giữ chốt an ninh đầu cầu tại quận Nam Hòa cho quân chính phủ đổ bộ can thiệp chống lại lực lượng tranh đấu tại Huế. Dù chiến dịch này giờ chót được hủy bỏ, tuy nhiên Trung tá Khoa vẫn bổ nhiệm đại úy Phan Khắc Đạt vào chức chỉ huy cảnh sát và tôi phó chỉ huy cảnh sát Thừa Thiên, Huế. Tóm lại tôi có thể nói vì lý do nhu cầu điều quân lúc đó, (phần lớn các quân nhân thuộc sư đòan 1 đều tham gia lực lượng tranh đấu) nên đã đưa đẩy tôi vào chức vụ chỉ huy CSQG tại Huế  sau này.
 
VH: Chúng tôi được biết ông là cháu nội của Kỳ Ngọai Hầu Cường Để. Ông có thể cho biết trước biến cố tranh đấu tại Huế, giữa ông và tướng Nguyễn Ngọc Loan, người chỉ huy cảnh sát Việt Nam thời đó, có liên hệ, quen biết gì không?
 
Liên Thành: Thời đó tôi la sĩ quan trẻ cấp bậc thiếu úy, nên chẳng có được một thế lực quen biết cùng tướng Loan vào lúc đó. Ngay cả những sĩ quan trung cấp ở sư đòan 1 tôi vẫn chưa có cơ may quen biết. Nên chuyện liên hệ đến tướng Loan là chuyện hòan tòan không.
 
VH: Ông đã nắm giữ một chức vụ quan trọng cả về chiến lược lẩn chính trị. Một vị chỉ huy sẽ phai gánh chịu búa rìu dư luận đến từ các đảng phái và sơ sở tôn giáo tại địa phương. Là người lính với sở trường tác chiến, tại sao ông lại quyết định gắn liền vào một đơn vị cảnh sát hòan tòan khác biệt với khả năng, ngành nghề của ông như vậy được thưa ông?
 
Liên Thành: Tôi hòan tòan đồng ý cùng anh là từ trước khi dính liền cùng ngành cảnh sát, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ cảnh sát sẽ là đơn vị gắn liền với đời binh nghiệp của tôi. Chung quy đâu cũng là thời thế đưa đẩy. Việc tôi đơn thuần chống lại lực lương tranh đấu cũng có thể là một mấu chốt chính cho việc gắn liền cùng cảnh sát sau này của tôi.
 
VH: Tuổi trẻ của ông là Huế, từng theo học tại Huế. Có khi nào trước khi gia nhập quân đội, ý nghĩ thiên cộng, làm việc cho cộng sản của các vị giáo chức như: Hòang Phủ Ngọc Tường, Hòang Phủ Ngọc Phan, Trần Đắc Xuân hiện đến trong trí ông không?
 
Liên Thành: Khi tôi đang là học sinh và sinh viên, những người này có vị là giáo sư dạy Việt văn trực tiếp cho tôi, chính ông đã thu hút tòan bộ sự kính phục hâm mộ của tôi về ông ta. Tôi thú thực hòan tòan không một nghi ngờ gì về các nhân vật vừa nêu có ý nghĩ hoặc hành động thân cộng lúc đó. Tuy nhiên lúc sau này khi sự việc trắng đen đã rỏ, tôi thật hòan tòan tự trách về sự quá vội tin của minh.
 
VH: Biến cố Tết Mậu Thân tại Huế, là giới chức lãnh đạo ngành tình báo, ông có thể cho biết lúc đó tin tức thu lượm về cuộc tấn công này trước khi sự việc bùng nổ như  thế nào? Liệu ông có nắm bắt được biến cố này sẽ xảy đến cho dân Huế trước Tết Mậu Thân hay không?
 
Liên Thành: Về mặt tin tức tình báo phối hợp giữa lực lượng đồng minh  Hoa Kỳ và ngành cảnh sát chúng tôi, lúc bấy giờ có thể nói là rất chặt chẻ . Phía Hoa Kỳ đã đưa ra những dữ kiện tình báo qua cố vấn Mỹ, cho phép chúng ta đi đến kết luận là một cuộc tổng tấn công sẽ xảy đến vào dịp Tết Mậu Thân. Các đơn vị tác chiến Mỹ như sư đòan 101 nhảy dù  và sư đòan ky binh không vận số 1, được tướng tư lệnh Westmoreland  điều đến Huế từ vùng 2 trước Tết. Các đơn vị tình báo thuộc 2 sư đòan này qua không ảnh thâu nhận đều cho thấy có sự tập trung quân cộng sản quanh khu vực Huế với mục đích dành cho việc tổng tấn công. Thêm vào đó các mạng lưới tình báo chúng tôi thu nhận được cũng cho thấy dấu hiệu tấn công của cộng quân vào dịp Tết vào Huế rất là thuyết phục. Nên tôi có thể khẳng định việc tấn công Huế của cộng quân,chúng tôi đã biết trước.
 
VH: Là vị chỉ huy, đã nắm rõ được mưu đồ của địch. Tại sao các anh không có một kế họach gì nhằm đối phó cuộc tấn công này . Như anh đã biết cái giá cho sự lơ là này đã được trả quá cao. Nhiều thường dân vô tội đã bị cướp đi mạng sống, nhiều quan chức đã bị công quân giết chết một cách dã man luôn cả việc chôn sống trên hàng ngàn người, trong các hố chôn tập thể . Ngày nay có khi nào anh nghĩ chính cá nhân anh cũng như VNCH đã có quá nhiều thiếu sót trách nhiệm trong việc đưa đến cái chết vô tội cho Huế không?
 
Liên Thành: Tôi hòan tòan đồng tình về câu hỏi của anh. Tuy nhiên về phía chúng tôi, những người cảnh sát quốc gia chỉ được huấn luyện để gìn giữ an ninh trật tự cho người dân trong địa bàn làm việc của minh. Chúng tôi chưa đủ khả năng như các đơn vị bạn để đảm đương công việc chống lại các đơn vị chính quy của cộng quân bắc việt. Tôi có thể nói trách nhiệm chính nay thuộc về sư đòan 1 bô binh VNCH chúng ta thời đó.
 
VH: Thế tại sao qua những phiên họp trong khu vực chiến thuật ông được tham dự, cá nhân ông không nêu lên những tiên liệu và dữ kiện tình báo nguy hiểm có thể xảy đến trong dịp Tết cho cấp trên.
 
Liên Thành:  Vấn đề không phải là sơ suất của canh sat. Trách nhiệm chúng tôi là thu lượm và trình lên thượng cấp nhung du kien tinh bao ve dich. Nhưng vào thời điểm đó có 2 sự kiện bất lợi như: - Tôi chỉ là phó trưởng ty và chịu điều hành dưới ông trưởng ty. – Đau khổ thêm là những tin tức giá trị tình báo chúng tôi trình ông trưởng ty đều bị giấu kín. Đau đớn thay cho Huế, vị trưởng ty này là tay “Nội tuyến” Cho cộng sản. Việc yêu cầu cấp toc cua toi la mở cuộc hành quân truy lung các cán bộ CS vừa đột nhập thành phố Huế đã bị ông ta từ chối, viện lý do hành quân lúc này có thể gây nên tình hình hoang mang xáo trộn vào dịp tết truyền thống. những cán bộ cao cấp thành ủy Huế như Tám Lăn, Phương Thảo đã nằm sẵn tại chùa Tăng An Tự, nhưng chúng tôi vẩn bị khó khăn khi thực thi công việc săn lùng chận bắt chúng.
 
VH: Khi ông cho rằng cấp chỉ huy trực tiếp của ông đã làm nội gián. Vậy ông có nghĩ rằng giới chức nào đó của VNCH đã đứng sau lưng cuộc tấn công Huế vào dịp Tết Mậu Thân không?
 
Liên Thành: Tôi không nghĩ có thế như vậy, nhưng có thể khẳng định người quốc gia tại Huế đã quá “ngây thơ” tin tưởng vào lệnh hưu chiến 3 ngày được  chấp nhận lúc đó. Nên khi cộng quân tấn công chúng ta trở tay không kịp. Việc ông Đòan Công Lập là quan chức cao cấp trong tỉnh lại là người đứng đầu của cộng quân vào dịp Tết là thí dụ điển hình.
 
VH: Việc 2 sư đòan 101 và 1 khộng kỵ của Mỹ đã cố tình làm ngơ trước cuộc tấn công. Ông có nghĩ đây là một sắp xếp gián tiếp cho cộng quân tấn công Huế không? và người Mỹ có trách nhiệm việc gián tiếp dàn dựng một biến cố  “Huế Mậu Thân” để sau đó có cơ hội tiêu diệt cộng quân không?
 
Liên Thành: Tôi có thể nói từ ngày 2 đến mồng 6 Tết, các cơ quan MACV của Mỹ đều án binh bất động. Đặc biệt Cộng quân cũng không chú tâm tấn công họ. Có 2 giả thuyết được đặt ra là có thể một sự dàn xếp ngấm ngầm nào đó đã được 2 phía chấp nhận. Kế đến là mục đích nhằm thúc ép VNCH ngồi vào bàn hội nghị  Paris lúc đó. Tuy nhiên theo tôi có thể cho rằng người Mỹ thong thuong theo truyền thống la luôn tôn trọng những gì họ đã chấp nhận ký.
 
VH: Biến cố đau thương đã qua đi, hậu quả đau đớn vẩn còn tồn tại. Ông và những người phía VNCH muốn nói gì ve biến cố này.
 
Liên Thành: Ai ai trong chúng ta cũng đều có trách nhiệm với cuộc chiến đau thương đã qua. Nhiều  lần đi ra mắt sách trên tòan Hoa Kỳ. Với tư cách một người đã từng là chỉ huy don vi thuộc ngành cảnh sát, tôi đã lên tiếng xin chịu lỗi và tội với đồng bào Huế vì đã không làm tròn trách nhiệm đã được giao phó, mặc dầu đã tận dụng hết khả năng của mình. Về phía những cấp chỉ huy quân sự tôi nghĩ họ đã có lỗi và hòan tòan nhận chịu trách nhiệm về lỗi này. Hôm nay nhìn lại biến cố đau thương Huế, tôi tự nhủ phải làm gí để mang lại công lý cho Huế, cho những nạn nhân do cộng  sản “Huế Mậu Thân” gây nên. Tôi nghĩ đây là tội ác chống nhân lọai, chống nhân dân Huế. Hỡi những ai còn nghĩ đến Huế, hãy cùng tôi góp tiếng nói vạch trần tội ác của cộng sản đối với Huế. Qua “Huế Thảm Sát Tết Mậu Thân” tôi gởi đến cùng độc giả và hy vọng chúng ta cùng bắt tay lấy lại công lý cho những người nằm xuống vì Huế.
 
Doan Trong,
Ngay 24 thang 6 nam 2011