Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125
Ngày 14-3-1988, Trung cộng đã nổ súng tấn công và chiếm đóng
bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa. Sau đó Trung cộng đơn phương tuyên bố
bãi đá Gạc Ma nằm trong đường lưỡi bò thuộc lãnh hải Trung Hoa.
Năm 2008, Trung cộng cho phổ biến một đọan phim về trận tấn công và tàn sát Gạc
Ma. Từ tàu chiến các lọat đạn bắn về phía Tàu và quân nhân Việt Nam trên bãi đá
Gạc Ma, khiến 64 quân nhân vừa tử trận, vừa mất tích và 9 người bị bắt. Phía
Việt Nam vì muốn giữ tình “hữu hảo” Việt Trung, nên mấy ai biết sự thật và sự
việc đã xảy ra trên bãi đá Gạc Ma ngày 14-3-1988.
Với đảng Cộng sản, hiến pháp chỉ là công cụ để thể chế hóa đường lối sách lược do Bộ Chính Trị đề ra. Vì thế, trong chiến tranh Việt Trung, Lời Mở Đầu Hiến Pháp 1980 đã ghi rõ “Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam”.
Đại Tá Nguyễn Văn Quang cũng cho biết đảng Cộng sản không tin vào cơ cấu nhà nước. Thực vậy, tại Việt Nam hiện đang xẩy ra một cuộc khủng hỏang chính trị, với những tranh chấp quyền lực trong đó có việc nắm quân đội và công an.
Nếu đọan lược ghi trên là thật thì sự bất đồng chính kiến trong nội bộ Bộ Chính Trị đã bắt đầu công khai bùng nổ. Rút bài học Miến Điện, Nguyễn Phú Trọng cũng không tin vào sự trung thành của chủ tịch nhà nước nên phải buộc quân đội “trung” với “Đảng”.
Chỉ cách đây ít hôm giới chức Thành Phố Hà Nội tuyên bố hoàn tất góp ý sửa đổi Hiến pháp trước 7-3-2013. Ngày 6-3-2013, lại có Thông báo từ Quốc Hội cho biết thời hạn góp ý đã thay đổi từ 31-3-2013 sang hạn mới là 30-9-2013. Thành phố Hà Nội là tiền đồn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thế lực nào và lý do gì đã khiến Quốc Hội đưa ra quyết định nói trên.
Trở lại với câu hỏi “Tại sao đảng Cộng sản buộc phải giữ quân đội?”, Đại tá Nguyễn Văn Quang cho biết: “Ở các nước đông Âu khi nhân dân nổi dậy quân đội đứng ngoài chính trị, chỉ tuân theo pháp luật, bảo vệ Tổ quốc nên đảng thua.” Tại Việt Nam cũng thế quân đội là của dân, do dân, vì dân và quân đội sẽ đứng về phía người dân để bảo vệ công cuộc đấu tranh giành lại tự do cho tòan dân tộc. Đây là nỗi lo sợ hàng đầu của giới lãnh đạo cộng sản và vì thế họ phải tìm mọi cách trói buộc tư tưởng quân nhân và bắt quân đội phải “trung” với “Đảng”.
Khi viết xong bài, người viết có nhận được một youtube về trận Gạc Ma do các bạn trẻ từ Việt Nam gởi ra, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc:
12/3/2013
Gần đây đảng Cộng sản muốn sửa hiến pháp, buộc quân đội phải
“trung” với “Đảng”. Nhân ngày 14-3, ngày Việt Nam mất bãi đá Gạc Ma và sau đó
mất nhiều bãi đá khác trên quần đảo Trường sa, bài viết này mong trả lời câu
hỏi tại sao đảng Cộng sản buộc phải giữ quân đội?
Với đảng Cộng sản, hiến pháp chỉ là công cụ để thể chế hóa đường lối sách lược do Bộ Chính Trị đề ra. Vì thế, trong chiến tranh Việt Trung, Lời Mở Đầu Hiến Pháp 1980 đã ghi rõ “Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam”.
Cuộc chiến Việt Trung kéo dài hằng chục năm, hằng trăm ngàn quân nhân tử trận
hay bị thương tật. Mấy chục năm qua các chiến công của họ gần như bị bỏ quên,
họ đã bị bỏ rơi với thương tích cả tinh thần lẫn thể xác. Điều mỉa mai là bản
chất của cuộc chiến chỉ nhằm để giải quyết những bất đồng về đường lối giữa hai
đảng Cộng sản Việt Trung. Ngày nay các bất đồng giữa hai đảng đã được giải
quyết, để tồn tại tầng lớp lãnh đạo hai đảng cộng sản buộc phải gắn bó với
nhau, tuy hai lại chỉ là một.
Trong khi ấy những người lãnh đạo quân đội đều đã trải qua và trưởng thành cuộc
chiến Việt Trung. Họ nhận rõ dã tâm của tầng lớp lãnh đạo Trung cộng muốn xâm
chiếm Biển Đông, xâm chiếm Việt Nam bằng bạo lực quân sự. Từ đó họ có cách nhìn
và suy nghĩ rất khác với thiểu số cầm quyền cộng sản. Họ muốn sự thật lịch sử:
họ phục vụ Tổ Quốc Dân Tộc, không phải phục vụ quyền lợi của đảng Cộng sản. Họ
muốn họ và đồng đội được đối xử công bằng và xứng đáng với công lao giữ gìn
biên cương tổ quốc.
Chính vì sự khác biệt tư tưởng giữa “Đảng” và quân đội, Nghị quyết 51 của Bộ
Chính trị (khóa IX) tiến đến việc thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên
trong quân đội theo đúng khuôn mẫu đảng Cộng sản Trung Hoa đã đề ra. Nghị Quyết
nhằm kiểm sóat và định hướng tư tưởng của quân nhân trong Quân đội Việt Nam,
buộc Quân Đội phải “trung” với “Đảng”.
Việc thể chế hóa Quân Đội phục vụ “Đảng” từ lâu đã được báo Quân Đội Nhân Dân
thường xuyên nhắc đến, qua loạt bài “Làm thất bại chiến lược Diễn biến hòa
bình”. Bài viết rõ nhất là bài “Thực chất quan điểm cổ xúy xây dựng quân đội
chuyên nghiệp” số ra ngày 15/11/2009, của Đại tá Nguyễn Văn Quang, Phó trưởng
Ban Nghiên cứu Tổng kết Lý luận thuộc Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân
sự.
Đại Tá Nguyễn Văn Quang đưa ra một số lý do từ phía đòi hỏi xây dựng quân đội
chuyên nghiệp như: (1) trình độ lạc hậu của quân đội không thể bảo vệ được lãnh
thổ, biển đảo; (2) đảng Cộng sản không chăm lo xây dựng quân đội chuyên nghiệp;
(3) để có một quân đội hiện đại cần luật hóa quân đội để quân đội đứng ngoài
chính trị các đảng phái; và (4) quân đội chỉ là của nhà nước và phục tùng nhà
nước mà thôi.
Trở lại với trận Gạc Ma, nếu bạn đã xem đọan phim Trung cộng tấn công tàu chiến
và tàn sát quân nhân Việt Nam, bạn sẽ hiểu rõ tình trạng yếu kém và lạc hậu của
Quân đội Việt Nam.
Trung cộng vừa loan báo gia tăng ngân sách quốc phòng. Bắc Hàn vừa tuyên bố
chấm dứt mọi thỏa thuận hòa bình với Nam Hàn và đánh Hoa Kỳ bằng vũ khí hạt
nhân, thêm lý do chiến tranh sẽ xẩy ra tại Biển Đông. Một quân đội thiếu huấn
luyện, thiếu trang bị, thiếu chiến thuật, thiếu chiến lược, thiếu sự hổ trợ của
người dân và thiếu tinh thần chiến đấu khó có thể bảo vệ được lãnh thổ, được
biển đảo, được nhân dân khi chiến tranh thực sự xẩy ra.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Quang nếu chỉ chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp mà
không nâng cao bản chất chính trị giai cấp của quân đội thì quân đội sẽ không
còn thực sự là quân đội của giai cấp công nhân. Một quan điểm lỗi thời vì đảng
Cộng sản không còn hay chưa bao giờ đại diện cho giai cấp công nhân hay nhân
dân lao động.
Người cộng sản ước mơ biên giới các quốc gia sẽ được xoá bỏ để tiến đến một thế
giới đại đồng. Chính vì ước mơ này một phần không nhỏ lãnh thổ Việt Nam đã bị
quốc gia đàn anh Trung cộng chiếm đóng. Càng ngày Trung cộng lại càng lộ rõ dã
tâm xâm chiếm các quốc gia trong vùng bằng quân sự. Để giữ gìn bờ cõi ông cha
để lại, quân đội cần phải hiện đại hoá và chuyên môn hoá.
Trong hoà bình việc xây dựng quân đội tình nguyện và chuyên môn hoá quân đội
thường được đem ra áp dụng. Việc cưỡng bách quân dịch vốn không hợp với lòng
dân, tạo tham nhũng và lãng phí nhân lực quốc gia. Việt Nam đang phải đối đầu
với suy thoái kinh tế, lạm phát phi mã, các quân nhân thường gặp phải nhiều khó
khăn về vật chất, các quân nhân thi hành nghĩa vụ không tham gia sản xuất và
lại thường lệ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình. Quân đội cưỡng bách trở thành
gánh nặng cho xã hội.
Khi chiến tranh và theo nhu cầu chiến cuộc luật tổng động viên có thể được ban
hành. Lịch sử cho thấy nếu quân đội thực sự phục vụ tổ quốc, phục vụ dân tộc
khi có chiến tranh toàn dân sẽ một lòng phục vụ quân đội chống ngoại xâm.
Đại Tá Nguyễn Văn Quang cũng cho biết đảng Cộng sản không tin vào cơ cấu nhà nước. Thực vậy, tại Việt Nam hiện đang xẩy ra một cuộc khủng hỏang chính trị, với những tranh chấp quyền lực trong đó có việc nắm quân đội và công an.
Nhà nước hiện đang nắm quân đội, đang chịu trách nhiệm chi tiêu cho quân sự,
nhưng lại không chịu phục tùng “Đảng”, phục tùng Tổng Bí Thư Đảng. Vì thế
Nguyễn Phú Trọng muốn sửa đổi hiến pháp để tước bớt quyền hành nhà nước. Quyền
hành của thủ tướng đã bị giảm bớt rất nhiều, ngược lại quyền hành của chủ tịch
nhà nước được gia tăng đáng kể nhất là các quyền về quân đội và công an.
Trong bài lược ghi cuộc nói chuyện của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tại Câu
Lạc Bộ Thăng Long ngày 19/2/2013, ông Sang nhận xét “Về vai trò của Đảng với quân
đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân đội là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ
không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải
trung thành, bảo vệ Tổ Quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng
chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.”
Nếu đọan lược ghi trên là thật thì sự bất đồng chính kiến trong nội bộ Bộ Chính Trị đã bắt đầu công khai bùng nổ. Rút bài học Miến Điện, Nguyễn Phú Trọng cũng không tin vào sự trung thành của chủ tịch nhà nước nên phải buộc quân đội “trung” với “Đảng”.
Chỉ cách đây ít hôm giới chức Thành Phố Hà Nội tuyên bố hoàn tất góp ý sửa đổi Hiến pháp trước 7-3-2013. Ngày 6-3-2013, lại có Thông báo từ Quốc Hội cho biết thời hạn góp ý đã thay đổi từ 31-3-2013 sang hạn mới là 30-9-2013. Thành phố Hà Nội là tiền đồn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thế lực nào và lý do gì đã khiến Quốc Hội đưa ra quyết định nói trên.
Nguyễn Phú Trọng như đang cố gắng thắng chiếc xe đang lao xuống dốc, xem chừng
chiếc xe đã đứt thắng, càng cố thắng xe càng lao nhanh. Có phải các thế lực nhà
nước do Nguyễn Tấn Dũng đại diện vì bị thế lực “Đảng” do Nguyễn Phú Trọng cầm
đầu dùng hiến pháp tước quyền, nay cánh nhà nước công khai nổi dậy đảo chánh
tước quyền của “Đảng”?
Nói chung việc đảng Cộng sản muốn thể chế hóa Quân Đội phải “trung” với “Đảng”,
chỉ nhằm duy trì vai trò độc quyền chính trị của đảng Cộng sản. Chẳng may việc
làm lại tạo ra một dư luận trái chiều.
Khởi đầu là Kiến Nghị 72, kế đến là Tuyên Bố của các Công Dân Tự do, kế đến là
Kiến Nghị sinh viên và cựu sinh viên khoa Luật Hà Nội, rồi Tuyên Bố của các
Công Dân Tự do dựa trên bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, Lá Thư Hội Đồng
Giám Mục Công Giáo Việt Nam, Lời Tuyên bố của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ,
Lời kêu gọi của Cụ Lê Quang Liêm và gần nhất là Lời Kêu Gọi của Khối 8406, đều
đòi hỏi một thể chế đa nguyên, đa đảng, một chính thể với tam quyền phân lập,
một quân đội bảo vệ người dân, bảo vệ đất nước.
Tất cả đang tạo ra một phong trào dân sự đòi đảng Cộng sản phải trao trả quyền
lập hiến và quyền phúc quyết (trưng cầu dân ý) lại cho tòan dân. Các tôn giáo
khác, các tổ chức chính trị và nhiều cá nhân khác đã và đang sửa sọan nhập cuộc
tạo ra một cuộc cách mạng mang đặc thù Việt Nam, Cách mạng Trưng cầu dân ý với
sự giám sát của Quốc Tế, Trưng cầu một Hiến Pháp Tự do cho Việt Nam.
Lúng túng trước cao trào cách mạng, đảng Cộng sản một mặt răn đe những ai góp ý
trái ngược với đường lối của đảng, một mặt cho người của mình tuyên truyền dối
trá ngụy biện trên các phương tiện truyền thông, mặt khác nữa đang bày trò in
phiếu ép buộc nhân dân ký đồng ý với bản Dự thảo sửa đổi HP 1992 của họ. Khối
8406 đã nhanh chóng phổ biến một kháng thư vạch trần và phản đối trò “trưng cầu
dân ý” kiểu công sản này.
Đấu tranh chính trị là cuộc đấu tranh nhiều mặt với nhiều phương cách đấu tranh
khác nhau nhưng tựu trung là để giải thể chế độ độc tài cộng sản mang lại tự do
cho dân tộc. Vì thế có ý kiến cho rằng phong trào đấu tranh chính trị cần chủ
động hơn và tránh bị cuốn vào cuộc chiến “góp ý hình thức xin cho” mà quên đi
những sự kiện nóng hổi khác như việc gia tăng đàn áp bắt bớ người đấu tranh hay
tình trạng kinh tế càng ngày càng suy thóai.
Trở lại với câu hỏi “Tại sao đảng Cộng sản buộc phải giữ quân đội?”, Đại tá Nguyễn Văn Quang cho biết: “Ở các nước đông Âu khi nhân dân nổi dậy quân đội đứng ngoài chính trị, chỉ tuân theo pháp luật, bảo vệ Tổ quốc nên đảng thua.” Tại Việt Nam cũng thế quân đội là của dân, do dân, vì dân và quân đội sẽ đứng về phía người dân để bảo vệ công cuộc đấu tranh giành lại tự do cho tòan dân tộc. Đây là nỗi lo sợ hàng đầu của giới lãnh đạo cộng sản và vì thế họ phải tìm mọi cách trói buộc tư tưởng quân nhân và bắt quân đội phải “trung” với “Đảng”.
Tại Melbourne và nhiều thành phố khác thuộc Úc, Mỹ và Âu châu, mặc dù chính thể
Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, hằng năm cứ đến ngày 19-1, cộng đồng đều tổ
chức lễ tri ân các chiến sĩ hải quân đã hi sinh trong trận hải chiến Hòang Sa
và nhắc nhở nhau về một phần đất quê hương đang bị giặc Tầu chiếm đóng.
Ngược lại, khi đảng Cộng sản còn kiểm sóat quân đội thì hương hồn các chiến sĩ
Gạc Ma, các chiến sĩ bỏ mình trên biên giới phía Bắc, lại một lần nữa phải hy
sinh cho tình hữu hảo của hai đảng Cộng sản Việt Trung. Một thể chế tự do sẽ
đưa ra sự thật và phục hồi danh dự những chiến sĩ đã bỏ mình gìn giữ biên cương
biển đảo Việt Nam, họ không chiến đấu vì “Đảng”, mà chiến đấu để bảo vệ Tổ
Quốc, bảo vệ Nhân Dân.
Khi viết xong bài, người viết có nhận được một youtube về trận Gạc Ma do các bạn trẻ từ Việt Nam gởi ra, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc:
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi12/3/2013