"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Donnerstag, 2. Februar 2012

Nixon và "hoà bình trong danh dự"

Nhậm chức đầu năm 1969, Nixon bắt đầu cho rút quân tháng 7- 1969 và thương thuyết với Cộng sản Bắc Việt để tìm hòa bình danh dự cho Hoa Kỳ như đã hứa khi tranh cử. Hòa đàm Paris bắt đầu từ ngày 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự bắt đầu đàm phán dưới nhiệm kỳ Tổng thống Nixon. 

Sơ Lược về Hòa Đàm Paris

Từ 1968 cho tới giũa 1972 nói chung cuộc đàm phán không có dấu hiệu tiến bộ, phía CSBV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ, họ dai dẳng lì lợm, ngoan cố. Phái đoàn BV đòi hai điều kiên tiên quyết Hoa Kỳ phải rút quân khỏi miền Nam VN vô điều kiện và lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu thay bằng chính phủ ba thành phần. Nixon đã thực hiện rút quân tháng 7-1969 theo đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Laird vì người dân không còn ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam và thay thế bằng Việt Nam hóa chiền tranh.

Suốt bốn năm đàm phán BV vẫn khăng khăng đòi phải loại bỏ chính phủ Thiệu nhưng Nixon và Kissinger nhất quyết bác bỏ yếu sách của BV mặc dù hành pháp Mỹ đang yếu thế. Theo Nixon (trong No more Vietnams trang 127) CSBV đã thừa cơ nước đục thả câu lợi dụng phong trào phản chiến và áp lực của Quốc hội để lì ra không chịu ký kết khiến hòa đàm kéo dài như vô tận.

Tháng 10-1972 một khúc quành lớn trong cuộc đàm phán diễn ra khi BV thay đổi lập trường, nhượng bộ một số điều khoản chính như không đòi TT Thiệu phải từ chức, không đề cập tới chính phủ ba thành phần. Sở dĩ họ nhượng bộ vì biết Nixon sẽ thắng cử tháng 11-1972, theo thăm dò ông vượt xa McGovern vì sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam đã giảm, BV sợ nếu Nixon đắc cử ông sẽ không nhượng bộ, cuộc đàm phán sẽ bất lợi cho họ. Ngày 9 tháng 10 buổi họp định mệnh, BV đã nhượng bộ một số điều khoản như trên. Kissinger mừng rỡ nói đây là ngày hồi hộp nhât trong cuộc đời chính trị ngoại giao của ông, cái ngày mà ông trông đợi sau bốn năm hòa đàm mệt mỏi dậm chân tại chỗ nay đã tới.

http://www.newyorker.com/online/blogs/closeread/HaigFord2_opt.jpg
Phiên họp ngày 11-8 dài nhất, 16 giờ, nội dung gồm những điểm chính mà hai bên ký kết sau này vào cuối tháng 1-1973. Ngày 12-8 Kissinger rời Paris về Mỹ báo cho Nixon biết, ông nói “Tổng thống đã thắng được 3 trên 3, (You’ve got 3 for 3) ý nói vấn đề Trung Cộng, Nga Sô, Việt Nam nay đã được giải quyết xong (Larry Berman, No Peace No Honor trang 159).
Mới đầu Nixon chưa tin là thật, Kissinger tức mình bèn mở cặp lấy hồ sơ mật ra và nói đã đòi được nhiều điều hơn mong đợi: Thiệu vẫn làm Tổng thống, ngưng bắn tại chỗ ngày 30 hay 31-8, Mỹ sẽ rút quân trong 60 ngày, trà tù binh…Nixon vô cùng phấn khởi bèn sai mở chai rượu Lafite-Rothschild 1957 cùng các phụ tá nhậu ăn mừng kết quả hòa đàm.

Ngày 18-10 Kissinger bay đến Sài gòn để thuyết trình với TT Thiệu về Sơ thảo Hiệp Định, hôm sau họp với Thiệu nhưng bị chống đối dữ dội, ông Thiệu cho là Mỹ phản bội đồng minh. Buổi họp dự trù hôm sau bị hủy bỏ, Kisiinger tức giận bảo: Tôi là đặc phái viên Tổng thống Mỹ các ông không thể coi tôi như trẻ con được ! TT Thiệu nghe lời khuyên của bí thư Hoàng đức Nhã không tiếp Kissinger, nhưng ông ta năm nỉ xin họp tiếp, ông ta bảo TT Thiệu cứ ký đi không sao đâu, TT Nixon sẽ trừng trị BV nếu họ vi phạm ngưng bắn nhưng ông Thiệu vẫn từ chối. Kissinger tức giạn nói: Chúng tôi đã chiến đấu 4 năm, dồn hết nỗ lực ngoại giao để bảo vệ cho một quốc gia. Sau mấy ngày ở Sài Gòn, Kissinger về Mỹ thất vọng hoàn toàn. Nixon gửi thư trấn an Thiệu, hứa bảo vệ đồng minh đến cùng.

Ngày 7-11-1972 Richard Nixon thắng cử McGovern trên 49 của 50 tiểu bang Mỹ, sở dĩ ông thắng lợi vẻ vang vì đã kiểm soát được những vấn đề cực kỳ xấu tệ kể cả Việt nam tuy hòa bình chưa hẳn trong tay nhưng ông đã đưa được gần hết quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam về nước. Nixon đã đạt được hai thành tích vô cùng lớn lao : bang giao với Trung Cộng tháng 2-1972 và hòa hoãn với Nga Sô tháng 5-1972.

Ông Thiệu đưa ra 69 điểm cần sửa đổi và đã được Kissinger đưa ra phiên họp với Lê Đức Thọ, hòa đàm tan vỡ, Thọ phản đối Kissinger cho là đã đánh lừa họ. Tháng 11 hòa đàm trở ngại vì VNCH đòi sửa nhiểu khoản, Mỹ chỉ trích miền Nam VN gây trở ngại hòa đàm. TT Nixon khuyên TT Thiệu nên chấp thuận sơ thảo vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt hết viện trợ cho miền Nam , hạ tuần tháng 11 Nixon muốn tỏ ra cứng rắn với cả hai miền. Trong thời gian này, TT Nixon đã được các trưởng khối Tại Thượng và Hạ viện cảnh cáo cho biết nếu VNCH gây trở ngại hòa đàm thì Quốc hội sẽ ra luật rút quân để đổi lấy tù binh, cắt hoàn toàn viện trợ , đưa ra hạ viện với tỷ lệ 2-1, nếu không có viện trợ Sài Gòn sẽ chết ngay.

Đó là lời nhắn của Quốc hội Mỹ dành cho TT Thiệu, họ muốn nói gần như công khai sẵn sàng đánh đổi Đông Dương lấy 580 tù binh Mỹ còn bị BV giam giữ, đối với họ chỉ có sinh mạng của tù binh Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của cả Đông Dương không nghĩa lý gì. Về điểm này trong No More Vietnams trang 142, Nixon cũng nói như vậy, nhưng ông Thiệu vẫn không tin cho là họ chỉ hù dọa chứ không dám bỏ Đông dương, cho tới tháng 3-1975 ông vẫn không tin Mỹ bỏ miền nam VN và đã tháu cáy giả vờ thua chạy, cho rút khỏi Pleiku giữa tháng 3-1975 để dụ cho Mỹ trở lại, hậu quả đưa tới sụp đổ VNCH thật nhanh chóng.

TT Nixon luôn khuyên TT Thiệu nên thức thời chấp nhận hòa đàm, không ai hết lòng với đồng minh VNCH bằng ông, Kissinger có lần nói với người phụ tá “Ông nói cho ông Thiệu biết nay chỉ có tôi và Tổng Thống là bạn ông ấy” (sách đã dẫn, trang 146), thật vậy số người ủng hộ Hành pháp cũng như TT Thiệu tại Quốc hội nay đã từ bỏ hết, diều hâu đã đổi lông cánh biến thành bồ câu, người ta quá chán chiến tranh Đông Dương.

http://www.brisbanetimes.com.au/ffximage/2008/04/22/470nixon,0.jpg
Ngày 13-12-72 hòa đàm tan vỡ, BV bỏ hội nghị không họp hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp trong đầu tháng 1-73 ra luật chấm dứt chiến tranh. Nixon và Kissinger dùng biện pháp mạnh, cuộc oanh tạc bằng B-52 trong mười ngày từ 18-12 tới cuối tháng 12 đã lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị. Ngày 2 -1-1973, đảng Dân chủ hạ viện bầu cử nội bộ bỏ phiếu cắt hết viện trợ Đông Dương để đổi tù binh và rút hết quân về nước, ngày 4-1 Ủy ban bầu cử thượng viện đảng Dân chủ bầu nội bộ thông qua đạo luật hạ viện với tỷ lệ 30-12, trên thực tế Quốc hội đang tiến hành luật chấm dứt chiến tranh (sách đã dẫn trang 221).

Mặc dù đã được TT Nixon hứa hẹn nhiều lần sẽ trừng trị BV bằng B-52 nếu họ vi phạm Hiệp định, nhưng ông Thiệu vẫn cứng rắn không chịu ký kết đòi BV phải rút hết về Bắc, theo Nixon vấn đề BV còn đóng quân ở miến Nam 120 ngàn người không quan trọng, người Mỹ coi Hiệp định chỉ là một mảnh giấy, mực trên Hiệp định không quan trọng bằng sắt thép và bom đạn của máy bay chiến lược B-52 ( No Peace No Honor, p. 197). Sự cứng rắn của ông Thiệu nay đã lỗi thời, số người không ủng hộ chiến tranh VN chiếm hầu hết Quốc hội và số ủng hộ đếm trên đấu ngón tay, lập trường của ông Thiệu nay không có kết quả gì hơn là làm mất cảm tình của Quốc hội, trong khi sinh mạng của cả Đông Dương đang nằm trong tay họ. Từ ngày phong trào phản chiến lớn mạnh những năm 1969, 70 cho tới 1972, nó đã làm lệch cán quân quyền lực tại Mỹ, theo như nguyên tắc phân quyền Lập Pháp, Hành pháp, Tư pháp ngang hàng nhau, nay quyền lực vào tay Quốc hội, hành pháp mất gần hết chủ quyền.

Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, TT Nixon tuyên bố ông đã thực hiện được thỏa hiệp danh dự (an honorable agreement)., không phản bội đồng minh, không bỏ rơi tù binh. Hiệp định Paris trên thực tế vẫn không đem lại hòa bình cho Đông Dương, hơn hai năm sau ngày ký kết, BV đem đại binh tấn công miền Nam VN đưa tới sụp đổ ngày 30-4-1975, VNCH biến mất trên bản dồ thế giới. Nay người ta giải thích về thất bại của Hiệp định và sụp đổ miền Nam VN.

- Nixon và Kissinger nói họ thắng cuộc chiến nhưng Quốc Hội làm mất hòa bình, hai nhà lãnh đạo đổ lỗi cho Quốc hội đã không cho Hành pháp khả năng giám sát Hiệp định và cắt hết viện trợ bỏ rơi đồng minh.
- Hiệp định thể hiện một khoảng cách vừa đủ, decent interval để quân Mỹ rút đi, lấy tù binh còn lại người Việt tự giải quyết số phận đất nước, Hoa Kỳ không muốn CS thắng quá nhanh. Theo Frank Snepp, nhà phân tích chiến lược CIA tại VN trong cuốn Decent interval nói Hiệp định Paris chỉ là cách trốn tránh nhiệm vụ của Mỹ, chỉ là để Mỹ rút ra khỏi VN.

Hòa bình giả của Nixon

Nhưng nay Larry Berman đã ghi lại (trong No Peace No Honor) những hồ sơ mật ong giải mã đã cho thấy những viễn tượng tệ hơn những cảnh đã sẩy ra. Sực thực trái ngược với giả thuyết decent interval và khác xa những điều Nixon và Kissinger tuyên bố. Hồ sơ có ghi là chính phủ Hoa Kỳ muốn rằng Hiệp định đã ký sẽ bị vi phạm ngay và sẽ đưa tới sự giáng trả dữ dội bằng vũ lực. Chiến tranh thường trực bằng B-52 sẽ được Nixon và Kissinger khởi động từ cái gọi là Hiệp định Paris. Nixon tin nó là con đường duy nhất được dân Mỹ chấp thuận khả năng trừng trị và giám sát thi hành Hiệp định, ông cho rằng tìm hòa bình hay chiến thắng đều không làm được và đã lên kế hoạch giải quyết sự bế tắc triền miên bằng B-52.
Nixon muốn lịch sử ghi nhớ mình như một vị Tổng thống có một chính sách ngoại giao vĩ đại, đã thực hiện được ba thành quả lớn lao.

Bang giao với Trung Cộng. Hòa hoãn với Nga Xô. Bảo vệ được miền Nam VN.

Nixon cần có một miến nam VN không CS để giữ lại một di vật đã gồm cả sự hòa hoãn với Nga, bang giao với Trung Cộng, nam VN mất không thể là điều ông mong ước. Quyết tâm bảo vệ miền Nam VN của Nixon trước hết để bảo tồn một di sản cho sự nghiệp chính trị của ông hơn là để bảo vệ tự do cho VNCH hay nói khác đi bảo vệ miền Nam thể hiện một quyền lợi của chính ông, một cách để lưu danh thiên cổ. Ngày 12-8 Kissinger ở Paris về nói với Nixon “Tổng thống đã thắng được 3 trên 3, You’ve got 3 for 3”, có nghĩa là đã giải quyết được ba vấn đề lớn lao như đã nói.

Nay nhiều sự thật được tiết lộ, sáng 30-11-1972, trước ngày ký Hiệp định Paris hai tháng Tổng thống Nixon họp Ban tham mưu liên quân, Kissinger thuyết trình về bản dự thảo Hiệp định ngưng bắn. Ông nói tổng thống muốn tập trung vào tình trạng khẩn trương nhất gồm hai sự kiện: Nếu hòa đàm tan vỡ, giải pháp quân sự nào? Thứ hai nếu hòa đàm thành công nhưng nếu Hiệp định bị vi phạm ta sẽ phải làm gì? Khi ấy Nixon thêm vào: “Ta cần biết Sài Gòn đang được Mỹ yểm trợ và Hoa Thịnh Đốn sẽ giám sát Hiệp định Paris”. Hà Nội nói họ không có quân ở miền Nam, nếu họ đưa quân vào ta sẽ trừng trị thích đáng. Kissinger kết luận Hiệp định Paris thuận lợi hơn Hiệp Định Geneve 1954 vì nay ta là một bên của Hiệp Định.
TT Nixon nói tới đoạn cuối nếu Hà Nội vi phạm, họ sẽ bị trả đũa nặng nề. Đô đốc Moorer đã thảo kế hoạch khẩn trương 3 và 6 ngày cho kế hoạch đòi hỏi để tấn công BV. Ban tham mưu phải thực hiện chặt chẽ kế hoạch, gài mìn trở lại và xử dụng B-52 oanh tạc Hà Nội, nếu BV vi phạm Mỹ sẽ giáng trả hết cỡ, chúng ta phải giữ một lực lượng tại địa điểm để thi hành. Sự giáng trả BV phải ồ ạt hữu hiệu, trước hết B-52 phải nhắm vào Hà Nội.

http://file.viettinnhanh.net/upload/images/Xahoi/2011/Thang10/10/lon20111006113305_99b227f8_9f27_492f_a9da_3ee8b77c20bb.jpg
Đô đốc Elmo zumWalt Tư lệnh hải quân đã ghi lại cảm tưởng về buổi họp, ông nhận ra sự lường gạt của Nixon “Tổng thống nói về tình trạng ngưng bắn khiến tôi có cảm tưởng đang ở trên một hành tinh khác .. Lúc ấy chúng tôi thấy rõ: hứa viện trợ ồ ạt cho miền nam VN và sự giáng trả vi phạm trầm trọng của Hà Nội để bảo đảm ngưng bắn và thực thi hoàn toàn những lời hứa đó là yếu tố khẩn cấp để giữ hòa bình. Thế mà chính phủ không bao giờ cho người dân và Quốc hội biết chuyện bí mật này.

Nay nhờ những hồ sơ ‘mật ong’ được giải mã người Mỹ chỉ trích Nixon đã đánh lừa nhân dân, đánh lừa Quốc hội, hòa bình mà Nixon, Kissinger tìm kiếm chỉ là hòa bình giả, (a sham peace). Hai tháng trước khi ký Hiệp định Paris, họ đã chuẩn bị chiến tranh để trừng phạt BV bằng B-52 vì tin chắc địch sẽ vi phạm Hiệp định. Nixon tin tưởng sẽ thuyết phục được dân chúng ủng hộ ông sau khi ký Hiệp định để trừng phạt BV suốt nhiệm kỳ thứ hai của ông cho tới 1976. Nixon nói sắt thép, bom đạn mạnh hơn văn kiện, chỉ có pháo đài bay mới bảo đảm được sự thi hành Hiệp định.

Hồ sơ mật giải mã (No Peace No Honor p.260) về cuộc nói chuyện gặp gỡ cho thấy kế hoạch quanh co của hòa bình giả. Cuộc họp với Lý Quang Diệu Thủ tướng Singapore ngày 4-8-1973, Kisinger nói ông tin rằng oanh tạc là cách duy nhất, hữu hiệu nhất để bảo vệ VNCH không bị sụp đổ, cuộc đối thoại cho ta thấy rất nhiều. Kissinger đã nhìn nhận ký hiệp định xong tháng 1, tôi cảm thấy chúng ta phải tái oanh tạc BV vào tháng 4 hay tháng 5, ông ta nói: “ Nếu BV vi phạm Hiệp định chúng ta sẽ tái oanh tạc” ông đã xác nhận điều mà Tướng Haig đã nói với Thủ tướng Lào Phouma cũng như cái mà TT Nixon đã nói với TT Thiệu và cái mà Đô đốc Zumwalt đã kết luận cuối tháng 11-1972 tại buổi họp Tham mưu trưởng liên quân (Joint chief of staff). Đó là hòa bình giả trong kế hoạch đánh lửa dân Mỹ với những từ ngữ văn vẻ hào nhoáng “danh dự cho Mỹ”. Ông biết BV sẽ lừa gạt Hoa Kỳ và sửa soạn kế hoạch tái oanh tạc, mạt cưa mướp đắng gặp nhau.

Khi Kissinger nâng ly chúc Lê Đức Thọ và nói chữ hòa bình tháng 1- 1973 và TT Nixon đọc diễn văn trên toàn quốc tuyên bố hòa bình trong danh dự tại Việt Nam. Cả hai người đều biết rằng vừa khi người tù binh Mỹ cuối cùng trở về nhà, cuộc oanh tạc bằng pháo đài bay để trừng phạt Hà Nội vi phạm sẽ bắt đầu, với Nixon cuộc oanh tạc kéo dài cho tới 1976 và với Kissinger sẽ kéo dài cho tới khi ông lãnh giải Nobel hòa bình…

Hôm 27-4-1975, William Buckley viết trên Wall Street Journal cho rằng Watergate đã làm cho kế hoạch nghiền nát Bắc Việt của Nixon bị trật đường rầy. Nixon với sự khuyến khích của Kissinger đã làm gì nếu sự chống đối trong nước mạnh mẽ khi mà vài tuần sau Hiệp định Paris, BV không đếm xỉa gì tới nó.

Nixon tin rằng người dân sẽ ủng hộ ông trong kế hoạch trừng trị sự vi phạm ngưng bắn nhưng Kissinger khách quan hơn, sau này ông nghĩ rằng người dân sẽ không ủng hộ. Tác giả Larry Berman cho rằng không ai có thể trả lời như vậy. (No Peace, No Honor p.180)
Nixon chuẩn bị chiến tranh bằng pháo đài bay B-52 sau khi ký kết Hiệp định ngưng bắn, nhưng vấn dề là người dân có ủng hộ ông hay không? Theo như thăm dò của Gallup poll dựa vào cuộc phỏng vấn trong ngày ký Hiệp định Paris cho thấy sự chủ quan của TT Nixon.
- Khi Mỹ rút khỏi VN, bạn có nghĩ một chính quyền mạnh ở nam VN có thể chống lại được áp lực CS hay không? 54% tin rằng chính quyền miền nam không thể tồn tại, 27% tin chính phủ nam VN sẽ tồn tại, 19% không có ý kiến.

- Sau khi Mỹ rút đi bạn có nghĩ BV trong những năm sau như lại muốn chiếm VNCH có đúng không? 70% nghĩ rằng BV sẽ gắng sức chiếm miền nam, 16% nghĩ rằng không, 14% không ý kiến.
- Giả sử sau khi Mỹ rút, BV lại đem quân chiếm miền nam VN, bạn có nghĩ Hoa Kỳ sẽ gửi viện trợ quân sự cho VN hay không? 50% tin là Mỹ sẽ không gửi, 38% tin là có, 12% không ý kiến.
- Nếu BV lại đem quân đánh chiếm nam VN, bạn có nghĩ Mỹ sẽ oanh tạc BV hay không? 71% nói sẽ không có ném bom, 17% nói có, 12% không ý kiến.
- Nếu BV lại đánh chiếm miền nam VN, bạn có nghĩ Mỹ sẽ đem quân giúp VN hay không? 79% chống đối việc gửi quân, 13% ủng hộ, 8% không ý kiến.
Nhận định của tác giả Walter Isaacson dưới đây có lẽ là khách quan hơn hết.
Một khi người Mỹ đã tìm được con đường ra khỏi Việt Nam, cả Quốc hội lẫn người dân đều đã không muốn tham chiến trở lại, dù có hay không vụ Watergate”
(Kissinger A Biography p. 487)

Hoặc
Bất kể có hay không có vụ Watergate, người Mỹ không còn muốn dính dáng gì với Việt Nam” (p.487)
Người dân Mỹ đã quá ghê tởm cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Hà Nội.
Gió đã đổi chiều, hoài bão của Tổng thống Nixon để giữ một miền nam Việt Nam không Công Sản cuối cùng chỉ là ảo tưởng vĩ đại”

Mồng 4 tết Nhâm thìn, nhân dịp 39 năm ngày ký Hiệp định Paris

© Trọng Đạt