GS Nguyễn Đăng Hưng
Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng!
Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc; chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem.
Lời bình nhắc nhở diễn viên là người Việt Nam, nhưng bất cứ ai chưa thấy họ trên phim Việt Nam, đều nghĩ ngay họ là người Tàu, chỉ trừ cô gái và chiếc áo tứ thân.
Chi tiết nhỏ này không thể cứu vãn được tính bao trùm của bản sắc Trung Quốc!
Trời ! Ai có thể ngờ Việt Nam ngày nay có thể như vậy!
Đậm đà bản sắc dân tộc mà như thế ư?
Vì thiếu kỹ thuật, thiếu điều kiện, thiếu tài năng (hay không muốn người thật tài thực hiện!), ai đó đã chọn giải pháp dễ dãi nhờ đến “Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành”, một cái tên gợi ý rất rõ: đây là sản phẩm của Trung Quốc!
Than ôi, người ta vô tình (hay cố ý ai biết!), đang dẫn dắt dân Việt chúng ta tiến nhanh tiến mạnh đến bóng đêm của ngàn năm lệ thuộc!
Chúng ta đang thấy nhan nhản ngày nay văn hóa Thăng Long cổ kính, trong sáng, thanh lịch ngày càng phai nhạt…
Chúng ta than trách tại sao người lo bảo tồn văn hóa không thể hiện nét văn hóa cần thiết. Sơn phết màu mè, pha trộn, giả cổ là phổ biến…
Chỉ có mấy phút hình ảnh thôi mà những điều nhiều các nhà văn hóa đích thực thường trăn trở, lo âu bấy lâu nay, như được mở toang ra, một sự kiện có sức tố cáo đanh thép trước công luận: Từ chỗ vô văn hóa đến chỗ văn hóa nô dịch chỉ là khoản cách những bước đi nhỏ... Phim nhắc đến trên đây là một trong những bước đi ấy.
Vô văn hóa mà làm văn hóa thì chỉ là người đào mồ chôn văn hóa đích thực!
Mà mất văn hóa là mất hết, than ôi!
Một nghìn năm Thăng Long, một nghìn năm văn hóa dân tộc, ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thương này?
Tp Hồ Chí Minh, 18h45 ngày 10 tháng 9 năm 2010.
Ý KIẾN CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH
"Thật không thể được! Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi Việt Nam, bất kể trên truyền hình hay rạp".
Giới thiệu phim: