Nhiều người hỏi nhau không biết có phải vì đảng CSVN đã bước sang tuổi 83 hay không mà tự nhiên thấy ban lãnh đạo của họ lẩm cẩm, lú lẫn thậm tệ. Vì trong lúc tình hình kinh tế xã hội đang trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng, điều đã khiến đời sống của nhân dân hết sức khó khăn hơn bao giờ hết, là điều chưa từng có trong giai đoạn đổi mới (1986-nay). Hay kể cả tình hình chính trị đang yên ắng, thì việc tự nhiên đảng và chính quyền nghĩ ra trò sửa đổi Hiến pháp 1992 và cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia góp ý cũng là một điều vô lý và bất bình thường.
Nếu đọc kỹ Bản dự thảo do Ban dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992
của Quốc hội đưa ra, mang tiếng là có tới hàng trăm điều sửa chữa và bổ sung
thêm, nhưng chỉ toàn là những thay đổi mang tính tiểu tiết hầu như không có ý
nghĩa. Những thay đổi lớn nhất và rõ ràng nhất chỉ là ở một, hai nội dung là
tăng quyền cho Củ tịch nước và quy định các lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt
đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và có trách nhiệm bảo vệ đảng, nhà
nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa (đảng cũng được đặt trước nhà nước và
nhân dân). Điều này vô tình gián tiếp cho chúng ta thấy đảng CSVN đã nhìn nhận
thấy nguy cơ tiềm ẩn cho sự sụp đổ của chế độ. Và những nguy cơ tiềm ẩn này
ngày càng bộc lộ rõ nét hơn sau khi có các phản ứng mang tính đối lập của các
tập thể các nhân sĩ trí thức, của nhóm các công dân tự do và các tổ chức tôn
giáo thông qua các bản Kiến nghị, Tuyên bố hay Thỉnh nguyện thư... Vì sao lại
có tình trạng như vậy?
Thái độ lúng túng và lo sợ trước trò hề của đảng và chính quyền trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày một bị công luận của nhân dân vạch trần. Tuy nhiên do việc gia hạn thời gian góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nên khả năng nhân rộng biện pháp ép buộc từng hộ gia đình nhân dân phải đồng ý ký tên và tham gia vào bản dự thảo sửa đổi hiến pháp do đảng cộng sản ban hành như đã thực hiện ở Sài gòn là rất cao. Cần phải có các biện pháp vận động quần chúng nhân dan tẩy chay nhằm vô hiệu hóa, bằng mọi cách không ký với nhiều lý do khác nhau như cần đọc kỹ tài liệu hướng dẫn để tìm hiểu, chưa ký lúc này vì thời gian còn nhiều. Hoặc ký không đông ý với bản dự thảo Sửa đổi Hiến pháp mà đồng ý với bản Dự thảo Kiến nghị 72.
1. Do khả năng tiên lượng và tầm nhìn xa kém dẫn tới việc
mua dây buộc mình ...
Càng ngày càng thấy việc chuẩn bị cho việc Sửa đổi Hiến pháp
1992 của đảng và chính quyền hết sức thiếu bài bản và tính toán. Đó chính là lý
do vì sao họ lúng túng trong cách xoay sở đối phó bằng các hành động mang tính
chắp vá tạm thời. Nói một cách khác thì đây là hậu quả của một việc làm thiếu
tính toán, khả năng tiên lượng và tầm nhìn xa của đảng và chính quyền trong
việc tiến hành sửa đổi hiến pháp. Tại sao lại nói như vậy?
Trước hết, dù có sửa đổi hay thay hiến pháp hiện tại bằng
một bản hiến pháp mới hoàn toàn cũng không giải quyết được bất cứ một điều gì.
Vì cách thức vận dụng hiến pháp và pháp luật hiện nay trong việc xử lý công
việc đã không được chính quyền, đặc biệt là đảng CSVN tuân thủ một cách nghiêm
túc và triệt để. Một phần vì do thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát và điều chỉnh,
một phần là do áp dụng hình thức tổ chức quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước để thay cho chế độ Tam
quyền phân lập. Điều mà được cho rằng đã vô tình vô hiệu hóa cơ chế kiểm tra,
giám sát và điều chỉnh cần thiết. Đó chính là lý do vì sao như bà Ngô Bá Thành
đã từng nói đại ý chúng ta hiện nay có một rừng luật mà khi áp dụng thì thấy
toàn sử dụng luật rừng.
Vấn đề tiếp theo là từ xưa đến nay việc ban hành hiến pháp, pháp
luật, hay kể cả việc sửa hiến pháp ở Việt nam thì vai trò của nhân dân chỉ mang
tính trang trí để hợp thức hóa tính chính danh của chính quyền. Vì vậy việc sửa
đổi hay không sửa đổi hiến pháp thì kết quả cuối cùng cũng như nhau. Đó là chỉ
nhằm bảo vệ quyền lực và quyền lợi của đảng CSVN mà hoàn toàn không phản ảnh ý
chí và nguyện vọng của các tầng lớp dân chúng. Chính vì thế mới nói rằng sửa
đổi Hiến pháp 1992 lần này là một việc làm thiếu tính toán. Vì nếu muốn sửa đổi
và bổ xung việc các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với
đảng CSVN và có trách nhiệm bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ
nghĩa (đảng được đặt trước nhà nước và nhân dân), sao không làm như đã từng khi
đưa điều 4 vào Hiến pháp năm 1980 hay sửa lời của Hồ Chủ tịch nói quân đội
trung với nước, hiếu với dân thành quân đội trung với đảng, hiếu với dân? Theo
tinh thần "tao thích thì tao làm" như cũ, thì đố có ai dám hé răng
nửa lời, bởi dân bây giờ ai cũng hiểu chế độ ta là chế độ độc đảng toàn trị thế
là xong. Làm như thế thì đơn giản, đỡ lằng nhằng.
2. ... để rồi phải xoay trở và chịu dịu giọng
Ngay từ đầu, ai cũng khấp khởi hy vọng khi nghe ông Phan
Trung Lý, thay mặt Ban Dự thảo sửa đổi HP của Quốc hội bảo việc góp ý cho Dự
thảo Hiến pháp nhân dân được góp ý thoải mái, không có vùng cấm. Thế mà trên
thực tế thì lại có đủ loại rào cấm, không chỉ chỉ thị số 22-CT/TW ngày
28/12/2012 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992. Với nội dung "phải kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi
dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá
Đảng và Nhà nước ta". Mà còn phải kể đến các bài chính luận, bình luận của
các GS, Phó GS, Tiến sĩ trên các tờ báo nặng ký như Nhân dân và QĐND, hai cơ
quan ngôn luận của đảng CSVN và đảng ủy Quân sự trung ương . Đó là chưa kể đến
những phản ứng mất bình tĩnh của những người đứng đầu đảng và nhà nước, như ông
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi cho rằng
các "luồng ý kiến" trong sửa đổi Hiến pháp là: "...các luồng ý
kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức…"
hay “...tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là
ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn". Hay một vài ví dụ
cho thấy sự lúng túng của đảng và chính quyền là đầu tháng 3.2013 Hà nội vừa
tuyên bố về cơ bản đã hoàn thành xong việc lấy ý kiến góp ý cho việc Sửa đổi
Hiến pháp 1992 được mấy ngày, thì đùng một cái lại có chủ trương mới kéo dài
thời hạn góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đến 30.9.2013. Trong khi đó ở
thành phố Sài gòn đã tiến hành lấy ý kiến góp ý Sửa đổi Hiến pháp 1992 tại từng
hộ gia đình.
Nguyên nhân là do đảng CSVN và chính quyền đã chủ quan trong
việc nhìn nhận và đánh giá tình hình, để rồi có tham vọng muốn thể hiện có sự
dân chủ hóa trong sự kiện chính trị đặc biệt sửa đổi hiến pháp. Thông qua việc
lợi dụng sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân để khẳng định tính chính
danh của họ. Nhưng họ đã cảm thấy thất vọng, cho dù đã huy động toàn bộ hệ
thống truyền thông của đảng ra rả đưa tin về nhân dân đóng góp cho Dự thảo Hiến
pháp. Vì có thể nói tin tức về việc phản đối bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có
phần lấn áp hơn trên truyền thông mạng. Đó là chưa kể chính quyền đã bị mất
điểm khi huy động cả hệ thống truyền thông, với những cây bút gỗ hay những cái
lưỡi gỗ với những học hàm học vị Tiến sĩ, Giáo sư tốt nghiệp từ Học viện chính
trị quốc gia HCM, hay những thành phần "chân gỗ", bằng giọng điệu
ngây ngô, ngớ ngẩn nhằm bao biện cho sự cần thiết của việc duy trì sự lãnh đạo
của đảng thông qua điều 4 và đảng CSVN phải được các lực lượng công an, quân
đội bảo vệ trước cả nhà nước và nhân dân. Với những luận điệu nghe khiến người
đọc (xem) phát phì cười vì cách làm vụng về như thế thì càng làm mất uy tín của
đảng và chế độ.
Chính vì thái độ phản kháng chính trị có tổ chức của các
đảng viên cộng sản, trí thức, nhân sĩ và các thành phần lao động khác trong
việc tham gia ký Kiến nghị góp ý hiến pháp, Tuyên bố của các công dân tự do,
Bản góp ý dự thảo HP của hội đồng Giám mục VN hay Lời tuyên bố của Giáo hội
Phật giáo VN thống nhất... đã làm cho các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền hết
sức lo ngại và lo sợ. Và kết quả cuối cùng những ngày gần đây đã có các ý kiến
cho rằng phải chấp nhận ý kiến trái chiều và bằng việc kéo dài thời gian góp ý
hiến pháp thêm 6 tháng. Song cũng phải cảnh giác việc Thành ủy và chính quyền
thành phố Sài gòn tiến hành thử nghiệm biện pháp cưỡng bức để ép buộc từng hộ
gia đình nhân dân phải đồng ý ký tên và tham gia vào bản dự thảo sửa đổi hiến
pháp do đảng cộng sản ban hành, mà thực chất là một hình thức phân loại công
dân để đàn áp trong thời gian tới. Đây là một việc làm gây ra rất nhiều lo
ngại.
3. Kết
Thái độ lúng túng và lo sợ trước trò hề của đảng và chính quyền trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày một bị công luận của nhân dân vạch trần. Tuy nhiên do việc gia hạn thời gian góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nên khả năng nhân rộng biện pháp ép buộc từng hộ gia đình nhân dân phải đồng ý ký tên và tham gia vào bản dự thảo sửa đổi hiến pháp do đảng cộng sản ban hành như đã thực hiện ở Sài gòn là rất cao. Cần phải có các biện pháp vận động quần chúng nhân dan tẩy chay nhằm vô hiệu hóa, bằng mọi cách không ký với nhiều lý do khác nhau như cần đọc kỹ tài liệu hướng dẫn để tìm hiểu, chưa ký lúc này vì thời gian còn nhiều. Hoặc ký không đông ý với bản dự thảo Sửa đổi Hiến pháp mà đồng ý với bản Dự thảo Kiến nghị 72.
Một bản Hiến pháp của bất kỳ quốc gia nào đã khẳng định ở
quốc gia đó nhà nước là của dân, do dân và vì dân thì không có bất lỳ thế lực
nào có thể lợi dụng danh nghĩa nhân dân để mưu toan bẩn thỉu khác với nguyện
vọng của quần chúng nhân dân được. Không góp ý, không ký bất kỳ tài liệu gì
mang tính ép buộc của chính quyền để lợi dụng danh nghĩa nhân dân là hành động
thay cho câu trả lời dứt khoát là chúng ta không chấp nhận.
Muốn từng bước tiến tới cải cách thể chế chính trị hiện tại
để chuyển sang một thể chế chính trị tự do, dân chủ của loài người tiến bộ thì
ngay từ hôm nay, mỗi chúng ta phải bắt đầu từ những công việc tưởng chừng nhỏ
bé như vậy.
Ngày 16 tháng 3 năm 2013
Kami