"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Dienstag, 19. März 2013

Tại sao các cuộc chiến chống Trung Quốc phải đưa vào sách giáo khoa?

Trung Quốc tuyên bố công khai dạy cho Việt Nam một bài học vào năm 1979 khi san bằng 6 tỉnh phía Bắc. RFA file

Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với các tỉnh phía Bắc của Việt Nam đã được 34 năm nhưng Bộ sách giáo khoa của Việt Nam vẫn không có một lời nào miêu tả về chuyện này. Phải chăng các người có trách nhiệm đã đến lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử bằng cách miêu tả trung thực những gì mà Trung Quốc đã từng làm cho đất nước để thế hệ học sinh hôm nay không trở thành mù thông tin trong vấn đề lịch sử nước nhà.


Nỗi quốc nhục thấm thía và âm thầm

Ngày 14 tháng Ba là ngày mà nhiều người có quan tâm đến vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa không thể nào quên vì chính trong ngày này vào năm 1988 Trung Quốc đã ngang nhiên đem quân vào các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao của Việt Nam đánh úp một số đơn vị hải quân Việt Nam gây ra cái chết cho 64 chiến sĩ và bắt đi một số bộ đội hải quân khác.

Trong khi báo chí và các trang mạng xã hội Việt Nam đồng loạt đưa tin nhắc nhở lại biến cố đau buồn này thì hai tờ báo Quân Đội và Nhân Dân hoàn toàn im tiếng. Sự im lặng này bị phía Trung Quốc khinh thường khá rõ khi nhiều tờ báo chính thống kỷ niệm ngày mà họ gọi là chiến thắng và quân đội Trung Quốc biết nắm thời cơ để bảo vệ chủ quyền của họ.

Sự im lặng của hai tờ báo „Quân Đội“ và „Nhân Dân“ đã làm dấy lên một câu hỏi lớn hơn: Vậy ra Việt Nam đã từng là nước xâm lược Trung Quốc đến nỗi khi họ lớn tiếng xác định như thế thì hai tờ báo này không hề có một bài viết phản hồi, kể cả với ngôn ngữ nhỏ nhẹ và thận trọng nhất?

Trung Quốc nhiều lần tuyên bố công khai là đã đập tan sự ngỗ ngược của VN qua trận hải chiến này cũng như họ đã từng dạy cho VN một bài học vào năm 1979... Bài học ấy lãnh đạo VN thấm thía đến nỗi không dám mở miệng ra nhắc nhở ...trong suốt nhiều chục năm, gây ra nỗi quốc nhục thấm thía và âm thầm trong tuyệt đại đa số dân chúng

Tấm bia sơ sài tưởng niệm vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An. RFA file

vào năm 1979 khi san bằng 6 tỉnh phía Bắc gây ra cái chết cho hàng chục ngàn quân dân Việt Nam. Bài học ấy lãnh đạo Việt Nam thấm thía đến nỗi không dám mở miệng ra nhắc nhở trên phương tiện truyền thông của nhà nước trong suốt nhiều chục năm, gây ra nỗi quốc nhục thấm thía và âm thầm trong tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam khi nhà nước của họ, những người nắm quyền lực trong tay đã chọn thái độ cam chịu thay vì khẳng khái đáp trả những luận điệu xuyên tạc và hồ đồ của một nước lớn nhưng đầy tham vọng.

Những ngày tưởng niệm cuộc chiến năm 79 im lặng trôi qua khiến vài tờ báo tự vượt qua nỗi sợ, trong đó tờ Dân Trí đã thẳng thắn cho rằng cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 phải được đưa vào sách giáo khoa để các thế hệ sau không cảm thấy nhục nhã ê chề khi bị Trung Quốc nặng lời mạt sát.

Ngay khi các bài báo được phổ biến giới trí thức đã có những phản hồi tích cực về yêu cầu hết sức đứng đắn này. Lịch sử là tấm gương phản chiếu quá trình phát triển của đất nước vì vậy khi học sinh không biết lịch sử, mặc dù chỉ một giai đoạn, hay một biến cố nào đó thì sự đứt quãng này sẽ là khoảng trống vô cùng nguy hiểm cho lòng yêu nước của họ.

Trách nhiệm của sách giáo khoa, của nhà trường là phải cung cấp sự thật và phương pháp phân tích, lý giải, đánh giá và thái độ đối với sự thật ấy. Với sự thật lịch sử thì trách nhiệm thuộc về môn lịch sử. Giáo sư Trần Ngọc Thêm

 Sự thật trong lịch sử và sách giáo khoa phải tôn trọng

 Giáo sư Nguyễn Lân Dũng người quan tâm nhiều đến vấn đề sách giáo khoa chia sẻ suy nghĩ của ông về thái độ này:

 Tàu chiến Trung Quốc dùng đại liên phòng không những bắn trực xạ vào những người lính công binh Hải quân không tấc sắt trong tay ... không một người nào sống sót. Screen cap.Chinese TV

 „Tôi thấy dư luận quan tâm tới chuyện này rất nhiều và tôi nghĩ rằng bao giờ sự thật cũng nên có trong lịch sử vì lịch sử là cái mà nó ghi chép lại quá trình của đất nước. Tuy nhiên tôi cũng hiểu rằng ai cũng muốn đưa vào nhưng có những chuyện nó cũng tế nhị. Như anh cũng biết mình đang ở một tình thế là một nước nhỏ và không muốn chiến tranh, chúng ta trải qua chiến tranh quá dài rồi cho nên ai cũng muốn tình hình yên ổn.

Tất nhiên việc yên ổn ấy không ảnh hưởng đến chuyện gây cho người ta nghĩ là mình chịu khuất phục. Vì vậy theo tôi trong khi người ta nói mà mình không nói thì không nên. Bởi vì người ta sẽ nói theo kiểu của người ta mà mình yên lặng không nói thì ngay người ta cũng không hiểu. Mình làm cách nào đó phải tuyên truyền đúng sự thật cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc nó khác với cuộc kháng chiến chống xâm lược.

Riêng cá nhân tôi thì nên nói còn nói mức độ nào thì tùy theo hoàn cảnh tùy theo tình hình chứ không nói gì cả thì mình tỏ ra nhu nhược quá.“

Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho biết nhận định của ông về việc cần phải đem sự thật lịch sử vào sách giáo khoa, ông nói:

„Trách nhiệm của sách giáo khoa, của nhà trường là phải cung cấp sự thật và phương pháp phân tích, lý giải, đánh giá và thái độ đối với sự thật ấy. Với sự thật lịch sử thì trách nhiệm thuộc về môn lịch sử. Đúng như anh nói từ năm 79 cho đến giờ thì nó đã là thời gian quá dài rồi. Sách giáo khoa cần phải phân hóa ra, ví dụ như nhà trường phổ thông nó sẽ khác và đại học nó sẽ khác. Nếu mình chưa đưa vào phổ thông thì ít ra phải đưa vào đại học. Trong mấy chục năm vừa qua thì cũng đã đủ thời gian để khoa lịch sử hiện đại cần phải có.

Tàu vận tải HQ-505 và HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc nã pháo, bắn cháy - chìm

Tôi cũng hiểu được lý do đưa đến chuyện không có trong sách giáo khoa ấy. Cá nhân tôi thì tôi vẫn cho là sự thật là trên hết và càng tôn trọng sự thật bao nhiêu thì cái lợi càng lâu dài và bền vững bấy nhiêu. Khi mà quan hệ xấu đi như hiện nay thì rõ ràng việc không công bố sự thật nó lớn hơn rất nhiều.

Lấy sự im lặng làm vũ khí đấu tranh với lòng tham của kẻ xâm lược không bao giờ là sách lược của tiền nhân và vì vậy khi lịch sử vẫn bị o ép nằm trong những chiếc cặp da ngoại giao thì tiền đồ dân tộc khó tránh khỏi vết xe của Tân Cương hay Tây Tạng

Câu hỏi tại sao nhà nước lại có hành vi cản trở việc công khai sự thật lịch sử nhất là âm thầm không cho phép Bộ Giáo dục đưa vào sách Giáo khoa đã được nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân giải thích:

Thật ra thì nhà nước cũng không ngăn cản đâu nhưng những sự kiện lịch sử nó phải có những bước lùi một chút để có đánh giá nó đầy đủ. Theo tôi thì bây giờ có thể đưa vào sách giáo khoa được rồi. Tôi chưa được nghe về phía chính thức của nhà nước phát biểu hay là cản trở chuyện này nhưng theo quan điểm của tôi như vừa nói tức là khi độ lùi nó đã đủ để mình nhìn nhận lại chín chắn vấn đề thì có thể đưa nó vào sách giáo khoa. Lịch sử nó là khách quan, sự thật nó như vậy thì mình phải đưa vào để các em học sinh nó hiểu được lịch sử đó hơn nữa nó cũng liên quan đến giáo dục lòng yêu nước nữa.

Thông thường thì những vấn đề lịch sử xa thì không cần phải hỏi ý kiến gì bởi vì cái đó đã vào chính sử rồi, còn vấn đề liên quan đến nhạy cảm như ta nói như hiện nay thì chắc là phải có ý kiến.“
 
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, cũng là đại biểu quốc hội ba khóa liền cho rằng trách nhiệm đưa các cuộc chiến đối với Trung Quốc vào sách giáo khoa là trách nhiệm của Quốc Hội, ông cho biết:

„Tôi nghĩ Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cần đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Bởi vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nếu Quốc hội quyết định thì Bộ Giáo dục phải chấp nhận, còn nếu chỉ để cho các trang mạng xã hội lên tiếng thì nó không có gì là chính thức cả. Thực ra hiện nay thì chỉ có các mạng xã hội lên tiếng thôi còn báo chí thì không có chỗ nào nhắc đến cho nên cần có sự thảo luận công khai. Giữ gìn tình hữu nghị khác với việc ta dấu sự thật.

Khi biết được sự thật lịch sử thì thanh niên Việt Nam sẽ có cách đối phó với những chiêu bài tuyên truyền xuyên tạc của Trung Quốc. Lịch sử dân tộc từng chứng minh rằng càng kiêng dè, sợ hãi thì kẻ thù càng lấn lướt, đè bẹp vì vậy thế hệ trẻ Việt Nam có quyền biết những thông tin này bất kể sự sợ hãi của nhà nước lớn đến đâu.

Lấy sự im lặng làm vũ khí đấu tranh với lòng tham của kẻ xâm lược không bao giờ là sách lược của tiền nhân và vì vậy khi lịch sử vẫn bị o ép nằm trong những chiếc cặp da ngoại giao thì tiền đồ dân tộc khó tránh khỏi vết xe của Tân Cương hay Tây Tạng.“