VOA - Sự cố hạt nhân ở Nhật Bản đã khơi ra lại một vụ tranh luận về vấn đề an toàn năng lượng hạt nhân ở Châu Á Thái Bình Dương, một khu vực có thể là nơi chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới. Các quốc gia Đông Nam Á hiện không có một nhà máy điện hạt nhân nào đang hoạt động, nhưng đa số các nước ở đó dự định phát triển điện hạt nhân bất chấp thảm họa ở Nhật Bản. Từ Bangkok, thông tín viên Daniel Schearf gửi về bài tường trình sau đây.
Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đều dự định xây các nhà máy điện hạt nhân trong thập niên tới và các nước khác ở Đông Nam châu Á cũng hy vọng theo gương các nước này.
Nhưng cuộc khủng hoảng hạt nhân do trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản gây ra đã làm dấy lên quan ngại về vấn đề an toàn trong việc phát triển năng lượng hạt nhân, đặc biệt là ở những nước có nhiều khả năng bị thiên tai tàn phá. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm nào cũng phải hứng chịu các trận động đất, mưa bão, lũ lụt và đất chuồi.
Sau thảm họa ở Nhật Bản, một số giới chức và các nhà hoạt động trong khu vực đang kêu gọi cân nhắc lại việc theo đuổi chương trình năng lượng hạt nhân.
Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Vương Hữu Tấn nói rằng nước ông đang theo dõi diễn biến ở Nhật Bản một cách chặt chẽ và họ hiểu sự quan ngại của công chúng. Tuy nhiên, ông nói rằng giới hữu trách ở đó không cho rằng sự cố ở Nhật Bản sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch xây dựng ít nhất 8 nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.
Ông Tấn nói rằng họ sẽ sử dụng công nghệ hạt nhân mới nhất mà ông nói là an toàn hơn công nghệ cũ được sử dụng tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản.
Ông Tấn nói: "Chúng tôi sẽ lựa chọn công nghệ hạt nhân tiên tiến. Điều đó có nghĩa là chúng tôi có thể sẽ chọn công nghệ thế hệ thứ ba hoặc sau đó. Công nghệ đó rất tốt nếu xảy vụ thảm hoạ như vụ động đất ở Nhật Bản.”
Ông Tấn nói rằng họ dự định sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam trong 3 năm nữa. Trong khi đó, Thái Lan dự định xây dựng 5 nhà máy điện hạt nhân trước năm 2025.
Sau khi xảy ra thảm họa ở Nhật Bản, chính phủ Thái Lan nói rằng họ sẽ xem xét tới những quan ngại về vấn đề an toàn hạt nhân bởi vấn đề này đã được công chúng chú tâm tới.
Tuy nhiên, người phát ngôn cho chính phủ Thái Lan Panitan Wattanayagorn nói rằng họ sẽ không trì hoãn kế hoạch phát triển điện hạt nhân.
Ông Panitan nói: “Cho tới khi nào chúng tôi chắc chắn về những gì xảy ra ở Nhật Bản, tôi nghĩ rằng một số chính phủ sẽ yêu cầu có thêm thông tin về vấn đề này. Vì vậy, Tôi nghĩ rằng chắc chắn là điều đó gây ra một số quan ngại, tuy nhiên những quan ngại này không phải làmới. Hy vọng là ủy ban đang nghiên cứu về vấn đề này của chúng tôi sẽ đưa ra một bức tranh tổng thể.”
Ông Panitan nói rằng nếu kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Thái Lan phải trì hoãn thì là do lý do kỹ thuật hoặc nghiên cứu khả thi chứ không phải là do phản ứng từ sự cố hạt nhân ở Nhật Bản.
Chuyên gia về Đông Nam Á, giáo sư Carl Thayer tại Trường đại học New South Wales của Australia nói rằng sự cố ở Nhật Bản có thể khiến một số nước duyệt xét lại những kế hoạch phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, ông nói rằng nhu cầu về năng lượng đang tăng trưởng nhanh chóng ở Đông Nam Á có nghĩa là sẽ có ít lựa chọn để thay thế cho năng lượng hạt nhân.
Ông Thayer cho biết: “Quí vị có thủy điện, quí vị có thể sử dụng năng lượng sinh học, quí vị có thể sử dụng năng lượng gió. Tuy nhiên, với các nền kinh tế đang tăng trưởng về qui mô, về hoạt động tiêu dùng, người dân sẽ chuyển sang sử dụng các vật dụng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn trong gia đình, tất cả những điều đó phải được tính trước để không dẫn đến những nhu cầu về năng lượng ồ ạt.”
Được xây dựng vào thập niên 1980, nhà máy Bata’an của Philippines là nhà máy điện hạt nhân duy nhất ở Đông Nam Á, tuy nhiên do lo ngại về động đất và một núi lửa gần đó, nhà máy này chưa hề được đưa vào sử dụng. Tuy vậy, chính phủ Philippines đang cân nhắc việc phục hồi lại nhà máy này để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.
Nhưng cuộc khủng hoảng hạt nhân do trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản gây ra đã làm dấy lên quan ngại về vấn đề an toàn trong việc phát triển năng lượng hạt nhân, đặc biệt là ở những nước có nhiều khả năng bị thiên tai tàn phá. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm nào cũng phải hứng chịu các trận động đất, mưa bão, lũ lụt và đất chuồi.
Sau thảm họa ở Nhật Bản, một số giới chức và các nhà hoạt động trong khu vực đang kêu gọi cân nhắc lại việc theo đuổi chương trình năng lượng hạt nhân.
Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Vương Hữu Tấn nói rằng nước ông đang theo dõi diễn biến ở Nhật Bản một cách chặt chẽ và họ hiểu sự quan ngại của công chúng. Tuy nhiên, ông nói rằng giới hữu trách ở đó không cho rằng sự cố ở Nhật Bản sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch xây dựng ít nhất 8 nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.
Ông Tấn nói rằng họ sẽ sử dụng công nghệ hạt nhân mới nhất mà ông nói là an toàn hơn công nghệ cũ được sử dụng tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản.
Ông Tấn nói: "Chúng tôi sẽ lựa chọn công nghệ hạt nhân tiên tiến. Điều đó có nghĩa là chúng tôi có thể sẽ chọn công nghệ thế hệ thứ ba hoặc sau đó. Công nghệ đó rất tốt nếu xảy vụ thảm hoạ như vụ động đất ở Nhật Bản.”
Ông Tấn nói rằng họ dự định sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam trong 3 năm nữa. Trong khi đó, Thái Lan dự định xây dựng 5 nhà máy điện hạt nhân trước năm 2025.
Sau khi xảy ra thảm họa ở Nhật Bản, chính phủ Thái Lan nói rằng họ sẽ xem xét tới những quan ngại về vấn đề an toàn hạt nhân bởi vấn đề này đã được công chúng chú tâm tới.
Tuy nhiên, người phát ngôn cho chính phủ Thái Lan Panitan Wattanayagorn nói rằng họ sẽ không trì hoãn kế hoạch phát triển điện hạt nhân.
Ông Panitan nói: “Cho tới khi nào chúng tôi chắc chắn về những gì xảy ra ở Nhật Bản, tôi nghĩ rằng một số chính phủ sẽ yêu cầu có thêm thông tin về vấn đề này. Vì vậy, Tôi nghĩ rằng chắc chắn là điều đó gây ra một số quan ngại, tuy nhiên những quan ngại này không phải làmới. Hy vọng là ủy ban đang nghiên cứu về vấn đề này của chúng tôi sẽ đưa ra một bức tranh tổng thể.”
Ông Panitan nói rằng nếu kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Thái Lan phải trì hoãn thì là do lý do kỹ thuật hoặc nghiên cứu khả thi chứ không phải là do phản ứng từ sự cố hạt nhân ở Nhật Bản.
Chuyên gia về Đông Nam Á, giáo sư Carl Thayer tại Trường đại học New South Wales của Australia nói rằng sự cố ở Nhật Bản có thể khiến một số nước duyệt xét lại những kế hoạch phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, ông nói rằng nhu cầu về năng lượng đang tăng trưởng nhanh chóng ở Đông Nam Á có nghĩa là sẽ có ít lựa chọn để thay thế cho năng lượng hạt nhân.
Ông Thayer cho biết: “Quí vị có thủy điện, quí vị có thể sử dụng năng lượng sinh học, quí vị có thể sử dụng năng lượng gió. Tuy nhiên, với các nền kinh tế đang tăng trưởng về qui mô, về hoạt động tiêu dùng, người dân sẽ chuyển sang sử dụng các vật dụng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn trong gia đình, tất cả những điều đó phải được tính trước để không dẫn đến những nhu cầu về năng lượng ồ ạt.”
Được xây dựng vào thập niên 1980, nhà máy Bata’an của Philippines là nhà máy điện hạt nhân duy nhất ở Đông Nam Á, tuy nhiên do lo ngại về động đất và một núi lửa gần đó, nhà máy này chưa hề được đưa vào sử dụng. Tuy vậy, chính phủ Philippines đang cân nhắc việc phục hồi lại nhà máy này để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.
Tin liên hệ
- Mỹ nêu quan ngại về an toàn hạt nhân qua biến cố ở Nhật
- Nhật Bản tìm kiếm người sống sót trong lúc lương thực khan hiếm
- Công nghiệp hạt nhân toàn cầu rúng động sau thiên tai ở Nhật Bản
- Vụ khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản trở nên nghiêm trọng hơn
- Bên trong các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại của Nhật Bản