"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Montag, 30. August 2010

Giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông

Shen Dingli - The Diplomat
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Thủ tướng Úc Julia Gillard đã dùng cụm từ “Vâng, chúng tôi sẽ” để khởi động chiến dịch tái tranh cử của mình. Quốc gia này cũng có thể dùng tinh thần của “Vâng, chúng tôi sẽ” để giúp phát triển các quan hệ Mỹ – Trung và Việt – Trung.

Hoa Kỳ và Úc đều có những quyền lợi hàng hải lớn trong khu vực, trên ý nghĩa về những tài nguyên biển và trong việc tìm cách bảo đảm những tuyến đường hàng hải tự do. Nhưng Trung Quốc cũng là một quốc gia chính đang nắm giữ những quyền lợi hàng hải, và ngày càng tăng cao quyền lợi biển để đáp ứng với việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của mình.

Cũng giống như những cường quốc trước mình, việc tăng cường quyền lợi hàng hải của Trung Quốc có thể lấn át và ngay cả dẫn đến xung đột với các quốc gia khác. Nhưng càng đúng hớn khi nói rằng thường là những tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác đã chồng lấp lên những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Ví dụ, vào năm 1947 chính phủ Trung Quốc đã có yêu sách chủ quyền trong vùng biển Đông, trong khi mãi đến những năm 1970 và thậm chí 1980s một số các quốc gia ASEAN mới có tuyên bố tương tự.

Những đòi hỏi mâu thuẫn bởi các đối tác liên quan trong việc tranh chấp trong vùng biển Đông (hoặc những nơi khác) không nhất thiết là có ý đồ xấu. Nhưng dù thế, cần phải tìm ra một giải pháp để giải quyết một cách hoà bình những đòi hỏi tranh chấp này. Ví dụ, Trung Quốc đã phản đối hàng không mẫu hạm George Washington của Hoa Kỳ tham gia tập trận trong vùng biển Hoàng Hải, một vị thế đối chọi với quyền lợi của Hoa Kỳ. Những bất đồng này cần phải được giải quyết qua những đàm phán để bảo đảm một kết quả được các bên chấp thuận.

Đương nhiên những căn thẳng của cả hai phía không chỉ gói gọn trong việc tập trận hải quân. Trung Quốc còn phản đối việc Hoa Kỳ đi vào Vùng Đặc khu Kinh tế trong vùng biển Đông, trong khi về phía Hoa Kỳ cũng đã không chịu chấp nhận cách giải thích về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Nhưng mâu thuẫn này có thể dễ dàng giải quyết bằng cách tìm kiếm một cách giải thích chính đáng về UNCLOS thông qua Toà án Quốc tế. Bên cạnh đó, dường như Trung Quốc muốn giành trọn hầu hết, nếu không nói là toàn bộ vùng biển Đông. Tất cả các đối tượng đang tranh chấp, kể cả Trung Quốc, vì thế cần phải tuân thủ Tuyên bố Ứng xử Các bên trên biển Đông đã được Trung Quốc và tất cả các quốc gia ASEAN ký kết vào năm 2002, trong đó loại trừ việc sử dụng – hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.

Hoa Kỳ quan tâm đến quyền tự do đi lại trong vùng và rõ ràng là đang tin rằng sớm hoặc muộn thì Trung Quốc cũng sẽ như thế. Nhưng vấn đề này lại có những ràng buộc nặng nề về lịch sử. Trung Quốc cảm thấy khó chịu trước sự thống trị của Hải quân Hoa Kỳ ở sân sau của mình, đặc biệt là trong bối cảnh của Đài Loan – vì nói cho cùng, Hoa Kỳ đã đe doạ Trung Quốc trong việc đi lại tự do giữa đại lục và vùng biển chung quanh Đài Loan. Ngược lại, Trung Quốc đã chưa bao giờ có hành động từ chối những quốc gia khác trong việc đi lại trên toàn vùng biển Đông, đặc biệt là trên khu vực nằm ngoài Vùng Đặc khu Kinh tế của mình.

Và còn tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc với Việt Nam và các quốc gia khác? Những việc này cũng có thể giải quyết một cách hoà bình qua những qui luật quốc tế đã có trước, đặc biệt là UNCLOS. Trong khi đó, có thể tôn trọng những tuyên bố chủ quyền theo thứ tự dựa trên những bằng chứng lịch sử của việc sở hữu và phát triển chính đáng, và những giải quyết này sẽ không có nghĩa là sẽ tự động có hiệu lực trong hệ thống luật pháp quốc tế.

Để giúp những việc này, Úc và những quốc gia quan tâm có thể khuyến khích Bắc Kinh và Hà Nội giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán. Bằng cách tách biệt mình ra khỏi Hoa Kỳ, hiện vừa mới trực tiếp dính líu vào vấn đề biển Đông, Canberra sẽ có được sự tôn trọng đáng kể trong vùng. Thật thế, các nhà lãnh đạo của Úc dường như hiểu được tầm quan trọng của đối thoại song phương để giải quyết một tranh chấp song phương. Trong khi đó, những quốc gia liên quan khác có thể nuôi dưỡng một quan hệ hợp lý giữa Trung Quốc và các láng giềng bằng cách khuyến khích hơn là lên lớp về những vấn đề trên.

Về phần Bắc Kinh cũng nên đón nhận giúp đỡ và không nên cho rằng việc đón nhận phụ giúp từ những nước khác để giải quyết những khó khăn là một cử chỉ ngây thơ. Vì cuối cùng, vẫn phải tuỳ vào thành tâm Bắc Kinh và những đối tượng liên quan – cam kết cho một khu vực thân thiện và sẵn sàng chấp hành những luật lệ quốc tế – để giải quyết vấn đề một cách hoà bình.

Đương nhiên là một quốc gia có chủ quyền, Trung Quốc có quyền tự do sử dụng vũ lực để bảo vệ những yêu sách của mình, cũng như các quốc gia có yêu sách đều có quyền ấy. Nhưng khi đã ký kết nguyên tắc hành xử với ASEAN, họ đã cho thấy ý định của mình, trên nguyên tắc, là sẽ tránh dùng vũ lực.

Dù thế, với ý nghĩa của tuyên bố trên, Trung Quốc và các nước liên quan sẽ phải chuẩn bị để nhường bớt một số yêu sách vật chất của mình, một điều không dễ dàng đối với bất cứ một quốc gia nào. Nhưng để tôn trọng nguyên tắc hành xử, Bắc Kinh và các nước khác sẽ hành động vì những quyền lợi của mình cũng như vì sự ổn định của cả khu vực. Ở điểm này, họ có thể tiến hành trên khía cạnh xây dựng song phương lẫn đa phương.

Và Trung Quốc cần phải tin tưởng khi thấy những tranh chấp lãnh tổ của mình trở nên quen thuộc đối với cộng đồng quốc tế. Xuyên xuốt khu vực Đông Á, Trung Quốc có nhiều lợi thế và ảnh hưởng hơn những cường quốc khác, điều này khiến những đối thủ cạnh trạnh cảm thấy khó chịu. Sự khó chịu này đã khiến một số quốc gia đã hành động theo phương hướng hoàn toàn khác với hướng đi của Trung Quốc – trong khi Trung Quốc muốn theo đuổi việc giải quyết những tranh chấp song phương khác nhau bằng những biện pháp song phương, những quốc gia khác tìm cách quốc tế hoá những tranh chấp này, làm vấn đề trở nên phức tạp hơn nhằm bảo đảm những quyền lợi cho mình.

Trong khi Bắc Kinh phản đối việc tìm cách quốc tế hoá vấn đề, những nỗ lực này sẽ không nhất thiết làm tổn thương Trung Quốc, cũng như chúng không nhất thiết sẽ giúp những quốc gia đanh cạnh tranh với Trung Quốc.

Một khi việc sử dụng (và đe doạ sử dụng) vũ lực đã bị loại bỏ – qua một tuyên bố hoặc điều luật có thể thực thi – thì nền tảng duy nhất cho những đòi hỏi chủ quyền sẽ là những luật pháp quốc tế và bằng chứng lịch sử. Nếu những nguyên tắc này được tôn trọng thì biện pháp song phương hoặc đa phương sẽ không còn là vấn đề nữa.

Giáo sư Shen Dingli là Khoa trưởng Học viện Nghiên cứu Quốc tế và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Hoa Kỳ của Đại học Phục Đán, Thượng Hải.

http://dailyvnews.wordpress.com/2010/08/27/gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-tranh-ch%E1%BA%A5p-bi%E1%BB%83n-dong/