VietTuSaiGon
Chắc chắn mấy ngày qua, dư luận, đặc biệt giới trẻ trong
nước có một phen hú hía và nực cười vì chuyện một bạn đồng trang lứa của mình
(15 tuổi) được cha mẹ dắt đi thi Vietnam’s Got Talent và làm cho con mất mặt.
Dư luận ồn ào kể từ sau khi VTV3 phát sóng chương trình vào tối 13/2 vừa rồi. Chỉ cần lên mạng hoặc vào YouTube gõ tên Lê Nguyễn Quỳnh Anh
thì sẽ rõ đầu đuôi.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu Lê Nguyễn Quỳnh Anh tự nguyện đi
thi, hát không hay và bị BGK đánh rớt. Nói như ý của NSƯT Thành Lộc (thành viên
BGK), ở cái tuổi 15, giọng hát sẽ còn thay đổi và hoàn thiện dần dần, biết đâu
một hai năm nữa sẽ hát hay hơn, lúc đó đi thi cũng chưa muộn.
Nhưng điều buồn cười là ở thái độ của người mẹ, khi con bị
đánh rớt, bà xông từ cánh gà ra, giật micro và nói như sau:
“Tôi là mẹ của bé
Quỳnh Anh. Thực sự hôm nay kết quả như thế này tôi rất buồn và bất ngờ bởi vì
tôi theo dõi cuộc thi này suốt từ đầu đến giờ và những ngày diễn ở đây tôi đều
thấy có những giọng ca thực sự không bằng cháu vẫn được vào vòng trong. Tại sao
không cho cháu một cơ hội vì cháu chỉ 15 tuổi và cháu hát được 6 thứ tiếng rất
là chuẩn. Tôi chỉ muốn nói một lời như đó, tôi không phải là một người đi xin
một thành tích gì cho con tôi và tôi là người dạy cháu từ bé, từ những câu hát
ru của tôi và mới 5 tuổi thôi cháu đã được giải nhất tiếng hát chim sơn ca ở
thành phố. Tôi cũng không cần thành tích mà đây là một sân chơi và tôi rất muốn
tạo điều kiện cho những cháu đam mê ca hát và có năng khiếu như vậy được tiếp
tục đi theo sân chơi lần đầu tiên được tổ chức ở đất nước của chúng ta. Xin cảm
ơn ạ”.
Trước khi Lê Nguyễn Quỳnh Anh lên sân khấu thi, thì trong
cánh gà, người mẹ (dân Hà Nội) và người anh trai đã tâng bốc con gái hết lời,
kiểu như “đỉnh của đỉnh”.
Thế nhưng, chuyện cũng sẽ bớt ầm ĩ nếu như người mẹ này chỉ
vì vô văn hoá hoặc vì nhiễm cách ứng xử sỗ sàng, đầy tiếng chửi thề của phần
đông dân Hà Nội hiện nay, mà không kiềm chế được.
Vấn đề là xuất thân của người mẹ này. Bà là ai? Có phải
phường hàng tôm hàng cá (tất nhiên phải xin lỗi những người làm nghề này trước
khi dùng cụm từ này) mà thô lổ như vậy không?
Không. Bà là một nhân vật có bằng cử nhân, có tiền và có thế
lực.
Bà tên là Nguyễn Thị Ngọ, sinh đúng tuổi Ngọ luôn
(5/08/1954), nguyên quán Hà Nội, từ năm 2005 là Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), TP.HCM. Ở công ty này, tính đến ngày
31/12/2010, bà đang nắm giữ 543.639 cổ phiếu, với tỷ lệ 00,91%, quy ra tiền vào
khoảng 21 tỷ đồng (giá cập nhật đến ngày 16/02/2012).
Cử nhân và kinh doanh vàng bạc, không có văn hóa, chắc cũng
không sao. Đằng này, bà còn “dữ dằn” hơn nữa.
Bà là Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty Giáo dục và Phát triển
nguồn nhân lực châu Á Thái Bình. Từ tháng 8/2006, Trường Quốc tế châu Á -
Thái Bình Dương (APC) đi vào hoạt động, với nhiều chi nhánh tại miền Nam, từ
Phan Thiết cho tới Cần Thơ, mô hình tư thục, học phí cao, làm ăn phát đạt.
Tất cả điều được nêu ra như là tiểu sử ở trên đây là nhằm để
dẫn đến cao trào hơn nữa: Lê Nguyễn Quỳnh Anh đoạt giải Thần tượng âm nhạc (APC
Idol 2010 - 2011) trên chính ngôi trường mà mẹ mình là sếp lớn nhất. Bởi bà
luôn miệng nói con mình hát 6 thứ tiếng rất chuẩn, rất hay, BGK nào dám làm
trái ý bà, bởi nơi đó là trường tư nhân, họ cũng chỉ đi làm dịch vụ kiếm tiền
thôi.
Ngay khi đoạt giải, có một báo đưa tin, gia đình đã “bơm”
thông tin như sau: “Chỉ với 14 tuổi, đây là lần thứ ba Quỳnh Anh đã đoạt giải
nhất trong các hội diễn văn nghệ của học sinh TP.HCM. Lần thứ nhất khi mới 5
tuổi em đã giành giải nhất đơn ca với bài Búp bê đón Xuân tại cuộc thi Tiếng
hát chim Sơn Ca, quận Bình Thạnh. Lần thứ hai, 6 tuổi Quỳnh Anh đoạt giải nhất
đơn ca tại cuộc thi của Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu với bài hát tiếng Nga
Ka-chiu-sa hát bằng tiếng Nga lẫn tiếng Việt” (dẫn lại).
Xa hơn nữa, gia đình còn cho biết Quỳnh Anh: “thừa hưởng
truyền thống say mê âm nhạc của gia đình, Quỳnh Anh có năng khiếu ca hát từ bé,
từ tuổi ăn bột, em chỉ chịu ăn khi bố mẹ mở đĩa hát thiếu nhi thôi! Khi lên 2
tuổi, em thuộc hết các đĩa karaoke thiếu nhi, đặc biệt là các bài như Bắc kim
thang, Con cò bé bé, Búp bê bằng bông...” (dẫn lại).
Nói thật, ai mà biết các cuộc thi và giải thưởng ở Việt Nam
mọc như nấm sau mưa (bệnh thành tích mà) thì sẽ rất buồn cười trước “lý lịch”
này.
Sau khi bí đánh tan tác trên cộng đồng mạng, trả lời trên
một tờ báo, bà Ngọ nói: “Chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm, bị tổn thương và cái
sự trong sáng, nhiệt tình của mình đã bị lợi dụng để nhằm câu khách. Trước cuộc
thi này, tôi đã đọc một bài trên báo Thanh niên, nói về các chương trình truyền
hình thực tế càng nhiều xì-căng-đan, càng câu được khách và càng có nhiều quảng
cáo.
Tại sao họ lại tìm cách làm tổn thương gia đình tôi, con tôi
nặng như thế này để thu lợi nhuận? Tại sao không chọn một cách làm tốt hơn để
đi vào lòng người thay vì làm tổn thương thí sinh như thế này?
Quỳnh Anh chỉ là một đứa trẻ, một em học sinh thôi mà phải
gánh chịu những dư luận trên mạng, có dã man không? Họ đã gây một dư luận để bạo lực tinh thần con bé. Có lẽ tôi
cũng không trách dư luận vì đạo diễn và ban tổ chức đã cất công dàn dựng chuyên
nghiệp như thế trên sóng truyền hình quốc gia thì làm gì dư luận không bị mắc
lừa cũng như chúng tôi đã bị mắc lừa”.
Độ xác thực của phát ngôn này đến đâu thì khoan hãy bàn, dù
biết báo chí, truyền hình Việt Nam thường chẳng tử tế gì, vu khống và xuyên tạc
đã rất lành nghề. Tuy nhiên, ở một lĩnh vực và một cuộc thi như Vietnam’s Got
Talent, thực chất là do tư nhân làm, họ cũng không cần vu khống và xuyên tạc
làm gì. Tất nhiên, biên tập để phát sóng thì chắc chắn có, ở đâu cũng thế, nước
nào cũng thế.
Vấn đề chính là từ suy nghĩ nào mà bà Ngọ dám vượt qua mặt
hai MC to cao là Quyền Linh và Chi Bảo để cướp diễn đàn? Với những người cực
đoan thì cho rằng đây là bệnh vùng miền, khi cái cảnh chen lấn cướp đường hoa
tại Hà Nội hay mua ấn đền Trần… đã trả lời khá rõ cho hành động thô lổ này.
2.
Nếu để ý, thì gia đình Quỳnh Anh cũng thuộc diện “mê tín”
khi mà trong hai cuộc khi cách nhau xa đáng kể, nhưng chỉ mặt một kiểu váy, một
màu sắc, thậm chí kiểu tóc, đôi giày và trang sức kèm theo cũng giống hệt nhau
- có ý kiến còn cho rằng đó là một. Đương nhiên gia đình Quỳnh Anh thừa sức sắm
vài bộ áo quần khác, nhưng chính vì “hình thức” này đã đưa em học sinh 14 tuổi
lên vị trị thần tượng (Idol) của trường mà mẹ cô sáng lập.
Quỳnh Anh nói rằng mình hát được nhiều thứ tiếng như Anh, Ý,
Nga, Hoa… nhưng trong hai cuộc thi khác nhau cũng chỉ hát mỗi bài Tình mẹ, chắc
cũng do “mê tín”, hát bài này sẽ “hên”? Ngay cả lời phát biểu về bài hát cũng
khá giống nhau, có cái gì đó giống như học thuộc ý.
Vấn đề của gia đình Quỳnh Anh cũng phản ánh đúng thực trạng
tại nhiều trường tư thục của Việt Nam, nơi chỉ tạo ra các hình thức để “giữ trẻ
và thu tiền”, chứ không phải giáo dục. Có vài trường thu học phí một tháng còn
cao hơn mức trung bình GDP của Việt Nam (trên 1.300 USD) hiện nay. Trong cái
không khí giả tạo và giả vờ giống Tây, rất nhiều học sinh đã bị đánh tráo sự trong
sáng và tiềm năng của mình.
Chuyện cha mẹ bơm nhiều ảo tưởng về “tài năng” hay “thần
tượng” cho con, hiện cũng không thiếu vắng tại Việt Nam; mà ngày càng nhiều
hơn. Những cha mẹ này, hoặc trọc phú, giàu lên quá nhanh; hoặc viện vào lý do
là đời mình đã quá thiếu thốn, thiệt thòi nên muốn con mình phải đổi đời, phải
trở thành siêu nhân.
Nó cũng phản ánh đúng thực trạng giáo dục vừa tẩy não vừa
nhồi sọ của Việt Nam hiện nay, nơi mà tiến trình ngu dân và chạy theo thành
tích liên tục được “quán triệt thực hiện”.
Từ Lê Nguyễn Quỳnh Anh bị vấp té với ảo tưởng ca sĩ, vốn
được gia đình và xã hội bơm thổi, chắc chắn sẽ còn nhiều sự vấp té ê chề khác
nữa. Và thực chất, đây cũng chỉ là phần nổi bé xíu của tảng băng ngầm văn hóa
đang băng hoại và kị kỷ tột độ của Việt Nam. Hãy tìm cách cứu giới trẻ Việt Nam
ra khỏi cái đại dương ảo tưởng này.