Chúng tôi là người dân Hiệp Chủng quốc..
Dân quyền tại Mỹ
Hai trăm ba mươi sáu năm trước, ông Thomas Jefferson đã viết
bản tuyên ngôn độc lập và góp phần vào việc soạn bản hiến pháp Hoa Kỳ. Nhà
chính trị gia lỗi lạc với tư tưởng cấp tiến và văn tài xuất sắc đã từng viết
nên những hàng chữ lịch sử: “Con người sinh ra bình đẳng.” “Con người có quyền
mưu cầu hạnh phúc” và đặc biệt với 3 chữ mở đầu của hiến pháp: “We the People
…” chúng tôi là người dân Hiệp Chúng Quốc....
Để biết lòng người mà cai trị, chính quyền đưa ra những câu
hỏi về dân sinh mà biết được dân ý qua các kỳ kiểm tra dân số cứ 10 năm một
lần.
“Bất thức nhân tâm hướng, hà năng cử đại công.” Không biết lòng người, làm sao lo việc lớn.
Nhưng chưa đủ, báo chí và các cơ quan chuyên môn, luôn luôn
có những cuộc trưng cầu dân ý đủ mọi vấn đề, mọi địa phương, mọi sắc dân và
trải qua nhiều thời gian. Chức vụ nào và chính khách nào cũng lo “poll” lên hay
“poll” xuống.
Ngay từ khi lập quốc các tổng thống Mỹ đều có hộp thư dân ý
dưới nhiều hình thức.
Và chúng ta phải nhớ rằng, dù là quốc gia văn minh nhất, lập
quốc vào năm 1776 nhưng mỉa mai thay cũng chính nước Mỹ lại là nước có chế đô
nô lệ. Tuyên ngôn viết rằng con người sinh ra bình đẳng nhưng một nửa nước vẫn
không công nhận da den là con người. Thời đó phần lớn dân da đen ở miền Nam vẫn
còn là nô lệ. Nhưng Hoa Kỳ tiến bộ là nhờ biết thay đổi.
Cho đến nay, hơn hai trăm năm sau, bước vào thế kỷ 21 vị
tổng thống da đen đầu tiên của Hoa kỳ, tận dụng phương tiện điện toán đã mở ra
hộp thơ dân ý hết sức tân kỳ để nhận các thỉnh nguyện thư. Người dân Mỹ tự do
lên tiếng.
We the
People of USA.
Chúng tôi
là dân Hiệp chủng quốc, chúng tôi muốn...
Thỉnh
nguyện của Mỹ gốc Việt
Ngày 7
tháng 2-2012 một người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Garden Grove CA, 47 tuổi tên là
Trương anh Hùng, tức nhạc sĩ Trúc Hồ đã đưa thỉnh nguyện cho tổng thống Obama. Trúc
Hồ, giám đốc của SBTN xin tổng thống Mỹ xem lại vấn đề nhân quyền tại Việt Nam
. Hà Nội phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cha Lý, thầy Quảng Độ,
bác sĩ Đan Quế, nhà báo Điếu Cày và đặc biệt là nhạc sĩ Việt Khang, người trẻ
tuổi mà nhà soạn nhạc Trúc Hồ hết sức quý mến.
Theo thể thức hiện hành, muốn được thỉnh nguyện chính thức
in trên trang We the People thì trong thời gian 24 tiếng cần có ít nhất 150
người hưởng ứng. Và để cho vấn đề thực sự được Tổng Thống và nội các quan tâm
thì trong vòng 30 ngày đầu tiên cần có 25 ngàn người ghi danh tán thành thì các
viên chức của tòa Bạch ốc mới cứu xét. Nhưng thật là bất ngờ, trong ngày đầu
tiên đã có hơn 5000 người hưởng ứng, và chưa đầy 4 ngày thì con số đó đã vượt
quá 25 ngàn chữ ký ghi danh yểm trợ, đa số là người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại khắp
các thành phố dù phồn thịnh hay hẻo lánh ở Hoa Kỳ! Bây giờ con số đó đã đạt
được, chuyện gì đây mà “hot” một cách mau chóng như vậy. Như bà con trên xứ
“mạng” mấy tuần qua đều biết. Con số ghi tên tán thành chỉ mới chưa được nửa
tháng đã quá 40,000 và vẫn chưa dừng lại. Theo đà này, trong 30 ngày
kiến nghị về nhân quyền cho Việt Nam có thể đạt được hơn con
số 100,000. Đạt kỷ lục của hồ sơ We the Peopletrong triều đại Obama.
Tìm thấy con đường:
Sự tham gia của người Việt vào cuộc đấu tranh biểu dương lực
lượng, đồng lòng nhất trí trong mùa Xuân năm Nhâm Thìn tại Mỹ có một ý nghĩa
hết sức quan trọng. Chúng ta cùng thực tập xử dụng loại vũ khí mới mẻ và tân kỳ
nhất của nhân loại. Đó là điện toán. Không cần phải đứng lên. Không cần phải
họp mặt. Thậm chí không cần phải giơ tay. Chỉ bằng những bàn tay nhấp chuột. Những
ngón tay bấm phiếm. Chúng ta ghi danh tán thành trực tiếp gửi vào hồ sơ của
Bạch Cung.
Đi theo mê lộ vào thế giới Ảo, chúng ta gặp thẳng tổng thống
Hoa Kỳ, chúng ta lên tiếng nói. Bản hợp ca của 50 ngàn hay 100 ngàn rõ ràng là
đại diện rất có thẩm quyền cho một triệu 5 trăm ngàn người Việt tại Mỹ.
Thật may mắn chúng ta có một đề tài dễ dàng đồng thuận. Chúng
ta có đề nghị hợp lý và hợp thời cho bài toán nhân quyền. Chúng ta có tên tuổi
các nạn nhân đủ thành phần tôn giáo, báo chí, trí thức và văn nghệ.
Những nạn nhân bị giam giữ không bản án và tội duy nhất là
tội bày tỏ ý kiến. Ý kiến đó không phải là lật đổ chính phủ mà chỉ xin được
hưởng những quyền căn bản của con người. Để biểu lộ tâm tình yêu nước.
Bởi vì thân nhân của những người Mỹ gốc Việt chúng ta còn ở
Việt Nam thì cũng là những con người.
Nhưng họ
không bao giờ được nói: We the People…
Anh là ai:
Trong danh
sách những người được đưa lên kiến nghị để tổng thống Hoa kỳ can thiệp lần này
có tên một anh nhạc sĩ trẻ tuổi ở Việt Nam . Đó là Việt Khang. Đây là
một nhạc sĩ tỉnh lẻ, tỉnh Mỹ Tho. Trước năm 2012 không ai biết đến anh.
Người nhạc sĩ chỉ làm 2 bài ca. Đó là những bài ca đơn giản.
Nhạc lý đơn giản, lời ca đơn giản. Nhưng bài ca đã đưa anh vào tù. Không biết
giam ở đâu. Bài ca mà tác giả đã phải trả giá đắt có thể bằng tính mạng của
mình. Việt Khang suy nghĩ về chuyện Việt Nam đang bị Bắc phương uy hiếp. Anh
thấy tuổi trẻ Việt Nam biểu tình chống Tàu. Tuổi trẻ Việt Nam bị đàn áp. Chính
anh cũng tham dự với tuổi trẻ Việt Nam . Rồi tuổi trẻ bị công an đàn áp đánh
đập. Anh bèn viết bài ca. Ca từ than thở hết sức đơn giản và có cả nét thơ ngây
tội nghiệp. Hỏi anh công an. Anh là ai. Tôi có làm gì đâu mà anh lại đánh tôi. Sao
mà đánh nhiều thế. Tôi chỉ bày tỏ lòng yêu nước.
Như đã nói, nhạc lý nhẹ nhàng, ca từ than van như lời trẻ
thơ. Những lời ca đưa Việt Khang vào tù đã làm cho nhà soạn nhạc Trúc Hồ ở Mỹ
hết sức xúc động.
Từ Hoa Kỳ, Trúc Hồ vốn là bộ nhân tỵ nạn đã từng làm nhiều
bài ca đấu tranh tràn đầy Việt Nam.
Xin nhắc lại các tựa đề ca khúc của anh. Bước chân Việt
Nam, Con đường Việt Nam và Một ngày Việt Nam . Đó là tâm sự Trúc Hồ. Tràn
đầy Việt Nam . Mới đây là một loạt các bàiĐáp lời sông núi của Trúc Hồ,
rồi Phải lên tiếng, Đừng im tiếng và bài Cả nước đấu tranh của
Anh Bằng. Nhạc sĩ Anh Bằng là người sáng lập Asia và Trúc Hồ là đương kim giám
đốc.
Rồi Asia
tung ra đĩa DVD Hùng ca sử Việt. Tất cả các lời ca đấu tranh của Asia đã bay về
Á Châu và đậu lại ở Việt Nam.
Tuổi trẻ Việt Nam đã nghe được và tiếp tục đứng lên đáp lời
sông núi. Đã không im tiếng và đã phải lên tiếng. Và Việt Khang đã bị bắt.
Nhà soạn nhạc chưa được 30 tuổi ở Mỹ Tho vào tù và nhà soạn
nhạc ngoài 40 tuổi ở Hoa kỳ trở thành người ghi danh We the people…
Tôi nhân danh người dân Mỹ yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ xem lại
vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Hãy can thiệp cho con người không được lên
tiếng…
Từ Garden Grove CA, Trúc Hồ mở đường ghi danh. Từ DC tiến sĩ
Nguyễn Đình Thắng giám đốc cơ quan Boat People SOS vốn quen thuộc với chính
trường, tích cực góp sức ngay tại thủ đô Hoa Kỳ.
Với chính nghĩa rõ ràng, với ảnh hưởng của Asia và SBTN, được
sự góp sức của mọi người trên thế giới tiếp tay và toàn bộ các chi nhánh SOS,
chi nhánh SBTN trên đất Mỹ, người mở đường Trúc Hồ trong 1 tuần lễ đã có được
trên 40,000 chiến hữu.
..........................
Góp sức nhẹ nhàng, ảnh hưởng lớn lao…
Trong suốt mấy tuần qua, mỗi đêm ngồi trên máy điện toán tôi
vẫn nhận được tin tức về chiến dịch tranh đấu cho dân quyền ở Việt Nam, tranh
đấu cho Việt Khang. Những bài ca gửi đến, các cuộc biểu tình với hình ảnh. Email
của Phan Nhật Nam , của Nam Lộc, Triều Giang, Nguyễn Đình Thắng của Kinh Doanh,
BMH, và rất nhiều thân hữu xa gần. Anh thì cổ động, anh thì chỉ đường vào Bạch
Cung. Rồi có lúc tha thẩn tôi vào đọc danh sách các bạn ghi danh. San Jose của
tôi khá đông đảo. Có khi thấy tên các bạn ở nơi xa xôi. Bác này chắc con cháu
ghi tên hộ vì đã lâu rồi không có lên chơi Internet.
Rồi lại có ông lạc quan bàn về việc chuẩn bị đón cả nhà nhạc
sĩ sắp được qua Mỹ.
Quả thực, với một triệu rưỡi người Việt tại Hoa kỳ sau 36
năm lưu vong và xây dựng cộng đồng ở đất nước này chúng ta đang có con đường
mới.
Bắt đầu từ 150 ngàn người năm 1975, bây giờ chúng ta nhiều
hơn gấp 10 lần, nếu đạt được con số 100,000 người đồng thuận trong kỳ ra quân
đầu tiên, đây sẽ là một thành tích kỳ diệu mở đường cho công việc đấu tranh lâu
dài về sau.
Tất cả chỉ bắt đầu bằng lời ca than vãn hết sức thơ ngây tại
Việt Nam .
Anh là ai, sao anh lại đánh tôi.
Và tại Hoa kỳ người Mỹ gốc Việt
We the People....
Qua máy điện toán, trong không gian kỳ diệu của thế giới ảo,
trái đất bây giờ nhỏ bé biết dường nào.
Tiếng hát than thở ở bên kia nghe rõ ở bên này.
Tiếng kêu ở bên này lồng lộng phía bên kia.
Tại sao anh lại đánh tôi.
We the People....
Giao Chỉ, San Jose