Jackie Bông
Tuy tôi ghi danh với đài truyền hình SBTN-DC để đi vào Tòa Bạch Ốc
(TBO) ngày 5 tháng 3, nhưng tôi đại diện cho Mạng Lưới Nhân
Quyền. Có 165 đại biểu được chánh thức có giấy mời vào, nhưng giờ
chót, có thêm 30 thành viên cộng đồng và báo chí từ xa đến cũng được lọt vào
sổ. Cho nên con số đại biểu lên đến gần 200 người tất
cả. Sự việc nầy xẩy ra là đễ đáp ứng lại chiến dịch ký tên Thỉnh
Nguyện Thơ (TNT/Petition, We The People, TBO tạo dựng lên) mà nhạc sĩ Trúc Hồ
chủ xướng kêu gọi Tổng Thống Obama can thiệp trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang
và các nhà đấu tranh đang ngồi tù tại Việt Nam Cộng Sản.
Hơn nữa, có bà Bảo Khánh, Giám Đóc Đài Việtnam Sydney Radio, bên
Úc Châu, cũng như ông Đổ Thông Minh bên Nhật và ông Lại Thế Hùng từ Paris đến,
đứng bên ngoài Nhà Trắng, để yễm trợ một ngày lịch sử tranh đấu cho nhân quyền
của tất cả nguời Việt,chẳng những tại Hoa Kỳ, mà còn lan rộng trên cả năm châu
thế giới.
Chủ đề cuộc gặp gỡ trong Nhà Trắng được gọi lả Briefing with
National Vietnamese American Leaders trên màn ảnh chiếu trên tường phòng hợp
TBO. Trước khi mở đầu cuộc gặp gỡ nầy thì anh Trúc Hồ tưởng mình đi lầm phòng
vì anh giải thích trên đài SBTN-DC sau đó, là anh không thấy có chữ
gì đề cặp đến TNT hay hai chữ Nhân Quyền gì cả. Anh yêu cầu Luật Sư
Tuyết Dương, nhân viên Tòa Bạch Ốc, một trong những người tổ chức cuộc gặp gỡ
nầy, sữa đổi lại là cuộc gặp gỡ với toàn thể người Mỹ gốc Việt - Vietnamese
Americans - chớ không phải cho riêng những người lãnh đạo – Leaders - mà thôi. Họ
đã đáp ứng và sửa liền chủ đề nầy đúng theo như lời yêu cầu của anh Trúc Hồ là
Briefing with Vietnamese Americans.
Sau khi ông Jon Carson, Director, Office of Public Engagement, tại
White House chào mừng quan khách. thì có ba người trẻ lên sân khấu trình bày
quan điểm của mình. Cô Cindy Đinh ở Houston, và anh Billy Le ở South
Carolina nói về quá trình hoạt động nhân quyền của hai người trong Đại học và
trong cộng đồng của họ. Người thứ ba là ca sĩ Quốc khanh từ California.
Cô Cindy đề cập đến việc cô vào Liên hiệp Quốc năm 2008 để tranh
đấu cho nhân quyền. Cô cầm hình của Cha Lý bị bịt miệng, cũng như cô đi vận
động với các dân biểu của cô tại Texas để họ can thiệp thả Cha
Lý. Cô cũng đề cập đến Dự Luật Nhân Quyền và kêu gọi những nhà lập
pháp ởTexas ký tên thông qua. Cô cũng có viết thơ yêu cầu Ngoại
Tưởng Condi Rice kêu gọi Việt Namthực thi nhân quyền tại Việt Nam.
Anh Billy Le nói về viêc anh giúp thành lập Hội Sinh Viên
Việt Nam tại các Đại Học ở South Carolina, góp sức
với người lớn tuổi làm việc chung cùng một mục tiêu là tranh đấu cho nhân
quyền. Anh nói anh cũng hợp tác với nhiều nhóm trẻ khác trên thế
giới và dùng những kỹ thuật mới, social media, lập thành một mạng lưới kêu gọi
giới trẻ trên tòan cầu, tranh đấu cho có nhân quyền tại Việt Nam.
Sau cùng, ca sĩ Quốc Khanh nói là anh dùng lời ca tiếng hát của
mình để tranh đấu cho Việt Khang sớm được tự do. Anh nói Việt Khang
là nguồn cảm hứng cho anh để anh định rõ vai trò của mình, một công dân được
sống trong tự do. Anh kêu gọi tât cả mọi người cùng anh đòi cho bằng
đươc sự công bằng để tất cả công dân Việt Nam được sống với quyền tự
do tối thiểu của môt con người.
Sau cùng, Đìều Hợp Viên Tuyết Dương nói Việt Khang là ngọn lửa, là
cây đuóc soi sáng cho tất cả cộng đồng Việt Nam hợp lại thành một khối đòan kết
lớn mạnh để cuộc gặp gỡ lịch sử ngày hôm nay tại TBO được thành hình. Cô cho đó
là ngày đẹp đẽ và hãnh diện nhất của cộng đồng Việt
Nam.
Lúc đó thì anh Trúc Hồ bỏ ra ngoài phòng họp TBO, đi ra ngoài công
viên Lafayette Park, tiếp xúc với hơn một ngàn người Việt, đi từ nhiều tiểu
bang đến, đứng trước Nhà Trắng trong cơn lạnh buốt của tháng
Ba. Họ hy sinh, biễu dương nồng nhiệt sự ủng hộ của họ với những đại
biểu Việt Nam ngồi bên trong Nhà Trắng để cùng nhau đòi nhân quyền tại Việt
Nam. Sau đó, Trúc Hồ cũng giải thích trên đài SBTN-DC là anh giao trọn quyền
cho TS Nguyễn Đình Thắng liên lạc với TBO để tổ chức cuộc gặp gỡ
nầy. Anh nói là hai người trẻ Cindy và Billy không đi sâu vào đề tài
nhân quyền cũng như không đề cập gì đến TNT.
Kế tiếp, diển giả chánh, keynote speaker, là ông Quintan
Wiktorowicz, Senior Director of Community Partnerships, National Security
Council (Giám Đốc Thâm Niên về Cộng Đồng, Đối tác thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc
Gia) tại Tòa Bạch Ốc. Trước hết, ông khen ngợi 130,000 người Việt
Nam đồng lòng với nhau hợp tác ký TNT, chứng tỏ là cộng
đồng Việt Nam là một khối rất chặt chẽ và vững mạnh để bênh vực và bảo vệ quyền
lợi cho cộng đồng sống tại hải ngoại và tại quê nhà.
Ông mong được partner liên hệ đối tác với công đồng Việt Nam trên
ba phương diện:
1) Getting to Know, to build trust, làm
quen, hiểu với nhau và gây niềm tin cho nhau,
2) Action &
Engagement, tức là giai đoạn bắt tay làm việc, cùng chung đề cập đến những vấn
đề then chốt của cộng đồng, và
3) Partnership, lập ra một liên hệ
đối tác giữa cộng đồng vả TBO giúp cho giới chức phụ trách chánh sách trong
chánh phủ hiểu rỏ vấn đề để tìm ra những giảii pháp chung hữu hiệu hơn.
Ông cũng đề cập đến vấn nạn buôn người trên phương diện tình dục
cũng như việc bóc lột lao động. Ông kêu gọi một triệu rưỡi người
Việt sống tại hải ngoại, trong đó có những người thành công về thương mại như
225,000 Vietnamese businessesvà những người chuyên nghiệp, hãy đứng lên, cùng
cất tiếng nói, và take action, hành động tranh đấu bênh vực cho quyền lợi của
tât cả được bảo vệ.
Thuyết trình đoàn của nhóm thứ ba gồm có ba giới chức trong Bộ
Ngoại Giao (BNG) Hoa Kỳ. Đó là các ông Thomas Debass, Director of
Global Partnenrships Initiative, Giám Đốc Đối Tác Toàn Cầu, và ông Eric
Barboriak, Acting Director, Office Mainland SouthEast Asia, Văn phòng Đông Nam
Á Châu Lục Địa, trong đó có Việt Nam, và cuối cùng là Trợ Lý Thứ Trưởng Ngoại
Giao, ông Michael Posner, Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor, Văn
phòng Dân Chủ, Nhân Quyền, và Lao Động.
Ông Posner là người thương thuyết với các nhà độc tài bên Miến
Điện cho đến khi nào bà Aun Sang Su Kyi được thả ra khỏi nhà tù. Ông
cũng lót đường cho Ngoại Trưởng Hillary Clinton qua gặp bà Su Kyi, Lãnh Tụ Đối
Lập, để Bà nầy được che chở và được tự do vân động tranh cử trong Quốc Hội Miến
Điện như hiện nay bà đang làm.
Trước hết, ông Debass cho biết là cách đây bốn năm, bà Ngoại
Trưởng Clinton, chủ xướng văn phòng Global Partnership Initiative trong Bộ Ngoại
Giao để chánh quyền đặt nặng sự hợp tác rất quan trọng với những nhóm trở thành
công dân Mỹ trong cộng đồng Hoa Kỳ. Ông nói có tất cả 62 triệu người
Mỹ gốc Phi Châu, Châu Mỹ Latinh, và Á Châu. Ông nói khối mạnh nầy là
tài sản và nền tảng (diasporas, assets, bridges), là gạch nối vận động giúp cho
chánh quyền Hoa Kỳ thương thuyết trên nhiều phương diện với các quốc gia nguyên
thũy mà họ chào đời. Họ giúp đem đến những cải cách
và thay đổi dẫn đến dân chủ
và hoà bình cho cả hai bên Hoa Kỳ và nơi quê họ sanh ra.
Còn ông Barboriak thì nói đến những hơp tác của các quốc gia trong
vùng Đông Nam Á trở thành những liên minh như ASEAN ( Hiệp Hội Các Nước Đông
Nam Á), làm việc với những cơ quan quốc tế như World Bank, Liên Hiệp Quốc và Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ, để các quốc gia trong vùng thành liên minh toàn cầu và trợ
gíúpvới nhau (global alliance and global cooperation), thực hiện những chương
trình chung, mong đem đến sự cải thiện cần thiết trong đời sống của dân chúng
họ. Ông cũng có đề cập đến Việt Nam trong khối đó.
Thứ Trưởng Posner, nói tổng quát về việc văn phòng ông
và nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam luôn gặp gỡ, đối thoại thường xuyên
với các giới chức Việt Nam về những vấn đề thương mại và nhân quyền ở Việt Nam.
Các thuyết trình viên của Bộ Ngoại Giao cũng trã lời thỏa đáng từng
câu hỏi của 30 đại biểu về những vụ đàn áp tôn giáo, về các tù nhân lương tâm,
về sự bóc lột lao động, về việc bắt bớ những người thiểu số Kmer Krom và
Montagnards, cũng như vể những vụ buôn trẻ em và phụ nữ.
Sau cùng, Bà Christina Lagdameo, Deputy Director, White House
Initiative on Asian American and Pacific Islanders, kết luận bằng những lời
khen ngơi nồng nhiệt cộng đồng Việt Nam chúng ta đoàn kết vượt
bực. Bà làm việc trong ba đời Tổng Thống, từ ông Clinton đến ông
Bush, và nay ông Obama, nhưng chưa từng thấy cộng đồng Á Châu nào kêu gọi được
hơn một trăm ngàn người ký tên tranh đấu cùng chung một chiến tuyến trong một
thời gian hết sức ngắn ngủi như thế nầy.
Bà nhắn nhủ chúng ta tranh đấu cho nhân quyền, chẵng những cho
những người bé cổ không có tiếng nói tại quê nhà, mà còn giúp đỡ cho những
người làm nail tại Hoa Kỳ, không được vào TBO gặp gỡ với giới chức vì trỡ ngại
ngôn ngữ. Bà khen ngợi họ cũng là một khối lớn mạnh thành công trong
nghề nghiệp, chịu khó làm lụng cực khổ rất nhiều giờ mổi ngày, và phải ngửii
mùi thuốc hóa chất nguy hiễm ngày nầy qua năm kia nên sức khõe họ bị giảm sút.
Bà nhắn chúng ta giúp thông dịch cho họ nếu họ cần, và cũng giúp cho họ hội
nhập vào cộng đồng trong xã hội chúng ta đang sống.
Sau hai tiếng đồng hồ tiếp xúc trong Nhà Trắng, chúng ta thấy
những chủ đề gì then chốt mà các giới chức trao đổi với chúng
ta? Tại sao hai bên TBO và BNG, sau khi thấy con số chữ ký
chúng ta lên cao tột độ, quá mức tưởng tượng của họ, lại đưa những chuyên viên,
Giám Đốc những văn phòng về Partnership and Engagement, Đối Tác
và Bắt Tay Làm Việc để trao đổi với chúng ta? Họ có ngụ ý gì và
mong ước gì đối với chúng ta? Có phải là họ muốn chúng ta hợp tác
với họ để trở thành một khối mạnh, đại diện cho cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ,
làm gạch nối cho những cuộc thương thuyết sau nầy với nhà cầm quyền Việt Nam
chăng?
Họ trình bày là họ đã làm những công việc nầy với những nhóm cộng
động khác rồi. Họ nói đây là một bước đầu giữa họ và chúng ta để gặp
gỡ, làm quen, thông cảm trước tiên (Getting to know). Họ mong có một bước
tiến thứ nhì là Action & Engagement như ông Wictorowigz, GĐ Cộng Đồng Đối
Tác thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trong TBO trình bày rất rỏ những điểm ông
đưa ra. Ông kêu gọi chúng ta hợp tác làm chung những công tác quan trọng, thực
tế, và có chất lượng mà chánh quyền Obama thiết kế ra.
Jackie Bông có gặp ông Wictorowicz và trao tận tay ông
Bản Báo Cáo đầy đủ 55 trang của Mạng Lưới Nhân Quyền trình bày về những vi phạm
nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2011. Trước mặt GS Nguyễn Ngọc
Bích, người viết bài nầy cũng yêu cầu ông tiếp cận và đối tác với Công đồng
Việt Nam trong tuơng lai sắp tới.
Còn 140,000 người trong 50 tiểu bang nước Mỹ kỳ vọng những gì đối
với các đại biểu được chọn vào gặp gỡ với các giới chức nầy? Sau khi trình bày
sơ lược về nguyện vọng nhân quyền của chúng ta, thì có những bước tiến nào đi
kế tiếp? Qúy vị đại biểu nào có thể hy sinh đứng lên đáp lời sông núi, nhận
lãnh trách nhiệm, tiếp tục con đường TBO và BNG đã vạch ra cho chúng ta để
chúng ta tiếp cận không?