"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Sonntag, 11. März 2012

Lề thói và con đường chính đạo của cuộc CM

Bài viết gồm nhiều phần với hai nội dung chính mục đích tìm hiểu hiện tình dân tộc và đâu là con đường chính đạo của một cuộc cách mạng dân chủ nhân sinh. Đề tài chí có tính chất tham luận vì sự ít học và ít tuổi của chính tác giả. 

Phần 1: Lề thói mới gây dựng của chế độ CS VN:

Chúng ta thường nghe nhắc đến hai chữ lề thói thì thường nghĩ ngay đến phong tục, luật lệ, truyền thống mang dáng dấp văn hóa củ của một địa phương, một vùng địa chính, một bộ tộc hay lớn hơn là một dân tộc, một quốc gia… Dù trong sự phân định ranh giới, tính chất của giống người thì hai chữ “ lề thói” vẫn là để ám chí, ngụ ý, hay trực tiếp nói về những phong tục mang tính chất thô sơ, man dại, lạc hậu của quá khứ, và ít nhiều nó ảnh hưởng, chi phối và rào xét tương lai.

Lề thói – Nếu hiếu theo phương pháp chiết tự thì:

Lề dùng để nói đến một con đường, một hướng đi đã thành nếp, hay dùng để phân biệt với một hướng đi khác, đi kèm với một từ bổ trợ mới có nghĩa rõ ràng. Chúng ta vẫn thường nghe nhiều đến những chữ đã được định nghĩa như: Lề phải được ra đời với sự kiện từ khi ông Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp (khoảng đầu năm 2009) khuyên báo chí chính thống, rằng muốn an toàn cứ đi theo lề phải. lối nói ẩn ý rằng báo chí trong nước nên theo sự chí đạo, định hướng của ban tư tưởng Trung Ương. Mặc dù nói lề phải, ám chí sự chính đạo nhưng hoàn toàn trái ngược với luật truyền thông và báo chí. Tuy nhiên đây không phải là đề tài mà tác giả muốn xét đến lúc này, vì nếu thế sẽ rất dài và làm mất đi tính chủ đạo của khía cạnh được xét đến mà tiêu đề đã đưa ra.

Đối trọng với lề phải chính là lề trái, tuy nhiên lề trái mang tính nổi trội hơn với hiện tình trong nước, hay đúng hơn là hoàn toàn phù hợp với người dân và luật truyền thông báo chí toàn cầu, nhu cầu thông tin và sự hướng tới tự do của nhân loại.

Sự phân chia theo cách gọi phải trái chí là một khái niệm mang tính tương đổi, thực ra thì báo chí lề phải lại đưa tin theo kiểu bôi đen hoạc nhuộm đỏ vối mang nghĩa trái lề. Trong khi báo chí tự nhận mình là Lề Trái lại làm việc hoàn toàn chính Lề, mang tính trung thực với độ tin cậy của tin, nội dung tin được giữ nguyên ban đầu, nên nó đáng ra phải gọi là lề Chính…

Vì những sự đan xen đó, nên một nhà toán học đã nói “ chỉ có loài cừu mới đi theo lề”. Câu nói rất hay và đầy ngụ ý, hoàn toàn phù hợp với cương vị một nhà toán học.

Thói dùng để nói những hành vi, lối suy nghĩ, hành động, sinh hoạt… Do một cả nhân, một nhóm hành động, sinh hoạt thường xuyên, qua thời gian trở thành thói quen, và trở thành những biểu hiện có tính đặc trưng, thường xuyên mà khi nhắc đến nó người ta liền liên tưởng đến chủ thể của biểu hiện này. 

Từ thói mặc dù định nghĩa là thế, nhưng trong cuộc sống thường hàm ý tiêu cực nhiều hơn. VD khi ta nghe bài hát “ Thói Đời” với chất giọng của ca sĩ Chế Linh, ta thường liên tưởng đến điều đó…

Lề - Thói: Tác giả mạo muội các bậc tiền nhân, với cách hiểu nông cạn của một người chuyên về kỹ thuật vốn có thói quen hiểu sao nói vậy đưa ra một nhận xét như sau:

Lề Thói chính là một thói quen lâu ngày đã thành nếp, một tính chất nổi trội và thường ám chỉ tiêu cực, lạc hậu và mang tính lịch sử với thời gian quá khứ nhưng mang nghĩa vị lai, có sức ảnh hướng tới tương lai và có tính chất lan truyền, hay truyền thống của một nhóm người, một bộ tộc, một vùng miền… VD: Thói quen đi tắm choàng khăn dài của người Cambot , mặc dù thời tiết rất nóng…

Các định nghĩa tạm gác lại khi hai chữ lề thói mang ý nghĩa rất lớn, tồn tại lâu dài và ăn sâu vào gốc rễ con người Việt. Ở đây Lề Thói mang cả tính tích cực lấn tiêu cực.

Chúng ta đều biết với chủ trương tẩy nảo của Đảng Cộng Sản khi cuộc cách mạng văn hóa nổ ra ở Trung Cộng, thì Việt Nam ta dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản, với sự chí đạo của Hồ Chí Minh, ra sức triệt hạ toàn bộ văn hóa, truyền thống của cha ông gây dựng từ hàng ngàn năm trước. Cộng Sản ra sức bôi nhọ những phong tục tốt đẹp, chê bai hương ước… mĩa mai với câu: “phép Vua thua lệ làng”.

Họ đâu có biết rằng chính cái lệ làng đó, nếu còn giữ được đến ngày nay thì Cộng Sản làm gì mà có đất sống, làm gì chúng có cơ hội mà “ đạp bàn hương, xua bàn độc”. Loài chó nhảy bàn độc làm sao hiểu nổi hai chữ lệ làng. Chính vua Quang Trung đại thắng quân Nguyên đều do tôn trọng hai chữ Lệ Làng. Khi nhắc đến nó, con người trong thế giới quan Cộng Sản thường đồng hóa ý nghĩa của nó với chữ lề thói, và mang ý nghĩa xấu xa lạc hậu trong con mắt họ. Họ đâu thấy được mô hình luật tiểu bang ở các nước tiên tiến hoàn toàn giống với Lệ Ta hồi xưa, cái khác chỉ là ở chổ con người đã bước vào thời kỳ đại thịnh.
 
Đó là mặt tích cực của hai chữ Lề Thói, ngoài ra những tiêu cực so với ngày nay cũng có nhiều, thói quen nói nhiều, nói lớn của người Việt Nam. Hay lối sinh hoạt, phong tục kiểu tiếp nối gây ảnh hướng lớn trong các dòng họ Việt ngày nay. Điều này dể nhận thấy ở các vùng quê tại đồng bằng Bắc Bộ.

Đất nước, con người đang ngày đêm quằn qoại chịu đựng những đòn roi của chế độ cai trị hà khắc, Cộng Sản đã áp đặt trị vì với những điều luật mang đầy đủ tính man rợ chưa từng thấy trong thế giới hiện tại, thế giới thông tin.

Cộng Sản đã xóa tan những thói quen, đức tính tốt nhất, hạt nhân, nguyên khí của dân tộc Việt. Tìm cách triệt tiêu, đồng hóa các dân tộc nhỏ lẻ anh em. Từng ngày chúng xây dựng, đào tạo, tẩy não nên một thế hệ con cháu Việt không khác gì một loài robot – vổn chí biết thừa hành mệnh lệnh của chúng. 
 
Trong dòng riên xiết của mẹ Việt Nam, hàng loạt các nhân tài, người yêu nước, những cả nhân thức tỉnh, dân oan, trí thức bị bỏ rơi, công chức bị chèn ép… đã đứng lên và mong muốn một cuộc cách mạng. Xu thế tất yếu của thời đại, một nền Cộng Hòa, một chính thể dân sự buộc phải có, kể cà đổ máu… là điều mà ai dấn thân đều có thể nhìn thấy.

Đây không phải là một kỳ vọng, nó hoàn toàn hiện hữu, cùng với những sự hiện hữu và những diễn biến trong bổi cảnh chính trị, địa chính trị toàn cầu. Cuộc cách mạng Hoa Lài, Cách mạng Tuynidi, Ai Cập… Việt Nam có những lợi thế về con người, về tinh thần dân tộc, về địa chính trị… Tại sao cuộc cách mạng chưa nổ ra, nhiều người đã đưa ra nhiều giải pháp, đưa ra nhiều câu hỏi. Sự phụ thuộc địa chính trị bên cạnh nước CS Trung Cộng, nhận thức của người dân, chế độ CS còn mạnh hay lòng dân còn sợ hải?... Trong muôn vàn lý do đó, tồn tại hai chử Lề Thói, vổn đã ăn sâu trong con người của dân tộc Việt.

Sự tiếp nối vổn đã có sẵn, cùng với dã tâm của chủ nghĩa cộng sản đệ tam… Chính quyền CS Hà Nội với sự tiếp tay, góp sức của tên tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh và của Mao Trạch Đông… Một lần nữa dân tộc lại bị hai chữ lề thói được đẩy lên một cường độ mới, khiếp khủng và kinh hoàng hơn nhiều. Điều này chính là lợi dụng sự ít học, thói quen suy nghĩ trong nghĩa hẹp… Kích động tâm lý quần chúng, tạo nên cao trào đấu tố với những hình thức man rợ. 
 
Những lề thói xuất hiện sau này, dưới sự cai trị của CS hà khắc, chúng tạo nên một nỗi sợ hãi trong tất cả người dân, nổi sợ hãi trong cộng đồng, trong xã hội. Sự sợ hãi trở nên tự cô lập chính mình, nổi hoang mang và sợ hãi này xuất hiện và ăn sâu trong tiềm thức, thi thoảng xuất hiện trong giấc mơ, nỗi sợ hãi được gia cường thêm khi cộng hưởng với lối suy nghĩ làm sao để tồn tại.

Chính nỗi sợ hãi, tính nghi kỵ này, qua thời gian ăn sâu vào tiềm thức, bám chặt vào não trạng của nhân dân Việt Nam… Hình thành nên lề thói mới. Lề Thói Cộng Sản.
2. Thảm họa dân tộc bị ép nhận Lề Thói Cộng Sản:

Ở trên đã nói đến nguyên nhân hình thành những bản tính không thể gọi là tốt đẹp của con người dưới chế độ cộng sản. Phần này tác giả cố gắng thử đi tìm hiểu một cách cụ thể hơn với những trường hợp cụ thể của con người dưới chế độ CS đang từng ngày đè nặng ách thống trị lên dân lành ở quê nhà.

Câu nói Cộng Sản đi tới đâu là chia rẽ ở đó, mới nghe câu này người dân trong nước hoài nghi, kẻ tự cho mình là trí thức mĩa mai: cho rằng người nói câu đó chưa nhận thức tới nơi tới chốn, cán bộ Đảng thì nói nó trái với chủ trương, đường lối của Nhà Nước. Với câu nói của Hồ Chí Minh: Đoàn kết là sức mạnh.

Câu nói này nói lên điều ai cũng biết, lúc còn bé, tóc còn để chóm, Bà Ngoại tôi vẩn hay kể câu chuyện về bó đũa. Cho nên câu nói này chính là một sự nói lại ý của các bậc tiền nhân – Không phải của ông Hồ Chí Minh. Nhưng cũng qua câu nói này, nó ẩn chứa nhiều điều. Trong đó không loại trừ đó là phương pháp của Đảng Cộng Sản, với những lớp đào tạo chính trị, học viện Nguyễn Ái Quốc… Thì muốn kẻ thù không có sức mạnh còn gì bằng ngoài cách phân rã họ.

Thời gian sau đó, XH VN mang đầy màu sắc u tối, XH mà sau này bà Dương Thu Hương đã khẳng định đó là một “ thiên đường mù”. Nhưng có lẽ cái thiên đường mù mà sau 1975 bà ấy mới nhận thấy, khi tiếp xúc với một chút tia sang nhỏ nhoi còn sót lại của một chế độ, một chút tia sang mà có lẽ nguồn sáng đã tắt ấy cũng làm cho bà thức tỉnh. Cái XH u ám đó, không phải lúc đó nó mới u ảm, khi ta xét về thực trạng XH từ những năm đầu của chế độ Cộng Sản, thì chúng ta sẽ thấy bóng tối đang lan nhanh, ụp xuống, len lõi trên từng ngóc ngách của quê hương VN.

Khổ thay cho dân Việt, chiến tranh điêu tàn, con người tiếp xúc với nền văn minh hơi muộn, nên ý thức dân tộc không rõ ràng, tri thức nhìn ra thế giới bị bao bọc bởi những truyền thống nô dịch… Nhưng cũng có những con người nhận chân được cái bánh vẽ mà đảng cộng sản bày ra. Họ ý thức trước những lời hứa hảo đó. Những con “tàu hả mồm”, những di dân đường bộ, tàu hỏa… chạy trốn khỏi cái thiên đường XHCH nhưng đầy bất công và u ám.

Cái XH này thể hiện rất rõ trong nhiều tác phẩm của các nhà tri thức chân chính, thi thoảng ta gặp những bức tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái… Với Hà Nội điêu tàn và xám ngắt, với không khí nghẹt thở mang đầy lo toan, những tâm trạng hoang mang và chết chóc… Chen lẫn bên những tác phẩm của nhưng tên Văn – Nô, hay Họa – Nô với những nét cứng nhắc, lời văn khô khan mang đầy tính hận thù…

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.

Mới nghe qua ta lầm tưởng hay lắm, và rất văn chương… Nhưng hỡi ôi, một học thuyết mà tác giả tự cho là chân lý, và hát theo những người khởi xướng… Người ta nói chó sủa theo đàn là thế.. trước đó chúng ta có câu: Chân lý đây rồi! ….

Câu nói của Hồ Chí Minh khởi xướng, để rồi chính sự vô thần, vô cảm “chói” qua những con người vỗn đầy tính tham lam và thủ đoạn. Để rồi Việt Nam đầy cảnh tang thương khi những con người này xô bàn hương, đạp bàn độc… Có người cay đắng nói “ chó nhảy bàn độc” là thế.

Một chính thể mang màu máu kể từ lúc ra đời, cho đến nay dấu hiệu suy tàn đã rõ, nhưng những hành động mang tính khát máu vẫn đang ngày đêm diễn ra. Ngày ngày, giờ giờ vẫn có nhưng con người vô tình hay hữu ý trở thành nạn nhân của chế độ. Những tiếng kêu mang đầy sức sống, đầy tính nhân văn, nhân bản… xuất hiện. Những tiếng kêu phát xuất từ chính tâm ngày càng nhiều, mặc cho sự đàn áp ngày một tăng cao. Cùng với sự bùng nổ các phong trào dân chủ quốc tế, trong xu thế dân chủ hóa của loài người. Đất mẹ đang quằn qoại trong thời kỳ sinh nở đứa con tự do thật sự.
 
Phần 2: Thông tin và bối cảnh chính trị toàn cầu:

2.1: Giai đoạn thông tin và sự quyết định.

Như đã nói ở trên, loài người đã bước sang giai đoạn lịch sử mới, những phát hiện và phát minh mới đã đưa toàn thế giới bước sang giai đoạn thông tin. Con người đã từ cuộc cách mạng công nghiệp ra đời trong lĩnh vực sản xuất; làm thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Cuộc cách mạng bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác.

Đã đưa loài người thoát khỏi sự nam rợ, làm tiền đề cho cuộc cách mạng thông tin sau này.Một khảo sát lần đầu tiên về độc giả Internet của hãng dịch vụ thống kê truy cập Nielsen/NetRatings công bố mới đây cho thấy 1/5 số người lướt web thích đọc báo mạng hơn các phiên bản phi trực tuyến. Có lẽ đó cũng chính là một động lực khiến các tờ báo giấy - vừa là để cạnh tranh vừa là không thể cưỡng lại xu thế điện tử hóa - cũng đã phải lập tức triển khai phiên bản điện tử, trong đó phần lớn phát hành lại các bài báo từ bản giấy và có cập nhật thêm thông tin riêng.

Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí.

Phát biểu tại Hội nghị an ninh thông tin RSA tại San Francisco (Mỹ), nhà nghiên cứu và dự báo công nghệ Paul Saffo cho rằng sự bùng nổ Internet của thập kỷ trước là điều tất yếu và đã đánh dấu bước khởi đầu cho một quá trình kéo dài trong hàng chục năm nữa. Saffo nói. “Thay đổi lớn nhất chính là khi trái bong bóng cách mạng công nghệ thông tin nổ, công nghệ sẽ ăn sâu hơn nữa vào đời sống con người. Thông tin sẽ không chỉ còn là thông tin thuần túy mà trở thành truyền thông: tức là thông tin ăn nhập với cuộc sống theo nhiều chiều sâu”. Ông tin rằng, do bản chất của những thay đổi về thông tin, điều đó sẽ dẫn tới một quá trình phổ biến những dạng thức truyền thông mới cũng như cách truy cập khai thác.

Ngày nay chúng ta đã khẳng định tính đúng đắn của lời nói trên, thông tin đã là cuộc sống, thông tin và cuộc sống đã hòa làm một, một cả thể lớn lên và trưởng thành rồi chết đi đều gắn chặt những thông tin liên quan đến cả thể đó. Tôi đã có lúc vỉ von rằng, tôi lớn lên cùng với việc lớn lên của thông tin trong tôi. 
Tôi muốn nói thể để có ý nói rằng Xh loài người trong thời đại mới tồn tại và diệt vong theo những thông tin liên quan. Các cuộc cách mạng mới xãy ra trong thời gian gần đây cho thấy mẫu chốt của thành công và thất bại liên quan đến thông tin và sự truyền lan thông tin.
Cuộc cách mạng Hoa Lài mở đầu với sự bạo loạn ở Sidi Buouzid nhờ thông tin mà truyền nhanh qua nhiều thành phố khác trên cả nước của Tunisia trong tháng 1/2011. Sức lan tỏa nhanh khủng khiếp, toàn thế giới rung động, một hiệu ứng đomino mới hình thành, ngay sau đó các cuộc cách mạng dân chủ nổ ra trên quy mô lớn, lan sang nhiều quốc gia như: Libi, Y-ờ -Men, Ba- ren, Xu- đăng, I ran, Ai – cập… Hàng vạn người bị thương, ngã xuống… đã nhóm lên một bông hoa lài nở rộ, làm tương sang vùng đất xưa nay cũng không kém phần tối tăm. Tự do nào cũng có cái giá của nó. 

Ngoài sức ảnh hướng của nó đối với các quốc gia độc tài kế cận, cuộc cách mạng đã lan nhanh và ảnh hướng đến các quốc gia Cộng Sản, quốc gia độc tài đảng trị như Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn… Mặc dù tại các quốc gia này chưa có một cuộc cách mạng, nhưng sức lan tỏa của nó đã làm thay đổi nhận thức của người dân của các nước này là điều không ai có thể phủ định. 

Chúng ta đều ngầm hiểu rằng một chính thể độc tài hay đảng trị muốn duy trì chế độ của mình đều tìm cách xây dựng những kênh thông tin đem lại ích lợi cho chính họ, sự tồn tại của họ phụ thuộc vào việc điều phối, thay đổi, ngăn chặn thông tin liên quan hay ảnh hướng tới chế độ đó. Như vậy thông tin quyết định sự tồn tại của các chính thể là hoàn toàn có cơ sở.

Nhưng là một người Việt, mang trong mình dòng máu Việt, cũng như mong muốn Việt Nam có được một chính phủ dân sự, có tự do… Và cũng do lòng mong mõi đó đã khiến cho chính tác giả với vổn học thức ít ỏi xây dựng đề tài tham luận này. Câu hỏi đặt ra là dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng hoa lài, sự truyền lan thông tin… Tại sao Việt Nam không nổ ra một cuộc cách mạng, ngay lúc đó. 

Những mối liên hệ phức tạp và đan xen phần nhiều ảnh hướng tới sự quyết định của một cả nhân hay tổ chức. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân mà tôi tạm dùng chử “ tâm lý đại chúng” và vị thế địa chính trị… phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu bổi cảnh thế giới, ngay thời điểm hiện tại với mục đích tìm hiểu sự ảnh hướng của nó tới Việt Nam ta.
2.2: Tình hình thế giới:

Vào năm 1991, nhà nước Liên Xô cùng với đảng Cộng Sản Liên Xô sụp đổ đã gây chấn động toàn thế giới. Nguyên nhân có nhiều, nhưng vì phạm vi của đề tài chúng ta không bàn thêm về khía cạnh này. Chúng ta xét đến sự sụp đổ của đất nước đã một thời được gọi là thành trì Xã Hội Chủ Nghĩa này kéo theo sự thay đổi trật tự thế giới như thế nào.

Như chúng ta đã biết bối cảnh thế giới 2 cực trước kia, một bên là khối xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là nhà nước Liên Xô. Khối còn lại được gọi là khối TBCN, đứng đầu là Mỹ. Sau sự kiện Liên Xô sụp đổ, xu hướng hình thành một thế giới đa cực đã hiển hiện. Sau 20 năm thế giới đã hình thành nên các cực địa chính trị, địa kinh tế mới mà chúng ta cùng làm rõ với các quốc gia, các khối tiêu biểu sau đây:

Mỹ:

Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, mượn cớ chống Liên Xô, đối thủ ngang tầm và xứng đáng, Mỹ đã tập hợp được các lực lượng phương Tây và Nhật Bản dưới sự bảo trợ của Oasinhtơn, hình thành trật tự thế giới hai cực làm đối trọng với Liên Xô và cả hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sau “chiến tranh lạnh”, Liên Xô sụp đổ, xuất hiện xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực ngay trong hàng ngũ đồng minh của Mỹ, đe dọa vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ. Trước tình hình đó, Oasinhtơn cần tạo dựng một đối thủ mới để tập hợp lực lượng xung quanh mình và do đó chọn Irắc là đối tượng để thể hiện vai trò siêu cường duy nhất trong trật tự thế giới mới sau “chiến tranh lạnh”. 

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc chiến tranh vựng Vịnh năm 1991. Trong cuộc chiến tranh Côn –Xô - Vô, các thế lực hiếu chiến theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới thiết lập “vành đai an toàn” từ Bancăng, qua Cápcadơ, đến Trung Á. 
Sau sự kiện ngày 11-9-2001, trong chương trình “chống khủng bố”, Mỹ phát động “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” nhằm vào Ápganixtan, lật đổ chế độ Taliban và xây dựng một chính phủ thân Mỹ tại đây. “Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” ở Ápganixtan chỉ là khởi đầu để Mỹ thực hiện tham vọng đánh chiếm bàn đạp nhằm chi phối vùng Trung Á, một khu vực chiến lược quan trọng cả về chính trị, quân sự và kinh tế. 

Trong cuộc chiến tranh Irắc (2003). Mỹ tiến hành chiến tranh lật đổ chính quyền của Tổng thống Xátđam Hutxen để hiện diện lâu dài tại một khu vực có vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế quan trọng ở Trung Đông, tiến tới xây dựng một “Trung Đông lớn” có ý nghĩa sống còn trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Trong thế giới ngày nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng và vẫn là nguồn gốc sản sinh các cuộc xung đột và chiến tranh do sự phân bố không đồng đều ở các khu vực và các quốc gia. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên các cuộc chiến tranh hiện nay. 

Trong đó nguồn tài nguyên chiến lược có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế Mỹ và các cường quốc cạnh tranh với Mỹ như Trung Cộng. Hiện diện quân sự ở Trung Đông, Trung Á và châu Phi là điều kiện để Mỹ có thể dùng dầu mỏ và các tài nguyên khác làm công cụ kiểm soát nền kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Nga và các nước khác. 
Phát động chiến tranh ở Nam Tư, Mỹ tạo bàn đạp để tiến sang Bắc Cápcadơ và Trung Á, nơi có nguồn dầu mỏ lớn thứ hai thế giới ở vùng biển Caxpi. Phát động chiến tranh để hiện diện lâu dài ở Ápganixtan, Mỹ dựng quốc gia này để khống chế khu vực Trung Á, cũng là nơi có nguồn dầu mỏ lớn. 

Đứng chân chi phối Trung Á, lót chỗ trong “sân sau” của Trung Cộng, Mỹ theo đuổi tham vọng làm chủ Ấn Độ Dương, khống chế Iran, mở đường tiến sát biên giới Nga, gạt bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc, Pakixtan và Ấn Độ ra khỏi khu vực này. Hiện nay, Mỹ, Trung Quốc, Nga và các nước khác tranh giành tài nguyên, trước hết là dầu mỏ và khí đốt ở Trung Đông, châu Phi, châu Á và ở hai địa cực của Trái đất là Bắc Cực và Nam Cực. 
Thời gian gần đây, Mỹ đã quay trở lại biển Đông trong một chương trình bình ổn khu vực. Thực chất ra sao, có gì ẩn chứa trong việc quay trở lại lần này?

Chủ đề được nhắc lại nhiều lần của Chính quyền Tổng thống Obama là cam kết trở lại khu vực châu Á. Phá vỡ tiền lệ, chuyến thăm chính thức đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Clinton là đến Châu Á. Mỹ đã tiếp tục thắt chặt các mối quan hệ với các đồng minh quan trọng và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với các quốc gia châu Á đang lên như Ấn Độ và Indonesia. 
 
Washington đã đánh cuộc vào New Delhi. Hai nước đã tăng cường đối thoại song phương trước đây vốn rất hời hợt về một loạt các vấn đề ở Châu Á, và bây giờ đang có kế hoạch đưa cả Nhật Bản vào tiến trình này. 

Hiệp định thương mại tự do Hàn – Mỹ sắp được Quốc hội Mỹ thông qua. Hiệp định thương mại đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến triển, và một vài quốc gia Đông Nam Á đã có ý muốn tham gia vào mối quan hệ đối tác này. Cho thấy Mỹ đã đảo ngược quan điểm thờ ơ và đôi khi đối kháng của Mỹ đối với các tổ chức đa phương khu vực.

Sự trở lại này đòi hỏi một sự tương tác trên diện rộng hơn nữa với Trung Quốc. Như Ngoại trưởng Clinton gần đây có viết “Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương mang lại nhiều thử thách và hệ lụy nhất mà Mỹ đã từng phải đối phó.” . 

Như vậy sự quay trở lại biển Đông có thể được hiểu là ngăn chặn mũi nhọn Trung Cộng tại khu vực này.
 
b.Trung Cộng:

Trung Cộng là một trong những nước có nền kinh tế vượt qua những ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu trong những năm gần đây, với tốc độ tang trưởng GDP chính thức là 6%. Trung Cộng sẽ sớm vượt qua Nhật Bản đã trở thành một cực có đối trọng và đầy vị thế trong thế giới đa cực mới hình thành.

Mặc dù có nhiều tư tưởng cho rằng thực chất hiện nay là sự cân bằng có cạnh tranh giữa 2 quốc gia Mỹ và Trung Cộng. Tác giả không tán thành ý kiến trên, tuy nhiên một tương lai hình thành là điều có thể suy luận được. Khi tính số tiền làm ra và khối lượng hàng hóa sản xuất và xuất khẩu được. Hay là chính sách thắt hầu bao người dân, để đầu tư gây ảnh hưởng.

Là một quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, do số dân đông và chi tiêu quân sự đứng thứ hai trên thế giới, sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới, có một chương trình không gian tiến bộ, trở thành quốc gia đứng thứ 3 trong việc đưa người vào không gian. Mới đây nhất Trung Cộng đã dùng tên lửa đạn đạo để bắn hạ một vệ tinh thời tiết củ khiến Mỹ và các nước Tây Âu e ngại.

Có nền văn hóa lớn, cộng với số dân đông, nên lan tràn khắp nơi trên thế giới, số lượng người Trung Cộng định cư ở các nước khác cũng chiếm vị trí đầu bảng trong tổng số người của các quốc gia nhập cư.

Là một quốc gia có tham vọng bành trướng với tư tưởng làm chủ thế giới. Trung Cộng đang ngày đêm nổ lực để trở thành một cường quốc kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu này và để có một nguồn cung tài nguyên thiên nhiên ổn định và chủ động, Trung cộng đã tăng vổn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI), đầu tư vào các khu vực Châu Phi và Mỹ la tinh. Nền tảng của những mỗi quan hệ lớn mạnh giữa Trung Cộng và các quốc gia cung cấp tài nguyên là sự hợp tác kinh tế toàn cầu và trong khu vực, tạo ra những mỗi liên kết đa chiều và những liên kết ràng buộc. Ràng buộc ở đây nên đặt trong nhảy kép, tác giả không muốn mạo hiểm khi dùng từ, tuy nhiên hiện nay các nhà kinh tế hàng đầu trên thế giới đã ngầm hiểu có một sự liên kết khó nói. Các mỗi quan hệ được tạo ra bởi các nước có tài nguyên thiên nhiên và sơ chế chúng thành các sản phẩm dạng thô rồi xuất khẩu tại thị trường OECD. Trong hệ thống toàn cầu này, hơn một thế kỷ qua Trung Cộng đang là một đầu mối sản xuất và chế tạo chính trên thế giới.

Thời gian gần đây, với khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và đảng trị, cộng với thái độ mạnh bạo, hung hang đối với các nước trong khu vực đã làm cho các nước này rất lo ngại. Trung Cộng cũng tỏ ra không khoan nhượng trong cách hành xử với Nhật Bản, trong chủ đề hạt nhân với Bắc Hàn và trong quan hệ với Hoa Kỳ.

Khát vọng vươn tới vị thế siêu cường quân sự của Trung Quốc là rất rõ ràng. Nước này ngày càng tự tin với mục tiêu trở thành cường quốc quân sự trong khu vực, đồng thời bộc lộ rõ tiềm lực ngày càng mạnh để có vai trò đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, rút ra bài học từ cuộc chạy đua vũ trang điên rồ và sự sụp đổ đột ngột của Liên Xô, Trung Quốc dường như đang tìm được sự cân bằng tối ưu giữa hiện đại hóa quân đội và phát triển kinh tế. Nhờ kinh tế bùng nổ, Trung Quốc đã trang bị cho mình một ngân sách quân sự xứng tầm với các khát vọng cường quốc của mình.

Từ năm 1996, ngoại trừ năm 2003, Trung Quốc đã tăng ngân sách quốc phòng từ 10% trở lên mỗi năm tính theo giá trị thực. Mặc dù tuyên bố đã giảm chi tiêu quốc phòng so với các năm trước (17,6% năm 2008 và 17,8% năm 2007), song xét trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, phân bổ này cho thấy Trung Quốc vẫn dành cho quốc phòng một sự chú ý đặc biệt.

Trung Quốc trang bị một lực lượng hải quân được đánh giá là “đáng tin cậy”, với 55 tàu ngầm chiến đấu và nhiều chiến hạm mang tên lửa định vị hướng tới các vùng ven biển phía nam và phía đông nước này. Các chuyên gia ngày càng tính toán hệ lụy của chương trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc đối với Mỹ xét ở góc độ chiến lược. Trung Quốc hiện đang đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống vũ khí tinh vi, gồm tên lửa đạn đạo tầm trung, máy bay chiến đấu và các hệ thống cảnh báo sớm. Thách thức đối với Trung Quốc trước hết là làm sao hạ thấp khả năng vận hành của hệ thống quân sự của cường quốc Mỹ, vốn dựa chủ yếu vào công nghệ thông tin, trong một cuộc xung đột vũ trang, chẳng hạn tại eo biển Đài Loan.

Lặng lẽ nhưng quyết đoán, trên một dải đất trải dài từ Chilê đến Cuba, Trung Quốc đang vận cơ bắp ở giai đoạn phôi thai của cái mà giới phân tích quân sự và các cơ quan tình báo gọi là “hình thành một phe” thách thức Washington về chính trị và chiến lược ngay tại sân sau của siêu cường duy nhất thế giới này. Món cốc tai kinh tế – ngoại giao này nhìn chung được pha chế từ các mối liên hệ chính trị và quân sự đáng lưu ý mà nếu xét về quy mô, đã để lộ những toan tính bành trướng mới chớm của Trung Quốc và phát đi những bước sóng khiến Washington không khỏi lo ngại.
Tuy nhiên Trung Cộng cũng chứa đựng những bất ổn và có những bất ổn có thể là nguyên nhân trí mạng cho chính thể CS này trong nay mai. Đó là:
Đảng cộng sản Trung Quốc đang trực diện sự phá sản của liên minh công nông và sự dối trá về những thành tích kinh tế có thể dẫn đến sự đào thải của chính họ.

b1: Bất ổn trong giai tầng bị trị:
Mâu thuẩn giữa chính quyền và người dân ngày càng tăng về số lượng và ngày càng nhiều vụ bạo luạn xãy ra… Cho thấy con đường vươn tới tham vọng của Trung Cộng ngày càng bộc lộ những vết lở loét.
Nhắc lại, mỗi năm có ít nhất 500.000 cuộc nổi dậy của nông dân chống lại sự hà hiếp và chiếm đất canh tác. Nhưng không ai biết có bao nhiêu cuộc đình công của công nhân. Nông dân chỉ nổi lên chống lại một bất công hay một đàn áp, khi được thỏa mãn sự chống đối cũng xẹp theo. Ngược lại sự bất mãn của công nhân nguy hiểm hơn, vì vừa dai dẳng vừa ảnh hưởng dây chuyền : nơi này gặt hái được kết quả thì nơi khác sẽ bắt chước làm theo, chính quyền sẽ không giải quyết nổi và dẫn đến bế tắc.

b2: Bất ổn trong kinh tế
- Một khoản nợ khổng lồ đang nằm ở các chính quyền địa phương
Số liệu mới nhất cho thấy, Chính phủ Trung Quốc mang số nợ trị giá 1,03 nghìn tỷ USD tính tới cuối năm 2010. Mức nợ này tương đương khoảng 17% GDP của Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ của các nước như Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế lớn của châu Âu. Trong đó nợ của các chính quyền địa phương và nhiều cơ quan ngân hàng quốc doanh đang hạn chế lựa chọn của Bắc Kinh trong việc chống lạm phát. Bởi nếu tính tất cả các số nợ này, gánh nặng nợ nần của Trung Quốc gấp hơn ba lần tổng số nợ bình thường hiện nay. 
Nếu cộng tất cả các số nợ của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước với nợ chính phủ chính thức của Trung Quốc, thì tổng nghĩa vụ nợ của Bắc Kinh lên tới 3,55 nghìn tỷ USD, tương đương 59% GDP.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những con số này còn chưa tính hết những khoản nợ xấu phát sinh trong thời kỳ bùng nổ tín dụng suốt 2 năm qua ở Trung Quốc. Bởi vậy, nếu tính cả những khoản này, thì tổng nghĩa vụ nợ của Chính phủ Trung Quốc có thể lên tới 75-77% GDP.

- Đầu tư quá tải
Mục đích dùng đầu tư khổng chế thị trường và tạo vị thế chính trị trong khu vực… Trung Cộng đã dốc hầu như toàn bộ vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước và quốc tế… Điều này càng đẫy nhanh lạm phát, thúc đẫy một cuộc khủng hoảng kinh tế mới tại đây.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua các phi trường tuyệt vời nhưng trống rỗng, những con tàu cao tốc siêu hiện đại nhưng cũng trống rỗng, đồng thời những con tàu này cũng chia bớt khách của 45 sân bay. Bên cạnh đó là những xa lộ không dẫn đến đâu, những tòa nhà công sở mới, các thành phố không người ở, những tòa nhà cao tầng bằng nhôm mới toanh nhưng đóng cửa im ỉm.
Đầu tư quá tải còn hiện diện trong lĩnh vực nhà ở hạng sang, các công trình thương mại. Trong ngành xe hơi, năng lực sản xuất vượt quá mức tiêu thụ, và tình trạng này ngày càng tăng trong sản xuất thép và xi măng. Trước mắt, thì việc bùng nổ đầu tư sẽ nuôi dưỡng lạm phát, vì việc duy trì phát triển cần tiêu thụ nhiều nguồn lực.

- Dự trữ ngoại hối khổng lồ
Đồng Nhân dân tệ của Trung Cộng đã tăng lên mức cao kỷ lục so với đồng USD, thiết lập tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 6,4988 Nhân dân tệ/USD, tăng 0,15% so với mức 6,5003 trước đó. Kể từ đầu năm đến nay, đồng Nhân dân tệ đã tăng gần 1,9% so với đồng bạc xanh. 
Tuy nhiên, việc chuyển sang thả nổi đồng Nhân dân tệ sẽ khiến lạm phát tăng cao và ảnh hưởng tới lợi ích của các công ty xuất khẩu. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định toàn cầu, nguy hại hơn so với vị trí đứng đầu thế giới của Trung Quốc trên lĩnh vực dự trữ vàng và ngoại tệ. 

- Đối đầu với siêu lạm phát
Những chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Cộng và việc đầu tư... dẫn đến siêu lạm phát là điều mà chính phủ Trung Cộng phải đối mặt. Mặt dù Chính phủ Trung Cộng cho đến nay vẫn đưa ra nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát nhưng nhiều trong số đó thực chất được đưa ra để che giấu lạm phát. Biện pháp kiểm soát giá cả?... Không thể giải quyết được vấn đề lạm phát, bởi vì những biện pháp này chí là liều thuốc cắt cơn của một con nghiệt vổn chí thích " lề thói" quan liêu của một chế độ.
b3:Bất ổn giữa cac vùng miền và các sắc tộc:

Trung Cộng không mang danh xưng liên bang nhưng lại là tập hợp của các sắc tộc bị xâm lược chung quanh nước chủ nhà Đại Hán. Nó không có các “cộng hoà tự trị” nhưng có các “khu tự trị” luôn sục sôi sự bất mãn như có thể thấy qua tình hình tại Tây Tạng và Tân Cương. Một khi chính quyền trung ương yếu đi thì phong trào ly khai sẽ nổi lên, từ Tây Tạng, Tân Cương cho đến Mãn Châu…

Trong khi đó thì thể chế chính trị CS Trung Cộng chỉ phục vụ một thiểu số đặc quyền và cái chính quyền xưng là “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” chẳng dính dáng chút nào đến nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa cộng sản đã lỗi thời và Đảng cộng sản Trung Quốc đang bám vào tinh thần ái quốc kiểu Đại Hán. Nhà nước Trung Quốc cấm mọi cuộc biểu tình, trừ các cuộc biểu tình thể hiện tinh thần Đại Hán, có thể thấy qua phản ứng của thanh nhiên nước này sau các vụ va chạm với Nhật tại hòn đảo tranh chấp Điếu Ngư. 

Căng thẳng sắc tộc phức tạp ở quốc gia này cũng là một ngòi nổ của bạo loạn. Những vụ đánh bom liên tiếp trong 3 tuần qua nhắm vào các trụ sở chính quyền ở Trung Quốc, cuộc biểu tình của hàng trăm sinh viên Mông Cổ ở phía bắc Nội Mông, hàng loạt cuộc đụng độ giữa những lao động di cư và cảnh sát ở thành phố Quảng Châu… tất cả đang phản ánh rõ sự giận dữ và bất mãn của dân chúng đối với chính phủ Trung Quốc…
Nguyên nhân chung của bạo loạn ở bất cứ xã hội nào trên thế giới đều bắt nguồn từ sự bất công và thiếu dân chủ. Một liên minh đặt trên lợi ích của một nhóm thiểu số theo xu hướng Đại Hán không thể giành được sự úng hộ của đa số thành viên, cộng với chính sách kinh tế hiện nay, xu hương chính trị thời đại của Trung Cộng đã gây ra những chi phí tốn kém cho lĩnh vực an ninh nội địa, sự trỗi dậy của phong trào li khai trong một số khu vực đã cho thấy rõ điều đó. 

Với diện tích của những dân tộc thiểu số cứng đầu cứng cổ chiếm đến 60% lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – Tây Tạng và Tân Cương chiếm đến một nửa lãnh thổ Trung Quốc – vấn đề an ninh nội địa của họ lớn gấp nhiều lần so với nước láng giềng là Ấn Độ.

Người Uighurs, người Tây Tạng và người Mông Cổ ở Trung Quốc đang đứng trước một sự lựa chọn quyết định: Chiến đấu để giành lại quyền của mình hay là sẽ bị tụt xuống ngang với địa vị người thổ dân ở Mỹ. Dù có hay không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì việc càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng đứng lên thách thức chính sách cổ lỗ nhằm nô dịch về mặt kinh tế và sắc tộc kéo dài đã hàng chục năm của Trung Quốc cũng cho thấy chính sách, tương lai của CS Trung Cộng sẽ chẳng thể nào có được hậu vận tốt đẹp....
C: Nga:

Trong những năm 1950, nhiều người Mỹ đã tỏ ra lo ngại Liên Xô sẽ vượt qua Mỹ trở thành cường quốc đứng đầu thế giới. Liên Xô có lãnh nhất thế giới, dân số lớn thứ ba thế giới, và nền kinh tế lớn thứ hai thếgiới, và là nước sản xuất nhiều dầu và khí nhiều hơn cả Ả-rập Xê-út. 

Hơn thế nữa, Liên Xô sở hữu gần một nửa số vũ khí hạt nhân của thế giới, có số quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhiều hơn Mỹ, sốngười được triển khai tham gia nghiên cứu và phát triển nhiều nhất. Nước này thử thành công bom hydro năm 1952, chỉ sau Mỹ một năm, và là nước đầu tiên phóng vệ tinh lên vũ trụ năm 1957. Nikita Khrushchev từng khẳng định ngay từ năm 1959, Liên Xô sẽ vượt qua Mỹ vào năm 1970, hoặc cùng lắm là năm 1980. Đến cuối năm 1976, Leonid Brezhnev nói với tổng thống Pháp rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ thống trị thế giới vào năm 1995. Những dự đoán đó càng được củng cố bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 5-6% và tỷ trọng sản lượng toàn cầu của Liên Xô tăng từ11% lên 12,3% giai đoạn 1950-1970.

Tuy nhiên, rồi sau đó tăng trưởng và tỷ trọng sản lượng toàn cầu của Liên Xô bắt đầu bước vào thời gian dài suy giảm tệ hại. Năm 1986, Mikhail Gorbachev cay đắng thừa nhận nền kinh tế Liên Xô là "vô cùng rối loạn. Chúng tôi đã tụt hậu trong tất cả các chỉ số". Một năm sau đó, Bộtrưởng Ngoại giao Eduard Shevardnadze nói với cấp dưới của mình, "các bạn và tôi đại diện cho một đất nước vĩ đại mà 15 năm qua ngày càng mất đi vị thếlà một trong những quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu".

Ngẫm lại thấy không khỏi ngạc nhiên vì những đánh giá quá thiếu chính xác của phương Tây về sức mạnh Liên Xô. Cuối những năm 1970, "Ủy ban các mối nguy hiểm hiện tại" cho rằng sức mạnh của Liên Xô sẽ vượt Mỹ, và cuộc bầu cử năm 1980 thực sự đã phản ánh những nỗi lo sợ đó. Tuy vậy, năm 1991, Liên Xô đã sụp đổ. Liên Xô tan rã khiến Nga bị thu hẹp đáng kể về lãnh thổ (76% diện tích của Liên Xô), về nhân khẩu (50% dân số Liên Xô), về kinh tế (45% sản lượng của Liên Xô), và về sĩ quan quân sự (33% của lực lượng vũ trang Liên Xô). Bên cạnh đó, quyền lực mềm của tư tưởng mà Liên Xô theo đuổi cũng yếu đi rất nhiều.

Tuy nhiên, Nga vẫn có gần 5.000 vũ khí hạt nhân được triển khai, và lực lượng vũ trang hơn một triệu người, dù chi tiêu quân sự chỉ chiếm 4% thế giới (so với 40% của Mỹ), và khả năng mở rộng sức mạnh ra toàn cầu bịtiêu hao nghiêm trọng.

Về nguồn lực kinh tế, GDP 2,3 nghìn tỷ USD của Nga chỉ bằng 14% của Mỹ, và thu nhập bình quân đầu người 16.000 USD (tính theo ngang giá sức mua) gần bằng 33% của Mỹ. Nền kinh tế nước này phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu khí, với công nghệ cao chỉ chiếm 7% hàng xuất khẩu (so với 28% của Mỹ).

Về sức mạnh mềm, mặc dù sức hấp dẫn của văn hóa Nga truyền thống, Nga đã không còn nhiều ảnh hưởng trên trường quốc tế. Như nhà phân tích người Nga Sergei Karaganov từng nói, Nga phải sử dụng "sức mạnh cứng, bao gồm lực lượng quân sự, vì nước này đang sống trong một thế giới nguy hiểm hơn nhiều và không có ai giúp đằng sau, Nga chẳng còn mấy sức mạnh mềm - tức sức hấp dẫn về xã hội, văn hóa, chính trị, và kinh tế".
Nga không còn hệ thống kế hoạch hóa tập trung cồng kềnh. Khảnăng chia rẽ sắc tộc, dù vẫn còn là nguy cơ, nhưng đã giảm đi. Trong khi người dân tộc Nga chỉ chiếm 50% dân số Liên Xô, họ hiện chiếm khoảng 81% Liên bang Nga.

Các thể chế chính trị cần thiết cho một nền kinh tế thị trường hiệu quả phần lớn đều thiếu, và tham nhũng tràn lan. Chủ nghĩa tư bản của Nga không thể đảm bảo các cơ chế hiệu quả để tạo ra niềm tin trong các quan hệ thị trường. Hệ thống y tế công cộng lộn xộn, tỷ lệ tử vọng ở trẻ sơ sinh tăng, và tỷ lệ sinh giảm. Nam giới Nga thọ trung bình 59 tuổi - quá thấp với một nền kinh tế phát triển.

Các ước tính của các nhà nhân khẩu học Liên Hợp Quốc chỉ ra, dân số Nga có thể sẽ giảm từ 145 triệu người hiện tại xuống còn 121 triệu người vào giữa thế kỷ này.
Nước Nga đang đứng trước nhiều ngã rẽ. Ở một thái cực, có người coi Nga là một nền cộng hòa công nghiệp phiến diện, với các thể chế tham nhũng, các vấn đề dân số và sức khỏe không thể khắc phục; và tất cả sẽ khiến sự đi xuống trở thành khó tránh khỏi.

Chính phủ thiếu hiệu quả và tham nhũng tràn lan đang khiến quá trình hiện đại hóa trở nên hết sức khó khăn. Peter Even, chủ tịch Ngân hàng Alfa, nhận xét, "về kinh tế, nước Nga có vẻ ngày càng giống Liên Xô, quá phụ thuộc vào dầu, họ cần vốn và cần cải cách nghiêm túc, trong khi gánh nặng xã hội đang rất lớn. Trì trệ là nguy cơ lớn". Một nhà kinh tế Nga thẳng thắn hơn rằng, "không hề có đồng thuận ủng hộ hiện đại hóa".

Dù kết quả sẽ như thế nào, vì sức mạnh hạt nhân còn dư, vốn nhân lực lớn, trình độ công nghệ thông tin cao, và vị trí nằm trên cả lục địa Á-Âu, Nga sẽ có nhiều nguồn lực để gây ra các vấn đề hoặc tạo ra những đóng góp to lớn cho một thế giới toàn cầu hóa.

Mặt khác Moscow đang rất muốn thiết lập lại sức mạnh thần kỳ của quân đội, trên thực tế, họ đã hứa chi 730 tỉ USD để trang bị lại các lực lượng vũ trang của mình với các loại vũ khí của thế kỷ 21 cho tới năm 2020.

Theo kế hoạch này, quân đội Nga sẽ tiếp nhận 1000 máy bay trực thăng mới, 600 chiến đấu cơ và 100 tàu chiến, bao gồm cả các hàng không mẫu hạm và 8 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Việc tăng cường dần lực lượng vũ trang cũng nhắm đến một thế hệ các tên lửa xuyên lục địa thế hệ mới và các hệ thống phòng không tân tiến. 
 
Bên cạnh sự giảm dần số lượng cũng như giảm sự phụ thuộc vũ khí của Trung Cộng và Nga, buộc nhà nước này phải thay đổi chiến lược xuất khẩu mặt hàng quân sự, vốn đã là một thế mạnh có từ thời Liên Xô cũ. 

Không khác gì với các quốc gia kề cận, sự trổi dậy của Trung Cộng ít nhiều đều gây nguy hại và an ninh khu vực đối với Nga, trực tiếp và giản tiếp qua các nước Cộng Hòa thân Nga.

Không thể để Trung Cộng trổi dậy một cách tự nhiên, bản thân Nga cũng phải tìm một hướng đi phù hợp, chính lúc này buộc phải có một thay đổi hoạc điều chỉnh về mặt quân sự, cũng như kinh tế trước hàng hóa Trung Cộng ồ ạt đưa vào nội địa.

Theo thông tin tổng hợp từ báo chí như sau:

Mátxcơva đã thể hiện thái độ "không mặn mà" trong việc bán các hệ thống tinh vi nhất cho Bắc Kinh, vì lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ và sau đó xuất khẩu sản phẩm của riêng mình.

“Bản chất của mối quan hệ chuyển giao vũ khí này sẽ ngày càng thể hiện tính cạnh tranh hơn là hợp tác”, Paul Holtom, người đứng đầu chương trình chuyển giao vũ khí của SIPRI, nhận định.

Mặt khác Nga cũng đang lo sợ sự lấn dần của Nato, để đối phó với tình huống này Nga ngày đêm nung nấu tư tưởng tạo dựng một khối cộng đồng chung Đông Âu, hay tạm gọi là Nato Đông Âu, cùng với việc lôi kéo Ấn Độ và Afganistan và các nước thuộc khu vực này.

d: NATO:

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, vổn là một liên minh quân sự thành lập năm 1949 bao gồm Hoa Kỳ (Mỹ) và một số nước ở châu Âu. Trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ, và tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài.

Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20. Đó chính là lí do mà nước Nga bây giờ vẫn đóng quân ở Moldova, Gruzia và vẫn tiếp tục muốn thuê Sevastopol của Ukraina cho hạm đội Biển Đen để NATO không thể kết nạp được các quốc gia này vào. Và đó cũng là lí do mà tại hội nghị thượng đỉnh Bucharest 2008 vừa qua, NATO đã loại bỏ chương trình hành động thành viên (MAP) cho Ukraina và Gruzia.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, tổ chức có những liên kết với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khối Warszawa đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia.Từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, NATO tập trung vào những thử thách mới trong đó có đưa quân đến Afghanistan và Iraq.

Với Chi phí quân sự chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Hoa Kỳ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới. Luôn là mỗi đe dọa lớn cho các khối đối lập cận kề.
Việc thu nhận thêm một quốc gia Hồi giáo, sau Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ lôi kéo sự chú ý và tăng tính đa dạng của Nato vốn ra đời hồi đầu Chiến tranh Lạnh để bảo vệ các xã hội dân chủ Phương Tây.

Trước mắt, có vẻ như Hoa Kỳ, nước lãnh đạo hàng đầu của Nato đạt được ít nhiều thỏa thuận hòa hoãn với Nga.

Nhưng thách thức chính của Nato vẫn là cuộc chiến Afghanistan. Theo phóng viên chuyên về ngoại giao của BBC, Jonathan Marcus, Nato sẽ không chấp nhận thất bại trong việc công cuộc bình đình nổi dậy ở Afghanistan.

Rõ ràng là sức mạnh và khả năng giải quyết chiến trường này cũng là điều Nato đang thiếu. Việc vươn sang chiến trường Nam Á cũng đặt ra câu hỏi Nato có muốn trở thành một liên minh quân sự có tầm hoạt động toàn cầu, hay chỉ thực sự lo khu vực Đại Tây Dương như chính cái tên của khối cho thấy.

Cho thấy càng mở rộng thì Nato càng phải cố gắng đảm bảo đoàn kết nội bộ.Thái độ bị cho là mềm quá với Nga của Đức và Pháp trong cuộc chiến Gruzia khiến các tân thành viên như Ba Lan, CH Czech không hài lòng. Hay cho thấy những rạn nứt đang tiềm ẩn trong khối quân sự này....

e: Ấn Độ

Trong bài “Tournament of shadows” đăng trên The Indian Express, C. Raja Mohan, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại Delhi, cho rằng khác với quá khứ, Ấn Độ giờ không cần phải là một khán giả thầm lặng trước những thay đổi về cán cân quyền lực quanh mình. Ấn Độ hiện đang ở vị trí có thể chi phối phương hướng và định hình về nội dung của sự thay đổi cấu trúc tại Châu Á, đồng thời nâng cao vị thế của chính mình như một cường quốc.

Kinh tế Ấn Độ đã phát triển nhanh: từ 6,7% trong năm tài chính 2008-2009 lên 7,4% trong tài khóa 2009-2010, nhờ tăng tiêu dùng trong nước và chính sách kích thích kinh tế. Báo cáo kinh tế giữa kỳ của Bộ Tài chính ở New Delhi dự báo kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng 9% trong tài khóa 2010-2011 (bắt đầu từ 1/4/2010). Thủ tướng Manmohan Singh hy vọng kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 9-10% trong vòng 25 năm tới. Trong báo cáo tháng 11/2010, ngân hàng Standard Chartered cho rằng Ấn Độ có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Trung Cộng ngay từ năm 2012 và trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, với GDP 30.000 tỷ USD vào năm 2030.

Tuy kinh tế phát triển nhanh trong những năm gần đây, lạm phát cao đang đe dọa triển vọng tăng trưởng gần hai con số của Ấn Độ và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, trong bối cảnh kinh tế phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu, khu vực nông nghiệp còn mong manh và nhiều vấn đề cơ cấu vẫn tồn tại. Chính phủ Ấn Độ hiện đang bị kẹt giữa các chính sách xã hội vì người nghèo và những nguyên tắc của kinh tế thị trường, khi vừa phải đối phó với lạm phát vừa tìm cách tranh thủ lá phiếu của cử tri, vừa cắt giảm đói nghèo vừa duy trì ổn định chính trị trong những năm tới.

Về quân sự, mặc dù Ấn Độ có lịch sử quân sự lâu đời, tuy nhiên quân lực hiện tại được xây dựng trong thế kỷ 19 thời kỳ Anh đang cai trị Ấn Độ. Lục quân Ấn Độ, là lực lượng đã được biết đến và tham gia chiến đấu ở cả hai cuộc Đại chiến thế giới. Trong Đệ nhị Thế chiến, quân của Ấn Độ đã đóng vai trò chính trong việc cản trở, hạn chế sự phát triển của Đế quốc Nhật và cũng tham gia chiến đấu trong một số trận trên mặt trận theo trục bắc Phi và Ý.

Quân đội Ấn Độ đã có nhiều thành công trong quân đội Anh - Ấn, sau đó là việc giành lập cho Ấn Độ năm 1947. Lực lượng vũ trang Ấn Độ đã tham gia chiến đấu trong cả 3 cuộc chiến tranh chống lại Pakistan và cuộc chiến tranh chống lại Trung Cộng. Quân đội Ấn Độ cũng tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và hiện nay đứng thứ 2 trong các nước có quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình. Quân đội Ấn Độ có số quân đông thứ 3 trên thế giới.

Giờ đây, xu thế đang thay đổi. Các nhà chiến lược ngày càng "gán" một vai trò lớn hơn cho bộ chỉ huy miền đông trong chiến lược hải quân và chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Động thái này một phần bắt nguồn từ nhận thức về sự hiện diện hải quân của Trung Cộng ở Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, nó cũng là một phần của nỗ lực kéo dài hai thập niên qua mà Ấn Độ thực hiện tập trung vào ngoại giao, kinh tế và sức mạnh quân sự trong chiến lược tổng thể gọi là "Hướng Đông". Bên cạnh đó, định hướng hướng đông mới của hải quân Ấn Độ còn nhằm mục tiêu tạo lập cho nước này vị thế là một người chơi quan trọng trong cấu trúc an ninh mới nổi của châu Á - Thái Bình Dương.

Hải quân Ấn Độ đứng thứ năm thế giới với ba bộ chỉ huy chính miền tây, miền đông và miền nam. Bộ chỉ huy miền đông đóng ở Visakhapatnam thuộc Andhra Pradesh là căn cứ của lực lượng tàu ngầm hải quân Ấn Độ. Một đơn vị chỉ huy chung thành lập năm 2001 tại Cảng Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar.

Bộ chỉ huy hải quân miền đông được tăng cường đáng kể trong vài năm gần đây. Năm 2005, đơn vị này có 30 tàu chiến. Sáu năm sau đó, con số này tăng lên 50 - gần bằng 1/3 toàn bộ sức mạnh hạm đội của Hải quân Ấn Độ - và sẽ tiếp tục tăng hơn nữa.
Tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ INS (Indian Naval Ship) Viraat sẽ được bàn giao cho bộ chỉ huy miền đông sau khi INS Vikramaditya (nâng cấp từ tàu sân bay của Nga mang tên Đô đốc Gorshkov) gia nhập bộ chỉ huy miền tây. Toàn bộ năm tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường lớp Rajput (nâng cấp từ các phiên bản tàu khu trục lớp Kashin của Nga) từng ở bộ chỉ huy miền tây cũng đã gia nhập hạm đội miền đông.

Con tàu duy nhất mà Hải quân Ấn Độ mua từ Mỹ, tàu đổ bộ USS Trenton, giờ đây đổi tên thành INS Jalashwa, đã thuộc về bộ chỉ huy miền đông. Nó sẽ sớm hoạt động chung với các tàu khu trục tàng hình sản xuất nội địa INS Shivalik, INS Satpura và INS Sahyadri cũng như máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-8I Poseidon sản xuất ở Mỹ và tàu chở dầu mới mua từ Italy, INS Shakti.

Bộ chỉ huy miền tây cũng sẽ chịu trách nhiệm về các tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ. INS Arihant, trong quá trình thử nghiệm trên biển đã được xây dựng ở Visakhapatnam. Hai tàu ngầm hạt nhân khác cũng đang được chế tạo tại đây. Bộ chỉ huy này có các căn cứ ở Visakhapatnam và Kolkata, cũng như sẽ sớm có một căn cứ mới ở Tuticorin và Paradeep. Ngoài các sân bay quân sự hải quân ở Dega và Rajali, bộ chỉ huy miền đông đã có thêm một sân bay mới là INS Parundu tại Uchipuli, nơi triển khác các máy bay do thám không người lái. Thông tin trên các phương tiện truyền thông đã bóng gió về một căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở đâu đó gần Visakhapatnam. Mang mật danh Varsha, dự án này vẫn nằm trong diện phải giữ kín.

Khoảng cách giữa các bộ chỉ huy miền tây và miền đông dường như thu hẹp dần. Trong bối cảnh gia tăng ảnh hưởng và sức mạnh của bộ chỉ huy miền đông, Hải quân Ấn Độ gần đây đã ra quyết định thăng cấp cho các tướng lĩnh miền đông ngang hàng với các cộng sự tại bộ chỉ huy hải quân miền tây.

Bờ biển phía đông Ấn Độ giáp với sáu quốc gia ven biển: Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Indonesia - xuyên qua Vịnh Bengal. Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ nằm giữa bờ biển phía đông và Eo biển Malacca.

Trung Cộng, dù không phải là quốc gia ven biển nằm trong Vịnh Bengal hay Ấn Độ Dương, nhưng đang ngày càng củng cố sự hiện diện của mình trong các khu vực này bằng cách xây dựng các mối quan hệ chính trị, kinh tế và quốc phòng mạnh mẽ với các nước ven biển, bao gồm cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cảng hải quân/thương mại với hai mục đích sử dụng (dân sự và quân sự).

Bên cạnh Gwadar ở Pakistan nằm trong Biển Ảrập, Trung Cộng còn đang xây các cảng ở Hambantota thuộc Sri Lanka và Chittagong ở Bangladesh. Tại Myanmar, họ tiến hành nâng cấp một số cảng ở Sittwe, Kyaukpyu, Bassein, Mergui và Yangon, đồng thời xây dựng những cơ sở radar, tiếp nhiên liệu tại những căn cứ hải quân ở Hainggyi, Akyab, Zadetkyi và Mergui.

Sự hiện diện của Trung Cộng ở các cảng này hiện tại có thể là vô hại. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích Ấn Độ cảnh báo rằng, Bắc Kinh có thể sử dụng những cảng họ đầu tư cho mục đích quân sự hoặc chiến lược. Giới phân tích nói, khi đã thiết lập ảnh hưởng vững chắc ở các nước này, những yêu cầu của Trung Cộng cũng sẽ dần có được.

Và điều ấy sẽ mang hải quân Trung Cộng tới Vịnh Bengal, Ấn Độ Dương. Trong khi giới phân tích tin là, Trung Cộng phải mất nhiều năm, nếu không phải là vài thập niên để đủ khả năng hỗ trợ và duy trì việc triển khai hải quân ở Ấn Độ Dương, thì rõ ràng là Ấn Độ đã chuẩn bị ứng phó bằng cách tăng cường bộ chỉ huy hải quân miền đông. Ngoài nỗ lực này, hải quân Ấn Độ còn xây dựng các mối quan hệ thông qua nhiều chuyến thăm cảng, diễn tập chung với hải quân các nước châu Á - Thái Bình Dương - trong đó có nhiều quốc gia "thận trọng" với Trung Cộng.

Theo giới phân tích, trong khi các cuộc tập trận hải quân chung nhằm mục tiêu phát triển khả năng tương tác giữa các hạm đội tham dự, thì động thái giữa hải quân Ấn Độ và một số quốc gia khác tại vịnh Bengal cũng còn là để gửi thông điệp tới hải quân Trung Cộng rằng tương lai hiện diện của họ ở Ấn Độ sẽ không phải là điều dễ dàng.

Trong khi chưa trở thành một người chơi chính ở khu vực, hoặc tầm ảnh hưởng còn mờ nhạt thì chuyện Ấn Độ chú tâm nâng tầm bộ chỉ huy miền đông đã thể hiện mong muốn, nỗ lực của nước này để trở thành quốc gia đóng vai trò quan trọng với việc định hình một trật tự mới nổi ở châu Á.

Còn tiếp...
 
Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn.
Lý Đông: ThanhNiênQuocNoi:tranvanhuy