Trong Trận Long Khánh (Tháng 4 năm 1975), Không Quân Việt
Nam Cộng Hòa có thả một quả bom đặc biệt, tiêu diệt cả Sư đoàn quân CSBV,
chặn đứng được cuộc tiến quân của chúng. Cho đến nay hãy còn nhiều câu hỏi
quanh quả bom này và nhiều câu trả lời chưa được chính xác.
- Tướng Trần Quang Khôi (Tư lệnh Lực lượng Xung Kích QĐ3) ghi lại rằng: chính Ông sử dụng 2 quả bom CBU của KQ Biên Hòa trên chiến trường Long Khánh để chặn đứng quân địch và giải cứu Chiến đoàn 52 /SĐ 18 BB của ĐT Dũng khỏi bị tiêu diệt..
- Khi trả lời các câu hỏi của Nhà báo Vũ Mạnh Hùng trong cuộc phòng vấn dành cho Đài truyền hình Little Saigon TV tại Santa Ana và Hệ thống Truyền hình VN VBN tại New Jersey, Tướng Lê Minh Đảo cho biết: Ông không cần biết VNCH còn mấy quả bom loại này, CQ cứ tấn công thì Ông sẽ tiêu diệt chúng; và các cấp chỉ huy CSBV đã nhiều lần đến Trại Tập trung để hỏi Ông về quả bom này mà họ cho là bom neutrons của Mỹ (?)
- Nhà báo Mỹ Alan Dawson trong ’55 days-The Fall of South VN’ thì ghi rẳng đây là các quả bom CBU được đưa từ Utapao đến Biên Hòa vào đầu tháng 4 năm 1975.
- Tác giả Chính Đạo (Tiến sĩ Sử học), trong tâp sách "55 ngày đêm cuộc xụp đổ của VNCH" ghi rằng, VNCH đã sử dụng cả CBU lẫn ‘Daisy Cutter’ (nghĩa là 2 loại bom khác nhau !) tại Mặt trận Long Khánh.
- Tác giả Nguyển đức Phương trong ‘Những Trận đánh Lịch
sử trong Chiến tranh VN 1963-1975 cho rằng: Tướng Toàn đã ra lệnh thả 2 quả
Daisy Cutter tại Trận Long Khánh và giải thích lý do chỉ 2 quả được thả (trong
số 5 quả còn lại) vì Hà nội phản kháng (!)
- Tác giả Trọng Đạt trong bài ‘Trận Xuân lộc Chiến thắng cuối cùng’ (Nguyệt San Việt Nam Online) có ghi khá nhiều chi tiết về các quả bom này kể cả tên (viêt tắt) của các phi công đã thả (xin xem phần dưới) các quả bom đặc biệt này.
- Viện Khoa Học Quân sự của CSVN thì ghi lại (theo tài
liệu của Dawson) là KQ VNCH đã thả 1 quả bom CBU-55 xuống Ngã ba Dầu Giây Long
Khánh vào ngày 21 tháng 4 năm 1975.
- Như vậy..quả bom thả tại Long Khánh là bom gì ?..Tác
dụng của các quả bom này đã khiến CS phài la hoảng..thì tại sao lại chỉ thả 1,
2 quả..và ai thả ?
Từ CBU
Chiến trường Việt Nam đã được xem là nơi Hoa Kỳ thử nghiệm
rất nhiều loại võ khí, từ võ khí quy ước đến những võ khí điện tử tối tân. Cũng
tại VN, Hoa Kỳ đã tiêu thụ được khá nhiều bom-đạn còn tồn trữ từ sau Thế chiến
thứ 2. Một trong những vũ khí được KQ HK sử dụng nhiều nhất là bom, và bom còn
được chia thành 2 nhóm: Bom khôn (Smart bomb) và Bom ngu (Dumb bomb). Bom
ngu, dĩ nhiên là do Phi công thả và do tài của Phi công để bom rơi trúng mục
tiêu, còn Bom khôn thì được điều khiển bằng laser, radar... để tự tìm đến mục
tiêụ
Một trong những sáng kiến về Bom mà các kỹ sư võ khí HK đưa
ra áp dụng tại VN là CBU hay Cluster Bomb Unit. Thật ra CBU chỉ là một áp dụng
của việc nghiên cứu về loại vỏ khí có tên là Rổ bánh mì Molotov (Molotov
bread basket) dùng năm 1937 trong Trận Nội chiến Tây Ban Nhạ Rổ bánh mì,
đơn giản, chỉ là một thùng lớn chứa nhiều quả bom nhỏ để khi phi cơ thả xuống,
thùng mở ra và rải các quả bom nhỏ trên một diện tích rộng lớn. Như thế Cluster
Bomb hày Bom chùm chỉ có mục đích là mở rộng vùng sát thương của Bom khi thả
xuống mục tiêụ.
Tại chiến trường VN, nhiều loại CBU đã được chế tạo : loại
chống bộ binh là loại thường được dùng nhất, rồi đến loại chống chiến xa, chống
các tiếp liệu quân sự.. có loại chứa đầy mìn và có loại chứa nhiên liệu đặc gây
cháy.
- CBU chống bộ binh cũng có nhiều loại như CBU-24 chứa 600
quả bom nhỏ cở trái banh golf, mỗi quả golf nhỏ này khi nổ còn phóng ra 300
mảnh thép nhỏ chứa bên trong; CBU-46 bom chùm dạng như quả dứa, khi nổ còn tung
mảnh ra xa hơn, vùng sát thương rộng hơn..Các loại CBU này thường được KQ HK sử
dụng khi bay tấn công đường mòn HCM..
- Một trong những loại CBU chống chiến xa được dùng tại VN
là MK-20 Rockeye, khi nổ sẽ phóng ra những bom nhỏ hình mũi tên dài 9 inches,
chứa đầu nổ có thể xuyên phá lớp vỏ thép của chiến xa.
- Về CBU chứa mìn: 2 loại chính dùng trên chiến trường VN
là Dragonteeth và WAAPM (Wide Area Anti Personnel Munition). Dragonteeth chứa
những mìn nhỏ có khả năng gây mất..chân binh sĩ địch khi nổ, nhưng không
gây..chết người còn WAAPM, được giử rất bí mật trong chiến tranh VN : WAAPM
được thả xuống trong các thùng nhựa plastic, khi chạm đất sẽ phóng ra các sợi
thép mỏng manh như chân nhện, nếu chạm vào sợi thép, mìn sẽ nổ.. Bom được dùng
thể thả vào các ổ phòng không của CSBV.
- Loại CBU thứ tư là là loại Bom chùm gây cháy (Cluster bomb
incendiary device). Loại bom này cũng có tên là Fuel Air Explosives CBU-55 là
bom thuộc loại này, chứa nhiên liệu propane : CBU-55 nặng 750 pound (khoảng 340
kg) gồm 3 ngăn: một ngăn chứa propane, một ngăn chứa hỗn hợp khí khác và một
ngăn chứa ngòi nổ. CBU-55 dài khoảng 2.3 m, đường kính 0.36 cm. Có 2 loại
CBU-55 : Loại thứ nhất CBU-55/B chứa 3 bom BLU-73A/B đặt chung trong Hệ thống
chứa SUU-49/B và loại thứ nhì là CBU-55 A/B chứa 3 BLU-73A/B trong thùng SU-49
A/B. Sự khác biệt là SUU-49B chỉ có thể thã bằng trực thăng hay phi cơ bay
chậm, trong khi đó SUU-49A/B có thêm vi đuôi xếp lại nên có thể thả bằng các
phi cơ bay nhanh như A-37, OV-10.. Các bom BLU nhỏ nặng khoảng 45 kg chứa
ethylen oxyde lỏng. Khi nổ bom sẽ làm văng các giọt ethylen, tạo thành một đám
mây nhiên liệu đường kính từ 17-25 m ở độ cao 2-3m. Đám mây này được kích hỏa
bằng một ngòi nổ.. tạo thành một quầng lửa gây ngạt do thiếu oxy cho các sinh
vật trong vùng.
Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam của Hà nội thì tại
Việt Nam CBU-55 đã được sử dụng tại chiến trường Quảng trị (1972) và tại Bến
Tre (tháng8-72) thả xuống ấp 1, xả Tam Phước và giữa tháng 7-1973, thả xuống
Giồng Trôm.. Cũng theo CSBV, thì CBU-55 cũng là quả bom thả xuống Xuân lộc
trong tháng 4 năm 1975?
Trong bài: ’Kỷ niệm nhỏ với Đồng đội Chiến trường xưa’ trên
Nguyệt San Việt Nam Online, Tác gỉa NgyThanh ghi lại như sau:
‘Khi chiến xa
T-54 của Cộng sản từ Tỉnh lộ 8B ở thôn Cam Võ trên bờ Bắc tràn qua sông Miếu
Giang, Bộ TTM QL VNCH bí mật cho phép sử dụng lần đầu tiên trên chiến
trường VN loại bom CBU-55. Trưa 1 tháng 5 năm 1972, sau khi ném ‘trái bom
nguyên tử bỏ túi’ vào đoàn xe tăng đang vượt cầu Đông Hà và làm cả đoàn xe chết
khựng ngay trên cầu, Thiếu úy phi công Nguyễn Hàn mang chiếc A-37 về
lại Phi đoàn 528 ở Đà Nẵng bình an. (Thiếu Úy Nguyễn Hàn sau đó đã hy sinh
trong một phi vụ yểm trợ cho TĐ 8 TQLC vào đầu tháng 10-1972 tại Chợ Sài (Quảng
Trị).
.. đến Daisy Cutter
Chiến trường VN được các Nhà quân sự Mỹ xem là chiến trường
của trực thăng, vì trực thăng giữ nhiều vai trò quan trọng như đổ quân, chuyển
tiếp liệu, tản thương.. Trực thăng rất cần có được những bải đáp an toàn, đũ
rộng để xoay trở tại những vùng rừng rậm nơi chiến trường. Nhu cầu được đaạt ra
cho Bộ Chỉ huy QL HK là tìm một loại bom nào có đủ sức công phá để tạo ra một
khoảng trống càng rộng càng tốt có thể dùng làm bãi đáp cho trực thăng.
Năm 1968, khi kiểm soát lại các kho tồn trữ võ khí, một sĩ
quan KQ HK đã tìm được một số bom loại 4.5 tấn (10,000 lb) lưu trữ tại Trung
Tâm tồn trữ võ khí của KQ tại Căn cứ Kitland (New Mexico). Đây là những quả bom
của thập niên 50, khi Bộ Chỉ huy Không quân Chiến thuật HK còn sử dụng các Pháo
đài bay B-36 làm lực lượng răn đe chính. B-36 đã được thay thế bằng các B-52
trong thập niên 60. KQ HK đã nghĩ rằng các quả bom 10,000 lb này có thễ sẽ đáp
ứng được nhu cầu của Lục quân cho Lực lượng trực thăng?
Nhưng vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là : làm cách nào
để thả những quả bom khổng lồ này?
Không quân, trên nguyên tắc, sẽ là quân chủng đảm nhận việc
thả bom, nhưng ngay lúc này KQ HK không có loại phi cơ phóng pháo nào để thả
được quả bom cỡ này: Bom không thể đưa vào khoang bụng của B-52, còn các phi
cơ loại phóng pháo- chiến đấu như F-100, F-105.. lại không chở nổi loại bom quá
nặng này, và biện pháp sau cùng là dùng các trực thăng hạng nặng hay Phi cơ vận
tải để thả chúng..Có thể dùng trực thăng, nhưng với sức nặng của quả bom thì
chỉ một vài loại trực thăng có đủ khả năng để chở nổi chúng : Trực thăng cần
cẩu khổng lồ của US Army loại CH-54 Skycrane có thể đeo được 1 quả, nhưng bay
quá chậm và mỗi phi vụ chỉ thả đưỡc 1 quả nên chi phí để thả quả bom tăng lên
quá cao.
Biện pháp thứ nhì là dùng Phi cơ vận tải C-130: C-130 đã
được dùng trong các phi vụ thả dù tiếp tế, khoang bụng đủ lớn để có thể chở một
lúc 2 quả bom và hơn nữa tầm hoạt động của phi cơ cũng rất thích hợp.. nhưng vì
Lục quân muốn dùng trực thăng nên họ dành quyền thả trước và không đạt được kết
quả mong muốn!
Đến tháng 6 năm 1968, Chương trình dùng C-130 để thả những
quả bom này được giao cho Không đoàn Vận tải Chiến thuật 463 tại Căn cứ KQ
Clark (Philippines) nghiên cứu thực hiện. Thiếu tá Robert Archer, thuộc Phi
đoàn 29 (KĐ 463) là ngưới đã thử thả những quả bom đầu tiên tại Căn cứ
Kirtland.
Tháng 10 năm 1968, những quả bom đầu tiên được thả thử tại
Vùng 1 CT dùng Hệ thống Radar MSQ-77, hướng dẫn mục tiêu, đặt dưới đất tại
PleiKu và Huế. Từ tháng 12-1968, bom được thả thử theo sự hướng dẫn của các Hệ
thống radar thuộc TQLC HK, và từ mùa Xuân 1969, bom 10,000 lb đã được thả
thường xuyên với tên gọi là Hệ thống võ khí M121
Ngay từ đầu, việc chọn C-130 để thả bom đã được xem là rất
thích hợp. Một phi cơ C-130 có thể cất cánh từ Cam Ranh, chở 2 quả bom, có thể
thả tại bất cứ mục tiêu tại Nam VN chỉ sau 1 giờ baỵ Các phi công của KĐ 463 có
lẽ là những nhà thả bom chuyên nghiệp nhất, thả theo sự chỉ dẫn của radar
MSQ-77 và theo tín hiệu của các nhân viên điều hành dưới đất.
Để biến đổi một phi cơ vận tải C-130 bình thường sang thành
phi cơ thả bom 10,000 lb, cần phải sửa đổi hệ thống liên lạc trên phi cơ để
chuyên viên kỹ thuật ‘chất và thả hàng’ (loadmaster) ở trong khoang hàng hóa,
có thể theo dõi được các làn sóng phát đi từ đài đặt dứới đất. Mỗi C-130 còn
được trang bị thêm Hệ thống thả hàng 463L : gồm nhửng đường rầy đôi đặt trong
khoang bụng phi cơ để giúp kiểm soát ‘hàng’ đặt sẵn trên một giàn gỗ (pallet),
và khi thả thì sẽ thà cà..giàn. Bom đặt trên giàn và được đưa trực tiếp vào
khoang bụng phi cơ.
Giàn bom được thả bằng dù, khi ra khỏi bụng phi cơ, dàn tự
vỡ tung ra và bom được rơi tự động, giữ chậm lại bằng một dù nhỏ hình tam giác.
Một ngòi nổ xuyên qua cây cối gắn nơi mũi bom sẽ được khởi động bằng một chong
chóng nhỏ : khi bom chạm đến cây sẽ phát nổ, đốn ngã hết cây cối trong vùng
như..chém hoa cúc (daisy cutter), và kết quả là tạo ra một khu vực tròn, trụi
cây, có thể rộng đũ để 1 đến 3 trực thăng đáp xuống. Nhưng nếu ngòi nổ gắn nơi
đảu bom bị tịt, thì ngòi nổ thứ nhì gắn nơi đuôi bom sẽ giúp gây nổ. Bom thường
được gây nổ ở độ cao khoảng 6 m trên mặt đất và tạo ra một bãi đất trống đường
kính khoảng 100 feet (33 m).
Như thế: Daisy Cutter là tên đầu tiên đặt cho hệ thống võ khí M-121 này
..và những quả bom thả tại Long Khánh
Đến 1970, loại bom 10,000 lb còn lại từ Thập niên 50 đã được sử dụng hết. Trung tâm Võ khí HK đã chế tạo loại bom mới, khác hơn, dùng nhiên liệu lõng, pha trộn với thuốc nổ TNT, đặt trong những ngăn khác nhau (do đó có thể xem là một loại CBU).
Loại bom này với ký hiệu BLU-82 nặng đến 15,000
lb, hình dạng như một bình chứa gaz propane khổng lồ dài 141.6 in, đường kính
54 in và được thả theo cùng phương thức như thả M-121. Đầu đạn của BLU-82 chứa
12,600lb nhiên liệu gây nỗ gồm ammonium nitrate, bột nhôm và nhựa dẻo
polystyren.
BLU-82 được sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN vào
ngày 23 tháng 3 năm 1970 và KQ Chiến thuật HK đặt tên cho chiến dịch thả bom
này là Commando Vault BLU-82 đã được dùng trong cuộc hành quân qua
Campuchea (70), để tạo các bãi đáp cho trực thăng, pháo binh. Trong cuộc hành
quân Lam sơn 719 của QL VNCH qua Lào, một số BLU-82 cũng đã được thả. Năm 1971,
khi Không đoàn 463 HK giải tán, việc thả BLU được giao cho KĐ 374 Chiến thuật
và đây là KĐ C130 sau cùng của HK hoạt động tại Đông Nam Á.
Khi sử dụng để đánh nơi tập trung quân cũa CQ, BLU-82 được
thả, lúc rơi xuống cao độ 30 m, nhiên liệu rải tỏa thành đường dài đến 300m, và
đám mây nhiên liệu này được kích nổ, khi cháy nổ sẽ hút hết dưỡng khí trong một
vùng, gây ngạt thở và tạo ra một chấn động theo sau.
Ai thả và ai cho phép thả?
Không quân VNCH có 2 chiếc C-130, trang bị hệ thống thả
BLU-82. Tổng cộng số BLU được giao cho KQ VN là 17 quả (trong một lớp huấn
luyện cấp tốc bên Hot Cargo, thuyết trình viên cho biết sẽ mang từ Thai Lan
sang ..15 trái (?)
Chiếc phi cơ sau cùng của KQHK bị tổn thất tại VN là một
chiếc C-130 bay từ Căn cứ Clark đến TSN, chở 2 quả BLU-82 để giao cho VNCH.
Theo tài liệu của Tác giả Trọng Đạt trong bài ‘Trận Xuân
lộc, Chiến thắng cuối cùng’ trên Nguyệt San Việt Nam On-line thì qua cuộc phỏng
vấn Đại Úy NHL , Phi công VN đầu tiên thả Daisy Cutter thì:
Đại Úy NHL đã thi hành 3 phi vụ thả 3 trái bom:
- Trái thứ nhất thả ở Bắc Khánh Hòa
- Trái thứ 2 ở phía Tây Nha Trang
- Trái thứ 3 , không nhớ địa điểm, nhưng nhớ là thuộc
phi vụ sáng 24-4-75 (?)
Đại úy NHL cho biết: Khoảng 10 ngày trước khi Sài gòn thất
thủ, phía M³ yêu cầu Không đoàn 53 Chiến thuật (thuộc SĐ 5 KQ VNCH) cử 2 sĩ
quan thả bom cao độ xuất sắc để thả bom Daisy Cutter mục đích lảm chậm lại cuộc
tiến quân của CSBV. KĐ 53 CT cử 2 sỉ quan trưởng phi cơ xuất sắc nhất trong
việc thả bom cao độ là Đại Úy NHL thuộc PĐ 437 và Thiếu tá ĐQA thuộc PĐ 435..
Ngoài ra Đ/u cũng cho biết KQVN CH đã thả tổng cộng 10 quả
Daisy Cutter, nhưng không nhớ thả lúc nào và thả tại đâụ Các quả bom do Th/t
ĐQA và Th/t HN thả.
Tuy nhiên, một thân hữu KQ qua e-mail riêng có cho biết:
‘.. Theo tôi biết, quả thả vào Xuân lộc 90% là do Th/T
Nguyễn Tấn Minh PĐ 435. Thiếu tá Nhân, Th/tá Ngô Xuân Nhật PĐ 437 cũng đã thả
BLU nhưng không chắc có phải tại Xuân Lộc không?
Một thân hữu khác cho biết Phi công NHL có thể (?) là Đ/u
Mạc Hữu Lộc và ngoài ra còn các phi công Nguyễn Quế Sơn và Đ/u Của cũng có khả
năng thả các BLU-62.
Về con số bom BLU-62 giao cho VNCH : các tài liệu hiện có
vẫn chưa đồng ý với nhau :
- Tập ‘Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa’ trang 197 viết:
‘’..Trận Xuân lộc..Trong trận này các vận tải cơ C-130
Hercules thực hiện 150 phi xuất oanh tạc, sử dụng bom xăng ‘tự chế’ (gồm nhiều
thùng xăng 200 lít có gắn ngòi nổ), bom chùm (gồm 3,4 trái bom nổ liên kết
lại), và đặc biệt là bom CBU loại 7 tấn (15,000lb) Daisy Cutter, có sức công
phá bình địa một vùng đường kính 150 m và sức sát hại trên một quy mô rộng lớn.
Trái CBU đầu tiên được thả xuống cách Xuân lộc 4 km, đã khiến cả thành phố bị
rúng động và mất điện, đưa tới những tin đồn B-52 oanh tạc trở lại, kết quả
trọn Bộ Chỉ huy SĐ 341 của CSBV bị tiêu diệt.. Trước sau đã có 9 trái CBU được
thả xuống Xuân lộc và các khu vực phụ cận."
- Tác giả Robert Mikesh trong ‘Flying Dragons: The South
Vietnamese Air Force’ ghi lại (trang 141): ‘ Việt Nam được cung cấp tất cả 17
quả Daisy Cutter, .đả thả 15 quả, chỉ còn lại 2 quả..’
Ai ra lệnh thả?
Cho đến nay, sau hơn 30 năm các quả bom được thả, câu hỏi ai
ra lệnh thả những quả bom này, vẫn chưa có câu trả lới chính thức!
Theo hệ thống quân gian thông thường, quyết định thả bom sẽ
được Bộ TTM ban hành theo yêu cầu của Vị Tư lệnh chiến trường và KQ sẽ thi hành
quyết định nàỵ (Trong Hồi Ký của ĐT Cao văn Viên thì đây là những yêu cầu bình
thướng theo Hẹ thống Chỉ huy của QL VNCH). Nhưng trên thực tế chiến trường VN
vào những ngày cuối cùng của VNCH có nhiều điều phi lý và khó giải thích!
- Tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 cho biết:
"…Sau khi Phòng tuyến của Chiến đoàn 52BB tại Ngã Ba Dầu
Giây Long Khánh.bị vỡ vào đêm 15 tháng 4 năm 1975, Ông đã xin Bộ TTM cho ném
bom Daisy Cutter để ngăn sức tiến quân của CSBV. Sáng 16 tháng 4 vào lúc 11 giờ
sáng 2 trái bom đã được thả..xuống khu vực đóng quân của CS BV tại khu vực từ
Định Quán xuống Ngã Ba Dầu Giây, loại khỏi vòng chiến hơn 10 ngàn quân CS, phá
hủy nhiều Chiến xa và đại pháo của CS..Tôi đã đề nghị thả thêm 5 bom Daisy Cutter
nữa.. nhưng được thông báo là tuy còn bom nhưng..không còn đầu nổ!"
Quà tặng cho Việt Cộng – Trái CBU không ngòi nổ
- Tướng Trần Văn Nhật (Tư lệnh SĐ 2), viết trong Hồi Ký:
"..Chính Tướng Toàn là Tư lệnh Chiến trường đã chấp thuận
cho sử dụng 2 trong số 6 trái bom (vì chỉ còn có 2 đầu đạn) Daisy Cutter..thả
xuống yểm trợ cho mặt trận Xuân lộc… Đáng lý ra chúng ta có đến 27 trái bom này
theo quyết định của ĐT Weyand trong chuyến viếng thăm VN vào tháng 2/75 cùng
với Ông Phụ Tá Bộ trưỡng QP Eric Von Marbod, Rất tiếc chỉ có 6 trái đến được VN
vào cuối tháng 4/75 và không hiểu tại sao chỉ có 2 ngòi nổ."
- Vào những ngày cuối cùng của VNCH, Hệ thống Chỉ huy Quân
sự của QL VNCH đã gặp nhiều trắc trở, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, tuy không còn chức
vụ chính thức trong KQ, đã ... tự động trở về Quân đội và vẫn ra lệnh được cho
các..phi công. Trong ‘The Buđha’s Child’ (trang 331) Ông ghi lại:
"..vì quả bom có sức công phá mạnh, nên TT Thiệu sợ rằng ..sẽ có kẻ ném quả bom này vào Dinh... Do đó chỉ được phép sử dụng bom do chính Ông Ta quyết định (?). Một hôm Phòng Hành quân yêu cầu yểm trợ..Tôi không có sẵn võ khí trong tay, nên yêu cầu Vị Chỉ huy KQ cho thả , ông cho biết không có thẩm quyền. Tôi yêu cầu Vị Tổng Tham mưu trưởng..câu trả lời tương tự.. Tôi gọi nhiều Vị Tướng khác, tất cả đều cùng câu trả lớị Tôi biết nếu tôi gọi Thiệu, ông ta sẽ... còn phải suy nghĩ, do đó tôi gọi Thủ Tướng Khiêm..Ông trả lời ..tùy tôi và sau khi tôi giải thích nhu cầu của tình hình.. Ông Khiêm cho biết: Đồng ý..Tôi gọi lại cho Vị Chỉ Huy Hành quân và nói: OK , thả các quả bom.’ Ông này..chấp nhận thi hành lệnh của tôi.. và các quả bom được thà ".
Trần Lý