Vừa ra trại tù, vài tuần sau Nguyên tìm đường vượt biên một
mình vì bị vợ bỏ sau lần thăm muôi đầu tiên. Anh may mắn đến được bờ tự do,
định cư ở một thành phố... không có nhiều người Việt. Là người tự trọng nên
không muốn nhờ vả ai, anh tìm cách sinh sống để không thẹn với chính mình và
nhất là với người vợ bạc tình.
Để tìm việc, anh làm gan đến gõ cửa từng nhà dọc theo con đường xanh ngắt màu cỏ mới trải. Kết quả thật khả quan, có mười mấy căn nhà đồng ý mướn anh cắt cỏ, tỉa cây hai tuần một lần... Anh sắp xếp lịch cắt cỏ cho những nhà xen kẽ nhau nên tuần nào anh cũng có công việc làm; không nặng nhọc lắm, cũng như tập thể dục chạy bộ trên lề đường hay rửa xe trong những ngày nắng gắt...
Tiền cắt cỏ giúp anh trang trải tiền nhà và lương thực hằng tháng, còn tiền lưong làm ở hãng thì anh để dành.
Sau vài lần cắt cỏ cho một nhà người Việt Nam, Nguyên tình
cờ biết sơ về lý lịch của bà chủ nhà. Bà tên là Thủy, khoảng ngoài 40 tuổi,
sống với người con trai đang đi học. Người chồng tuyên bố chia tay tại phi
trường sau khi bảo lãnh bà và con trai qua. Bà xé tấm cheque "bán
chồng" trước mặt cô vợ mới và ông chồng bạc nghĩa. Sau đó, hai mẹ con dọn
qua tiểu bang này bắt đầu cuộc đời mới. Theo hướng dẫn của người thân, bà mướn
nhà và bắt đầu đi làm hai ba jobs để sinh sống. Xong việc làm ở hãng, bà
chui vào làm nhà hàng rửa chén và phụ bếp, cố làm ra tiền để nuôi con ăn học
nên người... Đau khổ và xót xa cho số phận hẩm hiu của mình, bà đã nhiều lần
khóc thầm trong đêm tối. Tuy vậy, những giọt nước mắt buồn tủi và tuyệt vọng
vẫn không đánh mất nét dịu hiền và sự hấp dẩn của người đàn bà một con.
Lần đầu tiên đến cắt cỏ nhà Thủy, Nguyên bị cành hoa biết đi này hớp hồn. Anh tình nguyện làm giúp Thủy những công việc khác như thay bóng đèn, thay hàng rào, thêm đất vô chậu bông, cắt uốn cây thành hình các con thú... Tất cả công việc cần đến bàn tay đàn ông là anh dành làm hết. Đáp lại tấm chân tình đó, Thủy thường mời anh ở lại dùng cơm với gia đình, khi thì phở, khi thì hủ tiếu Nam Vang, chả giò, bò kho... Và đặc biệt, con trai của Thủy cũng có thiện cảm với Nguyên. Cả hai mẹ con đều cho Nguyên cảm giác thân thiện và thoải mái.
Lần đầu tiên đến cắt cỏ nhà Thủy, Nguyên bị cành hoa biết đi này hớp hồn. Anh tình nguyện làm giúp Thủy những công việc khác như thay bóng đèn, thay hàng rào, thêm đất vô chậu bông, cắt uốn cây thành hình các con thú... Tất cả công việc cần đến bàn tay đàn ông là anh dành làm hết. Đáp lại tấm chân tình đó, Thủy thường mời anh ở lại dùng cơm với gia đình, khi thì phở, khi thì hủ tiếu Nam Vang, chả giò, bò kho... Và đặc biệt, con trai của Thủy cũng có thiện cảm với Nguyên. Cả hai mẹ con đều cho Nguyên cảm giác thân thiện và thoải mái.
Có lẽ vì hai người có một quá khứ đau thương trong hôn nhân
nên dễ tìm thấy sự cảm thông và gần gũi.
Thế rồi, chuyện phải đến đã đến...
Hôm đưa con trai ra phi trường dự trại hè, Thủy thẹn thùng nói nhỏ với Nguyên:
- "Lát nữa anh chạy xe vào garage của em nha!"
Những cơn mưa cuối mùa ào ạt đổ xuống hai vùng đất khô hạn
bị bỏ hoang từ lâu... Tối hôm đó, Nguyên đánh thức Thủy mấy lần để đưa xe vào garage...
của Thủy.
Từ hôm đó Nguyên siêng hẳn ra. Chẳng những quên hẳn hợp đồng hai tuần cắt cỏ một lần, anh lại nhà Thủy cắt cỏ hằng tuần, có khi mỗi tuần cắt cỏ hai ba lần.
Đến một hôm anh nhận được thư của Thủy:
- „Anh Nguyên à, có chuyện này em phải nói nhỏ với anh...
Chuyện là vầy... Anh và Thủy đều trong tuổi tứ tuần và chúng ta đều busy làm
hai jobs. Em thấy anh nên tôn trọng "hợp đồng hai tuần" cắt cỏ một
lần, khoẻ thì mỗi tuần một lần. Tuần rồi anh „cắt“ và „tỉa“ tới ba lần, cỏ nào
mà mọc cho kịp để anh cắt! Em mong anh xem lại cái máy cũ kỹ của mình mà
giữ đúng hợp đồng giùm... Em nói một đàng, xin anh hiểu một nẻo nhé!“
Chiều hôm đó, Nguyên bắt ghế ra sau vườn ngồi phì phà điếu thuốc
ngẫm nghĩ... cười thầm:
- „Tết này mình phải đổi lại cái hợp đồng quỷ quái này mới
được!“