Câu chuyện xoay quanh bộ phim cổ sử Việt Nam nhưng đậm chất Trung Hoa, “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, tưởng đã lắng xuống nhưng rồi vẫn tiếp tục gây dư luận, sau khi nhà sử học Dương Trung Quốc lên tiếng bênh vực những nhà làm phim.
Trong một xã hội đa nguyên, việc tồn tại những ý kiến khác biệt, thậm chí trái ngược nhau, về một sự vật, hiện tượng nào đó, là rất đỗi bình thường. Cái đáng nói ở đây chỉ là sự ngụy biện lộ liễu ở phần lớn các ý kiến ủng hộ phim “Lý Công Uẩn”, mà ngay một nhà nghiên cứu như ông Dương Trung Quốc cũng mắc phải. Ta hãy xem một ngụy biện rất điển hình khi ông phát biểu: “Vì sao mà Lý Công Uẩn lại mặc triều phục như hệt vua phương Bắc? Cái thắc mắc này đã từng được nêu lên khi tượng đài đức Lý Thái Tổ dựng bên bờ hồ Hoàn Kiếm cách nay đã 5 năm. Nếu coi đó là biểu hiện không đề cao tinh thần dân tộc thì hãy đặt câu hỏi cho chính người đặt ra câu hỏi rằng họ mặc gì, đông đảo người dân và các quan chức cao cấp nhất lúc ấy ăn mặc ra sao?”.
Trong tranh biện, người ta xếp lập luận kiểu này vào một phép ngụy biện có tên là “Sức ép bằng chứng” (tiếng Anh: Burden of Proof), GS Nguyễn Văn Tuấn gọi/ dịch là “luận điệu ngược ngạo”. Đó là khi thay vì chứng minh quan điểm của mình, người phát biểu đẩy gánh nặng tìm bằng chứng sang đối thủ. Nhiều trường hợp, khi thấy bên A thiếu bằng chứng hỗ trợ cho một quan điểm nào đó, bên B liền coi như mình đã có đủ bằng chứng, kiểu như: “Ông A không thể chứng minh được rằng linh hồn không tồn tại. Như vậy là linh hồn có tồn tại”.
Tôi thấy hình như một biến thể của kiểu ngụy biện này là: Khi có một số ý kiến cho rằng Nhà nước Việt Nam có biểu hiện ứng xử hèn yếu trước Trung Quốc, bằng chứng là blah, blah, blah, và phe phản bác, thay vì đưa ra bằng chứng cho thấy Nhà nước Việt Nam đã không hèn yếu, thì lại thách thức: “Các vị giỏi thì mang súng đạn ra biển đánh nhau với Trung Quốc, bảo vệ ngư dân, bảo vệ hải đảo đi”.
Ở phát biểu trên của ông Dương Trung Quốc, ông không đưa ra chứng cứ nào bảo vệ cho cách phục trang, thiết kế bối cảnh “Trung Hoa” của phim, mà quay sang “đặt câu hỏi cho chính người đặt ra câu hỏi”, đẩy “burden of proof” sang phía đối thủ. Trên thực tế, có lẽ cả ông Quốc, cả những người ủng hộ lẫn người phản bác bộ phim này đều không biết thời Tiền Lê – Lý, dân phục và quan phục nước ta như thế nào. Và đơn giản là, nếu không biết thì không được làm như đối tác ở nước lạ, à nước bạn, muốn; nếu không biết thì điều tốt nhất các nhà làm phim có thể thực hiện là hãy cố gắng hướng tới việc tạo ra “chất Việt, hồn Việt” trong tác phẩm. Vì sao những truyện tranh lịch sử nổi tiếng của chúng ta, ví dụ Sát Thát (họa sĩ Nguyễn Bích), lại ra được hồn Việt, lại không gây cảm giác xa lạ cho người xem như phim Lý Công Uẩn?
Tranh luận, thảo luận là điều bình thường, nên khuyến khích. Tuy nhiên, việc các phép ngụy biện xuất hiện trong phát biểu của một nhà khoa học cho thấy văn hóa tranh luận trong xã hội Việt Nam còn cần được cải thiện thêm.
Tôi nghĩ rằng, trong một xã hội dân chủ, nhất thiết phải có tự do ngôn luận (bao gồm cả tự do đồng ý lẫn tự do không đồng ý với ai đó); tự do sáng tác; tự do thông tin; tự do bầu cử và hạ bệ ai đó v.v.
Ở trường hợp phim “Lý Công Uẩn”, tôi ủng hộ quyền tự do sáng tác và tự do kinh doanh (theo pháp luật) của các nhà làm phim. Nhưng nếu phim phát sóng toàn quốc trên đài trung ương thì là một chuyện khác, vì – theo ý kiến cá nhân tôi – phim có thể gây những hiểu lầm hoặc những tình cảm không tốt (theo đánh giá của tôi) ở một bộ phận khán giả vốn không dễ tiếp cận thông tin và vốn rất dễ tin tưởng vào sự thần thánh của đài truyền hình. VTV phát gì họ cũng tin nội dung đó là thật, là đúng, thậm chí, là chân lý.
Như vậy, nếu phim được phát sóng toàn quốc, trên đài truyền hình trung ương (chưa bàn tới khả năng phát vào giờ vàng, dịp đại lễ), thì như vậy là bảo đảm quyền tự do sáng tác của các nghệ sĩ làm phim. Nhưng nếu thế, tôi mong muốn là chính quyền (hoặc ai đó/ cơ quan nào đó có quyền quyết định) hãy đảm bảo luôn cả các quyền sau:
1. quyền tự do sáng tác của tất cả các nghệ sĩ sản xuất các bộ phim khác ở Việt Nam. Tất cả các phim khác sản xuất xong đều có quyền được phát sóng toàn quốc trên đài trung ương, không bị cắt sửa. Trong lịch sử điện ảnh – tài liệu – truyền hình Việt Nam, đã rất nhiều sản phẩm bị kiểm duyệt tới mức “tàn phá”, hoặc tệ hơn, nằm trong kho vĩnh viễn. Những người làm ra các sản phẩm đó có quyền phẫn nộ, vì sao phim của họ bị đối xử như thế, còn nhà sản xuất của Lý Công Uẩn thì được bảo vệ “tự do sáng tác”?
2. quyền tự do thông tin cho khán giả: Phim được phát sóng kèm những chú thích rõ “đây là sản phẩm hư cấu, nội dung phim này không có giá trị tư liệu / còn gây tranh cãi”. Đặc biệt phải đảm bảo quyền này đối với những khán giả không có điều kiện tiếp cận thông tin, ví dụ người ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.
3. quyền tự do cho giáo dục – truyền thông, đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng: Việc nghiên cứu lịch sử nói riêng và khoa học xã hội nói chung, việc dạy sử ở nhà trường, báo chí – xuất bản… cần được cởi trói, để người dân, một cách hết sức cụ thể, có thể biết được phim này là hư cấu, phim kia là thật, “Hẹn gặp lại Sài Gòn” là phim tốt, “Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong” là một bộ phim nhăng nhít… chẳng hạn thế.
4. quyền tự do ngôn luận, bao gồm tự do phản đối (phi bạo lực, không xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác), và đi kèm với tự do lập các hội phản đối, chẳng hạn Hội “Tẩy chay công ty Trường Thành”, “Tẩy chay bọn nào sang Trung Quốc làm phim Việt” v.v. đại loại vậy.
Nhiều ý kiến cho rằng phe phản đối phim Lý Công Uẩn đã chà đạp tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Nhưng các ý kiến ấy chưa tính đến một điều là trong phe này, có những người chỉ thể hiện sự phản đối của mình một cách ôn hòa, đối thoại. Những người đó cũng xứng đáng được nghe đối thoại thay vì bị chụp cho cái mũ “dân tộc chủ nghĩa”, “cực đoan”, “đàn áp tự do” v.v.
Trở lại với phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, cá nhân tôi không đòi hỏi cấm phim này. Tôi chỉ đề nghị, nếu phát sóng phim thì hãy đảm bảo 4 quyền tự do tôi vừa nêu ở trên. Chắc chắn là ba quyền đầu tiên… đi đứt luôn, phải không các bạn?
Một người bạn của tôi có đề cập tới giải pháp phát hành bộ phim dưới dạng đĩa DVD để ai thích thì mua/ mượn về mà xem. Xin ủng hộ sáng kiến này.
Trong một xã hội đa nguyên, việc tồn tại những ý kiến khác biệt, thậm chí trái ngược nhau, về một sự vật, hiện tượng nào đó, là rất đỗi bình thường. Cái đáng nói ở đây chỉ là sự ngụy biện lộ liễu ở phần lớn các ý kiến ủng hộ phim “Lý Công Uẩn”, mà ngay một nhà nghiên cứu như ông Dương Trung Quốc cũng mắc phải. Ta hãy xem một ngụy biện rất điển hình khi ông phát biểu: “Vì sao mà Lý Công Uẩn lại mặc triều phục như hệt vua phương Bắc? Cái thắc mắc này đã từng được nêu lên khi tượng đài đức Lý Thái Tổ dựng bên bờ hồ Hoàn Kiếm cách nay đã 5 năm. Nếu coi đó là biểu hiện không đề cao tinh thần dân tộc thì hãy đặt câu hỏi cho chính người đặt ra câu hỏi rằng họ mặc gì, đông đảo người dân và các quan chức cao cấp nhất lúc ấy ăn mặc ra sao?”.
Trong tranh biện, người ta xếp lập luận kiểu này vào một phép ngụy biện có tên là “Sức ép bằng chứng” (tiếng Anh: Burden of Proof), GS Nguyễn Văn Tuấn gọi/ dịch là “luận điệu ngược ngạo”. Đó là khi thay vì chứng minh quan điểm của mình, người phát biểu đẩy gánh nặng tìm bằng chứng sang đối thủ. Nhiều trường hợp, khi thấy bên A thiếu bằng chứng hỗ trợ cho một quan điểm nào đó, bên B liền coi như mình đã có đủ bằng chứng, kiểu như: “Ông A không thể chứng minh được rằng linh hồn không tồn tại. Như vậy là linh hồn có tồn tại”.
Tôi thấy hình như một biến thể của kiểu ngụy biện này là: Khi có một số ý kiến cho rằng Nhà nước Việt Nam có biểu hiện ứng xử hèn yếu trước Trung Quốc, bằng chứng là blah, blah, blah, và phe phản bác, thay vì đưa ra bằng chứng cho thấy Nhà nước Việt Nam đã không hèn yếu, thì lại thách thức: “Các vị giỏi thì mang súng đạn ra biển đánh nhau với Trung Quốc, bảo vệ ngư dân, bảo vệ hải đảo đi”.
Ở phát biểu trên của ông Dương Trung Quốc, ông không đưa ra chứng cứ nào bảo vệ cho cách phục trang, thiết kế bối cảnh “Trung Hoa” của phim, mà quay sang “đặt câu hỏi cho chính người đặt ra câu hỏi”, đẩy “burden of proof” sang phía đối thủ. Trên thực tế, có lẽ cả ông Quốc, cả những người ủng hộ lẫn người phản bác bộ phim này đều không biết thời Tiền Lê – Lý, dân phục và quan phục nước ta như thế nào. Và đơn giản là, nếu không biết thì không được làm như đối tác ở nước lạ, à nước bạn, muốn; nếu không biết thì điều tốt nhất các nhà làm phim có thể thực hiện là hãy cố gắng hướng tới việc tạo ra “chất Việt, hồn Việt” trong tác phẩm. Vì sao những truyện tranh lịch sử nổi tiếng của chúng ta, ví dụ Sát Thát (họa sĩ Nguyễn Bích), lại ra được hồn Việt, lại không gây cảm giác xa lạ cho người xem như phim Lý Công Uẩn?
Tranh luận, thảo luận là điều bình thường, nên khuyến khích. Tuy nhiên, việc các phép ngụy biện xuất hiện trong phát biểu của một nhà khoa học cho thấy văn hóa tranh luận trong xã hội Việt Nam còn cần được cải thiện thêm.
Vĩ thanh
Về bộ phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, tôi thấy có nhiều luồng ý kiến. Trong đó có một luồng ủng hộ phim này (ủng hộ nói chung, không cụ thể là “ủng hộ sản xuất tại Trung Quốc”, “ủng hộ cách làm phim”, “ủng hộ thiết kế của phim”, hay “ủng hộ phát sóng”), viện dẫn quyền tự do sáng tạo, tự do sáng tác của các nghệ sĩ.Tôi nghĩ rằng, trong một xã hội dân chủ, nhất thiết phải có tự do ngôn luận (bao gồm cả tự do đồng ý lẫn tự do không đồng ý với ai đó); tự do sáng tác; tự do thông tin; tự do bầu cử và hạ bệ ai đó v.v.
Ở trường hợp phim “Lý Công Uẩn”, tôi ủng hộ quyền tự do sáng tác và tự do kinh doanh (theo pháp luật) của các nhà làm phim. Nhưng nếu phim phát sóng toàn quốc trên đài trung ương thì là một chuyện khác, vì – theo ý kiến cá nhân tôi – phim có thể gây những hiểu lầm hoặc những tình cảm không tốt (theo đánh giá của tôi) ở một bộ phận khán giả vốn không dễ tiếp cận thông tin và vốn rất dễ tin tưởng vào sự thần thánh của đài truyền hình. VTV phát gì họ cũng tin nội dung đó là thật, là đúng, thậm chí, là chân lý.
Như vậy, nếu phim được phát sóng toàn quốc, trên đài truyền hình trung ương (chưa bàn tới khả năng phát vào giờ vàng, dịp đại lễ), thì như vậy là bảo đảm quyền tự do sáng tác của các nghệ sĩ làm phim. Nhưng nếu thế, tôi mong muốn là chính quyền (hoặc ai đó/ cơ quan nào đó có quyền quyết định) hãy đảm bảo luôn cả các quyền sau:
1. quyền tự do sáng tác của tất cả các nghệ sĩ sản xuất các bộ phim khác ở Việt Nam. Tất cả các phim khác sản xuất xong đều có quyền được phát sóng toàn quốc trên đài trung ương, không bị cắt sửa. Trong lịch sử điện ảnh – tài liệu – truyền hình Việt Nam, đã rất nhiều sản phẩm bị kiểm duyệt tới mức “tàn phá”, hoặc tệ hơn, nằm trong kho vĩnh viễn. Những người làm ra các sản phẩm đó có quyền phẫn nộ, vì sao phim của họ bị đối xử như thế, còn nhà sản xuất của Lý Công Uẩn thì được bảo vệ “tự do sáng tác”?
2. quyền tự do thông tin cho khán giả: Phim được phát sóng kèm những chú thích rõ “đây là sản phẩm hư cấu, nội dung phim này không có giá trị tư liệu / còn gây tranh cãi”. Đặc biệt phải đảm bảo quyền này đối với những khán giả không có điều kiện tiếp cận thông tin, ví dụ người ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.
3. quyền tự do cho giáo dục – truyền thông, đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng: Việc nghiên cứu lịch sử nói riêng và khoa học xã hội nói chung, việc dạy sử ở nhà trường, báo chí – xuất bản… cần được cởi trói, để người dân, một cách hết sức cụ thể, có thể biết được phim này là hư cấu, phim kia là thật, “Hẹn gặp lại Sài Gòn” là phim tốt, “Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong” là một bộ phim nhăng nhít… chẳng hạn thế.
4. quyền tự do ngôn luận, bao gồm tự do phản đối (phi bạo lực, không xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác), và đi kèm với tự do lập các hội phản đối, chẳng hạn Hội “Tẩy chay công ty Trường Thành”, “Tẩy chay bọn nào sang Trung Quốc làm phim Việt” v.v. đại loại vậy.
Nhiều ý kiến cho rằng phe phản đối phim Lý Công Uẩn đã chà đạp tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Nhưng các ý kiến ấy chưa tính đến một điều là trong phe này, có những người chỉ thể hiện sự phản đối của mình một cách ôn hòa, đối thoại. Những người đó cũng xứng đáng được nghe đối thoại thay vì bị chụp cho cái mũ “dân tộc chủ nghĩa”, “cực đoan”, “đàn áp tự do” v.v.
Trở lại với phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, cá nhân tôi không đòi hỏi cấm phim này. Tôi chỉ đề nghị, nếu phát sóng phim thì hãy đảm bảo 4 quyền tự do tôi vừa nêu ở trên. Chắc chắn là ba quyền đầu tiên… đi đứt luôn, phải không các bạn?
Một người bạn của tôi có đề cập tới giải pháp phát hành bộ phim dưới dạng đĩa DVD để ai thích thì mua/ mượn về mà xem. Xin ủng hộ sáng kiến này.