"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Donnerstag, 14. Oktober 2010

Trung Quốc nhận xét về Cam Ranh

Lê cầu siêu cho quân nhân Nga chết ở Cam Ranh   

Cam Ranh từng là căn cứ quân sự của Nga từ sau 1975 cho đến 2002

Trang Global Times, báo tiếng Anh của Trung Quốc chuyên về quan hệ quốc tế quan tâm đến tuyên bố của Việt Nam không cho thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ quân sự.

Bài trên trang web này hôm 14/10 chạy tựa: "Hà Nội chọn không cho thuê căn cứ hải quân".

Tờ báo trích người phát ngôn từ đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh trả lời phỏng vấn hôm thứ Tư rằng họ "có ghi nhận trong các tin tức trước đây về kế hoạch của cả Nga và Mỹ bước vào căn cứ Vịnh Cam Ranh".

"Vì lợi ích phát triển hòa bình của Việt Nam và khu vực, chúng tôi quyết định không cho bất kỳ nước ngoài nào thuê khu cảng cho mục đích quân sự," một cán bộ ngoại giao từ sứ quán Việt Nam nói.

Cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa được tờ Global Times ghi nhận là căn cứ nước sâu tốt nhất trong vùng biển phía nam Trung Quốc, và thậm chí là toàn bộ vùng Đông Nam Á.

Báo cũng trích dẫn nhận định của trưởng khoa nghiên cứu Đông Nam Á của đại học Hạ Môn, giáo sư Trương Quốc Thổ rằng quyết định của Hà Nội về Cam Ranh "là điều tốt cho quan hệ Trung - Việt".
Nhiều bên quan tâm
Quyết định của Hà Nội về Cam Ranh là điều tốt cho quan hệ Trung - Việt. GS Trương Quốc Thổ
 Hôm qua 13/10, bài trên báo The Hindu trích lời phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga bên lề hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ở Hà Nội về quan điểm không cho thuê căn cứ quân sự chiến lược ở Cam Ranh.

Bà trả lời các câu hỏi được phóng viên đưa ra sau một tuyên bố trước đó vài ngày của lãnh đạo hải quân Nga, đô đốc Viktor Kravchenko được các hãng thông tấn trích lời đánh giá "cần tái lập căn cứ ở Cam Ranh nếu Nga muốn làm cường quốc hải quân".

Câu nói của bà Phương Nga được trang mạng Chính Phủ đăng tải từ đầu tuần, và nhiều báo chí trong nước loan tải:
"Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự và sẽ khai thác tiềm năng của khu vực Cam Ranh phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."

Tờ Global Times trích lời một phóng viên của họ đến thăm Cam Ranh hè 2009 rằng ông ta "không nhìn thấy phi cơ quân sự hay tàu chiến nào ở căn cứ cả".

Sân bay Cam Ranh
Cam Ranh nay là sân bay dân sự

Người này được trích lời nói rằng phía Việt Nam "tin tưởng ở khả năng hải quân của riêng họ và không trao Cam Ranh cho nước ngoài khác".

Được biết hồi 2005, Đô đốc Dennis Blair, khi đó là tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, xác nhận Washington nói chuyện với Hà Nội về ý định thuê quân cảng Cam Ranh.

Về quan hệ với Nga, hiện đại diện của hãng hàng không Vladivostok ở miền Viễn Đông Nga đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa về việc mở hai tuyến bay thẳng nối sân bay Cam Ranh với Vladivostok và Khabarovsk.
Các hãng thông tấn trích nguồn Việt Nam nói sẽ có 2000 du khách từ Nga bay tới miền Trung Việt Nam trong tháng 12 này bằng đường bay đó.

Vốn là sân bay quân sự được cải tạo để khai thác phục vụ hành khách, sân bay Cam Ranh nay trở thành bãi đáp chính cho các tuyến đường nội địa đến Nha Trang - Khánh Hòa và đón một số chuyến bay đến từ các nước, như từ sân bay Incheon của Seoul, Hàn Quốc.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/10/101014_camranh.shtml