"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Dienstag, 1. März 2011

Trung Quốc lo sợ sẽ xảy ra bất ổn

William Ide, VOA - Thứ Ba, 01 tháng 3 2011

Chính phủ Trung Quốc không xin lỗi về việc xách nhiễu và đánh đập các ký giả nước ngoài tìm cách tường thuật các vụ biểu tình đòi dân chủ hôm Chủ nhật. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói các ký giả cần phải “hợp tác” với chính quyền và tôn trọng luật pháp cua nước này nếu họ muốn giảm thiểu việc xảy ra các sự cố như thế trong tương lai. Bà Khương Du cũng nhấn mạnh rằng công an đã cung cấp “hướng dẫn hợp lý” cho các phóng viên trước khi diễn ra các vụ biểu tình đã được quảng bá trên Internet nhưng đã không thu hút được người tham dự.
Phóng viên nước ngoài bị đẩy ngã tại trong lúc tìm cách ghi nhận phản ứng của công chúng Trung Quốc về một lời kêu gọi biểu tình ôn hòa được phổ biến trên mạng Internet, ngày 27/2/2011 Hình: Reuters 
 
Phóng viên nước ngoài bị đẩy ngã tại trong lúc tìm cách ghi nhận phản ứng của công chúng Trung Quốc về một lời kêu gọi biểu tình ôn hòa được phổ biến trên mạng Internet, ngày 27/2/2011

Hãng thông tấn AP cho hay một số phóng viên của họ đến địa điểm dự định biểu tình tại Bắc Kinh được cho biết là họ cần phải có phép đặc biệt để chụp hình hay quay video. Những người khác, trong đó có cả thông tín viên VOA Stephanie Ho, báo cáo rằng họ đã bị xô đẩy hay đánh đập mà không được cảnh báo trước và nhiều người đã bị tịch thu máy thu hình hay bị xóa các ảnh đã chụp được. Các nhóm nhân quyền nói rằng việc Trung Quốc xách nhiễu phóng viên nước ngoài càng cho thấy nỗi lo sợ về các phong trào nổi dậy mới đây tại Tunisia, Ai Cập và Libya.

Hôm Chủ nhật vừa qua, cảnh sát đã bắt giữ và hạch sách hơn mười phóng viên nước ngoài trong lúc các ký giả này tìm cách ghi nhận phản ứng của công chúng Trung Quốc về một lời kêu gọi biểu tình ôn hòa được phổ biến trên mạng Internet.

Các nhân viên an ninh mặc sắc phục cảnh sát lẫn thường phục được triển khai, và đã tịch thu máy ghi hình và các thiết bị của các phóng viên, khiến họ không thể xác định được có khoảng bao nhiêu người tham gia cuộc biểu tình.

Hãng thông tấn tài chánh Bloomberg nói rằng một trong các phóng viên của họ bị những người đàn ông mặc thường phục, có lẽ là cảnh sát, đấm đá.

Bà Madeline Earp của Ủy ban Bảo vệ Ký giả cho hay nhóm của bà ngạc nhiên trước hành động sách nhiễu nghiêm trọng mà các phóng viên gặp phải.

Bà Earp nói: “Lâu lắm rồi chúng tôi mới chứng kiến lại cảnh một số người bị bắt, lôi kéo, xô đẩy, và thậm chí trong trường hợp của một phóng viên của hãng Blooberg đã bị đấm và đá vào mặt.”

Trong hai Chủ nhật liên tiếp vừa qua, các thông cáo nặc danh đã được phổ biến trên trang web Boxun.com có nguồn gốc ở Hoa Kỳ kêu gọi công chúng tập trung tại các thành phố trên khắp Trung Quốc để tham gia cuộc "biểu tình hoa nhài," phong trào được đặt tên theo cuộc nổi dậy hồi tháng Giêng vừa qua tại Tunisia.


Chính quyền Trung Quốc trong mấy tuần lễ qua đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn các cuộc biểu tình – không để cho những phong trào chống đối ồ át nổi lên tại Trung Đông và Bắc Phi nổ ra ở Trung Quốc.  Chính quyền Bắc Kinh bác bỏ những đồn đại nói rằng Trung Quốc có thể đối diện với các phong trào nổi dậy tương tự.  Họ viện dẫn sự bùng phát của nền kinh tế và ngăn chặn Internet, chặn các truy cập có từ khóa là "hoa nhài" và các từ bị coi là nhạy cảm khác.

Bà Madeline Earp nói rằng vụ đàn áp hôm Chủ nhật càng nêu rõ nỗi sợ hãi của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Bà Earp nói: “Theo tôi, mức độ Trung Quốc đàn áp các phóng viên nước ngoài là rất đáng lo ngại và thực sự cho thấy rõ Đảng Cộng sản khiếp sợ như thế nào trước bất cứ phong trào chống đối có tổ chức nào.”

Bà Sophie Richardson thuộc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói rằng hành động chính phủ Trung Quốc đàn áp phóng viên nước ngoài chỉ là một phiên bản mới nhất của một vấn đề đã tồn tại từ lâu đối với các nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc.  Bà nói rằng sự hiện diện của các lực lượng an ninh không cân xứng với nỗ lực tác nghiệp của các nhà báo trong khuôn khổ được luật pháp Trung Quốc cho phép.

Bà Richardson nói: “Chúng tôi thực sự không thấy được bất cứ một điều gì cho phép tôi kết luận theo sự hiểu biết thông thường của chúng tôi đó là hành động cấu thành cuộc chống đối.”

Theo bà Richardson, tiếp theo vụ xách nhiễu hôm Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn đưa ra nhiều mệnh lệnh đối với phóng viện và biên tập viên nước ngoài.  Nhiều nhà báo đã bị mời làm việc và quở trách về những tin tức mà họ đưa liên quan đến tình hình bất ổn có thể xảy ra ở Trung Quốc và cách thức mà chính phủ đối phó.


Ủy ban Bảo vệ Ký giả nói rằng họ tin là vụ tấn công nhà báo có nghĩa là Trung Quốc trở lại áp dụng những hạn chế đóái với truyền thông nước ngoài giống như thời kỳ trước Olympic Bắc Kinh 2008.

Ngay trước khi diễn ra Thế vận hội, giới hữu trách Trung Quốc đã ban hành các quy định cho phép phóng viên nước ngoài được đưa tin tự do - không cần có giấp phép trước - về chính trị , kinh tế và xã hội. Quy định đó đã có hiệu lực vĩnh viễn tiếp theo sau Olympic.

Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Trung Quốc nói rằng nhiều nhà báo ở Bắc Kinh nhận được các cú điện thoại cảnh cáo họ không nên đưa tin về khu vực Vương Phủ Tỉnh, một khu thương mại ở Bắc Kinh nơi các nhà báo nước ngoài bị sách nhiễu.  Một số nhà báo khác được cảnh báo là phải đi đăng ký tại một văn phòng ở Vương Phủ Tỉnh để xin giấy phép đưa tin tại khu vực này.

Câu lạc bộ này nói rằng họ lo ngại về việc bị theo dõi, và sự diễn dịch tùy tiện quy định đối với các phóng viên đưa tin ở Trung Quốc vốn đã có hiệu lực vĩnh viễn kể từ sau Olympic Bắc Kinh 2008.

Tin liên hệ