Khoảng 5.000 tù nhân Ai Cập đã trốn thoát khỏi một nhà tù ở tỉnh Fayyoum trong bối cảnh các cuộc nổi loạn nổ ra trên khắp nước này rạng sáng 30-1.
Quan chức tại nhà tù Demu cho biết, họ bất lực trước các cuộc bạo loạn của tù nhân dẫn đến tình trạng các tù nhân phá cửa tù và ồ ạt trốn thoát.
Trong khi đó, các nguồn tin an ninh và y tế ngày 3-1 cho biết ít nhất 102 người đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn kéo dài năm ngày qua ở Ai Cập. Các nhân chứng cho biết đã có thêm 10 người được thông báo thiệt mạng quanh thị trấn Beni Sueif, cách Cairo 140 km về phía Nam, nâng tổng số người chết ở đó lên 22 sau khi người biểu tình tìm cách phóng hỏa một đồn cảnh sát.
Trước tình hình như chảo lửa tại Ai Cập, ngày 29-1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp nhóm an ninh quốc gia để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ai Cập, đồng thời tiếp tục kêu gọi chính quyền Cairo đi theo đường lối cải cách và thể hiện sự kiềm chế đối với những người biểu tình.
Trong một thông báo, Nhà Trắng cho biết cuộc gặp kéo dài hàng giờ đồng hồ trên có sự tham gia của Phó Tổng thống Joe Biden, Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon, các quan chức cấp cao phụ trách đối ngoại và an ninh.
Quan chức tại nhà tù Demu cho biết, họ bất lực trước các cuộc bạo loạn của tù nhân dẫn đến tình trạng các tù nhân phá cửa tù và ồ ạt trốn thoát.
Trong khi đó, các nguồn tin an ninh và y tế ngày 3-1 cho biết ít nhất 102 người đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn kéo dài năm ngày qua ở Ai Cập. Các nhân chứng cho biết đã có thêm 10 người được thông báo thiệt mạng quanh thị trấn Beni Sueif, cách Cairo 140 km về phía Nam, nâng tổng số người chết ở đó lên 22 sau khi người biểu tình tìm cách phóng hỏa một đồn cảnh sát.
Trước tình hình như chảo lửa tại Ai Cập, ngày 29-1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp nhóm an ninh quốc gia để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ai Cập, đồng thời tiếp tục kêu gọi chính quyền Cairo đi theo đường lối cải cách và thể hiện sự kiềm chế đối với những người biểu tình.
Trong một thông báo, Nhà Trắng cho biết cuộc gặp kéo dài hàng giờ đồng hồ trên có sự tham gia của Phó Tổng thống Joe Biden, Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon, các quan chức cấp cao phụ trách đối ngoại và an ninh.
Cuộc biểu tình của người dân Ai Cập đã biến thành bạo loạn.
Trong một tuyên bố chung ra cùng ngày 29-1, Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hối thúc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tránh bạo lực "bằng mọi giá" và cam kết thay đổi phản ứng với điều mà ba nhà lãnh đạo này gọi là "những mối bất bình hợp pháp" của người dân Ai Cập.
Cùng ngày, trong một động thái có liên quan, ông Mohamed ElBaradei, cựu Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tuyên bố việc bổ nhiệm một phó tổng thống và thủ tướng mới ở Ai Cập là không đủ để chấm dứt cuộc nổi dậy chống sự cầm quyền của ông Mubarak. Ông này hối thúc Tổng thống Mubarak rời Ai Cập càng sớm càng tốt vì quyền lợi của nước này.
Tại nước ngoài, hàng trăm người Ai Cập phản đối nhà lãnh đạo Mubarak đã kêu gọi biểu tình ở thủ đô Washington của Mỹ để đòi lật đổ ông Mubarak và hối thúc chính quyền Washington "đứng về lẽ phải của lịch sử", cắt viện trợ cho chế độ của ông Mubarak.
Còn ở thành phố New York, khoảng 1.000 Mỹ gốc Ai Cập cũng tiến hành cuộc biểu tình ồn ào bên ngoài trụ sở LHQ để ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối ông Mubarak ở Ai Cập.