Theo một nguồn tin ban tổ chức cuộc họp, lúc đầu các giải Nobel Hòa bình có đề nghị nêu trường hợp của Lưu Hiểu Ba, nhưng vì tôn trọng ý muốn của thành phố chủ nhà muốn tập trung trên vấn đề vũ khí hạt nhân, cho nên cuối cùng đã quyết định không đề cập đến giải Nobel 2010.
Ông de Klerk, Nobel Hòa bình năm 1993 cùng với Nelson Mandela, giải thích là chủ đề chính cuộc họp năm nay là vũ khí hạt nhân và họ không muốn lái ‘ánh đèn’ qua nơi khác.
Tuy nhiên, việc không đề cập đến trường hợp Lưu Hiểu Ba đã làm cho một số giải Nobel khó chiụ.
Trong cuộc họp báo cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma và cựu tổng thống Nam Phi de Klerk, bà Jody Williams, Nobel Hoà bình năm 1997, đã tỏ thái độ bất bình. Bà cho rằng, xin trích: "Tôi cảm thấy cần phải nói một cái gì đãy. Chúng tôi không thích yên lặng trước sức ép của Trung Quốc. Lưu Hiểu Ba không bị quên lãng. Chúng tôi sẽ hoạt động tích lực để ông được trả tự do, cũng như chúng tôi đã từng đấu tranh cho Aung San Suu Kyi".
Hôm qua, các giải Nobel Hòa bình tập hợp tại Hiroshima đã chào mừng việc bà Aung San Suu Kyi được tự do.
Khi được hỏi là các giải Nobel Hòa bình tại cuộc họp ở Hiroshima có bị sức ép của Bắc Kinh hay không, ông de Klerk khẳng định theo sự hiểu biết của ông thì không hề có.
Cuộc họp các giải Nobel Hòa bình tại Hiroshima kéo dài trong 3 ngày. Văn kiện đúc kết hôm nay tập trung trên viẹc bãi bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên thế giới. Lãnh đạo thành phố Hiroshima đã lấy làm tiếc là giải Nobel Hòa bình năm 2009, Barack Obama, đã thờ ơ với cuộc họp, nhất là ông Obama đã từng lên tiếng trong quá khứ là ông rất muốn ghé Hiroshima.
Ông de Klerk, Nobel Hòa bình năm 1993 cùng với Nelson Mandela, giải thích là chủ đề chính cuộc họp năm nay là vũ khí hạt nhân và họ không muốn lái ‘ánh đèn’ qua nơi khác.
Tuy nhiên, việc không đề cập đến trường hợp Lưu Hiểu Ba đã làm cho một số giải Nobel khó chiụ.
Trong cuộc họp báo cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma và cựu tổng thống Nam Phi de Klerk, bà Jody Williams, Nobel Hoà bình năm 1997, đã tỏ thái độ bất bình. Bà cho rằng, xin trích: "Tôi cảm thấy cần phải nói một cái gì đãy. Chúng tôi không thích yên lặng trước sức ép của Trung Quốc. Lưu Hiểu Ba không bị quên lãng. Chúng tôi sẽ hoạt động tích lực để ông được trả tự do, cũng như chúng tôi đã từng đấu tranh cho Aung San Suu Kyi".
Hôm qua, các giải Nobel Hòa bình tập hợp tại Hiroshima đã chào mừng việc bà Aung San Suu Kyi được tự do.
Khi được hỏi là các giải Nobel Hòa bình tại cuộc họp ở Hiroshima có bị sức ép của Bắc Kinh hay không, ông de Klerk khẳng định theo sự hiểu biết của ông thì không hề có.
Cuộc họp các giải Nobel Hòa bình tại Hiroshima kéo dài trong 3 ngày. Văn kiện đúc kết hôm nay tập trung trên viẹc bãi bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên thế giới. Lãnh đạo thành phố Hiroshima đã lấy làm tiếc là giải Nobel Hòa bình năm 2009, Barack Obama, đã thờ ơ với cuộc họp, nhất là ông Obama đã từng lên tiếng trong quá khứ là ông rất muốn ghé Hiroshima.