Đào Trung Đạo, RFA
Dư Hoa là nhà văn trung niên được đọc “lậu” nhiều nhất ở Trung quốc
trong vòng 20 năm nay. Gọi là đọc lậu vì sách của Dư Hoa tuy chỉ được
in ấn và lưu hành ở Hồng Kông nhưng vẫn lọt vào nội địa. Quyển Huynh Đệ
của Dư Hoa cũng đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản ở trong nước.
Quyển tiểu thuyết đồ sộ này là tác phẩm thứ ba được dịch sang Anh ngữ
sau các cuốn Chuyện Người Bán Máu, Khóc Trong Mưa Phùn, và Sống. “Trung
Quốc trong Mười Chữ”, tác phẩm mới nhất của Dư Hoa được xuất bqản ở Mỹ
vào tháng Mười Một năm nay là một cuốn luận văn ngắn.
Dư Hoa sinh năm 1960 ở Triết Giang, Trung quốc. Khi 18 tuổi, sau một thời gian được huấn luyện làm nha công, họ Dư hành nghề khoảng 5 năm rồi bỏ nghề phần vì làm nha công không những suốt ngày cứ phải “nhìn vào mồm thiên hạ” mà còn kiếm được ít tiền nên khi thấy những cán bộ nhà nước làm cho Trung Tâm Văn Hóa cả ngày chỉ lang thang rong chơi mà lương bổng lại khấm khá, Dư Hoa xoay được một chân trong một trung tâm văn hóa và bắt đầu viết lách. Tên tuổi của Dư Hoa nổi như cồn khi tiểu thuyết Sống được đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu đưa lên màn bạc. Cuốn phim này được trình chiếu và được trao giài ở Đại Hội Điện Ảnh Cannes năm 1995. Dư Hoa cũng được trao giải văn chương Mao Thuẫn. Tuy không được đào tạo chính qui về văn chương nhưng Dư Hoa là một người viết chịu khó đọc để học hỏi các nhà văn nổi tiếng thế giới như Fyodor Dostoievsky, William Faulkner, Toni Morrison… (dĩ nhiên chỉ đọc được những nhà văn này qua các bản dịch Trung văn.) Với những tác phẩm viết trước năm 1992 Dư Hoa được coi là nhà văn tiền phong, hiện đại trong văn phong cũng như đề tài. Nhưng từ sau quyển Huynh Đệ, Dư Hoa ngả sang lối viết hiện thực phê phán xã hội, châm biếm theo kiểu Lỗ Tấn trước đây. Tuy không có được căn bản học thuật như Lỗ Tấn nhưng bù lại Dư Hoa lại có sự can đảm cất lên tiếng nói phản biện, thẳng thắn trình bày sự thực.
Trung Quốc trong 10 Chữ được Allan H. Barr dịch sang Anh ngữ (China in Ten Words) và được độc giả Mỹ đón nhận khá nồng nhiệt phần vì quyển sách ra mắt đúng thời vụ vào lúc người Mỹ cũng như dân chúng nhiều nước trên thế giới đang chú ý tới Trung Quốc vì nước này có thái độ hung hăng trong vụ tranh chấp Biển Đông mới đây và chính sách trở lại Á Châu của chính quyền Obama. Chúng tôi muốn giới thiệu “Trung Quốc trong Mười Chữ” của Dư Hoa vì thấy có khá nhiều sự việc xảy ra ở Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại rất giống những điều Dư Hoa viết về Trung Quốc. Hơn nữa, cái nhìn hiện thực phê phán của Dư Hoa cũng đáng xem xét để có một bức tranh về những xã hội còn do Đảng Cọng sản độc quyền cai trị.
Mười chữ Dư Hoa dùng dể tóm thực tại xã hội Trung Quốc là: Nhân dân, Nhà lãnh đạo, Đọc, Viết, Lỗ Tấn, Cách mạng, Cách biệt giàu nghèo, Cùng đinh, Bắt chước rởm, và Bịp. Chúng tôi xin tóm lược những chương quan trọng để đối chiếu với thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay.
Trong chương mở đầu “Nhân dân” Dư Hoa tự thú cho đến hôm nay khi viết hai chữ này xuống anh vẫn còn cảm thấy nghi ngờ không hiểu mình viết có đúng không vì chữ này đối với anh vừa xa lạ vừa thân quen, và chữ này có lẽ cũng còn là một chữ kỳ quái nhất trong tiếng Hoa: nó hiện diện khắp nơi nhưng hóa ra lại vô hình. Chữ này luôn xuất hiện trên môi các quan chức còn dân chúng lại ít khi dùng tới.
Dư Hoa mỉa mai: “Chúng ta phải ghi công những quan chức này vì nhờ họ mà chúng ta còn chứng tỏ được chữ này vẫn được dùng tới.”
Trong quá khứ chữ này rất nặng ký vì tên nước cũng được đặt là Công hòa Nhân dân Trung Quốc, Mao chủ tịch bảo chúng ta phải “phục vụ nhân dân”, tờ báo quan trọng nhất của Đảng cũng có tên gọi là Nhân dân Nhật báo. Và từ năm 1949 chúng ta được dạy rằng “nhân dân là chủ nhân” đất nước. Hai chữ nhân dân cũng tuyệt với như ba chữ “Mao Chủ tịch” vậy. Thế rồi thời thế đổi thay. Khi xảy ra cuộc Cách mạng Văn hóa (CMVH) nếu bạn nói hai chữ nhân dân ra thì nguời khác nhìn bạn với thái độ nghi ngờ vì có lẽ bạn nói trật tuy chẳng có ai phản đối bạn. Trong giai đoạn này người dân hết sức giữ mồm giữ miệng, sơ xảy là bị vu cáo là “phản cách mạng” và bị cho vào tù ngay. Thời trẻ Dư Hoa còn được dạy rằng “Mao Chủ tịch sống mãi trong lòng chúng ta” cho nên khi đi diễn hành trong cuộc CMVH Dư Hoa phấn khởi đưa ra khám phá của mình rằng cái sống trong lòng Mao Chủ tịch dĩ nhiên là nhân dân rồi cho nên thật đúng logic khi nói “Nhân dân là Mao chủ tịch, Mao Chủ tịch là Nhân dân!:” Cha mẹ anh cũng như nhiều người khác nghe anh nói vậy ban đầu còn có thái độ nghi ngờ nhưng dần dà mọi người gật đầu cho là chí lý, nhưng dặn anh chớ có nói như thế nữa! Nhưng khi anh tuyên bố nhận mình là kẻ sáng chế ra câu nói thì không ai chịu nhìn nhận điều nay. Và việc khi có quá nhiều người dùng câu nói này lại khiến anh cảm thấy bị đe dọa vì đã chót nhận mình là kẻ sáng chế. Khiếp sợ vì vào giai đoạn này không ai có quyền nhận mình là kẻ đầu tiên sáng chế ra bất cứ điều gì. Biến cố Thiên An Môn năm 1989 là một khúc quanh mới của lịch sử Trung Quốc: cái chết của ông Hồ Diệu Bang người có tinh thần đổi mới đưa tới việc sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn đòi dân chủ, tự do, và tố cáo tham nhũng. Nhưng vì sự cứng rắn từ chối đối thoại của chính quyền nên hàng trăm ngàn sinh viên biểu tình tuyệt thực. Người dân Bắc Kinh (nhân dân) thời đó chẳng màng gì tới tự do dân chủ nhưng lại ủng hộ việc tố cáo tham nhũng nên rất đông người ào ạt gia nhập biểu tình với sinh viên.
Vào giai đoạn này chính sách Đổi Mới của Đặng Tiểu Bình đã được 11 năm, dân chúng/nhân dân đã thoát cảnh nghèo đói nhưng Đổi Mới lại tạo nên những mâu thuẫn trầm trọng trong xã hội: quan lại đảng viên tham nhũng, bất công cửa quyền, giai cấp giàu có mới xuất hiện…Và dân chúng/nhân dân bất lực chỉ còn biết ngấm ngầm than thở. Nhưng so với hiện tại thì sự tham những thời đó thật không đáng kể. Tinh thần dân chủ tự do của Thiên An Môn ngày nay được thay thế bằng sự đam mê làm giàu. Kho từ vựng cũng thay đổi: ngày nay người ta nói tới nào là đầu tư, chứng khoán, giới hâm mộ những kẻ nổi danh, công nhân thất nghiệp, nông dân di cư…Thế nên nội dung chữ nhân dân cũng đã biến nghĩa: giờ đây chữ này, trong nhiều lãnh vực, được dùng để chỉ những sản phẩm trên thị trường, và hình ảnh cũng như tư tưởng của Mao Chủ tịch nay cũng đã được tái chế biến để phục vụ chính sách tuyên truyền của Đảng. Họ Dư kết luận về “nhân dân”: Nay nhân dân Trung Quốc lao vào vòng cạnh tranh cắt cổ nhau chỉ để tồn tại, kẻ mạnh rình rập ăn thịt kẻ yếu, mọi người làm giàu bằng bạo lực hay lừa đảo, và kẻ yếu kém và an phận đau khổ trong khi kẻ liều lĩnh và vô luơng được mùa nở rộ.” Nhưng dù thất vọng với “nhân dân hôm nay” lao đầu theo tiền bạc Dư Hoa vẫn đặt niềm tin váo ý nghĩa của chữ “nhân dân” vì kỷ niệm khắc xâu trong tâm khảm anh là hình ảnh hàng chục ngàn người đã kiên trì quy tụ lại trong đêm tối thắp đuốc sáng rực trong đêm lạnh giá tại một ngã tư bên một cây cầu kế cận quảng trường Thiên An Môn miệng hát quốc ca với mục đích ngăn đoàn thiết giáp của quân đội do chính quyền điều tới để cán nát những người biểu tình. Dư Hoa viết: “Tôi vẫn cho rằng ánh sáng truyền đi xa hơn tiếng nói con người, và tiếng nói con người truyền đi xa hơn hơi ấm thân thể con người. Nhưng đêm hôm đó tôi mới nhận ra rằng không phải vậy, vì khi mọi người đứng lên thành một khối thì tiếng nói của họ truyền đi xa hơn cả ánh sáng, và hơi ấm thân thể họ còn ttruyền đi xa hơn thế nữa. Và đó là điều tôi đã khám phá ra “nhân dân” có nghĩa là gì.”
Đọc những nhận xét của Dư Hoa ở trên ta sẽ hiểu rõ hơn câu chuyên mới đây xảy ra ở Việt Nam: cư dân mạng "lề trái" tranh luận phản bác ồn ào về phát ngôn của đôi ba quan chức của Đảng đã hiểu nội dung chữ “nhân dân” thật quái đản. Thật ra sự quái đản này nói lên nghịch lý tiềm ẩn của thực tại xã hội ở Việt Nam y chang như ở Trung Quốc.
Cũng như chữ “nhân dân” chữ “lãnh đạo” ngày nay cũng mất hẳn cái nghĩa ba chục năm trước đây. Dư Hoa để nhiều trang sách để viết về Mao Trạch Đông và thủ đoạn chính trị biến dân chúng thành những kẻ sung bái mình cũng như làm khiếp sợ hay loại bỏ nhưng người lãnh đạo trước đây từng là đồng chí thân tín. Mao Chủ tịch là kẻ luôn gây ngac nhiên trong hành xử đối với đồng chí và quần chúng. Theo Dư Hoa, họ Mao là vị “hoàng đế” duy nhất trong lịch sử Trung Quốc không dùng ngôn từ thiên tử mà lại dùng một thứ ngôn từ rất gần với ngôn từ của quần chúng. Ngoài ra Mao Chủ tịch lại còn có tài mê hoặc quần chúng, chẳng hạn như sự kiên ngày 16 tháng 7 năm 1966 – khi đó họ Mao đã 72 tuổi – họ Mao thình lình xuất hiện bên bờ sông Dương tử ở Vũ Hán giữa đám đông hàng ngàn tay bơi đang cuồng nhiệt hát quốc ca, giương cao biểu ngữ “Đông Phương Hồng”: họ Mao liền vẫy tay đi xuống bờ sông và cùng bơi với mọi người trong tiếng hoan hô vang dội “Mao Chủ tịch Muôn Năm”! Lập tức ngày hôm sau Nhân Dân Nhật Báo chạy bài tường thuật sự kiện này cùng với câu ngợi ca “Đó thật là một niềm vui vĩ đại của nhân dân Trung Quốc vì Chủ tịch kính yêu của chúng ta có sức khỏe thật tuyệt vời.” Không chỉ có thế, những ngày tiếp theo triệu triệu tấm hình khổ lớn (poster) cảnh Mao Chủ tịch mặc đồ bơi được phát đi để dán tường khắp ngang cùng ngõ hẻm trên cả nước.
(còn tiếp một kỳ}
Dư Hoa sinh năm 1960 ở Triết Giang, Trung quốc. Khi 18 tuổi, sau một thời gian được huấn luyện làm nha công, họ Dư hành nghề khoảng 5 năm rồi bỏ nghề phần vì làm nha công không những suốt ngày cứ phải “nhìn vào mồm thiên hạ” mà còn kiếm được ít tiền nên khi thấy những cán bộ nhà nước làm cho Trung Tâm Văn Hóa cả ngày chỉ lang thang rong chơi mà lương bổng lại khấm khá, Dư Hoa xoay được một chân trong một trung tâm văn hóa và bắt đầu viết lách. Tên tuổi của Dư Hoa nổi như cồn khi tiểu thuyết Sống được đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu đưa lên màn bạc. Cuốn phim này được trình chiếu và được trao giài ở Đại Hội Điện Ảnh Cannes năm 1995. Dư Hoa cũng được trao giải văn chương Mao Thuẫn. Tuy không được đào tạo chính qui về văn chương nhưng Dư Hoa là một người viết chịu khó đọc để học hỏi các nhà văn nổi tiếng thế giới như Fyodor Dostoievsky, William Faulkner, Toni Morrison… (dĩ nhiên chỉ đọc được những nhà văn này qua các bản dịch Trung văn.) Với những tác phẩm viết trước năm 1992 Dư Hoa được coi là nhà văn tiền phong, hiện đại trong văn phong cũng như đề tài. Nhưng từ sau quyển Huynh Đệ, Dư Hoa ngả sang lối viết hiện thực phê phán xã hội, châm biếm theo kiểu Lỗ Tấn trước đây. Tuy không có được căn bản học thuật như Lỗ Tấn nhưng bù lại Dư Hoa lại có sự can đảm cất lên tiếng nói phản biện, thẳng thắn trình bày sự thực.
Trung Quốc trong 10 Chữ được Allan H. Barr dịch sang Anh ngữ (China in Ten Words) và được độc giả Mỹ đón nhận khá nồng nhiệt phần vì quyển sách ra mắt đúng thời vụ vào lúc người Mỹ cũng như dân chúng nhiều nước trên thế giới đang chú ý tới Trung Quốc vì nước này có thái độ hung hăng trong vụ tranh chấp Biển Đông mới đây và chính sách trở lại Á Châu của chính quyền Obama. Chúng tôi muốn giới thiệu “Trung Quốc trong Mười Chữ” của Dư Hoa vì thấy có khá nhiều sự việc xảy ra ở Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại rất giống những điều Dư Hoa viết về Trung Quốc. Hơn nữa, cái nhìn hiện thực phê phán của Dư Hoa cũng đáng xem xét để có một bức tranh về những xã hội còn do Đảng Cọng sản độc quyền cai trị.
Mười chữ Dư Hoa dùng dể tóm thực tại xã hội Trung Quốc là: Nhân dân, Nhà lãnh đạo, Đọc, Viết, Lỗ Tấn, Cách mạng, Cách biệt giàu nghèo, Cùng đinh, Bắt chước rởm, và Bịp. Chúng tôi xin tóm lược những chương quan trọng để đối chiếu với thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay.
Trong chương mở đầu “Nhân dân” Dư Hoa tự thú cho đến hôm nay khi viết hai chữ này xuống anh vẫn còn cảm thấy nghi ngờ không hiểu mình viết có đúng không vì chữ này đối với anh vừa xa lạ vừa thân quen, và chữ này có lẽ cũng còn là một chữ kỳ quái nhất trong tiếng Hoa: nó hiện diện khắp nơi nhưng hóa ra lại vô hình. Chữ này luôn xuất hiện trên môi các quan chức còn dân chúng lại ít khi dùng tới.
Dư Hoa mỉa mai: “Chúng ta phải ghi công những quan chức này vì nhờ họ mà chúng ta còn chứng tỏ được chữ này vẫn được dùng tới.”
Trong quá khứ chữ này rất nặng ký vì tên nước cũng được đặt là Công hòa Nhân dân Trung Quốc, Mao chủ tịch bảo chúng ta phải “phục vụ nhân dân”, tờ báo quan trọng nhất của Đảng cũng có tên gọi là Nhân dân Nhật báo. Và từ năm 1949 chúng ta được dạy rằng “nhân dân là chủ nhân” đất nước. Hai chữ nhân dân cũng tuyệt với như ba chữ “Mao Chủ tịch” vậy. Thế rồi thời thế đổi thay. Khi xảy ra cuộc Cách mạng Văn hóa (CMVH) nếu bạn nói hai chữ nhân dân ra thì nguời khác nhìn bạn với thái độ nghi ngờ vì có lẽ bạn nói trật tuy chẳng có ai phản đối bạn. Trong giai đoạn này người dân hết sức giữ mồm giữ miệng, sơ xảy là bị vu cáo là “phản cách mạng” và bị cho vào tù ngay. Thời trẻ Dư Hoa còn được dạy rằng “Mao Chủ tịch sống mãi trong lòng chúng ta” cho nên khi đi diễn hành trong cuộc CMVH Dư Hoa phấn khởi đưa ra khám phá của mình rằng cái sống trong lòng Mao Chủ tịch dĩ nhiên là nhân dân rồi cho nên thật đúng logic khi nói “Nhân dân là Mao chủ tịch, Mao Chủ tịch là Nhân dân!:” Cha mẹ anh cũng như nhiều người khác nghe anh nói vậy ban đầu còn có thái độ nghi ngờ nhưng dần dà mọi người gật đầu cho là chí lý, nhưng dặn anh chớ có nói như thế nữa! Nhưng khi anh tuyên bố nhận mình là kẻ sáng chế ra câu nói thì không ai chịu nhìn nhận điều nay. Và việc khi có quá nhiều người dùng câu nói này lại khiến anh cảm thấy bị đe dọa vì đã chót nhận mình là kẻ sáng chế. Khiếp sợ vì vào giai đoạn này không ai có quyền nhận mình là kẻ đầu tiên sáng chế ra bất cứ điều gì. Biến cố Thiên An Môn năm 1989 là một khúc quanh mới của lịch sử Trung Quốc: cái chết của ông Hồ Diệu Bang người có tinh thần đổi mới đưa tới việc sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn đòi dân chủ, tự do, và tố cáo tham nhũng. Nhưng vì sự cứng rắn từ chối đối thoại của chính quyền nên hàng trăm ngàn sinh viên biểu tình tuyệt thực. Người dân Bắc Kinh (nhân dân) thời đó chẳng màng gì tới tự do dân chủ nhưng lại ủng hộ việc tố cáo tham nhũng nên rất đông người ào ạt gia nhập biểu tình với sinh viên.
Vào giai đoạn này chính sách Đổi Mới của Đặng Tiểu Bình đã được 11 năm, dân chúng/nhân dân đã thoát cảnh nghèo đói nhưng Đổi Mới lại tạo nên những mâu thuẫn trầm trọng trong xã hội: quan lại đảng viên tham nhũng, bất công cửa quyền, giai cấp giàu có mới xuất hiện…Và dân chúng/nhân dân bất lực chỉ còn biết ngấm ngầm than thở. Nhưng so với hiện tại thì sự tham những thời đó thật không đáng kể. Tinh thần dân chủ tự do của Thiên An Môn ngày nay được thay thế bằng sự đam mê làm giàu. Kho từ vựng cũng thay đổi: ngày nay người ta nói tới nào là đầu tư, chứng khoán, giới hâm mộ những kẻ nổi danh, công nhân thất nghiệp, nông dân di cư…Thế nên nội dung chữ nhân dân cũng đã biến nghĩa: giờ đây chữ này, trong nhiều lãnh vực, được dùng để chỉ những sản phẩm trên thị trường, và hình ảnh cũng như tư tưởng của Mao Chủ tịch nay cũng đã được tái chế biến để phục vụ chính sách tuyên truyền của Đảng. Họ Dư kết luận về “nhân dân”: Nay nhân dân Trung Quốc lao vào vòng cạnh tranh cắt cổ nhau chỉ để tồn tại, kẻ mạnh rình rập ăn thịt kẻ yếu, mọi người làm giàu bằng bạo lực hay lừa đảo, và kẻ yếu kém và an phận đau khổ trong khi kẻ liều lĩnh và vô luơng được mùa nở rộ.” Nhưng dù thất vọng với “nhân dân hôm nay” lao đầu theo tiền bạc Dư Hoa vẫn đặt niềm tin váo ý nghĩa của chữ “nhân dân” vì kỷ niệm khắc xâu trong tâm khảm anh là hình ảnh hàng chục ngàn người đã kiên trì quy tụ lại trong đêm tối thắp đuốc sáng rực trong đêm lạnh giá tại một ngã tư bên một cây cầu kế cận quảng trường Thiên An Môn miệng hát quốc ca với mục đích ngăn đoàn thiết giáp của quân đội do chính quyền điều tới để cán nát những người biểu tình. Dư Hoa viết: “Tôi vẫn cho rằng ánh sáng truyền đi xa hơn tiếng nói con người, và tiếng nói con người truyền đi xa hơn hơi ấm thân thể con người. Nhưng đêm hôm đó tôi mới nhận ra rằng không phải vậy, vì khi mọi người đứng lên thành một khối thì tiếng nói của họ truyền đi xa hơn cả ánh sáng, và hơi ấm thân thể họ còn ttruyền đi xa hơn thế nữa. Và đó là điều tôi đã khám phá ra “nhân dân” có nghĩa là gì.”
Đọc những nhận xét của Dư Hoa ở trên ta sẽ hiểu rõ hơn câu chuyên mới đây xảy ra ở Việt Nam: cư dân mạng "lề trái" tranh luận phản bác ồn ào về phát ngôn của đôi ba quan chức của Đảng đã hiểu nội dung chữ “nhân dân” thật quái đản. Thật ra sự quái đản này nói lên nghịch lý tiềm ẩn của thực tại xã hội ở Việt Nam y chang như ở Trung Quốc.
Cũng như chữ “nhân dân” chữ “lãnh đạo” ngày nay cũng mất hẳn cái nghĩa ba chục năm trước đây. Dư Hoa để nhiều trang sách để viết về Mao Trạch Đông và thủ đoạn chính trị biến dân chúng thành những kẻ sung bái mình cũng như làm khiếp sợ hay loại bỏ nhưng người lãnh đạo trước đây từng là đồng chí thân tín. Mao Chủ tịch là kẻ luôn gây ngac nhiên trong hành xử đối với đồng chí và quần chúng. Theo Dư Hoa, họ Mao là vị “hoàng đế” duy nhất trong lịch sử Trung Quốc không dùng ngôn từ thiên tử mà lại dùng một thứ ngôn từ rất gần với ngôn từ của quần chúng. Ngoài ra Mao Chủ tịch lại còn có tài mê hoặc quần chúng, chẳng hạn như sự kiên ngày 16 tháng 7 năm 1966 – khi đó họ Mao đã 72 tuổi – họ Mao thình lình xuất hiện bên bờ sông Dương tử ở Vũ Hán giữa đám đông hàng ngàn tay bơi đang cuồng nhiệt hát quốc ca, giương cao biểu ngữ “Đông Phương Hồng”: họ Mao liền vẫy tay đi xuống bờ sông và cùng bơi với mọi người trong tiếng hoan hô vang dội “Mao Chủ tịch Muôn Năm”! Lập tức ngày hôm sau Nhân Dân Nhật Báo chạy bài tường thuật sự kiện này cùng với câu ngợi ca “Đó thật là một niềm vui vĩ đại của nhân dân Trung Quốc vì Chủ tịch kính yêu của chúng ta có sức khỏe thật tuyệt vời.” Không chỉ có thế, những ngày tiếp theo triệu triệu tấm hình khổ lớn (poster) cảnh Mao Chủ tịch mặc đồ bơi được phát đi để dán tường khắp ngang cùng ngõ hẻm trên cả nước.
(còn tiếp một kỳ}