Nước Pháp công khai bày tỏ mong muốn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Việt Nam, trong lúc Hà Nội tìm cách mở cửa thị trường này đối với nhiều quốc gia phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ, kể từ khi Liên Xô sụp đổ và Nga không còn giữ vị thế độc quyền.
Nhân chuyến công du Hà Nội ngày 25 và 26/11 vừa qua, ông Pierre Lellouche, quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương khẳng định, « Nước Pháp sẽ có mặt trên thị trường này ».
Quan hệ quân sự song phương Pháp - Việt đã có một bước tiến quan trọng hồi tháng bẩy năm nay khi ông Hervé Morin, lúc đó là bộ trưởng Quốc phòng đã tới Việt Nam. Chuyến thăm này mang « tính biểu tượng cao » bởi vì đây là lần đầu tiên từ sau thất bại của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ 1954, một bộ trưởng Quốc phòng Pháp sang Việt Nam. Ông Morin đã tuyên bố là về mặt chính trị, Paris sẵn sàng tham gia vào việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam và cho biết là gần đây, Việt Nam đã mua trực thăng, máy bay vận tải quân sự, radar của Pháp.
Theo giới quan sát, trong những năm vừa qua, quân đội Việt Nam đã tiến hành nâng cao khả năng tác chiến. Với chiều dài bờ biển gần 3200 km, Việt Nam đương nhiên chú trọng đến các loại vũ khí, khí tài cho hải quân, nhất là trong bối cảnh các căng thẳng với Trung Quốc ngày càng gia tăng do có những tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn coi Nga là đối tác ưu tiên. Trong năm 2009 và 2010, Hà Nội đã mua của Matxcơva 20 máy bay tiêm kích Soukhoi Su 30MK2 và 6 tàu ngầm hạng Kilo.
Tuy nhiên, Liên bang Nga không phải là Liên Xô. Bang giao Việt-Nga hiện nay không phải theo kiểu tình đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa như trước kia. Chính vì vậy, các tính toán về địa chính trị của Việt Nam cũng đã thay đổi. Một nhà quan sát nói với AFP rằng Hà Nội « từ nay, tìm cách nhích lại gần các cường quốc phương Tây trong giả thuyết mọi chuyện trở nên không tốt đẹp với Bắc Kinh ». Cũng chính vì thế mà Việt Nam gạt bỏ những «kiêng kỵ» trong quan hệ với Mỹ và ở một chừng mực nào đó, trong quan hệ với Pháp.
Cuối năm 2009, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh công du Pháp. Trước đó, ông Thanh đã tới Hoa Kỳ. Cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng tại Lầu Năm góc đánh dấu một bước phát triển ngoạn mục sau 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, cho dù vẫn có những tiếng nói dè dặt trong hàng ngũ những nhân vật bảo thủ ở cả hai nước.
Ông Benoit de Tréglodé, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Nam Á đương đại – IRASEC - ở Bangkok nhấn mạnh, « cách nay vài tháng, thậm chí Việt Nam còn nói đến « tinh thần cộng đồng » với Hoa Kỳ ».
Đồng thời với việc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Pháp, quân đội Việt Nam còn ký nhiều thỏa thuận hợp tác kỹ thuật với Úc, New Zealand, Bỉ và theo một số nguồn tìn thì Việt Nam cũng có những tiếp xúc với ngành công nghiệp quân sự Israel. Theo chuyên gia de Tréglodé, thì trước đây, Việt Nam còn dấu kín các thỏa thuận với quân đội nước ngoài. Giờ đây, họ công khai làm việc này.
Tuy nhiên, vẫn có một điều rất bí ẩn về mức độ hiện đại hóa các loại vũ khí và thiết bị quân sự của quân đội Việt Nam. Theo số liệu chính thức, chi phí cho Quốc phòng chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam. Đương nhiên, con số này không bao gồm những hợp đồng mua vũ khí, khí tài hiện vẫn được coi là bí mật quốc gia. Người ta cũng không rõ các hoạt động kinh tế khác của quân đội Việt Nam như trồng và sản xuất cà phê, khai thác quặng mỏ, cung ứng dịch vụ điện thoại viễn thông, internet v.v. vì đây là một trong những nguồn tài chính quan trọng cho ngân sách của quân đội.
Quan hệ quân sự song phương Pháp - Việt đã có một bước tiến quan trọng hồi tháng bẩy năm nay khi ông Hervé Morin, lúc đó là bộ trưởng Quốc phòng đã tới Việt Nam. Chuyến thăm này mang « tính biểu tượng cao » bởi vì đây là lần đầu tiên từ sau thất bại của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ 1954, một bộ trưởng Quốc phòng Pháp sang Việt Nam. Ông Morin đã tuyên bố là về mặt chính trị, Paris sẵn sàng tham gia vào việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam và cho biết là gần đây, Việt Nam đã mua trực thăng, máy bay vận tải quân sự, radar của Pháp.
Theo giới quan sát, trong những năm vừa qua, quân đội Việt Nam đã tiến hành nâng cao khả năng tác chiến. Với chiều dài bờ biển gần 3200 km, Việt Nam đương nhiên chú trọng đến các loại vũ khí, khí tài cho hải quân, nhất là trong bối cảnh các căng thẳng với Trung Quốc ngày càng gia tăng do có những tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn coi Nga là đối tác ưu tiên. Trong năm 2009 và 2010, Hà Nội đã mua của Matxcơva 20 máy bay tiêm kích Soukhoi Su 30MK2 và 6 tàu ngầm hạng Kilo.
Tuy nhiên, Liên bang Nga không phải là Liên Xô. Bang giao Việt-Nga hiện nay không phải theo kiểu tình đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa như trước kia. Chính vì vậy, các tính toán về địa chính trị của Việt Nam cũng đã thay đổi. Một nhà quan sát nói với AFP rằng Hà Nội « từ nay, tìm cách nhích lại gần các cường quốc phương Tây trong giả thuyết mọi chuyện trở nên không tốt đẹp với Bắc Kinh ». Cũng chính vì thế mà Việt Nam gạt bỏ những «kiêng kỵ» trong quan hệ với Mỹ và ở một chừng mực nào đó, trong quan hệ với Pháp.
Cuối năm 2009, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh công du Pháp. Trước đó, ông Thanh đã tới Hoa Kỳ. Cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng tại Lầu Năm góc đánh dấu một bước phát triển ngoạn mục sau 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, cho dù vẫn có những tiếng nói dè dặt trong hàng ngũ những nhân vật bảo thủ ở cả hai nước.
Ông Benoit de Tréglodé, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Nam Á đương đại – IRASEC - ở Bangkok nhấn mạnh, « cách nay vài tháng, thậm chí Việt Nam còn nói đến « tinh thần cộng đồng » với Hoa Kỳ ».
Đồng thời với việc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Pháp, quân đội Việt Nam còn ký nhiều thỏa thuận hợp tác kỹ thuật với Úc, New Zealand, Bỉ và theo một số nguồn tìn thì Việt Nam cũng có những tiếp xúc với ngành công nghiệp quân sự Israel. Theo chuyên gia de Tréglodé, thì trước đây, Việt Nam còn dấu kín các thỏa thuận với quân đội nước ngoài. Giờ đây, họ công khai làm việc này.
Tuy nhiên, vẫn có một điều rất bí ẩn về mức độ hiện đại hóa các loại vũ khí và thiết bị quân sự của quân đội Việt Nam. Theo số liệu chính thức, chi phí cho Quốc phòng chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam. Đương nhiên, con số này không bao gồm những hợp đồng mua vũ khí, khí tài hiện vẫn được coi là bí mật quốc gia. Người ta cũng không rõ các hoạt động kinh tế khác của quân đội Việt Nam như trồng và sản xuất cà phê, khai thác quặng mỏ, cung ứng dịch vụ điện thoại viễn thông, internet v.v. vì đây là một trong những nguồn tài chính quan trọng cho ngân sách của quân đội.