Joyce Anne Nguyen
Có đôi khi suy nghĩ, tôi chợt cảm thấy có lẽ mình nên bỏ tất cả. Bỏ tất cả việc viết lách này. Có rất nhiều lý do để tôi không nên tiếp tục viết.
Tôi 16 tuổi, ở tuổi này như những người đồng trang lứa tôi nên chú tâm học hành và có những mối quan tâm phù hợp với lứa tuổi.
Tôi không bị ép buộc phải lên tiếng, và tôi không đủ tư cách để lên tiếng và kêu gọi người khác phải đứng dậy tranh đấu cho quyền lợi cá nhân và thay thế 1 chế độ khác với những nhà cầm quyền khác, bởi dù gì tôi cũng đang sống ở nước khác, tôi là kẻ hèn nhát đứng từ xa hò hét kêu gọi, khi có chuyện tôi không phải cam chịu gì cả, và tôi nói gì cũng được, gào gì cũng được.
Có đôi khi tôi cảm thấy nhục nhã và ghê tởm với bản thân. Và có lẽ sự im lặng là lựa chọn tốt hơn cho tôi. Có nhiều lúc tôi cảm thấy như vậy. Dù tôi có viết hàng trăm, hàng ngàn bài, cũng không có điều gì xảy ra. Mọi việc đều diễn ra như vậy. Vô số người đã viết, vô số người đã lên tiếng, vô số người đã đấu tranh và cống hiến cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhưng cũng không có gì thay đổi. Việc viết lách của tôi nói chung cũng không có lợi gì. Ko tạo nên 1 sự thay đổi. Cũng không thuyết phục hay lôi kéo được ai. Rất nhiều người cũng đã bảo VN không cần những người như tôi, và thay vì chê bai chế độ, không đóng góp, có lẽ tôi nên ngậm họng và sống cho đất nước tôi đang sống.
Có đôi khi tôi cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Dĩ nhiên khi ở VN, tôi không viết, ý tôi là tôi có viết về những bức xúc trong xã hội nhưng không viết về chính trị chẳng phải vì tôi sợ, mà trong nước tôi chưa kịp thấy nhiều để ý thức được người dân trong nước không may mắn như thế nào. Chỉ khi được đến 1 đất nước khác và đi 1 số nơi, tôi mới thấy 1 số điều và so sánh, tôi mới bắt đầu viết về chủ đề này. Nhưng có lẽ tôi nói chung cũng vẫn là 1 kẻ hèn nhát to miệng, kêu gọi người dân trong nước đứng lên phản kháng, trong khi mình đã an toàn.
Có lẽ tôi nên im lặng. Và mọi người cùng im lặng.
Chúng ta hãy cùng ngồi yên và chấp nhận hoàn cảnh, với suy nghĩ mọi nước đều có vấn đề, khó khăn riêng, và mỗi chế độ đều có cái tốt cái xấu của nó.
Chúng ta hãy cùng im lặng và lờ đi những vấn nạn của đất nước, với an ủi rằng đất nước dù sao cũng đang tiến bộ.
Chúng ta hãy cùng im lặng và tin tưởng rằng việc im lặng chấp nhận sẽ giúp đất nước bình yên.
Chúng ta hãy dùng từ “nhạy cảm” để né tránh mỗi khi bất kỳ ai đề cập đến vấn đề an ninh lãnh thổ.
Chúng ta hãy tập trung học hành, làm việc và đừng quan tâm đến chính trị.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ kéo sang tiến hành dự án bauxite ở Tây Nguyên, hủy hoại môi trường sống, giết chết sinh vật, gây bệnh tật cho đồng bào ta, và từ từ chiếm phần trung tâm của đất nước ta.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ thuê rừng đầu nguồn và chấp nhận tất cả những hậu quả của nó như sự ảnh hưởng đến sinh thái và lũ lụt, và để dân TQ kéo sang VN sống.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, và để đồng bào ta bị đánh cướp hoặc giết chết ngoài biển Đông.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để tấm bản đồ lưỡi bò đi khắp TG, và mọi người dần dần tin rằng biển Đông thuộc về TQ, HS- TS thuộc về TQ.
Chúng ta hãy nhắm mắt lại, và ngưng việc đọc báo đi, để tưởng tượng rằng không có điều gì tồi tệ xảy ra và đất nước vẫn đang phát triển.
Nhưng liệu tôi, và bạn có thể làm được thế ko?
Nếu muốn, tôi có thể quên VN đi. Tôi có thể chỉ nên sống cho Na Uy. Và bất kỳ cái gì khác. Bạn cũng vậy. Nhưng liệu chúng ta có thể làm được như thế ko?
Mọi chuyện có lẽ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu không có những vấn đề với TQ. Bây giờ ai cũng biết tình hình giữa TQ và VN đã nghiêm trọng như thế nào. Ko, đừng nói với tôi VN là nước nhỏ. Ko, đừng nói với tôi VN xui xẻo nằm quá gần 1 đất nước đầy tham vọng bá quyền như TQ. VN không phải là nước nhỏ duy nhất phải chống chọi với 1 nước lớn. VN không phải là nước duy nhất nằm gần TQ. Tôi biết tôi không thể làm được gì cả. Tôi là 1 cá nhân, và 1 cá nhân chỉ là được những việc nhỏ nhặt trong giới hạn của 1 cá nhân. Nhưng nếu nhiều cá nhân gộp lại? “Don’t wait for leaders; do it alone, person to person.”- Mother Teresa. Nếu VN phải đối mặt với TQ, nếu nhân dân VN phải đối mặt với nguy cơ mất nước, ai sẽ cứu VN ngoài chính người dân VN? Mỹ ư? Ồ không bạn ạ, người Mỹ chỉ làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ, đừng quên Mỹ đang mắc nợ TQ, và đừng quên không có lý do cụ thể nào để Mỹ phải giúp đỡ VN. Hay 1 vị Bụt hiện ra hỏi “Vì sao con khóc?” và phẩy cây phất trần biến điều ước trở thành hiện thực? Phật có câu “No one saves us but ourselves. No one can and no one may. We ourselves must walk the path.” “It’s a dirty world out there, but if no one agrees to do the cleaning, the whole country goes down a shit house.”- Vikas Swarup.
Tôi đủ tỉnh táo để hiểu những bài viết của tôi không đem lại 1 sự thay đổi cụ thể nào. Có 1 số người đã hỏi thẳng, tôi nhận được bao nhiêu tiền để viết. Tôi cảm thấy hổ thẹn cho họ. Tôi sẽ không giải thích, tôi chỉ đơn giản trích 1 câu của Isabel Allende “How can one not write about war, poverty and inequality when people who suffer from these afflictions don’t have a voice to speak?” Nếu bạn hoàn toàn cho rằng việc viết lách là vô bổ, đừng quên trong chiến tranh không phải ai cũng tham gia chiến đấu, có những người chiến đấu bằng ngòi bút. Có những người đóng góp theo cách riêng của họ.
Mọi người biết việc viết lách không đem lại ích lợi gì nhiều. Vô số người đã viết. Vô số người đã lên tiếng. Ko có gì được thay đổi. Bản kiến nghị phản đối dự án bauxite được rất nhiều người ký tên cuối cùng cũng bị bỏ mặc. Những người biểu tình phản đối TQ bị bắt. Blogger bị bắt và bỏ tù. Ko có gì được thay đổi. Nhà nước vẫn tiếp tục làm việc của họ. Họ vẫn chặn facebook. Họ vẫn kiểm soát thông tin. Họ vẫn cấm nhắc tên Hoàng Sa Trường Sa trên game online. Họ vẫn treo băng rôn chúc mừng quốc khánh TQ. Họ vẫn xử tù người bất đồng chính kiến. Họ vẫn tiến hành dự án bauxite Tây Nguyên. Họ vẫn tiến hành dự án điện hạt nhân. Họ vẫn cho thuê TQ thuê rừng đầu nguồn. Họ vẫn.. Họ vẫn…
Tôi không bị ép buộc phải lên tiếng, và tôi không đủ tư cách để lên tiếng và kêu gọi người khác phải đứng dậy tranh đấu cho quyền lợi cá nhân và thay thế 1 chế độ khác với những nhà cầm quyền khác, bởi dù gì tôi cũng đang sống ở nước khác, tôi là kẻ hèn nhát đứng từ xa hò hét kêu gọi, khi có chuyện tôi không phải cam chịu gì cả, và tôi nói gì cũng được, gào gì cũng được.
Có đôi khi tôi cảm thấy nhục nhã và ghê tởm với bản thân. Và có lẽ sự im lặng là lựa chọn tốt hơn cho tôi. Có nhiều lúc tôi cảm thấy như vậy. Dù tôi có viết hàng trăm, hàng ngàn bài, cũng không có điều gì xảy ra. Mọi việc đều diễn ra như vậy. Vô số người đã viết, vô số người đã lên tiếng, vô số người đã đấu tranh và cống hiến cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhưng cũng không có gì thay đổi. Việc viết lách của tôi nói chung cũng không có lợi gì. Ko tạo nên 1 sự thay đổi. Cũng không thuyết phục hay lôi kéo được ai. Rất nhiều người cũng đã bảo VN không cần những người như tôi, và thay vì chê bai chế độ, không đóng góp, có lẽ tôi nên ngậm họng và sống cho đất nước tôi đang sống.
Có đôi khi tôi cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Dĩ nhiên khi ở VN, tôi không viết, ý tôi là tôi có viết về những bức xúc trong xã hội nhưng không viết về chính trị chẳng phải vì tôi sợ, mà trong nước tôi chưa kịp thấy nhiều để ý thức được người dân trong nước không may mắn như thế nào. Chỉ khi được đến 1 đất nước khác và đi 1 số nơi, tôi mới thấy 1 số điều và so sánh, tôi mới bắt đầu viết về chủ đề này. Nhưng có lẽ tôi nói chung cũng vẫn là 1 kẻ hèn nhát to miệng, kêu gọi người dân trong nước đứng lên phản kháng, trong khi mình đã an toàn.
Có lẽ tôi nên im lặng. Và mọi người cùng im lặng.
Chúng ta hãy cùng ngồi yên và chấp nhận hoàn cảnh, với suy nghĩ mọi nước đều có vấn đề, khó khăn riêng, và mỗi chế độ đều có cái tốt cái xấu của nó.
Chúng ta hãy cùng im lặng và lờ đi những vấn nạn của đất nước, với an ủi rằng đất nước dù sao cũng đang tiến bộ.
Chúng ta hãy cùng im lặng và tin tưởng rằng việc im lặng chấp nhận sẽ giúp đất nước bình yên.
Chúng ta hãy dùng từ “nhạy cảm” để né tránh mỗi khi bất kỳ ai đề cập đến vấn đề an ninh lãnh thổ.
Chúng ta hãy tập trung học hành, làm việc và đừng quan tâm đến chính trị.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ kéo sang tiến hành dự án bauxite ở Tây Nguyên, hủy hoại môi trường sống, giết chết sinh vật, gây bệnh tật cho đồng bào ta, và từ từ chiếm phần trung tâm của đất nước ta.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ thuê rừng đầu nguồn và chấp nhận tất cả những hậu quả của nó như sự ảnh hưởng đến sinh thái và lũ lụt, và để dân TQ kéo sang VN sống.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, và để đồng bào ta bị đánh cướp hoặc giết chết ngoài biển Đông.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để tấm bản đồ lưỡi bò đi khắp TG, và mọi người dần dần tin rằng biển Đông thuộc về TQ, HS- TS thuộc về TQ.
Chúng ta hãy nhắm mắt lại, và ngưng việc đọc báo đi, để tưởng tượng rằng không có điều gì tồi tệ xảy ra và đất nước vẫn đang phát triển.
Nhưng liệu tôi, và bạn có thể làm được thế ko?
Nếu muốn, tôi có thể quên VN đi. Tôi có thể chỉ nên sống cho Na Uy. Và bất kỳ cái gì khác. Bạn cũng vậy. Nhưng liệu chúng ta có thể làm được như thế ko?
Mọi chuyện có lẽ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu không có những vấn đề với TQ. Bây giờ ai cũng biết tình hình giữa TQ và VN đã nghiêm trọng như thế nào. Ko, đừng nói với tôi VN là nước nhỏ. Ko, đừng nói với tôi VN xui xẻo nằm quá gần 1 đất nước đầy tham vọng bá quyền như TQ. VN không phải là nước nhỏ duy nhất phải chống chọi với 1 nước lớn. VN không phải là nước duy nhất nằm gần TQ. Tôi biết tôi không thể làm được gì cả. Tôi là 1 cá nhân, và 1 cá nhân chỉ là được những việc nhỏ nhặt trong giới hạn của 1 cá nhân. Nhưng nếu nhiều cá nhân gộp lại? “Don’t wait for leaders; do it alone, person to person.”- Mother Teresa. Nếu VN phải đối mặt với TQ, nếu nhân dân VN phải đối mặt với nguy cơ mất nước, ai sẽ cứu VN ngoài chính người dân VN? Mỹ ư? Ồ không bạn ạ, người Mỹ chỉ làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ, đừng quên Mỹ đang mắc nợ TQ, và đừng quên không có lý do cụ thể nào để Mỹ phải giúp đỡ VN. Hay 1 vị Bụt hiện ra hỏi “Vì sao con khóc?” và phẩy cây phất trần biến điều ước trở thành hiện thực? Phật có câu “No one saves us but ourselves. No one can and no one may. We ourselves must walk the path.” “It’s a dirty world out there, but if no one agrees to do the cleaning, the whole country goes down a shit house.”- Vikas Swarup.
Tôi đủ tỉnh táo để hiểu những bài viết của tôi không đem lại 1 sự thay đổi cụ thể nào. Có 1 số người đã hỏi thẳng, tôi nhận được bao nhiêu tiền để viết. Tôi cảm thấy hổ thẹn cho họ. Tôi sẽ không giải thích, tôi chỉ đơn giản trích 1 câu của Isabel Allende “How can one not write about war, poverty and inequality when people who suffer from these afflictions don’t have a voice to speak?” Nếu bạn hoàn toàn cho rằng việc viết lách là vô bổ, đừng quên trong chiến tranh không phải ai cũng tham gia chiến đấu, có những người chiến đấu bằng ngòi bút. Có những người đóng góp theo cách riêng của họ.
Mọi người biết việc viết lách không đem lại ích lợi gì nhiều. Vô số người đã viết. Vô số người đã lên tiếng. Ko có gì được thay đổi. Bản kiến nghị phản đối dự án bauxite được rất nhiều người ký tên cuối cùng cũng bị bỏ mặc. Những người biểu tình phản đối TQ bị bắt. Blogger bị bắt và bỏ tù. Ko có gì được thay đổi. Nhà nước vẫn tiếp tục làm việc của họ. Họ vẫn chặn facebook. Họ vẫn kiểm soát thông tin. Họ vẫn cấm nhắc tên Hoàng Sa Trường Sa trên game online. Họ vẫn treo băng rôn chúc mừng quốc khánh TQ. Họ vẫn xử tù người bất đồng chính kiến. Họ vẫn tiến hành dự án bauxite Tây Nguyên. Họ vẫn tiến hành dự án điện hạt nhân. Họ vẫn cho thuê TQ thuê rừng đầu nguồn. Họ vẫn.. Họ vẫn…
Nhưng thay vì đặt câu hỏi tại sao tôi lại viết dù biết việc lên tiếng không đem lại ích lợi, tại sao bạn không hỏi vì sao đã rất nhiều người lên tiếng nhưng vẫn không có điều gì thay đổi? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ hoàn toàn không quan tâm đến nhân dân? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không cho phép nhân dân biểu tình hoặc chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ gạt ngang không đếm xỉa đến bản kiến nghị phản đối 1 dự án gây tác hại trầm trọng đến môi trường, sự sống, và cả an ninh, lãnh thổ đất nước? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ chặn blog, chặn website? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi dân oan khiếu kiện, họ không bao giờ giải quyết? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không đầu tư công sức vào nền giáo dục, tiếp tục những trò cải cách chạy vòng quanh không cần thiết, bằng cách lấy kiến thức năm này đắp vào năm khác và quay vòng? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không giải quyết vấn đề tham nhũng trầm trọng và giải thích VN không phải là nước tham nhũng nhất TG và quốc gia nào cũng có? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không màng đến vấn đề giao thông, để hàng chục ngàn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông, và phần lớn vì đường sá chật chội, đầy “lô cốt”, kém chất lượng và gây ra nhiều cái chết phi lý? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ xem nhân dân là con cái không được phép cãi lời và “hàng xóm” không cần can thiệp? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ lên nắm quyền khi nhân dân không biết họ là ai để bầu cho họ? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ dù làm bất kỳ điều gì, vẫn tiếp tục giữ cái ghế của mình? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ e ngại mọi sự so sánh và kết luận đó là vọng ngoại và phản quốc? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không dám nhìn thẳng vào khuyết điểm và huyễn hoặc nhân dân rằng mọi đất nước đều có vấn đề riêng và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ?
Ở đây tôi chỉ muốn nói lên vấn đề ý thức. Tôi không có ý định tung hô nước ngoài như nhiều người sẵn sàng chụp mũ. Tôi chỉ đưa ra 1 vài so sánh. Trong ý thức người dân cũng như người lãnh đạo ở những quốc gia có tự do dân chủ, nhà nước được nhân dân bầu lên, và tồn tại vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Nhân dân đóng thuế nuôi các ông lãnh đạo, và khi các ông làm việc không tốt, các ông phải nghe phê bình, và có thể bị phế truất. Có rất nhiều người vẫn thường lầm lẫn giữa khái niệm yêu nước và yêu nhà nước. Tất cả đơn thuần chỉ là trò chơi đánh tráo khái niệm. 1 kiểu áp đặt thường thấy. Quốc gia dân tộc là cái trường tồn. Nhà nước là cái tồn tại tạm thời. Khi 2 cái đi ngược nhau, tôi không nghĩ tôi nên chọn cái ngắn thay vì cái dài. Có nhiều người sẽ bảo tôi là kẻ vô ơn. Rằng tôi sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, tôi ăn cơm trong chế độ này, tôi đi học trong chế độ này, tôi phải mang ơn thay vì phản chủ. 1 lần nữa phải nhấn mạnh, đây chỉ là vấn đề ý thức. Ko biết vì lý do gì, dường như người dân VN có thói quen thường sợ hãi và mang ý thức mình đang mang ơn nhà nước. Trong khi thực tế nhà nước lập ra để lèo lái đất nước, và đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Tôi phải biết ơn à? Tôi đã nhìn thấy các ông lãnh đạo như thế nào. 1 tờ báo chính thức trong nước từng viết, phải mất 175 năm để VN đuổi kịp Singapore, với điều kiện Singapore đứng yên- điều này là không thể. GDP cũng tụt hàng trên TG. Tôi phải biết ơn đất nước vì đã độc lập, tự do, hạnh phúc à? Ta độc lập mà ta không dám nhắc đến mối quan hệ VN- TQ? Ta độc lập mà ta không dám biểu tình chống TQ? Hạnh phúc? Hạnh phúc mà sau này vô số người vẫn tìm cách bỏ đi, bằng cách này hay cách khác, hôn nhân, du học, lao động hợp tác, làm giấy tờ giả…? Hạnh phúc mà đa phần những người đã đi đều không muốn về nước sống?
Tôi sẽ bị xem là kẻ hèn nhát. Tôi không dám ở ngay trong nước hô hào. Tôi thừa nhận, có nhiều lúc tôi đã tự cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Tôi đi. Tôi không ở lại. Nhưng cách đây không lâu, ở trường tôi có buổi giới thiệu về 1 số trường ĐH ở Na Uy và ở những nước khác như Anh, Úc, Mỹ, New Zealand… có 1 tấm bảng có dòng chữ lớn: “Do something for your country: LEAVE.” May mắn được đi, tôi có những quyền tôi không thể có trong nước. May mắn được đi, bằng những bài viết, dù có thể là vô bổ, tôi đóng góp 1 phần nào đó. May mắn được đi, tôi có cơ hội mở rộng tầm nhìn, và so sánh sự khác biệt giữa 2 TG (tôi thích nói là 2 TG). Những người e ngại sự so sánh không thể nhìn thẳng vào những khuyết điểm và hạn chế của bản thân để chỉnh sửa và tiến bộ. So sánh là cần thiết. So sánh dẫn đến cạnh tranh. Cạnh tranh giúp phát triển. Thử tưởng tượng, nếu cả 1 khu vực bạn sống chỉ có 1 tiệm giày. Bạn không còn lựa chọn nào khác, dù đẹp dù xấu bạn cũng phải vào đó mua giày. Nhưng nếu có khoảng chục tiệm giày, à không nhất thiết, có 2 tiệm giày thôi cũng được, bạn được quyền lựa chọn vào tiệm A hay tiệm B, và để thu hút khách hàng, mỗi tiệm dĩ nhiên phải cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tương tự với chính trị. Ồ vâng bạn sẽ nghĩ tôi là đứa tâm thần khi so sánh chính quyền với tiệm giày, nhưng tôi chỉ đang phân tích. Nếu có nhiều đảng, các đảng phải cạnh tranh nhau, đưa ra nhiều chính sách vì nhân dân và đất nước, và người dân dĩ nhiên sẽ bỏ phiếu cho cái đảng có nhiều chính sách tối ưu hơn. Nhưng nếu chỉ có 1 đảng duy nhất, và đặc biệt những người lãnh đạo không bao giờ bị bắt lỗi, không bao giờ bị phê bình, không bao giờ bị phế truất, các ông muốn làm bao lâu cũng được, ngồi đó bao lâu cũng được. Ko phải rõ ràng là trong trường hợp đó, cái đảng duy nhất này có thể làm bất kỳ điều gì, kể cả những việc có hại cho đất nước sao?
Trong bài viết “Ai không muốn được tự do?”, tôi đã có đề cập đến sự tự do. Vấn đề chỉ là khái niệm về tự do. Khi con người đã sống quá lâu trong 1 xã hội nơi họ không được phép có tư duy độc lập và phát biểu ý kiến thực sự của mình, họ dần dần quên mất lẽ ra là con người, họ nên có quyền cất tiếng nói. Trong nghệ thuật, nếu có khuôn mẫu định sẵn và 1 dây xích kìm hãm, người nghệ sĩ không thể làm việc với toàn bộ khả năng của mình. Thiếu tự do, con người bị kìm hãm, khả năng bị giới hạn. Cũng như trong đời sống. Albert Camus từng nói “A free press, of course, can be good or bad, but most certainly, without freedom, a press will never be anything but bad.” Nói mỗi nước đều có tự do dân chủ, chỉ là chế độ khác biệt nên sự dân chủ có màu sắc khác nhau chỉ là lối né tránh cái thực tế chẳng có tự do dân chủ. Nói mỗi nước đều có vấn đề, không có chế độ nào hoàn hảo chỉ là 1 lối lấp liếm không dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm của mình.
Đúng, không có chế độ nào 100% hoàn hảo. Nhưng cho đến nay, qua thời gian, đến sự tiến bộ hiện nay của loài người, chế độ dân chủ được xem là lựa chọn tốt nhất. Nhưng có lẽ con chim bị nhốt quá lâu trong lồng khi nhìn thấy cửa mở cũng rụt lại không dám bay ra TG rộng lớn bên ngoài. Có lẽ con người sợ hãi sự thay đổi. Thay vì góp sức vào 1 sự thay đổi, thay vì đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính bản thân mình, họ ngồi yên chấp nhận thực tế và họ cách lơ đi những vấn nạn của đất nước. Erich Fried có câu nói nổi tiếng được viết ngay trên phần còn sót lại của bức tường Berlin tôi đã may mắn có dịp thấy tận mắt: “He who wants the world to remain as it is doesn’t want it to remain at all.”
Nếu muốn, tôi có thể đáp máy bay về nước, có thể để bị bắt và ngồi tù, lúc đó mọi người sẽ biết đến tôi, sẽ cuối cùng công nhận tôi chứng minh được những gì mình đang nói thay vì khoác lác phô trương, sẽ cuối cùng ban cho tôi 1 danh hiệu, hay 1 tấm bằng khen để sau này ra tù tôi treo trong nhà và tự hào giới thiệu mỗi khi khách đến, nhưng liệu điều ấy có giúp ích được gì ko? Ý tôi không phải bảo việc ngồi tù là vô bổ. Tôi rất nể trọng và kính phục những người đã dám lên tiếng và chấp nhận việc ngồi tù là 1 cái giá của việc tranh đấu của mình. Tôi thực sự rất nể trọng họ. Và cảm thấy những gì mình làm chẳng là chút gì so với những gì họ đã làm. Và nhiều lúc cảm thấy bản thân là 1 kẻ hèn nhát đáng ghê tởm.
Nhưng..
Đừng bảo tôi im vì tôi sống ở Na Uy.
Đừng bảo tôi im vì tôi 16 tuổi.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi chưa đủ trải nghiệm.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi thiếu hiểu biết.
Đừng bảo tôi im và kết tội tôi chỉ copy và paste.
Đừng bảo tôi im vì bạn im.
Joyce Anne Nguyen
.....................................................................................
Ở đây tôi chỉ muốn nói lên vấn đề ý thức. Tôi không có ý định tung hô nước ngoài như nhiều người sẵn sàng chụp mũ. Tôi chỉ đưa ra 1 vài so sánh. Trong ý thức người dân cũng như người lãnh đạo ở những quốc gia có tự do dân chủ, nhà nước được nhân dân bầu lên, và tồn tại vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Nhân dân đóng thuế nuôi các ông lãnh đạo, và khi các ông làm việc không tốt, các ông phải nghe phê bình, và có thể bị phế truất. Có rất nhiều người vẫn thường lầm lẫn giữa khái niệm yêu nước và yêu nhà nước. Tất cả đơn thuần chỉ là trò chơi đánh tráo khái niệm. 1 kiểu áp đặt thường thấy. Quốc gia dân tộc là cái trường tồn. Nhà nước là cái tồn tại tạm thời. Khi 2 cái đi ngược nhau, tôi không nghĩ tôi nên chọn cái ngắn thay vì cái dài. Có nhiều người sẽ bảo tôi là kẻ vô ơn. Rằng tôi sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, tôi ăn cơm trong chế độ này, tôi đi học trong chế độ này, tôi phải mang ơn thay vì phản chủ. 1 lần nữa phải nhấn mạnh, đây chỉ là vấn đề ý thức. Ko biết vì lý do gì, dường như người dân VN có thói quen thường sợ hãi và mang ý thức mình đang mang ơn nhà nước. Trong khi thực tế nhà nước lập ra để lèo lái đất nước, và đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Tôi phải biết ơn à? Tôi đã nhìn thấy các ông lãnh đạo như thế nào. 1 tờ báo chính thức trong nước từng viết, phải mất 175 năm để VN đuổi kịp Singapore, với điều kiện Singapore đứng yên- điều này là không thể. GDP cũng tụt hàng trên TG. Tôi phải biết ơn đất nước vì đã độc lập, tự do, hạnh phúc à? Ta độc lập mà ta không dám nhắc đến mối quan hệ VN- TQ? Ta độc lập mà ta không dám biểu tình chống TQ? Hạnh phúc? Hạnh phúc mà sau này vô số người vẫn tìm cách bỏ đi, bằng cách này hay cách khác, hôn nhân, du học, lao động hợp tác, làm giấy tờ giả…? Hạnh phúc mà đa phần những người đã đi đều không muốn về nước sống?
Tôi sẽ bị xem là kẻ hèn nhát. Tôi không dám ở ngay trong nước hô hào. Tôi thừa nhận, có nhiều lúc tôi đã tự cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Tôi đi. Tôi không ở lại. Nhưng cách đây không lâu, ở trường tôi có buổi giới thiệu về 1 số trường ĐH ở Na Uy và ở những nước khác như Anh, Úc, Mỹ, New Zealand… có 1 tấm bảng có dòng chữ lớn: “Do something for your country: LEAVE.” May mắn được đi, tôi có những quyền tôi không thể có trong nước. May mắn được đi, bằng những bài viết, dù có thể là vô bổ, tôi đóng góp 1 phần nào đó. May mắn được đi, tôi có cơ hội mở rộng tầm nhìn, và so sánh sự khác biệt giữa 2 TG (tôi thích nói là 2 TG). Những người e ngại sự so sánh không thể nhìn thẳng vào những khuyết điểm và hạn chế của bản thân để chỉnh sửa và tiến bộ. So sánh là cần thiết. So sánh dẫn đến cạnh tranh. Cạnh tranh giúp phát triển. Thử tưởng tượng, nếu cả 1 khu vực bạn sống chỉ có 1 tiệm giày. Bạn không còn lựa chọn nào khác, dù đẹp dù xấu bạn cũng phải vào đó mua giày. Nhưng nếu có khoảng chục tiệm giày, à không nhất thiết, có 2 tiệm giày thôi cũng được, bạn được quyền lựa chọn vào tiệm A hay tiệm B, và để thu hút khách hàng, mỗi tiệm dĩ nhiên phải cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tương tự với chính trị. Ồ vâng bạn sẽ nghĩ tôi là đứa tâm thần khi so sánh chính quyền với tiệm giày, nhưng tôi chỉ đang phân tích. Nếu có nhiều đảng, các đảng phải cạnh tranh nhau, đưa ra nhiều chính sách vì nhân dân và đất nước, và người dân dĩ nhiên sẽ bỏ phiếu cho cái đảng có nhiều chính sách tối ưu hơn. Nhưng nếu chỉ có 1 đảng duy nhất, và đặc biệt những người lãnh đạo không bao giờ bị bắt lỗi, không bao giờ bị phê bình, không bao giờ bị phế truất, các ông muốn làm bao lâu cũng được, ngồi đó bao lâu cũng được. Ko phải rõ ràng là trong trường hợp đó, cái đảng duy nhất này có thể làm bất kỳ điều gì, kể cả những việc có hại cho đất nước sao?
Trong bài viết “Ai không muốn được tự do?”, tôi đã có đề cập đến sự tự do. Vấn đề chỉ là khái niệm về tự do. Khi con người đã sống quá lâu trong 1 xã hội nơi họ không được phép có tư duy độc lập và phát biểu ý kiến thực sự của mình, họ dần dần quên mất lẽ ra là con người, họ nên có quyền cất tiếng nói. Trong nghệ thuật, nếu có khuôn mẫu định sẵn và 1 dây xích kìm hãm, người nghệ sĩ không thể làm việc với toàn bộ khả năng của mình. Thiếu tự do, con người bị kìm hãm, khả năng bị giới hạn. Cũng như trong đời sống. Albert Camus từng nói “A free press, of course, can be good or bad, but most certainly, without freedom, a press will never be anything but bad.” Nói mỗi nước đều có tự do dân chủ, chỉ là chế độ khác biệt nên sự dân chủ có màu sắc khác nhau chỉ là lối né tránh cái thực tế chẳng có tự do dân chủ. Nói mỗi nước đều có vấn đề, không có chế độ nào hoàn hảo chỉ là 1 lối lấp liếm không dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm của mình.
Đúng, không có chế độ nào 100% hoàn hảo. Nhưng cho đến nay, qua thời gian, đến sự tiến bộ hiện nay của loài người, chế độ dân chủ được xem là lựa chọn tốt nhất. Nhưng có lẽ con chim bị nhốt quá lâu trong lồng khi nhìn thấy cửa mở cũng rụt lại không dám bay ra TG rộng lớn bên ngoài. Có lẽ con người sợ hãi sự thay đổi. Thay vì góp sức vào 1 sự thay đổi, thay vì đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính bản thân mình, họ ngồi yên chấp nhận thực tế và họ cách lơ đi những vấn nạn của đất nước. Erich Fried có câu nói nổi tiếng được viết ngay trên phần còn sót lại của bức tường Berlin tôi đã may mắn có dịp thấy tận mắt: “He who wants the world to remain as it is doesn’t want it to remain at all.”
Nếu muốn, tôi có thể đáp máy bay về nước, có thể để bị bắt và ngồi tù, lúc đó mọi người sẽ biết đến tôi, sẽ cuối cùng công nhận tôi chứng minh được những gì mình đang nói thay vì khoác lác phô trương, sẽ cuối cùng ban cho tôi 1 danh hiệu, hay 1 tấm bằng khen để sau này ra tù tôi treo trong nhà và tự hào giới thiệu mỗi khi khách đến, nhưng liệu điều ấy có giúp ích được gì ko? Ý tôi không phải bảo việc ngồi tù là vô bổ. Tôi rất nể trọng và kính phục những người đã dám lên tiếng và chấp nhận việc ngồi tù là 1 cái giá của việc tranh đấu của mình. Tôi thực sự rất nể trọng họ. Và cảm thấy những gì mình làm chẳng là chút gì so với những gì họ đã làm. Và nhiều lúc cảm thấy bản thân là 1 kẻ hèn nhát đáng ghê tởm.
Nhưng..
Đừng bảo tôi im vì tôi sống ở Na Uy.
Đừng bảo tôi im vì tôi 16 tuổi.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi chưa đủ trải nghiệm.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi thiếu hiểu biết.
Đừng bảo tôi im và kết tội tôi chỉ copy và paste.
Đừng bảo tôi im vì bạn im.
Joyce Anne Nguyen
.....................................................................................
Giới thiệu Joyce Anne Nguyễn:
Gần đây, xuất hiện trên Internet một loạt những bài do một cô gái 16 tuổi – hay 17 tuổi gì đó – tên Mỹ là Joyce Anne Nguyễn và tên Việt là Nguyễn Đắc Hải Di, những bài đó nói lên những ưu tư của người con gái trẻ tuổi về hiện tình đất nước. Được biết Joyce Anne Nguyễn đăng những bài viết của em trên Blog Joyce Anne Nguyên xuất phát từ Na Uy và được nhiều website trẻ ở Việt Nam đăng lại. Giọng văn cũng như những tư tưởng chin chắn nêu lên trong những bài của Joyce Anne Nguyễn gây nên một sự nghi ngờ - trong một bài em viết, chính em cũng nói tới điều này. Nhiều người không tin rằng một cô bé 16 tuổi lại có thể có những suy tư cũng như lối hành văn chững chạc của người lớn như vậy.
Nhưng tôi tin Joyce Anne Nguyễn, tôi tin em có thể có những tư tưởng “người lớn” vì em hấp thụ được một giáo dục gia đình tốt đẹp. Gia đình là một môi trường có thể ảnh hưởng mạnh vào tâm tư con người, và em đã may mắn hấp thụ được những những tư tưởng cấp tiến từ bố mẹ em và từ những cuốn sách mà em đọc chứ không phải từ những thầy cô trong nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa. Đi ra nước ngoài, em lại được đi thăm thú đây đó, qua nhiều nước ở Âu châu để mở rộng thêm tầm nhìn và sự hiểu biết của em. Có đi mới “mài óc mình cùng với óc người” (limer sa cervelle contre celle d’autrui) như triết gia Pháp Montaigne đã viết. Nhưng gương tranh đấu của bố mẹ - tôi nghe nói mẹ em là nhà đạo diễn Song Chi, người đã từng xuống đường biểu tình chống Trung Cộng vể vụ Trường Sa và Hoàng Sa - chắc chắn đã là chất xúc tác tiên khởi làm cho em hứng khởi, làm cho em suy nghĩ và tìm tòi, và sự khao khát hiểu biết cũng như ước mơ lẽ phải đã đưa em từ từ vào con đường đấu tranh. Tôi thiết nghĩ, gương cha mẹ em có ảnh hưởng mạnh mẽ, vì nếu cha mẹ không thiết tha đến đất nước thì cũng khó cho con có được đầu óc tiến bộ - nhưng tất nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng - . Tây Phương dùng danh từ “conditionnement” để nói lên sự quan trọng của những điều kiện tạo nên tư tưởng con người. Chính người Cộng Sản đã hiểu rõ hơn ai hết về những phương thức “điều kiện hóa” con người. Chẳng thế mà chúng đã có tài biến hóa hàng triệu triệu người thành những người máy vô tri vô giác không còn lương tâm, không còn tri thức, chỉ biết nghe và tuân lệnh...