Một áp phích có ảnh giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, trong cuộc biểu tình tại Hồng Kông, 05/12/2010
Ảnh: Reuters
Hôm nay, 05/12/2010, tại Hồng Kông, khoảng 400 người xuống đường kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa Bình 2010. Lễ trao giải diễn ra vào ngày thứ sáu tới, 10/12/2010, nhưng nhà ly khai tiếp tục bị ngồi tù.
Cũng trong ngày hôm nay, ông Vaclav Havel, cựu tổng thống cộng hòa Séc, nguyên là nhà ly khai và Nobel Hòa bình1984, Đức Cha Nam Phi Desmond Tutu đã cùng ký tên một bài xã luận lên án chế độ « bạo ngược » của Trung Quốc.
Theo AFP, Khoảng 400 người dân Hồng Kông đã xuống đường với biểu ngữ đòi tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, người được Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy chọn trao giải thưởng năm nay.
Người biểu tình kêu gọi Trung Quốc cải tổ dân chủ và trả tự do cho một nhà giáo, một nhà tranh đấu. Một người biểu tình nói: "Ông Lưu có làm hại ai đâu, tại sao ông lại bị nhốt trong tù ? Tôi không thể hiểu nổi ».
Ngoài biện pháp trấn áp nhà đối lập, chính quyền Trung Quốc còn ngăn chận những người thân của ông Lưu Hiểu Ba, từ người vợ của ông là bà Lưu Hà, đến các thân nhân khác trong gia tộc, thậm chí luật sư và bạn bè của ông trong đó có nghệ sĩ Ngãi Vị Vị xuất ngoại. Chính quyền e ngại rằng những người này sẽ sang Oslo tham dự buổi lễ vinh danh nhà tranh đấu ôn hòa.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du, hôm thứ năm, còn dọa rằng Bắc Kinh « khó mà giữ được quan hệ thân thiện với Na uy như trước».
Hành động của Trung Quốc đã bị hai nhân vật đấu tranh ôn hòa có tiếng tăm và được kính trọng trên thế giới lên án.
Hôm nay , trên nhật báo Anh, The Observer, cựu tổng thống cộng hòa Séc Vaclav Havel, nguyên là tù nhân chính trị tại Tiệp Khắc dưới thời chế độ cộng sản và Đức Cha Desmond Tutu, người góp phần mang lại tự do cho nhà ly khai Nelson Mandela và sang trang lịch sử chế độ kỳ thị sắc tộc tại Nam Phi, cả hai người này đã ký chung một bài xã luận.
Trong bài viết, hai giải Nobel Hòa bình nhận định rằng Trung Quốc không xứng đáng là một cường quốc ngày nào Bắc Kinh còn chà đạp quyền con người trên lãnh thổ của mình và hậu thuẫn các chế độ bạo ngược. Phải chấm dứt các hành động này và dân chủ hóa chế độ thực sự thì lúc đó Trung Quốc mới xứng danh là một cường quốc, một lãnh tụ của thế giới.
Hai tác giả kêu gọi thế giới từ chối mô hình phát triển của Trung Quốc, một mô hình trấn áp từ trong ra ngoài miễn là chỉ số tăng trưởng gia tăng. Hai người cũng nêu lên trường hợp các chính quyền Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Sudan « tự do gây tội ác đối với dân chúng » và đe dạo hòa bình thế giới cũng là vì có bàn tay che chở của Trung Quốc.
Theo AFP, Khoảng 400 người dân Hồng Kông đã xuống đường với biểu ngữ đòi tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, người được Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy chọn trao giải thưởng năm nay.
Người biểu tình kêu gọi Trung Quốc cải tổ dân chủ và trả tự do cho một nhà giáo, một nhà tranh đấu. Một người biểu tình nói: "Ông Lưu có làm hại ai đâu, tại sao ông lại bị nhốt trong tù ? Tôi không thể hiểu nổi ».
Ngoài biện pháp trấn áp nhà đối lập, chính quyền Trung Quốc còn ngăn chận những người thân của ông Lưu Hiểu Ba, từ người vợ của ông là bà Lưu Hà, đến các thân nhân khác trong gia tộc, thậm chí luật sư và bạn bè của ông trong đó có nghệ sĩ Ngãi Vị Vị xuất ngoại. Chính quyền e ngại rằng những người này sẽ sang Oslo tham dự buổi lễ vinh danh nhà tranh đấu ôn hòa.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du, hôm thứ năm, còn dọa rằng Bắc Kinh « khó mà giữ được quan hệ thân thiện với Na uy như trước».
Hành động của Trung Quốc đã bị hai nhân vật đấu tranh ôn hòa có tiếng tăm và được kính trọng trên thế giới lên án.
Hôm nay , trên nhật báo Anh, The Observer, cựu tổng thống cộng hòa Séc Vaclav Havel, nguyên là tù nhân chính trị tại Tiệp Khắc dưới thời chế độ cộng sản và Đức Cha Desmond Tutu, người góp phần mang lại tự do cho nhà ly khai Nelson Mandela và sang trang lịch sử chế độ kỳ thị sắc tộc tại Nam Phi, cả hai người này đã ký chung một bài xã luận.
Trong bài viết, hai giải Nobel Hòa bình nhận định rằng Trung Quốc không xứng đáng là một cường quốc ngày nào Bắc Kinh còn chà đạp quyền con người trên lãnh thổ của mình và hậu thuẫn các chế độ bạo ngược. Phải chấm dứt các hành động này và dân chủ hóa chế độ thực sự thì lúc đó Trung Quốc mới xứng danh là một cường quốc, một lãnh tụ của thế giới.
Hai tác giả kêu gọi thế giới từ chối mô hình phát triển của Trung Quốc, một mô hình trấn áp từ trong ra ngoài miễn là chỉ số tăng trưởng gia tăng. Hai người cũng nêu lên trường hợp các chính quyền Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Sudan « tự do gây tội ác đối với dân chúng » và đe dạo hòa bình thế giới cũng là vì có bàn tay che chở của Trung Quốc.