Tất nhiên ở nước này thì lắm Đảng, các đảng phái nhiều vô kể tính đến mấy chục đảng. Tuy nhiên không có chuyện bất ổn một tẹo nào cả. Các đại biểu quốc hội có thể tranh luận gay gắt về các vấn đề, nhưng ra đến ngoài là cười tươi tắn bắt tay vỗ vai nhau, khen đối thủ ban nãy trong nghị trường lập luận hay.
Nhưng đầu tiên phải kể đến chuyện đi vào quốc hội nước đó, dễ hơn đi thăm viện bảo tàng, đi qua cửa an ninh có máy dò như ở sân bay rồi đến bàn lễ tân trình bày là ở nước khác qua đây, muốn vào xem tham quan quốc hội nước sở tại. Lễ tân chỉ đòi hộ chiếu rồi ghi lại, in cho cái thẻ đeo vào ngực vậy là tha hồ tung tăng, thậm chí ngó vào phòng riêng các đại biểu chuyên trách đang làm việc, họ nhìn thấy mình chào halo và cười tươi. Đang lượn ngắm tranh trong phòng chính thì thấy thủ tướng nước đó đi qua, thủ tướng cắp cặp thấy khách lạ tười cươi chào, đến gần bắt tay vỗ vai khách bỗ bã như xe ôm với nhau ngoài đường. Có thằng quần bò, áo len thấy người nước khác nó đến bắt tay vồn vã rồi giới thiệu là phụ trách ngoại giao. Hóa ra ông ý thấy khách lạ tưởng đến có việc gì, nghe nói đi tham quan quốc hội nó đưa vào phòng họp cho xem luôn, giới thiệu tường tận về cơ cấu quốc hội và lịch sử hình thành.
Ở đây khi quốc hội họp, dân có thể vào thoải mái ngồi trên tầng 2 để theo dõi các đại biểu bàn bạc, dân muốn vào cũng chỉ cần đưa giấy tờ tùy thân ( như kiểu chứng minh thư ) rồi lên tầng 2 ngồi xem thoải mái, có cà fe, trà phục vụ. Người ta còn khuyến khích dân đến xem, nhưng dân ở đây người ta thờ ơ, vì xã hội chả có gì khiến họ phải phàn nàn đến nỗi phải soi xét bọn chính phủ, quốc hội đang làm gì.
Ở đây thủ tướng hay các bộ trưởng tự lái xe đến chỗ làm, tìm nơi đậu rồi mở xe cắp cặp vào trụ sở làm việc. Trông bộ dạng còn thảm hại hơn cả cán bộ phường của nước ta, quan chức mà gặp dân chào hay hỏi gì là đứng lại cười nịnh bợ dân, trả lời đâu ra đấy.
Đừng nghĩ bọn nước này nó là nước vớ vẩn nhé, nó tài trợ cho Việt Nam hơi bị nhiều thứ và nhiều dự án về nhân đạo và phát triển xã hội đấy.
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/194/194