"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Donnerstag, 9. Dezember 2010

Trung Quốc ngăn chận các trang internet

Ruth Kirchner, phòng phát thanh của ARD tại Bắc Kinh
Bản dịch tiếng Việt: CAN  

09.12.2010 - Một ngày trước lễ trao giải Nobel Hòa Bình cho nhà tranh đấu dân quyền đang bị giam giữ Lưu Hiểu Ba chính quyền Trung Quốc lại gia tăng chỉ trích mạnh mẽ việc trao giải thưởng này. Nhiều trang internet quốc tế rõ ràng đã bị chặn.
 
Liu Xiaobo (Foto: AFP) 
Một phần các trang web của BBC và cả của CNN không thể mở được nữa. Cả trang web của đài phát thanh Na Uy NRK cũng bị chận. Trang web của Ủy Ban Giải Nobel những tuần trước còn mở được, hiện nay cũng bị chặn.

Phát ngôn nhân ngoại giao Jiang Yu không muốn trả lời trực tiếp, khi bà được hỏi rằng, liệu việc chặn các trang web có liên quan đến việc trao giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba vào thứ sáu tại Oslo không. Bà nói: „Tôi biết những vấn đề của các trang web này". Hệ thống internet của Trung Quốc theo lời bà thì vẫn mở và được quản lý tương ứng theo luật hiện hành. Luật này quy định những thông tin nào không được phổ biến trên internet.

Bắc Kinh: „Lưu Hiểu Ba là một tên tội phạm“

Bà phát ngôn nhân ngoại giao lập lại lời phê bình của chính quyền, rằng quyết định của Ủy Ban Oslo là một sự xâm phạm vào việc nội bộ của quốc gia. „Hầu hết các thành viên của cộng đồng thế giới đều từ chối quyết định sai lầm của Ủy Ban Nobel“, bà tuyên bố như vậy. „Ủy Ban có làm gì đi nữa thì cũng không thay đổi được chuyện Lưu Hiểu Ba là một tên tội phạm.“

Trong những ngày qua lời chỉ trích ngày càng nặng hơn. Truyền thông Trung Quốc coi giải này như một “mánh khoé” của tây phương, một phần của sự hiệp lực chống lại Trung Quốc. Đồng thời trong cả nước tình trạng căng thẳng hơn đối với nhiều nhà tranh đấu. Bà Liu Xia, vợ của người được lãnh giải, đã bị quản thúc chặt chẽ tại gia từ nhiều tuần qua. Điện thoại và mạng internet của bà cũng bị cắt. Không ai trong gia đình của bà Liu được phép đi sang Oslo – vì thế không có ai đứng ra trực tiếp nhận giải.

Những người phê phán chế độ: “Giải thưởng là một khuyến khích”

Nhiều chiếc ghế khác sẽ trống tại Oslo. Trên 140 nhà tranh đấu, nghệ sĩ, luật sư và trí thức đã được Liu Xia mời đến tham dự buổi lễ. Nhưng nhiều người bị quản thúc tại gia, những người khác thì bị ngăn cản không cho xuất ngoại. Trong đó có kinh tế gia Mao Yushi, 80 tuổi, cũng bị ngăn cản không cho xuất ngoại. Nhưng ông chả muốn đến Oslo, chỉ muốn đến Singapur. Tại phi trường Bắc Kinh ông đã bị đuổi về. Ông kể: “Ngày trước, trong thời kỳ cách mạng văn hóa, họ đã đột nhập vào nhà tôi. Họ đã ăn cắp tất cả, đã cạo trọc đầu vợ tôi, đã đánh đập tôi đến đổ máu và đã gọi tôi là một kẻ nguy hiểm. Và bây giờ thì họ ngăn cản không cho tôi xuất ngoại và xem tôi là một nguy cơ cho an ninh quốc gia. Cũng cùng một kiểu lô gíc – quái gở!”

Mặc dù bị áp bức phần lớn các nhà tranh đấu dân quyền đều vẫn coi giải thưởng là một sự khuyến khích và là biểu tượng cho hy vọng. Chẳng hạn như bà Dai Qing, nhà tranh đấu cho môi trường. Bà nói: “Tất cả chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ và công nhận của Ủy Ban Nobel, đó là điều làm tôi hạnh phúc.” Hiện tại thì cả bà cũng không được phép gặp gỡ báo chí, mà chỉ được nói chuyện qua điện thoại. Nhưng tất cả những cái đó, bà nói cách láu lỉnh, sẽ chẳng làm cho bà và phong trào tranh đấu cho dân quyền câm miệng.  

..........................
(Bản tiếng Đức)

China blockiert Seiten im Internet

Einen Tag vor der Vergabe des Friedensnobelpreises an den inhaftierten Bürgerrechtler Liu Xiaobo hat die chinesische Regierung die Kritik an der Auszeichnung weiter verschärft. Mehrere Internet-Seiten internationaler Medien in China wurden offenbar gesperrt.

Von Ruth Kirchner, ARD-Hörfunkstudio Peking

Liu Xiaobo (Foto: AFP)  
[Liu Xiaobo ]

Die Webseiten von BBC und teilweise auch von CNN können nicht mehr geöffnet werden. Auch die Seite des norwegischen Rundfunks NRK ist gesperrt. Die Seite des norwegischen Nobelpreis-Komitees, die in den letzten Wochen noch zugänglich war, scheint ebenfalls blockiert.

Außenamtssprecherin Jiang Yu wollte sich jedoch nicht direkt zu der Frage äussern, ob die Sperrungen im Zusammenhang mit der Vergabe des Nobelpreises an Liu Xiaobo am Freitag in Oslo stünden. "Mir sind Probleme mit diesen Webseiten nicht bekannt", sagte sie. Das chinesische Internet sei offen und werde entsprechend der Gesetze des Landes verwaltet. Diese regelten, welche Informationen nicht übers Internet verbreitet werden dürften.

Peking: "Liu Xiaobo ist ein Krimineller"

Die Aussenamtssprecherin erneuerte die Kritik der Regierung, die Entscheidung des Osloer Komitees sei eine Einmischung in die inneren Angelegenheiten des Landes. "Die meisten Mitglieder der internationalen Gemeinschaft lehnen die falsche Entscheidung des Nobelkomitees ab", erklärte Liu. "Egal was das Komitee tut, es kann nichts daran ändern, dass Liu Xiaobo ein Krimineller ist."

Der Ton der Kritik ist in den vergangenen Tagen deutlich schärfer geworden. In chinesischen Medien wurde der Preis als "Trick" des Westens bezeichnet, als Teil einer Verschwörung gegen China. Zugleich hat sich im Land die Lage für viele Aktivisten und Bürgerrechtler verschärft. Die Frau des Nobelpreisträgers, Liu Xia, ist seit Wochen unter strengem Hausarrest. Ihr Telefon wie auch ihre Internetverbindung sind gekappt. Niemand von Lius Familie darf nach Oslo reisen – daher kann auch niemand den Preis in Empfang nehmen.

Regimekritiker: "Der Preis ist eine Ermutigung"

Liu Xia, die Ehefrau des Friedensnobelpreisträger Liu Xiaobo (Foto: AP)  
[Liu Xia, die Ehefrau des Friedensnobelpreisträger Liu Xiaobo ]

Doch auch viele andere Stühle bleiben in Oslo leer. Über 140 Aktivisten, Künstler, Anwälte und Intellektuelle hatte Liu Xia zur Feier einladen wollen. Doch viele stehen unter Hausarrest, andere wurden an Auslandsreisen gehindert. Darunter auch der 80-jährige Ökonom Mao Yushi – er wollte gar nicht nach Oslo, sondern nur nach Singapur. Am Pekinger Flughafen wurde er zurückgeschickt. "Damals während der Kulturrevolution sind sie in mein Haus eingebrochen", erzählt er. "Sie haben alles geklaut, meiner Frau den Kopf kahl geschoren, mich geschlagen, bis ich geblutet habe und mich eine gefährliche Person genannt. Und jetzt hält man mich davon ab, das Land zu verlassen und bezeichnen mich als Gefahr für die staatliche Sicherheit. Es ist die gleiche Logik – das ist lächerlich."

Doch trotz der Repressalien werten die meisten Aktivisten den Preis immer noch als Ermutigung und Symbol der Hoffnung. Zum Beispiel die Umweltaktivistin und Autorin Dai Qing. "Wir alle haben vom Nobelkomitee Unterstützung und Anerkennung bekommen – darüber bin ich glücklich", erklärt sie. Auch sie darf Journalisten derzeit nicht treffen, sondern nur am Telefon sprechen. Aber, sagt sie verschmitzt, all das werde weder sie noch die Bürgerrechtsbewegung mundtot machen.

http://www.tagesschau.de/ausland/liuxiaobo110.html