"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Montag, 7. März 2011

Thầy Tuệ Sĩ với toàn bộ kế hoạch đảo chánh GHPGVNTN nhưng bất thành

Giáo sư Nguyễn Khoa Long
Lời nói đầu: Bài viết này được trích từ Tập sách Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất “Phật Giáo Huyền Quang - Quảng Độ”, tác giả là Giáo sư Nguyễn Khoa Long, đang được phổ biến lên các Diễn Đàn trên Mạng. Nhận thấy trong “Kỳ 16 Phổ biến lần thứ 2” vừa phổ biến có đoạn nói về “Thầy Tuệ Sĩ với toàn bộ kế hoạch đảo chánh GHPGVNTN”, tôi xin trích ra thành một bài riêng để quý độc giả Phật Tử giữ làm tài liệu. Các con số như 346, 347,… vẫn được giữ nguyên như trong tập sách GHPGVNTN nói trên. Vì đoạn nói về Thầy Tuệ Sĩ rất dài, nên tôi phân ra làm 2 phần, mà tiếp ngay sau “Lời nói đầu” này là Phần 1, và trong vài hôm nữa tôi sẽ phổ biến tiếp Phần 2 cho đến hết. Kính cảm ơn quý độc giả theo dõi.
Trân trọng, Phạm Hoài Việt.

346. Đại hội Nguyên Thiều (2003) Tuệ Sĩ âm mưu đảo chánh GHPGVNTN không thành 

Nhà nước xã nghĩa bằng nhiều loại hình, trải hằng chục năm (từ 1992 đến 2003) đánh phá GHPGVNTN, một Giáo Hội “bị chôn mà vẫn sống”, chẳng những thế, sau Tang lễ Ôn Thích Đôn Hậu, Giáo hội lại hồi sinh mạnh mẽ hơn trước. Do đó Tôn giáo vận Cộng sản đã thay đổi chiến lược, chuyển sang đánh ly khai GHPGVNTN theo mô hình “cày người” vào nội bộ Giáo hội theo hình thức: đưa người xâm nhập hay biến chất thành viên Giáo Hội (từ nhuộm đỏ từng phần đến nhuộm đỏ “nguyên con”), chuyển hóa rồi cài cấm họ trở lại để thực hiện âm mưu ly khai Giáo Hội. Chính giáo gian Tuệ Sĩ đã thống lãnh thực hiện mưu đồ nầy: Thầy Tuệ Sĩ đã áp lực VHĐ, khuynh đảo GHPGVNTN hầu tiến lên ngôi vị Viện trưởng VHĐ, thời điểm Đại hội Nguyên Thiều (Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định) tháng 10-2003 được chọn là đỉnh điểm mở màn chiến lược nầy.

Thầy Tuệ Sĩ trong vai trò Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký VHĐ, thầy đã dùng tiền quỹ cứu trợ bão lụt miền Trung (năm 2000) của Giáo hội vào việc “bảo trợ” nhân sự, tạo hậu thuẫn cho nhóm “Hoàng triều cương thổ”. Hệ quả là nhân sự của cánh Tuệ Sĩ đã chiếm ¾ số phiếu trong Ban chỉ đạo VHĐ. Người của Xã nghĩa - thông qua Tuệ Sĩ - đã xâm nhập vào VHĐ mà theo số phiếu nhân sự áp đảo như thế, Tuệ Sĩ dự kiến sẽ làm cuộc ly khai GHPGVNTN (kế hoạch xóa sổ Giáo Hội thật nhẹ nhàng) bằng cách áp lực những điều bất hợp lý với VHĐ, điển hình là âm mưu “hạ bệ” Cư sĩ Võ Văn Ái (Giám đốc Phòng thông tin Phật giáo Quốc tế) để một khi yêu sách gian manh kia không được đáp ứng thì Thầy đứng lên ly khai – đảo chánh Giáo Hội. Đỉnh cao biến cố nầy là ngày 11-10-2004. Do đó vai trò Giáo gian Tuệ Sĩ như là nguồn “trung tâm bão” pháp nạn Xã nghĩa ngày nay; cho nên cần phải nói rõ đôi điều về Giáo gian Tuệ Sĩ: Thủ lĩnh “Thân hữu già Hồ”.

3461. Thủ lĩnh “Thân hữu già Hồ”: Giáo gian Tuệ Sĩ 

Thủ lĩnh Thân hữu Già Lam: Giáo gian Tuệ Sĩ đã bị thuần hóa Xã nghĩa, theo con đường xóa sổ GHPGVNTN cho nên Thân hữu Già Lam đã trở nên “Thân hữu già Hồ”. Tuệ Sĩ vốn có dòng máu tham vọng ngồi chiếc ghế Viện trưởng VHĐ, cho nên với thủ đoạn gian manh, Thầy sẵn sàng bán đứng cả Giáo Hội truyền thống cho mafia xã nghĩa để mong đạt được mục đích. Bên trên, chung quanh, bên dưới Giáo gian Tuệ Sĩ còn có cả đám quần ma cộng sự nữa.
Cuộc đời Thầy Tuệ Sĩ có 2 phần: Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, một thiên tài Phật giáo của thế kỷ 20, và một Giáo gian Tuệ Sĩ của thế kỷ 21. Nay nói về phần đời Giáo gian “Đạo sư” Tuệ Sĩ.
[trích: 122]
  Giáo gian Tuệ Sĩ sinh năm 1953 (?), thọ giới Tỳ kheo năm 1973 tại Đại giới đàn Phước Huệ, Phật Học Viện Hải Đức, Thành phố Nha Trang. Là nhà văn-nghệ-sĩ tài hoa, sớm trèo lên ngôi thần tượng trong hàng Tăng Ni trẻ PGVN từ những năm 1970, nhất là sau khi Thầy cho ra đời dịch phẩm: “Phật Giáo Việt Nam” của Trần Văn Giáp; “Thiền Luận” của Suzuki, (Thích Tuệ Sĩ dịch quyền 2, 3); “Tô Đông Pha, một phương trời viễn mộng” của Thích Tuệ Sĩ, v.v… 

1979 Thầy ra đời lấy vợ, đến 1982 thọ giới Tỳ kheo lại, lúc đó Thầy có mời Đại Tăng chùa Ấn Quang (Chợ Lớn) sang chùa Già Lam làm lễ thọ giới lại. Tăng chúng Sài Gòn nói chung, chùa Ấn Quang nói riêng bấy giờ đều nghe, biết việc nầy, việc Thượng toạ Thích Tuệ Sĩ trở lại với Tăng đoàn là điều đáng ca ngợi vạn phần. 

Tác phẩm Thích Tuệ Sĩ, “Triết học về Tánh không” không là sáng tác mà là cóp nhặt, xào nấu lại từ sách “The Central Philosophy of Buddhism” của T.R.V. Muti, xuất bản tại Luân Đôn; sách Thích Tuệ Sĩ, “Tô Đông Pha một phương trời viễn mộng”, xuất xứ từ sách chữ Hán của một tác giả người Hoa, được Tuệ Sĩ cóp nhặt, pha trộn lấy làm của mình. 

Nói về giảng dạy thì Thầy Tuệ Sĩ thiếu kiến thức sư phạm, trường lớp, chỉ nói tràng giang đại hải không đầu đuôi, lớp lang hay thứ tự chi cả, chỉ tuỳ hứng, nhớ đâu nói đó. Với Tăng trẻ PGVN, sở học của Thầy Tuệ Sĩ - kể cả Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) - thật đáng thọ học theo hầu; còn “về nhân cách ứng xử với Giáo Hội thì thuộc loại mạt hạng như bèo nước trôi sông”. Thế nhưng Thầy không tự bằng lòng với những gì đang có trong tầm tay, lại bị nhóm cơ hội chủ nghĩa tâng bốc lên ngôi thần tượng nhằm phục vụ ý đồ con buôn chính trị của họ. Chính vì thế, đám chính trị theo chiều gió đã cường điệu đến ngớ ngẫn khi thổi phồng Tuệ Sĩ lên hàng thần tượng như: “Đạo Sư Tuệ Sĩ (Nhóm Giáo gian Nguyên Siêu, Hoa Kỳ); “Thiền Sư Tuệ Sĩ (Nhóm Phạm Công Thiện). Trong khi đó thực chất Thích Tuệ Sĩ cũng như Lê Mạnh Thát chỉ là thần tượng phù phiếm, hư ảo theo kiểu giấc mơ Trường Sơn; Phương trời viễn mộng.
Mở màn chiến dịch ly khai GHPGVNTN là nhóm Casino “Thân hữu Già Hồ”; Nhóm “Tăng ni Hải ngoại”; Nhóm “Về Nguồn”, cả ba nhóm nầy đều trực tiếp hay gián tiếp theo sự chỉ đạo của Giáo gian Tuệ Sĩ mà ra, “đầu dây mối nhợ” pháp nạn XHCNVN kéo dài đến nay cũng từ “Đạo sư 6N” nầy mà có. Cho nên phải nói rằng: Giáo gian Tuệ Sĩ thuộc mẫu người 6 N: Non Nớt trong chính trị; Nông Nỗi trong việc làm, và Ngớ Ngẫn trước phù phép tâng bốc của bọn “chính trị mùa vụ.

34611. Thầy Tuệ Sĩ Non Nớt trong chính trị
 
Cùng dòng máu “Hoàng triều cương thổ” mà bên cạnh đó, ngoài đẳng cấp thầy trò lại còn có quan hệ thân tộc: cậu-cháu, cho nên cả hai: Thầy Thích Trí Quang thượng nhân bàn Phật xuống đường (1966) với Giáo gian Thích Tuệ Sĩ càng gắn bó nhau hơn. Vì vậy, dàn dựng kế sách cho Thầy Thích Tuệ Sĩ lên ngôi Viện trưởng Viện Hoá Đạo đó cũng là cao vọng chiếc ghế Tăng thống GHPGVNTN của Ngài Thượng nhân: người “một thời làm rung rinh nước Mỹ”. Bởi một khi Thầy Tuệ Sĩ lên ghế Viện trưởng Viện Hoá Đạo, thì bảo toạ Tăng thống GHPGVNTN còn ai chen chân vào đó nữa ngoài Thái Thượng Hoàng Thích Trí Quang. 

Vào thời điểm GHPGVNTN bị phân hoá cũng chính là cơ hội chẳng bỏ lở cho cao vọng làm lãnh tụ Phật giáo của nhóm Đạo sư nầy. Bên cạnh đó, nhà nước đã từ lâu muốn xoá tên GHPGVNTN mà chưa thực hiện được, nay họ đánh hơi biết cao vọng làm Tăng thống của Thượng nhân Già Lam, 2 âm mưu lớn gặp nhau, cho nên nhà nước với “ông râu” cùng làm trong chiến dịch xoá tên GHPGVNTN mà Tuệ Sĩ chỉ là con cờ trong tay của bọn họ. Bên trên thì có thượng nhân “vẽ đường hưu chạy”, ngoài nước thì đám chính trị theo chiều gió lại tâng bộc Tuệ Sĩ lên tận mây xanh, bao vây vòng ngoài tổng thể thì có nhà nước XHCN “lo liệu trọn gói”. Một khi chiến lược xoá tên GHPGVNTN mà đạt được thì chiếc ghế Viện trưởng Viện Hoá đạo GHPGVNTN có trọn phần dành cho Tuệ Sĩ không, hay bấy giờ bậc Đạo Sư Tuệ Sĩ chỉ là trái bóng chuyển lăn theo sự chỉ đạo của nhà nước theo hướng nhà nước XHCNVN mượn tay Tôn giáo thống trị 80 triệu đồng bào mình. Tự đặt mình theo lộ đồ “nhập chủ xuất nô” (vào là chủ mà ra là tớ) trên quỹ đạo chính trị như thế thì Đạo sư Tuệ Sĩ không thuộc loại Non Nớt chính trị thì là gì?

34612. Thầy Tuệ Sĩ Nông Nỗi trong việc làm
 
Chưa hết 2 nhiệm kỳ (4 năm: 2000-2004) Giáo Hội thế mà Thầy Tuệ Sĩ đã gióng trống từ chức ba lần với những lý do vu vơ nhằm làm áp lực lên lãnh đạo. Ba lần từ chức rồi lại nhờ 3 người ra tận Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định xin với đức Tăng thống Thích Huyền Quang để Thầy làm việc lại. Vào một dịp Trần Quang Thuận về nước, Ông Thuận kết hợp với bà Hạnh Mãn (Ni, tu xuất) chung chuyến du thuyết, ra tận Tu viện Nguyên Thiều, “uốn ba tấc lưỡi” xin Đức Tăng thống Thích Huyền Quang cho Thầy Tuệ Sĩ trở lại chức vụ, nhưng hai sứ giả đã lên đường, kẻ đến trước, người tới sau mà việc cũng không thành. Tiếp theo, Thầy Tuệ Sĩ đánh “ván bài tàn thâu canh” bèn nhờ đến người thứ ba: Thượng toạ Thích Viên Định (Viện chủ chùa Giác Hoa), vốn là bạn đồng liêu cũng là đồng chức vụ GH với Thầy, để Thầy Giác Hoa ra Nguyên Thiều, Bình Định gặp đức Tăng Thống để … xin phục chức cho Thầy Tuệ Sĩ. Ngoài cái thân tình bạn đạo ra, Giáo hội luôn cần người cho nên Thầy Giác Hoa lên đường ra Tu viện Nguyên Thiều, sau tuần trà thân mật, tiếp đến Thầy vừa trình bày chủ ý lên đức Tăng Thống. Đức Tăng thống liền bảo: Hai người trước, vừa mới ra đây, một đường là [Trần Quang Thuận] biện luận, chữ nghĩa; một đường là tình cảm xin việc cho Tuệ Sĩ đã không xong, nay lại đến lượt Thầy, “vậy Thầy nói cách nào cho tôi nghe được thì tôi thuận ngay”. Thầy Giác Hoa đáp: “Trình bày là việc của con, còn thuận hay không là do quyết định của Ngài”. Hai xe trước qua ải không thành, nay vì tình pháp lữ, Thầy Giác Hoa cũng làm hết sức mình nhưng “Việc đời như dòng nước chảy [cơ may qua đi không tìm lại được], Trăm năm lòng nhắn nhủ lòng” (Vạn sự thủy lưu thủy,Bách niên tâm ngữ tâm) ; “Cao cầu phẩm tự vô” (cao vọng mất phẩm hạnh), câu nói treo trước cửa phòng Thầy… thế mà Đạo sư chưa thuộc. 

Theo thân hữu nhận định: bản chất Thầy Tuệ Sĩ rất là nghệ sĩ. Trong vai lãnh đạo GH mà Thầy tuỳ tiện, ứng xử bất nhất, thuận thời thì tạo vây, thêm cánh, đến khi GH đứng trước thời thế khó khăn thì Thầy lại đẩy việc sang cho Thầy Thích Không Tánh (chùa Liên Trì) rồi tuyên bố nhập thất. Đến khi cộng đồng Liên Âu lên tiếng can thiệp giúp đỡ GHPGVNTN thì Thầy đứng ra vận động tài vật kêu gọi cứu trợ mà chi thu tài chánh không rõ ràng. Chính vì thế cho nên người thứ ba xin phục chức cho Thầy Tuệ Sĩ cũng đành quay về mà không được việc gì hơn. Xét cho cùng, Thầy Tuệ Sĩ “tay nâng dùi mõ, tay nâng sáo” như thế thì thích hợp với vai trò làm Văn hoá, Nhà thơ, Văn nghệ sĩ hơn là làm hành chánh, lãnh đạo Giáo Hội.

34613. Thầy Tuệ Sĩ Ngớ Ngẫn trước phù phép tâng bốc của bọn “chính trị mùa vụ”

Cho đến tháng 03-2004, nhóm cơ hội chủ nghĩa hải ngoại, phường “đón gió bẻ măng”, qua những cuộc ra mắt thi ca, sì-căn-đan kỷ niệm sinh nhật, đám “chính trị thời tiết” mà điển hình là Nhóm Nguyên Siêu (Chơn Trí, đệ tử của Thầy Tuệ Sĩ), Vĩnh Hảo (Tâm Quang) đã tâng bốc Thầy Tuệ Sĩ lên hàng “Đạo Sư Tuệ Sĩ”. Họ làm thế là nhằm mục đích gì? là muốn “tô son trát phấn” vẽ ra môt thần tượng để mở đường dư luận cho Tuệ Sĩ lên ngôi Viện trưởng, VHĐ, thay Hòa thượng Thích Quảng Độ. Chỉ vì nhóm nầy nghỉ rằng một mai Thầy Tuệ Sĩ được phần trong hợp đồng bán đứng GHPGVNTN cho xã nghĩa thì họ cũng kiếm được… “ghế – giường” trong quốc hội XHCN đó mà. Hay nói theo Bùi Ngọc Đường (Hoa Kỳ) thì một khi Đạo Sư được phần lãnh tụ … giáo gian thì chúng em cũng được “sơ múi” canh thừa cơm cặn XHCN chứ đời nào lại không ư. Đứng đầu danh sách đạo diễn vỡ tuồng tâng bốc Tuệ Sĩ lên tận chân mây đó là cao đệ Nguyên Siêu (Chơn Trí) Hoa Kỳ. Việc nầy ngoài dây mơ rễ má trong quan hệ thầy trò ra, còn có ý đồ riêng: Thầy mình: Tuệ Sĩ lên hàng Đạo Sư thì mình: Nguyên Siêu cũng được gần bên “chín bệ” vào hàng “giáo gian … đạo chích” nữa. Thần tượng Đạo sư Tuệ Sĩ, “bên trong còn lắm điều hay”, “vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề”.

Con người 6 N nầy:

Tuệ Sĩ vốn Non Nớt trong chính trị đã bị nhà nước đánh lừa, hứa hảo, lại Nông Nỗi trong việc làm: lãnh đạo Giáo Hội theo kiểu tài tử “thổi sáo, đánh đàn, chơi hoang”. Có tham vọng lãnh tụ Phật giáo, thích được tâng bốc lên hàng Đạo sư, Thiền sư đến độ ngớ ngẩn, ngây ngô, ngông nghênh, trước những ảo thuật phù phép bốc đồng thiệt là nghiệt ngã hết chỗ nói. Thế nhưng khi việc Giáo Hội gặp khó khăn thì Đạo sư nhà mình đi “nhập thất”, phó thác việc Giáo Hội ra sao thì mặc, bên cạnh đó Tuệ Sĩ lại còn có cái tật thê tử lòng thòng. Cùng với gấu đỏ Lê Mạnh Thát, Giáo gian Tuệ Sĩ đã rơi vào cảnh “mưa dầm thấm đất” từ lâu, ngay lúc còn trong nhà tù XHCN. Cho nên sau khi ra tù (1999) Thầy Tuệ Sĩ luôn bị khống chế bởi “vòng kim cô” của nhà nước thông qua “pháp lệnh” của Nữ hoàng Cà răng căng tai: Xuân Hương (Hạnh Mãn), cán bộ đặc tình Tôn giáo bộ nội vụ.

Với những chuỗi bệnh tật liên hoàn lê thê như đường tàu hỏa xuyên Bắc Nam như thế đã diễn ra theo kiểu “mưa dầm thấm đất” đã tạo nên “đường rây” cho con tàu Tuệ Sĩ lao vào “phương trời viễn mộng”, mà Nhà nước xã nghĩa là người cầm tay lái con tàu. Đó là hệ quả của Tuệ Sĩ ngày nay, một Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký trong cương vị quyền lực “cờ đến tay” mà để mất đi thì thật quả là đúng y chang như câu đối [sửa lời] trước cửa phòng của “Thiền sư” Phạm Văn Thương. 

Nguyên trước cửa phòng của “Đạo sư” Tuệ Sĩ có câu đối:
Vô cầu phẩm tự cao (Không cầu cao phẩm hạnh)
Tri túc thường an lạc (Biết đủ thường an lạc)
Thế nhưng “trong trần ai, ai dễ biết ai”, giang hồ nghiệt ngã, nó nghe, thấy, biết Đạo sư Tuệ Sĩ vốn “như thị, như thị”… Cho nên họ bèn đối lại câu đối trên như sau:
Cao cầu phẩm tự vô (cao vọng mất phẩm hạnh)
Bất túc phi an lạc (tham cầu thường lo âu)

Mẫu người Thầy Tuệ Sĩ càng rõ nét hơn khi lắng nghe thêm đôi điều ứng xử tình người của Thầy Tuệ Sĩ với các bậc Thầy, bạn:  

3
4614. Giao tình Thầy Quảng Độ với Thầy Tuệ Sĩ 

Sau vụ cứu trợ bão lụt miền Tây Việt Nam không thành (do nhà nước ngăn cấm, bắt bớ), những năm 1994 về sau, sức khoẻ Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo bước sang giai đoạn đáng quan ngại, phải vào bệnh viện mỗ tim. Ngài tỏ ra lo lắng, như có mệnh hệ vô thường thì GHPGVNTN không người kế thế. Cho nên thay vì tiến cử Thầy Thích Tuệ Sĩ vào chức vụ Tổng thư ký Viện Hoá Đạo thì Thầy Thích Quảng Độ lại tiến cử Tuệ Sĩ một lúc 2 chức vụ: “Phó viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hoá Đạo”. Việc tiến cử nầy, ngay Đức Tăng thống Thích Huyền Quang lúc đầu cũng còn dè dặt. Thế nhưng Thầy Quảng Độ kính trình giải thích, cân nhắc trước sau với đức Tăng thống, Thầy Quảng Độ giải thích: 

Ôn đã niên cao, tôi thì sức khoẻ ngày càng kém sút, nếu chỉ cử Tuệ Sĩ chức Tổng thư ký không thôi thì GH trống ghế Phó Viện trưởng. Nếu như tôi có mệnh hệ gì thì Tổng thư ký không thể kế vị Viện trưởng để tiếp tục lãnh đạo GH”. Cho nên thuận theo sự tiến cử của Thầy Quảng Độ, Thầy Tuệ Sĩ kiêm cả 2 chức vụ quan trọng trong cùng một lúc. Từ cách suy nghĩ như thế đủ thấy ngoài việc bổ nhiệm nhân sự GH, Thầy Quảng Độ đã tỏ tình riêng, tin tưởng giao GH cho Tuệ Sĩ một khi ngài mãn duyên về Phật. Đủ thấy Thầy Quảng Độ một đời vun bồi GH không có chút cố vị hay bè phái, địa phương. Thế nhưng Tuệ Sĩ đối với Thầy Quảng Độ, người lãnh đạo của mình ra sao? 

Vào một dịp, Thầy Thích Quảng Độ (ở Thanh Minh Thiền Viện) nhận được thư tay từ chùa Già Lam, Gò Vấp, Gia Định do Thầy Tuệ Sĩ gởi, Thầy Thích Nguyên Vương (đệ tử Thích Tuệ Sĩ) mang thư sang. Nội dung thư cho biết Thầy Tuệ Sĩ xin từ chức, mà không nói lý do, Thầy Thích Quảng Độ cũng chưa rõ hết lý do từ chức của Thầy Tuệ Sĩ. Ngày nọ, Hoà Thượng Viện trưởng Thích Quảng Độ cho mời Thầy Tuệ Sĩ sang Thanh Minh Thiền viện. Lúc tiếp chuyện cùng Tuệ Sĩ, Thầy Quảng Độ nói: “Gìa Lam (nơi Tuệ Sĩ ở) sang đây (Thiền viện Thanh Minh, nơi Thầy Quảng Độ ở) không xa, mình làm việc với nhau, có gì không bằng lòng thì Thầy nói để tìm cách giải quyết, hơn nữa việc Thầy xin từ chức, tôi không có quyền nhận hay không nhận, chức vụ Thầy là do Hội đồng viện cử thì Hội đồng viện mới có thẩm quyền giải quyết, nay tôi giữ thư nầy, chờ đến Đại hội tới sẽ xem xét”. Về sau Thầy Quảng Độ lại được nghe nguồn tin Thầy Tuệ Sĩ từ chức là để “ngả giá” với Thầy Quảng Độ, áp lực Thầy Quảng Độ loại bỏ Cư sĩ Võ Văn Ái, giao chức Giám đốc Phòng thông tin Phật giáo quốc tế lại cho… Trần Quang Thuận (Hoa Kỳ) vốn là “tay chân” của Tuệ Sĩ. 

Sau khi lên kế hoạch 10 năm (1998-2008) xóa sổ GHPGVNTN, diễn biến tiếp theo là trong âm mưu giải thể GHPGVNTN, nhà nước xã nghĩa đánh tiếng rằng: Cho GHPGVNTN sinh hoạt trở lại theo một trong ba điều sau đây:
1. GHPGVNTN không Huyền Quang - Quảng Độ;
2. Phải đổi tên Giáo hội, bỏ 2 chữ Thống Nhất.
3. GHPGVNTN phải đăng ký để được sinh hoạt. 

Điều ngẫu nhiên đến lạ lùng là mô hình 3 điểm trong âm mưu xã nghĩa lại được chính Thầy Tuệ Sĩ bung xòe ra với nhiều người. 

Hưởng ứng chiến dịch XHCN nầy, Thầy Thích Tuệ Sĩ đã “hồ hởi phấn khởi” bày tỏ với thành viên VHĐ; Vào một dịp, Thầy Tuệ Sĩ nói với Thầy Quảng Độ, Viện trưởng VHĐ: “Con nghe nhà nước nói cho phép Giáo Hội hoạt động trở lại với điều kiện không có hai Ngài Huyền Quang với Quảng Độ, Hòa thượng nghỉ sao?” Ôn Viện Trưởng hỏi lại Thầy Tuệ Sĩ: “Vậy thì Thầy nghỉ sao?” Thầy Tuệ Sĩ [biết mình hố nên thầy ngập ngừng] đáp: “Không có hai Ngài thì tụi con làm việc với ai”. Thì ra bụng với dạ Thầy Tuệ Sĩ là 2, như xe lửa trượt đường rầy vậy ư? 

2005 Vào một dịp, Thầy Tuệ Sĩ cùng với Thầy Đức Thắng (Tổng thư ký VHĐ) nói với Thầy Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng, Tổng vụ Từ thiện rằng: “Chờ Thủ tướng Phan Văn Khải về nước (lúc bấy giờ Ông Khải đang công du Hoa Kỳ) mình đem danh sách Hội đồng VHĐ lên “đăng ký” đễ Giáo hội được sinh hoạt dễ dàng”. Thầy Thích Không Tánh hỏi lại: “Vậy quí Thầy có trình việc nầy lên Cụ Viện Trưởng chưa, xem Cụ có đồng ý không?” Tuệ Sĩ đáp lời: “Thì đồng ý chứ sao không đồng ý”. Trong thời gian đó công an canh gát trước cửa Thanh Minh Thiền Viện rất kỹ, do đó 2 Thượng tọa Thầy Tuệ Sĩ cùng với Thầy Đức Thắng cũng “lờ đi” không ai lên trình báo gì với Hòa thượng Viện Trưởng cả. 

Một Thầy Thích Tuệ Sĩ, Phó viện trưởng, VHĐ mà có kiểu suy nghĩ như thế, tự đặt mình vào cơ chế “xin – cho” của nhà nước, thì khác nào “đưa cổ vào tròng Xã nghĩa”, bảo họ “hãy xiếc cổ dùm tôi”. Mình đang có cái quyền sinh hoạt, (mặc dù nhà nước họ đang cướp pháp lý của mình) được quốc tế công nhận từ những năm 1950 khi Thượng tọa Tố Liên nhân danh Phật giáo Việt Nam tham gia “Phật giáo Thế giới” The World Fellowship of the Buddhists (WFB), và từ đó mình chính thức là thành viên “Phật giáo Thế giới”, nay lại tự bỏ cái mình đã có, để đi xin nhà nước cho mình cái mới (pháp lý khác). Xin thành lập Giáo Hội mới, tức cũng có nghĩa là tự phủ nhận truyền thống 2000 năm của mình, tự phủ nhận quyền thừa kế giáo sản Giáo Hội; Mà, một khi đã trở nên một GH mới thì đâu còn tư cách gì để đòi giáo sản và những quyền lợi liên hệ thuộc GHPGVNTN cũ, tức tự mình khai tử mình rồi. Mặt khác, mình làm đơn xin lập hội mà biết nhà nước có cho phép không? Hay là ông nhà nước cứ “ngâm tôm” mãi, chẳng cho cũng chẳng không mà gọi là “đang xem xét”, một khi chưa cho phép mà mình hoạt động thì vi phạm luật, là tự mình “đưa cổ vào tròng” xin nhà nước xiếc cổ giùm mình ư. Trên đời có bốn cái ngu, thì đó là cái ngu thứ năm [ngu ngoài lệ] vậy.

Một Thích Tuệ Sĩ, Phó Viện trưởng mà có cái sọ khỉ, tư duy theo kiểu lao nô Hồ cộng như thế thì một mai Thầy lên Viện trưởng, VHĐ, ngồi vào ghế lãnh đạo thì GHPGVNTN nầy sẽ viễn mộng về phương trời nào đây? Rất may cho Giáo hội đã có một quyết định dứt khoát, chấp nhận nhóm Tuệ Sĩ từ chức theo “nguyện vọng” của đương sự, một cuộc “phẩu thuật” những “tế bào” bệnh hoạn (nhóm Tuệ Sĩ) giúp cho toàn thân Giáo hội chỉ “đau một lần” để được mạnh lành, một cuộc phẩu thuật kịp thời, cứu sống GH trong đường tơ kẻ tóc.

Giáo Chỉ 02-2005/ Viện Tăng Thống chấn chỉnh nhân sự Hai viện GHPGVNTN ban hành, từ đó nhóm Thầy Tuệ Sĩ không còn trong Viện Hoá đạo.

(còn tiếp)