BBC
Một nữ y tá xứ Wales, người cả đời cứu giúp những nạn nhân tại các vùng chiến sự nguy hiểm nhất thế giới trong đó có Việt Nam đã vừa hoàn tất hồi ký mang tên Always the Children - tạm dịch Nạn nhân Luôn là Trẻ em.
Bà nghỉ việc cách đây hai năm và quyết định chú tâm vào viết sách.
"Người ta cứ vận động tôi viết hồi ký từ nhiều năm rồi," bà Anne, người vùng Cricceth ở Tây Bắc Wales và nay sống ở Devon, Anh phát biểu.
"Nhưng mà tôi quá bận với công việc. Tôi không phải là cầu thủ bóng đá mà viết về cuộc đời lúc 21 tuổi.
"Nhưng rồi em gái tôi, Joan, có hôm nói với tôi 'khi chị mất đi, tất cả những câu chuyện đó cũng mất đi theo chị' và những lời Joan nói tác động tới tôi mạnh hơn tất cả những gì tôi đã nghe."
Hồi ký bắt đầu với cảnh bà Anne cùng hai người em gái trải qua tuổi thơ nhàn hạ tại Criccieth.
Nhưng tuổi thơ bình yên đã tan vỡ bởi một bí mật choáng váng của gia đình mà bà tiết lộ trong sách.
Những đảo lộn trong gia đình khi bà lên 10 đã phủ bóng đen lên cuộc đời bà.
...Người dân thường không bao giờ gây ra vấn đề gì cả mà là những người được gọi là lãnh đạo và những quyết định tồi tệ mà hiện vẫn đang xảy ra. Anne Watts
"Một hôm thầy mời một phụ nữ tới lớp," bà Anne nhớ lại.
"Tôi chưa bao giờ thấy người da màu cả. Khách mời là phụ nữ người Nigeria đen bóng và mặc quần áo sặc sỡ.
"Những câu chuyện của bà bổ sung cho những gì bố tôi nói - ông là thuyền trưởng tàu buôn - thế nên nó hoàn toàn tự nhiên khi tôi trở thành công dân thế giới."
Bất chấp sự phản đối của người cha, Anne Watts học làm y tá và vào năm 1967 bà đọc được quảng cáo về trợ giúp y tế tại Việt Nam.
"Khi còn bé mỗi tháng tôi bỏ ra một xu từ tiền tiêu vặt bố mẹ cho tôi để góp vào quỹ từ thiện Save the Children và tôi luôn tự hỏi không biết họ làm gì với những xu ấy," bà Anne giải thích.
"Đó là lúc cuộc chiến [Việt Nam] đang ở đỉnh điểm nhưng tôi không biết thực sự nơi tôi tới sẽ thế nào. Thời ấy làm gì có các kênh thời sự 24h đâu.
"Nhưng chắc chắn đó là những năm tôi trưởng thành.
Bà Anne nói bà luôn là con người có suy nghĩ tích cực nhưng nhớ lại kinh nghiệm trải qua trong chiến tranh làm bà cảm thấy tức giận như ngày nào.
"Tôi nhớ có cô bé 10 tuổi mất cả hai chân và cả gia đình cô ở Việt Nam.
"Khi đó tôi ở trên máy bay của không quân Hoa Kỳ và đã chứng kiến những tiếp xúc giữa cô và người lính 19 tuổi, người cũng mất cả hai chân và trong tình trạng thập tử nhất sinh.
"Tôi ngồi đó và chợt nhận ra sự thật của chiến tranh. Đó không phải là người tốt chống lại kẻ xấu và người tốt chiến thắng.
"Di sản như thế cứ mãi tiếp diễn, giống như hận thù giữa người Palestine và người Israel.
"Nó ảnh hưởng tới trẻ con một cách điên rồ."
Cuốn sách kể về những trải nghiệm của bà Anne tại một số cuộc xung đột ác liệt nhất của Thế kỷ 20.
"Cảm giác ngập tràn trong tôi khi chứng kiến những điều tồi tệ đó là sự lãng phí ghê gớm tiềm năng của con người," bà nói.
"Cho dù tôi viết về Việt Nam trong những năm 60, CamPuChia trong thập niên 70, Nam Li-băng trong những năm 80 và cuộc chiến vùng vịnh trong thập niên 90, giờ chúng ta đã sang thập niên thứ hai của Thế kỷ 21 và hãy xem những tin tức hiện nay.
"Cái mà tôi nhận ra là con người trước sau gì cũng thế.
Sợ hãi
"Tôi đã từng sợ hãi, nhưng không bao giờ sợ hãi khi đi vào một địa điểm nào vì người dân thường không bao giờ gây ra vấn đề gì cả mà là những người được gọi là lãnh đạo và những quyết định tồi tệ mà hiện vẫn đang xảy ra."
Bà Anne giờ đang viết cuốn sách thứ hai về kinh nghiệm làm việc tại các quốc gia hàng đầu trong đó có trợ giúp thổ dân Australia và thổ dân Hoa Kỳ.
Bà cũng đã có ý tưởng về cuốn sách thứ ba mà chủ đề là Trung Đông.
"Y tá là nghề giúp chúng ta thực sự hiểu biết về con người," bà nói.
"Y tá chăm sóc cho cả các vị vua lẫn những người thiểu số sống trên sa mạc và người ta đều cởi mở với y tá. Đây là nghề tuyệt vời."
Cuốn Always the Children ấn bản bìa mềm sẽ được công ty Simon and Shuster cho ra mắt vào cuối tháng này.
"Khi đó tôi ở trên máy bay của không quân Hoa Kỳ và đã chứng kiến những tiếp xúc giữa cô và người lính 19 tuổi, người cũng mất cả hai chân và trong tình trạng thập tử nhất sinh.
"Tôi ngồi đó và chợt nhận ra sự thật của chiến tranh. Đó không phải là người tốt chống lại kẻ xấu và người tốt chiến thắng.
"Di sản như thế cứ mãi tiếp diễn, giống như hận thù giữa người Palestine và người Israel.
"Nó ảnh hưởng tới trẻ con một cách điên rồ."
Cuốn sách kể về những trải nghiệm của bà Anne tại một số cuộc xung đột ác liệt nhất của Thế kỷ 20.
"Cảm giác ngập tràn trong tôi khi chứng kiến những điều tồi tệ đó là sự lãng phí ghê gớm tiềm năng của con người," bà nói.
"Cho dù tôi viết về Việt Nam trong những năm 60, CamPuChia trong thập niên 70, Nam Li-băng trong những năm 80 và cuộc chiến vùng vịnh trong thập niên 90, giờ chúng ta đã sang thập niên thứ hai của Thế kỷ 21 và hãy xem những tin tức hiện nay.
"Cái mà tôi nhận ra là con người trước sau gì cũng thế.
Sợ hãi
"Tôi đã từng sợ hãi, nhưng không bao giờ sợ hãi khi đi vào một địa điểm nào vì người dân thường không bao giờ gây ra vấn đề gì cả mà là những người được gọi là lãnh đạo và những quyết định tồi tệ mà hiện vẫn đang xảy ra."
Bà Anne giờ đang viết cuốn sách thứ hai về kinh nghiệm làm việc tại các quốc gia hàng đầu trong đó có trợ giúp thổ dân Australia và thổ dân Hoa Kỳ.
Bà cũng đã có ý tưởng về cuốn sách thứ ba mà chủ đề là Trung Đông.
"Y tá là nghề giúp chúng ta thực sự hiểu biết về con người," bà nói.
"Y tá chăm sóc cho cả các vị vua lẫn những người thiểu số sống trên sa mạc và người ta đều cởi mở với y tá. Đây là nghề tuyệt vời."
Cuốn Always the Children ấn bản bìa mềm sẽ được công ty Simon and Shuster cho ra mắt vào cuối tháng này.