"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Samstag, 12. März 2011

Hồ Chí Minh: Đại thi hào chôm chỉa!

 
Giáo sư Lê Hữu Mục đã phân tích, lý luận và chứng minh rất thuyết phục rằng tập thơ Hán ngữ “Ngục Trung Nhật Ký” không phải là tác phẩm của Hồ Chí Minh, mà là của một người tù Trung Hoa. Tập thơ chẳng có gì xuất sắc nhưng nổi tiếng là vì được tráo tên tác giả, một người nổi tiếng như Hồ Chí Minh; lại được dàn đồng ca văn nô, bồi bút hết lớp nầy đến lớp khác của đảng Cộng ra sức đánh bóng, tô vẽ!

Trong sách “Hồ Chí Minh thơ toàn tập” do nhà xuất bản Văn nghệ TP HCM và Trung tâm nghiên cứu quốc học năm 2000, ngoài bản dịch tập thơ nói trên, có chưa tới mươi bài thơ “thất ngôn bát cú” còn lại tất cả là loại vần vè theo kiểu “thơ Con Cóc”, ví dụ:

Hòn đá to hòn đá nặng
Một người nhắc không đặng
Một người nhắc không lên
Hòn đá to hòn đá bền
Nhiều người nhắc lên đặng
 

Rất khác xa với văn phong, khẩu khí cao ngạo như những bài như: “Tặng Thống chế Pê- tanh”, “Tặng Toàn quyền Đờ-cu.” Hoặc bài:

Chơi Trăng

Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi trăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhĩ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào dấy được quân anh dũng,
Để dẹp cho tan bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng?
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”
*
Trăng rằng: “Tôi kính trả lời ông,
Tôi đã từng soi khắp núi sông
Muốn biết tự do chầy hoặc chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ gan sắt
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mạng chóng thành công.”

Ngày 21 tháng 8 năm 1942
Hồ Chí Minh

Họa:

Biết Chăng Trời?
 
Dưới bóng mặt trời dưới ánh trăng
Có chi vĩnh cửu mãi thường hằng?
Cớ sao lũ Cộng luôn gian ác
Chẳng hiểu ông Trời có biết chăng?
Giáng đấng anh hùng mau xuất thế
Xua bầy đảng trị hết lăng nhăng
Khi toàn dân Việt vùng lên được
Hồ cáo lòi đuôi bịp chị Hằng.
*
Chú Cuội bảo Hồ: “Tớ kém ông!
Dám đem dâng hiến cả non sông
Giết người tiếng thét vang trời đất
Cướp của lời than dậy khoảng không
Chối bỏ tổ tiên thờ Mác-Xít
Dưỡng dung đạo tặc dựng Khu, Đồng…
Linh, Mười, Duẩn , Thọ, Phiêu, Lương, Mạnh…
Kháng chiến toàn dân: đảng cướp công!”
17- 12- 2002
nguyễn duy ân

Hoặc rất kiêu căng như bài:

Vịnh Trần Hưng Đạo

Bác anh hùng tôi cũng anh hùng
Tôi bác cùng chung nghiệp kiếm cung
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu tới đại đồng
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công.
Hồ Chí Minh
(Bài nầy không có trong tuyển tập thơ HCM nói trên)

Hoạ:

1/ Chớ có huênh hoang
 
Sao đem bôi nhọ đấng anh hùng?
Dám sánh hồ đồ hở Nguyễn Cung?
Gia phả có đâu nơi tộc Lạc?
Cội nguồn chẳng thấy ở tông Hồng!
Trên đầu giáo chủ Mao, Lê, Mác!
Dưới trướng lâu la Duẩn, Giáp, Đồng…!
Cõng rắn Nga, Tầu không biết nhục!
Lại còn khoác lác để tranh công!

(1996)

2/ Lời Thánh phán

Chính mi là đứa đại gian hùng!
Xảo trá! Biết gì kiếm với cung!
Mặt chuột tai dơi nhờ trát phấn
Tâm xà trí cáo được tô hồng
Từng gây máu thắm mờ sông núi
Đã tạo xương khô trắng ruộng đồng
Thiên hạ không đui, đừng phét lác
Gian tà, lấy tội kể là công!

(1998)
nguyễn duy ân
(Thời Đại Hồ Chí Minh Bán Nước)

Có lẽ Hồ không làm được thơ theo thể thất ngôn bát cú, mà do bọn bồi bút làm ra rồi đưa cho Hồ nhận làm tác giả:

Theo báo CAND, ngày 5.11.09 bài thơ “Thưởng trà” (chưa từng được phổ biến) là cụ Huỳnh Thúc Kháng ứng khẩu trong lần hội kiến với Hồ Chí Minh, do Hồ yêu cầu và ra đề tài khi được cụ Huỳnh pha trà thơm mời, Hồ khen tài “xuất khẩu thành chương” và đã mời cụ Huỳnh tham gia chính phủ lâm thời:

Thưởng trà|

Trà trà nước nước buổi hôm mai
Yêu nước nên ta nhớ nước hoài
Nâng chén sơn hà xem nóng nguội,
Mở bình xã hội thử đầy vơi
Nhiệt thành lòng quạt phừng phừng đỏ
Tâm huyết hơi ùn sục sục sôi
Ai nấy bảo nhau lo quạt nước
Quạt cho đặng nước để mà xơi

Huỳnh Thúc Kháng

“Thi hào vĩ đại” như Hồ dám “ra đề tài” cho người khác xướng mà không biết ứng khẩu họa lại được một câu!

Nghĩa bóng của câu thơ “Quạt cho đặng nước để mà xơi” có lẽ đã làm Hồ nghi kỵ nên sau khi mượn tên tuổi và uy tín cụ Huỳnh để cho Võ Nguyên Giáp tiêu diệt các đảng phái quốc gia, Hồ đã lừa cụ vào Quãng Ngãi để đầu độc! “Quạt cho đặng nước” thì chỉ có Hồ và đảng Cộng “xơi” chứ cụ Huỳnh cũng đòi “xơi” thì phải bị thanh toán trước, trừ hậu họa mà thôi!

Trước oan linh cụ Huỳnh Thúc Kháng xin múa bút, kính họa:

Muộn lắm rồi!
Cướp nước xong rồi bán để xơi!
Lòng dân căm hận đã nung sôi!
Già Hồ xảo trá ngày thêm tỏ
Đảng Cộng gian manh chẳng giảm vơi
Vận nước! Tương lai càng tối mịt!
Tình dân! Thực tại quá u hoài
Nếu không nhất loạt vùng lên kịp!
Nước Việt tiêu tùng chỉ sớm mai!

(8.11.09)
nguyễn duy ân
(Báo Khởi Hành)
*
Hồ Chí Minh tráo thơ?

Tháng 3 năm 1946 trước khi ký thỏa hiệp cho Pháp đổ quân vào Bắc Việt, Hồ Chí Minh lúc đó là Chủ tịch Chính Phủ Liên Hiệp đã (chỉ thị bồi bút?) làm bài thơ gởi cho cụ Nguyễn Hải Thần như sau:

Gặp gỡ đường đời ông với tôi
Hai vai trĩu nặng gánh chung đôi
Tuy chia Nam Bắc chia bờ cõi
Vẫn một giang sơn một giống nòi
Đành chịu bàn cờ thua nửa ngựa
Hơn nghe miệng thế nói mười voi
Mấy lời nhắn nhủ cùng ai nhớ
Nước ngược buông câu phải lựa mồi

Hồ Chí Minh

Cụ Nguyễn Hải Thần, lúc đó đang giữ chức Phó chủ tịch Chính Phủ Liên Hiệp, không đồng ý kiến với Hồ nên đã họa lại bài bài dưới đây, rồi cụ từ bỏ chinh phủ gian trá của Hồ.

Ông biết mình ông tôi biết tôi
Đường đời gai góc phải chia đôi
Đã sinh tai mắt sinh tim óc
Nở phụ non sông phụ giống nòi
Bởi kẻ đem thân vào miệng cọp
Nên người đánh bạo cỡi đầu voi
Cờ tàn mới tỏ tài cao thấp
Há những như ai cá thấy mồi

Nguyễn Hải Thần

Hậu họa:

Ông bịp làm sao được chúng tôi
Gian manh, chính trực chẳng đi đôi
Mép mồm xảo trá yêu dân nước
Bụng dạ cam tâm phản giống nòi
Sách lược phô trương vờ đuổi rắn
Mưu đồ kín đáo cố vời voi
Thực Dân Cộng Sản không cần biết
Chỉ biết thân danh đớp thỏa mồi
*
Chỉ biết thân danh đớp thỏa mồi
Vinh gì cõng rắn lại mời voi
Ông đem quỷ kế dìm non nước
Đảng lấy ma mưu diệt giống nòi
Những tưởng non sông về một mối
Hóa ra thế trận mãi phân đôi
Gian tà chính nghĩa không chung lẫn
Với Cộng ăn vàng chẳng có tôi.

12- 2000
nguyễn duy ân

Trong sách “Hồ Chí Minh thơ toàn tập” nói trên, bọn bồi bút Việt Cộng đã tráo tên tác giả hai bài thơ, bài của Hồ Chí Minh chúng để tác giả là Nguyễn Hải Thần, bài hoạ của Nguyễn Hải Thần chúng đổi là của Hồ Chí Minh, có nghĩa là cụ Nguyễn Hải Thần muốn rước giặc Pháp vào và Hồ Chí Minh phản đối. Sự việc đã quá rõ ràng, nhiều nhân chứng vẫn còn sống mà bọn chúng đã ngang nhiên đánh tráo, bôi nhọ sự thật lịch sử!

Hồ Chí Minh đi nhiều nơi, đọc nhiều sách Đông-Tây, kim cổ; Hồ có trí nhớ dai nhưng lại mau quên (hay giả quên) tên của những tác giả, cho nên khi nói hay viết hồ cứ tự tiện thuổng nguyên câu, nguyên bài, nguyên cuốn của người khác rồi để tên mình vào cho chắc ăn! Vì nhiều quá không nhớ rõ, để tên người nầy sợ nhầm lẫn sang người khác?

Bản “Tuyên ngôn độc lập” rất “giá trị cao quý” Hồ đã bê nguyên một đoạn trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hoa Kỳ, không một lời chú thích! Mấy chục năm ở Miền Bắc, cả đảng và toàn bộ sậu trí nô, bồi bút… đều xưng tụng tác phẩm “Tuyên ngôn” vĩ đại của Hồ. Sau khi chiếm được cả nước, nhiều người ở Miền Nam đã vạch mặt đạo văn của Hồ, bây giờ bọn văn nô, bồi bút Hà Nội mỗi lần ca tụng bản “Tuyên ngôn độc lập” đều rào đón “Bác đã trích dẫn một cách sáng tạo bản tuyên ngôn của Hoa Kỳ!” Thật là trơ trẽn!

Về văn, Hồ Chí Minh viết lấy rồi để tên giả như Trần Dân Tiên, T.Lan để bốc thơm, tự phong Thánh cho mình!

Về thơ, Hồ chôm nguyên cuốn như “Ngục Trung Nhật Ký” hoặc cho đệ tử viết những bài trong những hoàn cảnh đặc biệt (như đã nói ở trên) rồi để tên mình là tác giả!
Đó là nhân cách của nhà “văn hóa lớn”, nhà “đại tư tưởng”, nhà văn nhà thơ “vĩ đại” Hồ Chí Minh!

12/3/2011
nguyễn duy ân