ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II VÀ VỤ MƯU SÁT NGÀY 13-5-1981
... Chiều ngày 13-5-1917 Đức Mẹ MARIA hiện ra lần đầu tiên tại làng Fatima bên nước Bồ-Đào-Nha với ba trẻ chăn chiên: Lucia dos Santos 10 tuổi (1907-2005), Phanxicô Marto 9 tuổi (1908-1919) và Giaxinta Marto 7 tuổi (1910-1920). Gần 65 năm sau, chiều ngày 13-5-1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) bị mưu sát tại quảng trường thánh Phêrô vào thứ tư có buổi tiếp kiến chung hàng tuần các tín hữu Công Giáo và du khách hành hương đến từ năm châu. Ngày và Giờ vụ mưu sát ở thủ đô Roma trùng hợp với Ngày và Giờ cuộc hiện ra tại làng Fatima. Quả là trùng hợp bí ẩn nhiệm mầu!
Mùa hè năm 1993, nhân cuộc gặp gỡ với nhóm trí thức Ba-Lan trong đó có hai triết gia Józef Tischner và Krzysztof Michalski tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gợi lại cuộc mưu sát ngày 13-5-1981 với những suy tư về sự dữ kèm theo tâm tình tri ân dâng lên THIÊN CHÚA và Hiền Mẫu MARIA. Nội dung cuộc gặp gỡ được trình bày trong tác phẩm ”Ký-Ức và Căn-Tính” xuất bản đầu năm 2005.
Một người trong nhóm trí thức nêu câu hỏi:
- Thưa Đức Thánh Cha, ngày 13-5-1981, thực hư xảy ra như thế nào? Vụ mưu sát và các biến cố đi kèm phải chăng tỏ lộ vài sự thật liên quan đến ngôi vị giáo hoàng? Có thể nhận ra sứ điệp đặc thù liên kết với sứ mệnh cá nhân của ngài không? Đức Thánh Cha đã đích thân đến nhà tù để gặp gỡ mặt đối mặt với tên sát nhân. Hôm nay, trải bao năm qua, Đức Thánh Cha nhìn lại biến cố những ngày ấy như thế nào? Đâu là ý nghĩa vụ mưu sát và các biến cố dính liền đưa đến hậu quả trong chính cuộc đời ngài?”
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trả lời:
- Tất cả minh chứng có Ơn thánh Chúa. Tôi thấy biến cố tương tự với thử thách Đức Hồng Y Stefan Wyszynski (1901-1981) phải chịu trong thời gian ngài bị giam cầm. Có điều hơi khác là Đức Hồng Y bị tù 3 năm, trong khi thử thách của tôi kéo dài trong khoảng ngắn hơn, chỉ vài tháng thôi. Agca biết rõ phải bắn như thế nào và dĩ nhiên anh ta cố ý bắn để đạt mục tiêu. Chỉ có điều lạ là hình như có ”ai đó” đã lái viên đạn đi nơi khác!
Tiếp lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị bí thư của ngài lúc ấy là Đức Ông Stanislaw Dziwisz (nay là Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Cracovia) nói:
- Agca bắn là để giết chết. Cú bắn đáng lý là cú sát nhân. Viên đạn xuyên qua người Đức Thánh Cha, gây vết thương nơi bụng, cùi chỏ phải và ngón tay trỏ. Rồi viên đạn rơi giữa Đức Thánh Cha và tôi. Tôi còn nghe thêm 2 phát súng khác, hai người đứng cạnh chúng tôi trúng đạn bị thương. Tôi hỏi Đức Thánh Cha: ”Ở đâu?” Đức Thánh Cha trả lời: ”Nơi bụng!” Tôi hỏi tiếp: ”Có đau không?” Đức Thánh Cha trả lời: ”Đau lắm!” Lúc ấy không có bác sĩ nào bên cạnh. Chúng tôi không có giờ để suy nghĩ lâu la. Chúng tôi dùng xe cứu thương và đưa ngay Đức Thánh Cha đến bệnh viện bách khoa Gemelli. Đức Thánh Cha thì thầm đọc kinh, nhưng rồi, ngay trên đường đi, Đức Thánh Cha bất tỉnh .. Rất nhiều yếu tố quyết định sinh tử. Lấy ví dụ thời gian đưa tới nhà thương: chỉ cần chậm thêm vài phút, hoặc bị ngăn trở nào đó trên đường đi, hẳn sẽ trở thành quá trễ! Nhưng trong tất cả các biến cố ấy, tỏ lộ hiển nhiên bàn tay chủ động của THIÊN CHÚA. Vâng, đúng thế! Tất cả minh chứng như vậy!
- Nhờ được chữa trị khẩn trương, sức khoẻ của Đức Thánh Cha khả quan đến độ các bác sĩ quyết định mổ lần thứ hai để bổ túc cho lần mổ đầu tiên vào chính ngày bị mưu sát. Đức Thánh Cha chọn ngày 5-8 lễ Đức Bà Xuống Tuyết, ngày thánh hiến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả (ở thủ đô Roma). Lần mổ thứ hai diễn tiến tốt đẹp. Ngày 13-8, đúng 3 tháng sau vụ mưu sát, các bác sĩ ký giấy cho Đức Thánh Cha xuất viện .. 5 tháng sau vụ mưu sát, Đức Thánh Cha trở lại quảng trường Thánh Phêrô để gặp gỡ các tín hữu hành hương. Ngày hôm ấy Đức Thánh Cha nói: ”Một lần nữa, tôi trở thành người thụ ơn, kẻ mắc nợ Đức Mẹ MARIA và các thánh quan thầy. Làm sao tôi có thể quên được rằng, biến cố tại quảng trường Thánh Phêrô xảy ra cùng ngày cùng giờ với biến cố xảy ra cách đó hơn 60 năm tại Fatima bên nước Bồ-Đào-Nha, khi Hiền Mẫu Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiện ra lần đầu tiên với các thiếu niên thôn quê nghèo nàn? Trong tất cả những gì xảy ra cho tôi vào ngày hôm ấy, tôi cảm nghiệm rõ ràng có bàn tay che chở, có sự lưu tâm đặc biệt của Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc. Đức Mẹ minh chứng Đức Mẹ mạnh hơn viên đạn có sức giết người!
Tiếp lời Đức Ông Stanislaw Dziwisz, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói:
- Dịp lễ Giáng Sinh 1983, tôi đích thân đến nhà tù thăm kẻ sát nhân. Chúng tôi nói chuyện với nhau thật lâu. Như mọi người đều biết, Alì Agca là tên sát nhân chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa anh ta không phải là kẻ chủ mưu vụ mưu sát, nhưng có ”ai đó” đã hoạch định vụ mưu sát và có ”ai đó” ra lệnh cho anh ta phải thi hành vụ mưu sát. Suốt trong buổi nói chuyện, Alì Agca luôn luôn tự hỏi và lập lại câu hỏi ”Tại sao vụ mưu sát không thành công???” Anh ta đã cẩn thận chuẩn bị đầy đủ mọi chi tiết. Thế mà nạn nhân lại thoát chết! Làm sao điều này có thể xảy ra??? Có lẽ Alì Agca đã hiểu được nhờ linh tính rằng, vượt lên trên khả năng giết người của anh ta, còn có một quyền lực khác mạnh hơn nhiều!!!
- Tôi nghĩ đến biến cố với tâm tình xúc động sâu xa. Tôi ghi ơn tất cả mọi người đã hiệp ý cầu nguyện cho tôi cách riêng trong chính ngày 13-5-1981 và những ngày kế tiếp. Tôi dâng lời cảm tạ tri ân Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Đức Chúa Thánh Thần, nhân biến cố xảy ra tại quảng trường Thánh Phêrô chiều ngày 13 tháng 5 lúc 17 giờ 17 phút, đã gợi hứng cho bao tâm lòng hòa nhịp trong cùng lời nguyện xin. Tôi nhớ lại lời Sách Công Vụ Tông Đồ chương 12 câu 5 liên quan đến Thánh Phêrô như sau: ”Hội thánh không ngừng dâng lên THIÊN CHÚA lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông”.
Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội
... Chiều ngày 13-5-1917 Đức Mẹ MARIA hiện ra lần đầu tiên tại làng Fatima bên nước Bồ-Đào-Nha với ba trẻ chăn chiên: Lucia dos Santos 10 tuổi (1907-2005), Phanxicô Marto 9 tuổi (1908-1919) và Giaxinta Marto 7 tuổi (1910-1920). Gần 65 năm sau, chiều ngày 13-5-1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) bị mưu sát tại quảng trường thánh Phêrô vào thứ tư có buổi tiếp kiến chung hàng tuần các tín hữu Công Giáo và du khách hành hương đến từ năm châu. Ngày và Giờ vụ mưu sát ở thủ đô Roma trùng hợp với Ngày và Giờ cuộc hiện ra tại làng Fatima. Quả là trùng hợp bí ẩn nhiệm mầu!
Mùa hè năm 1993, nhân cuộc gặp gỡ với nhóm trí thức Ba-Lan trong đó có hai triết gia Józef Tischner và Krzysztof Michalski tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gợi lại cuộc mưu sát ngày 13-5-1981 với những suy tư về sự dữ kèm theo tâm tình tri ân dâng lên THIÊN CHÚA và Hiền Mẫu MARIA. Nội dung cuộc gặp gỡ được trình bày trong tác phẩm ”Ký-Ức và Căn-Tính” xuất bản đầu năm 2005.
Một người trong nhóm trí thức nêu câu hỏi:
- Thưa Đức Thánh Cha, ngày 13-5-1981, thực hư xảy ra như thế nào? Vụ mưu sát và các biến cố đi kèm phải chăng tỏ lộ vài sự thật liên quan đến ngôi vị giáo hoàng? Có thể nhận ra sứ điệp đặc thù liên kết với sứ mệnh cá nhân của ngài không? Đức Thánh Cha đã đích thân đến nhà tù để gặp gỡ mặt đối mặt với tên sát nhân. Hôm nay, trải bao năm qua, Đức Thánh Cha nhìn lại biến cố những ngày ấy như thế nào? Đâu là ý nghĩa vụ mưu sát và các biến cố dính liền đưa đến hậu quả trong chính cuộc đời ngài?”
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trả lời:
- Tất cả minh chứng có Ơn thánh Chúa. Tôi thấy biến cố tương tự với thử thách Đức Hồng Y Stefan Wyszynski (1901-1981) phải chịu trong thời gian ngài bị giam cầm. Có điều hơi khác là Đức Hồng Y bị tù 3 năm, trong khi thử thách của tôi kéo dài trong khoảng ngắn hơn, chỉ vài tháng thôi. Agca biết rõ phải bắn như thế nào và dĩ nhiên anh ta cố ý bắn để đạt mục tiêu. Chỉ có điều lạ là hình như có ”ai đó” đã lái viên đạn đi nơi khác!
Tiếp lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị bí thư của ngài lúc ấy là Đức Ông Stanislaw Dziwisz (nay là Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Cracovia) nói:
- Agca bắn là để giết chết. Cú bắn đáng lý là cú sát nhân. Viên đạn xuyên qua người Đức Thánh Cha, gây vết thương nơi bụng, cùi chỏ phải và ngón tay trỏ. Rồi viên đạn rơi giữa Đức Thánh Cha và tôi. Tôi còn nghe thêm 2 phát súng khác, hai người đứng cạnh chúng tôi trúng đạn bị thương. Tôi hỏi Đức Thánh Cha: ”Ở đâu?” Đức Thánh Cha trả lời: ”Nơi bụng!” Tôi hỏi tiếp: ”Có đau không?” Đức Thánh Cha trả lời: ”Đau lắm!” Lúc ấy không có bác sĩ nào bên cạnh. Chúng tôi không có giờ để suy nghĩ lâu la. Chúng tôi dùng xe cứu thương và đưa ngay Đức Thánh Cha đến bệnh viện bách khoa Gemelli. Đức Thánh Cha thì thầm đọc kinh, nhưng rồi, ngay trên đường đi, Đức Thánh Cha bất tỉnh .. Rất nhiều yếu tố quyết định sinh tử. Lấy ví dụ thời gian đưa tới nhà thương: chỉ cần chậm thêm vài phút, hoặc bị ngăn trở nào đó trên đường đi, hẳn sẽ trở thành quá trễ! Nhưng trong tất cả các biến cố ấy, tỏ lộ hiển nhiên bàn tay chủ động của THIÊN CHÚA. Vâng, đúng thế! Tất cả minh chứng như vậy!
- Nhờ được chữa trị khẩn trương, sức khoẻ của Đức Thánh Cha khả quan đến độ các bác sĩ quyết định mổ lần thứ hai để bổ túc cho lần mổ đầu tiên vào chính ngày bị mưu sát. Đức Thánh Cha chọn ngày 5-8 lễ Đức Bà Xuống Tuyết, ngày thánh hiến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả (ở thủ đô Roma). Lần mổ thứ hai diễn tiến tốt đẹp. Ngày 13-8, đúng 3 tháng sau vụ mưu sát, các bác sĩ ký giấy cho Đức Thánh Cha xuất viện .. 5 tháng sau vụ mưu sát, Đức Thánh Cha trở lại quảng trường Thánh Phêrô để gặp gỡ các tín hữu hành hương. Ngày hôm ấy Đức Thánh Cha nói: ”Một lần nữa, tôi trở thành người thụ ơn, kẻ mắc nợ Đức Mẹ MARIA và các thánh quan thầy. Làm sao tôi có thể quên được rằng, biến cố tại quảng trường Thánh Phêrô xảy ra cùng ngày cùng giờ với biến cố xảy ra cách đó hơn 60 năm tại Fatima bên nước Bồ-Đào-Nha, khi Hiền Mẫu Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiện ra lần đầu tiên với các thiếu niên thôn quê nghèo nàn? Trong tất cả những gì xảy ra cho tôi vào ngày hôm ấy, tôi cảm nghiệm rõ ràng có bàn tay che chở, có sự lưu tâm đặc biệt của Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc. Đức Mẹ minh chứng Đức Mẹ mạnh hơn viên đạn có sức giết người!
Tiếp lời Đức Ông Stanislaw Dziwisz, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói:
- Dịp lễ Giáng Sinh 1983, tôi đích thân đến nhà tù thăm kẻ sát nhân. Chúng tôi nói chuyện với nhau thật lâu. Như mọi người đều biết, Alì Agca là tên sát nhân chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa anh ta không phải là kẻ chủ mưu vụ mưu sát, nhưng có ”ai đó” đã hoạch định vụ mưu sát và có ”ai đó” ra lệnh cho anh ta phải thi hành vụ mưu sát. Suốt trong buổi nói chuyện, Alì Agca luôn luôn tự hỏi và lập lại câu hỏi ”Tại sao vụ mưu sát không thành công???” Anh ta đã cẩn thận chuẩn bị đầy đủ mọi chi tiết. Thế mà nạn nhân lại thoát chết! Làm sao điều này có thể xảy ra??? Có lẽ Alì Agca đã hiểu được nhờ linh tính rằng, vượt lên trên khả năng giết người của anh ta, còn có một quyền lực khác mạnh hơn nhiều!!!
- Tôi nghĩ đến biến cố với tâm tình xúc động sâu xa. Tôi ghi ơn tất cả mọi người đã hiệp ý cầu nguyện cho tôi cách riêng trong chính ngày 13-5-1981 và những ngày kế tiếp. Tôi dâng lời cảm tạ tri ân Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Đức Chúa Thánh Thần, nhân biến cố xảy ra tại quảng trường Thánh Phêrô chiều ngày 13 tháng 5 lúc 17 giờ 17 phút, đã gợi hứng cho bao tâm lòng hòa nhịp trong cùng lời nguyện xin. Tôi nhớ lại lời Sách Công Vụ Tông Đồ chương 12 câu 5 liên quan đến Thánh Phêrô như sau: ”Hội thánh không ngừng dâng lên THIÊN CHÚA lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông”.
Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.
Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN. (Jean Paul II ”Mémoire et Identité” Le Testament politique et spirituel du Pape, 2005, Éditions Flammarion, Paris, trang 191-202)
Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN. (Jean Paul II ”Mémoire et Identité” Le Testament politique et spirituel du Pape, 2005, Éditions Flammarion, Paris, trang 191-202)
ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II VẪN HIỆN DIỆN GIỮA CHÚNG TA
... Ngày 31-5-2007, ông Arturo Mari nhiếp ảnh viên của tờ Quan Sát Viên Roma - cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh - rời chức nghiệp sau 51 năm phục vụ.
Ông Arturo Mari chào đời năm 1940. Hành nghề rất sớm vào năm 16 tuổi ông đã phục vụ dưới 6 triều đại giáo hoàng: Pio XII (1939-1958), Gioan XXIII (1958-1963), Phaolô VI (1963-1978), Gioan Phaolô I (3/9/1978 - 28/9/1978), Gioan Phaolô II (1978-2005) và Biển-Đức XVI.
Trong cuốn sách ”Arrivederci in Paradiso - Hẹn Gặp Lại Trên Thiên Đàng” ông Arturo Mari gợi lại nhiều kỷ niệm về Đức Tân Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với ông Jaroslaw Mikolajewski, văn thi sĩ Công Giáo Ba Lan. Xin giới thiệu phần đầu cuộc đối thoại.
Hỏi: Thưa ông Arturo Mari, giả sử Đức Thánh Cha còn sống và bây giờ ông bước vào căn hộ của ngài thì ông sẽ gặp ngài nơi đâu?
Đáp: Chắc chắn tôi chỉ có thể trông thấy Đức Thánh Cha ở hai nơi: Hoặc trong phòng làm việc ngồi nơi bàn viết, hoặc trong nhà nguyện đang quì nơi ghế quì.
Hỏi: Ông nhớ ngài lắm không?
Đáp: Nếu nói không thì thật là ngu xuẩn, nhưng câu trả lời không đơn giản và mang nét tình cảm. Trước tiên bởi vì tôi tiếp tục nghĩ đến Đức Thánh Cha như người đang hiện diện. Đúng là một cảm xúc diễn ra hàng ngày: chẳng hạn tối đến khi nhắm mắt, trong tâm trí tôi liền xuất hiện khuôn mặt Đức Thánh Cha. Tôi hầu như trông thấy Đức Thánh Cha, nghe tiếng Đức Thánh Cha giống y như mỗi lần tôi đặt chân vào phòng làm việc của ngài. Đôi khi không phải chỉ là cảm giác mà là cái gì thực sự xảy ra, giống như chuyện xảy ra vào chuyến đi Ba-Lan cuối cùng của tôi.
Hôm ấy tôi đứng trước một nhóm thiếu niên tuổi từ 8 đến 12 và phải nói về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Các thiếu niên đang ở trước mặt tôi, mở to mắt nhìn tôi với cái nhìn đặc biệt trong sáng ngay chính của trẻ thơ. Đang nói chuyện tôi bỗng nhận ra là nhóm thiếu niên có để một chỗ trống ở chính giữa, làm như thể chúng đang ngồi quây quần chung quanh một người nào đó. Hình ảnh này khiến tôi nghĩ ngay tức khắc - và tôi cũng nói ra ý nghĩ này - rằng Đức Thánh Cha đang có mặt ở đây và tiếp tục sống giữa chúng ta. Có thể có người nói vặn lại rằng đây chỉ là cảm xúc của một người từng sống cạnh Đức Thánh Cha đến 27 năm trời. Có thể đúng như vậy! Có lẽ ngày hôm ấy ý tưởng này đến với tôi bởi vì tôi nhớ lại không biết bao nhiêu cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các thanh thiếu niên và những niềm vui mà thanh thiếu niên mang lại cho Đức Thánh Cha. Hay có lẽ đúng hơn phải nói là cảm tưởng sự hiện diện liên tục của Đức Thánh Cha có một cái gì đó sâu xa hơn nhiều - giống như cách thức Đức Thánh Cha chuẩn bị cho chúng tôi tiến đến cái chết của ngài.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng đúng thật Đức Thánh Cha chuẩn bị cho quí vị về cái chết của ngài không?
Đáp: Ngày Đức Thánh Cha từ trần - tối thứ bảy 2-4-2005 - Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz, bí thư của Đức Thánh Cha, điện thoại cho tôi. Từ ba ngày qua tôi không gặp Đức Thánh Cha nên tôi hiểu rằng trong lúc này có thể tôi chỉ làm phiền ngài. Khi một người đang chuẩn bị ra đi về thế giới bên kia, thì bạn đến xớ-rớ làm gì, bên cạnh giường ngài? Trong những trường hợp như thế, tốt hơn là nên đọc kinh cầu nguyện để khỏi bị mất mặt ..
Thế rồi khi Đức Tổng Stanislaw gọi điện thoại và nói với tôi: ”Một người yêu anh muốn gặp anh”, thú thật tôi không hiểu ngài có ý nói gì. Nhưng tôi trả lời sẽ đến ngay và tôi vội vã tiến về căn hộ của Đức Thánh Cha.
Nơi cửa thang máy, chúng tôi gặp nhau và nhìn nhau. Chúng tôi là thành phần của cùng một gia đình, từng chia sẻ cuộc sống, từng ăn uống chung, du hành chung, từng vui cười và từng đau khổ .. Lặng lẽ không nói lời nào, Đức Tổng Stanislaw âu yếm tế nhị cầm lấy tay tôi. Chúng tôi cùng tiến về hành lang và chỉ khi đi đến cuối rồi rẻ sang tay trái, tôi mới hiểu rằng ngài đang đưa tôi vào phòng Đức Thánh Cha ..
Đức Thánh Cha nằm trên giường, người nghiêng về phía bên trái. Ngài có cái nhìn thật thanh thản, điềm tĩnh và tươi cười. Đúng thật là cái nhìn ngoại thường. Đức Tổng Stanislaw nói: ”Thưa Đức Thánh Cha, Arturo đang ở đây!” Đức Thánh Cha, thật điềm tĩnh, quay người lại và khi nhìn thấy tôi, ngài mở to mắt ra. Cái nhìn và nụ cười của ngài trông thật dịu hiền đến độ khiến tôi xúc động đứng im. Đức Thánh Cha nói: ”Ồ Arturo!” Tôi liền quỳ sụp xuống, tôi cầm lấy tay Đức Thánh Cha, vuốt ve và hôn tay ngài.
Vẫn giữ nguyên nụ cười Đức Thánh Cha nhìn tôi và sau một hồi lâu ngài nói ”Cám Ơn!” rồi ngài lập lại ”Cám Ơn!” và ngài nghiêng người trở về bên trái rồi nhắm mắt lại. Khuôn mặt Đức Thánh Cha cho tôi cảm giác ngài đang chuẩn bị tiến về một cuộc gặp gỡ tuyệt vời. Tôi cũng thật xúc động khi trông thấy Đức Thánh Cha thật điềm tĩnh, tươi cười và thanh thản. Chính lúc đó tôi rút lui khỏi phòng Đức Thánh Cha. Nơi phòng bên cạnh, tôi bật lên khóc. Bác sĩ Renato Buzzonetti - bác sĩ riêng của Đức Thánh Cha - bảo tôi ngồi xuống rồi mang nước cho tôi. Tuy nhiên tôi khóc không phải vì tuyệt vọng cho bằng vì quá xúc động. Tôi không tuyệt vọng bởi vì chính Đức Thánh Cha tỏ ra vô cùng thanh thản.
Hỏi: Ông có chắc chắn là Đức Thánh Cha đang đi vào cõi chết chứ không thể nào hồi phục lại không?
Đáp: Sau khi trông thấy Đức Thánh Cha tôi chắc chắn ngài sẽ chết. Cái nhìn của ngài biểu lộ quá nhiều tình yêu, quá siêu thực, ngài không còn thuộc về thế giới này nữa. Đức Thánh Cha có cùng cái nhìn lúc ngài dâng Thánh Lễ, trước mỗi khi Truyền Phép. Vào những lúc ấy, Đức Thánh Cha thay đổi hoàn toàn, ngài không còn là ngài nữa. Đức Thánh Cha giống như thoát khỏi mặt đất, cho chúng ta cảm giác ngài đang ở trong trạng thái khác thường, ngoại lệ. Tôi nhớ lại Đức Thánh Cha có cùng cái nhìn như thế vào những chuyến công du mục, chẳng hạn như lần viếng thăm Thánh Địa, đặc biệt nơi Vườn Cây Dầu ..
Chỉ trong khoảnh khắc vài phút ngắn ngủi ấy, tôi bỗng nhớ lại nhiều sự, nhiều lời nói và nhiều hình ảnh mà tôi từng gom góp trước đó và tôi bỗng hiểu rõ hơn những điều tôi từng hiểu trước đó, trong suốt cuộc đời tôi. Nhất là, tôi hiểu rằng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi tôi đến không phải chỉ để nói lời ”Cám Ơn” hoặc để trông thấy mặt tôi, cho bằng là để an ủi tôi và để minh chứng cho tôi thấy: ”Đức Thánh Cha hoàn toàn không sợ chết!” Đối với Đức Thánh Cha, chết là lễ hội vui mừng, là hành trình tiến đến cuộc gặp gỡ với THIÊN CHÚA của Ngài.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không bao giờ dùng ngôn từ dài dòng để biểu lộ tình cảm, nhưng diễn đạt tình cảm qua cái nhìn, qua vài cử chỉ như đặt tay trên vai hoặc siết chặt vào vòng tay của ngài. Và trong giây phút cuối đời, qua sự kiện ngài gọi tôi đến, chính là để nói với tôi rằng: ”Đức Thánh Cha yêu thương tôi thật sự và ngài tiếp tục săn sóc linh hồn tôi”
Ngài cũng muốn dạy tôi hiểu rằng: ”Cái chết chỉ là chặng đường thanh thản tiến đến cuộc gặp gỡ quan trọng gấp bội lần cuộc sống ở đời này. Đức Thánh Cha coi tôi như chính con ngài.
Tôi kể cho ông nghe tất cả những điều trên đây để trả lời cho câu hỏi ông đặt ra ở ngay phần đầu cuộc nói chuyện: ”Bây giờ Đức Thánh Cha đã chết, ông có nhớ ngài lắm không?” Tôi có thể nói rằng: ”Với cách thức Đức Thánh Cha ra đi khỏi thế giới này, với cách thức ngài muốn cho tôi chứng kiến giờ hấp hối của ngài, thì chính Đức Thánh Cha đã làm cho tôi vơi đi nỗi niềm thương nhớ ngài. Nếu Đức Thánh Cha điềm tĩnh như thế, thì càng có lý do khiến tôi cũng phải điềm tĩnh như ngài. Ở đây tôi thiết nghĩ không cần phải dài dòng nhấn mạnh đến sự kiện Đức Thánh Cha vẫn hiện diện ở giữa chúng ta. Để bổ túc cho điều tôi vừa nói, chỉ cần quan sát Đức đương kim Giáo Hoàng Biển-Đức XVI thì đủ rõ”.
... Sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II từ trần, đáng lý theo lẽ đương nhiên tôi cũng phải ra đi về hưu. Thế nhưng khi Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI mời tôi ở lại thì tôi ngạc nhiên nghĩ rằng có lẽ khởi đầu một triều đại giáo hoàng khác chăng! Đây chỉ là một xúc động riêng tư. Thế rồi khi quan sát thật gần Đức tân Giáo Hoàng, theo kỹ đường đi nước bước của ngài, nghe cách thức ngài nói thì tôi bỗng có cảm giác như sống lại thời điểm cách đây 27 năm, ngay sau khi Đức Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử Giáo Hoàng. Tôi liền có xác tín rằng quả thật Đức Gioan Phaolô II vẫn đang hiện diện nơi đây tại Vatican này và ngài đang cầm tay dẫn bước cho người bạn cố tri và cộng sự viên thân tín nhất của ngài. Trong ngôn từ và cử động của Đức Biển-Đức XVI - một vị giáo hoàng có cá tính hoàn toàn khác biệt với Đức Gioan Phaolô II - tôi như gặp trở lại cách thức diễn tả của Đức Wojtyla. Đó là một cảm xúc gần như sờ mó đụng chạm được! Có lẽ tôi không biết giải thích như thế nào cho rõ hơn.
Hỏi: Giữa quí vị với nhau, nghĩa là giữa những người mà ông gọi là ”gia đình đức giáo hoàng”, quí vị có nhắc tới Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhiều không?
Đáp. Vào lúc khởi đầu một triều đại giáo hoàng mới, chúng tôi không có nhiều dịp để gặp gỡ và nói chuyện với nhau bởi vì có quá nhiều việc phải làm. Vã lại phần lớn các thành viên của ”gia đình” cũng không còn nữa.
Hỏi: Những ai được gọi là thuộc về ”gia đình” Đức Gioan Phaolô II?
Đáp: Danh từ ”gia đình” này dùng để ám chỉ những người thân cận nhất trong cuộc sống riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Đó là vị bí thư Stanislaw Dziwisz mà chúng tôi gọi thân mật là Cha Stanislao, rồi đến vị phó bí thư Mieczyslaw Mokrzycki, 5 Nữ Tu Ba-Lan và ông hầu phòng Angelo Gegel. Đó là những người mà tôi nhớ đến với trọn lòng ngưỡng mộ và tri ân. Các vị này đã dành cho Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều tình yêu và sự sống.
Hỏi: Và ông, ông cũng thuộc về ”gia đình” này?
Đáp: Đúng thế! Tôi cũng thuộc về thành phần của ”gia đình” này. Cha Stanislao giờ đây trở thành Hồng Y Tổng Giám Mục Cracovia. Các Nữ Tu đã rời khỏi Dinh Tông Tòa. Chỉ còn lại Cha Mietek làm phó bí thư. Điều này dễ hiểu. Cần phải có người ở lại để đưa vị bí thư của Đức tân Giáo Hoàng Biển-Đức XVI làm quen với các nghi thức, với việc tổ chức.
KINH THÁNH MẪU LA VANG
Lạy Mẹ Maria Thánh Mẫu La Vang,
đầy muôn ơn phước, ngời chói vạn hào quang,
muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng.
Đức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ,
tinh tuyền thánh thiện, sinh Đấng Cứu Độ muôn loài.
Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến,
cứu giúp hộ phù tổ tiên chúng con lương giáo,
giữa thời ly loạn cấm cách, khốn khổ trăm bề.
Từ ấy gót chân Mẹ bước đến,
vẫn mãi đầy ơn thiêng.
Ơn phần hồn, ơn phần xác,
người bệnh tật, kẻ ưu phiền,
nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhậm lời.
Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang,
Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời,
cũng là Thánh Mẫu loài người chúng con.
Cúi xin xuống phước hải hà,
đoái thương con cái thiết tha van nài.
Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu,
đại lượng bao dung,
cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.
Xin Mẹ phù hộ chúng con
luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông.
Và sau cuộc đời này,
xin cho chúng con được về sống bên Mẹ,
hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. AMEN.
... Ngày 31-5-2007, ông Arturo Mari nhiếp ảnh viên của tờ Quan Sát Viên Roma - cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh - rời chức nghiệp sau 51 năm phục vụ.
Ông Arturo Mari chào đời năm 1940. Hành nghề rất sớm vào năm 16 tuổi ông đã phục vụ dưới 6 triều đại giáo hoàng: Pio XII (1939-1958), Gioan XXIII (1958-1963), Phaolô VI (1963-1978), Gioan Phaolô I (3/9/1978 - 28/9/1978), Gioan Phaolô II (1978-2005) và Biển-Đức XVI.
Trong cuốn sách ”Arrivederci in Paradiso - Hẹn Gặp Lại Trên Thiên Đàng” ông Arturo Mari gợi lại nhiều kỷ niệm về Đức Tân Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với ông Jaroslaw Mikolajewski, văn thi sĩ Công Giáo Ba Lan. Xin giới thiệu phần đầu cuộc đối thoại.
Hỏi: Thưa ông Arturo Mari, giả sử Đức Thánh Cha còn sống và bây giờ ông bước vào căn hộ của ngài thì ông sẽ gặp ngài nơi đâu?
Đáp: Chắc chắn tôi chỉ có thể trông thấy Đức Thánh Cha ở hai nơi: Hoặc trong phòng làm việc ngồi nơi bàn viết, hoặc trong nhà nguyện đang quì nơi ghế quì.
Hỏi: Ông nhớ ngài lắm không?
Đáp: Nếu nói không thì thật là ngu xuẩn, nhưng câu trả lời không đơn giản và mang nét tình cảm. Trước tiên bởi vì tôi tiếp tục nghĩ đến Đức Thánh Cha như người đang hiện diện. Đúng là một cảm xúc diễn ra hàng ngày: chẳng hạn tối đến khi nhắm mắt, trong tâm trí tôi liền xuất hiện khuôn mặt Đức Thánh Cha. Tôi hầu như trông thấy Đức Thánh Cha, nghe tiếng Đức Thánh Cha giống y như mỗi lần tôi đặt chân vào phòng làm việc của ngài. Đôi khi không phải chỉ là cảm giác mà là cái gì thực sự xảy ra, giống như chuyện xảy ra vào chuyến đi Ba-Lan cuối cùng của tôi.
Hôm ấy tôi đứng trước một nhóm thiếu niên tuổi từ 8 đến 12 và phải nói về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Các thiếu niên đang ở trước mặt tôi, mở to mắt nhìn tôi với cái nhìn đặc biệt trong sáng ngay chính của trẻ thơ. Đang nói chuyện tôi bỗng nhận ra là nhóm thiếu niên có để một chỗ trống ở chính giữa, làm như thể chúng đang ngồi quây quần chung quanh một người nào đó. Hình ảnh này khiến tôi nghĩ ngay tức khắc - và tôi cũng nói ra ý nghĩ này - rằng Đức Thánh Cha đang có mặt ở đây và tiếp tục sống giữa chúng ta. Có thể có người nói vặn lại rằng đây chỉ là cảm xúc của một người từng sống cạnh Đức Thánh Cha đến 27 năm trời. Có thể đúng như vậy! Có lẽ ngày hôm ấy ý tưởng này đến với tôi bởi vì tôi nhớ lại không biết bao nhiêu cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các thanh thiếu niên và những niềm vui mà thanh thiếu niên mang lại cho Đức Thánh Cha. Hay có lẽ đúng hơn phải nói là cảm tưởng sự hiện diện liên tục của Đức Thánh Cha có một cái gì đó sâu xa hơn nhiều - giống như cách thức Đức Thánh Cha chuẩn bị cho chúng tôi tiến đến cái chết của ngài.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng đúng thật Đức Thánh Cha chuẩn bị cho quí vị về cái chết của ngài không?
Đáp: Ngày Đức Thánh Cha từ trần - tối thứ bảy 2-4-2005 - Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz, bí thư của Đức Thánh Cha, điện thoại cho tôi. Từ ba ngày qua tôi không gặp Đức Thánh Cha nên tôi hiểu rằng trong lúc này có thể tôi chỉ làm phiền ngài. Khi một người đang chuẩn bị ra đi về thế giới bên kia, thì bạn đến xớ-rớ làm gì, bên cạnh giường ngài? Trong những trường hợp như thế, tốt hơn là nên đọc kinh cầu nguyện để khỏi bị mất mặt ..
Thế rồi khi Đức Tổng Stanislaw gọi điện thoại và nói với tôi: ”Một người yêu anh muốn gặp anh”, thú thật tôi không hiểu ngài có ý nói gì. Nhưng tôi trả lời sẽ đến ngay và tôi vội vã tiến về căn hộ của Đức Thánh Cha.
Nơi cửa thang máy, chúng tôi gặp nhau và nhìn nhau. Chúng tôi là thành phần của cùng một gia đình, từng chia sẻ cuộc sống, từng ăn uống chung, du hành chung, từng vui cười và từng đau khổ .. Lặng lẽ không nói lời nào, Đức Tổng Stanislaw âu yếm tế nhị cầm lấy tay tôi. Chúng tôi cùng tiến về hành lang và chỉ khi đi đến cuối rồi rẻ sang tay trái, tôi mới hiểu rằng ngài đang đưa tôi vào phòng Đức Thánh Cha ..
Đức Thánh Cha nằm trên giường, người nghiêng về phía bên trái. Ngài có cái nhìn thật thanh thản, điềm tĩnh và tươi cười. Đúng thật là cái nhìn ngoại thường. Đức Tổng Stanislaw nói: ”Thưa Đức Thánh Cha, Arturo đang ở đây!” Đức Thánh Cha, thật điềm tĩnh, quay người lại và khi nhìn thấy tôi, ngài mở to mắt ra. Cái nhìn và nụ cười của ngài trông thật dịu hiền đến độ khiến tôi xúc động đứng im. Đức Thánh Cha nói: ”Ồ Arturo!” Tôi liền quỳ sụp xuống, tôi cầm lấy tay Đức Thánh Cha, vuốt ve và hôn tay ngài.
Vẫn giữ nguyên nụ cười Đức Thánh Cha nhìn tôi và sau một hồi lâu ngài nói ”Cám Ơn!” rồi ngài lập lại ”Cám Ơn!” và ngài nghiêng người trở về bên trái rồi nhắm mắt lại. Khuôn mặt Đức Thánh Cha cho tôi cảm giác ngài đang chuẩn bị tiến về một cuộc gặp gỡ tuyệt vời. Tôi cũng thật xúc động khi trông thấy Đức Thánh Cha thật điềm tĩnh, tươi cười và thanh thản. Chính lúc đó tôi rút lui khỏi phòng Đức Thánh Cha. Nơi phòng bên cạnh, tôi bật lên khóc. Bác sĩ Renato Buzzonetti - bác sĩ riêng của Đức Thánh Cha - bảo tôi ngồi xuống rồi mang nước cho tôi. Tuy nhiên tôi khóc không phải vì tuyệt vọng cho bằng vì quá xúc động. Tôi không tuyệt vọng bởi vì chính Đức Thánh Cha tỏ ra vô cùng thanh thản.
Hỏi: Ông có chắc chắn là Đức Thánh Cha đang đi vào cõi chết chứ không thể nào hồi phục lại không?
Đáp: Sau khi trông thấy Đức Thánh Cha tôi chắc chắn ngài sẽ chết. Cái nhìn của ngài biểu lộ quá nhiều tình yêu, quá siêu thực, ngài không còn thuộc về thế giới này nữa. Đức Thánh Cha có cùng cái nhìn lúc ngài dâng Thánh Lễ, trước mỗi khi Truyền Phép. Vào những lúc ấy, Đức Thánh Cha thay đổi hoàn toàn, ngài không còn là ngài nữa. Đức Thánh Cha giống như thoát khỏi mặt đất, cho chúng ta cảm giác ngài đang ở trong trạng thái khác thường, ngoại lệ. Tôi nhớ lại Đức Thánh Cha có cùng cái nhìn như thế vào những chuyến công du mục, chẳng hạn như lần viếng thăm Thánh Địa, đặc biệt nơi Vườn Cây Dầu ..
Chỉ trong khoảnh khắc vài phút ngắn ngủi ấy, tôi bỗng nhớ lại nhiều sự, nhiều lời nói và nhiều hình ảnh mà tôi từng gom góp trước đó và tôi bỗng hiểu rõ hơn những điều tôi từng hiểu trước đó, trong suốt cuộc đời tôi. Nhất là, tôi hiểu rằng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi tôi đến không phải chỉ để nói lời ”Cám Ơn” hoặc để trông thấy mặt tôi, cho bằng là để an ủi tôi và để minh chứng cho tôi thấy: ”Đức Thánh Cha hoàn toàn không sợ chết!” Đối với Đức Thánh Cha, chết là lễ hội vui mừng, là hành trình tiến đến cuộc gặp gỡ với THIÊN CHÚA của Ngài.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không bao giờ dùng ngôn từ dài dòng để biểu lộ tình cảm, nhưng diễn đạt tình cảm qua cái nhìn, qua vài cử chỉ như đặt tay trên vai hoặc siết chặt vào vòng tay của ngài. Và trong giây phút cuối đời, qua sự kiện ngài gọi tôi đến, chính là để nói với tôi rằng: ”Đức Thánh Cha yêu thương tôi thật sự và ngài tiếp tục săn sóc linh hồn tôi”
Ngài cũng muốn dạy tôi hiểu rằng: ”Cái chết chỉ là chặng đường thanh thản tiến đến cuộc gặp gỡ quan trọng gấp bội lần cuộc sống ở đời này. Đức Thánh Cha coi tôi như chính con ngài.
Tôi kể cho ông nghe tất cả những điều trên đây để trả lời cho câu hỏi ông đặt ra ở ngay phần đầu cuộc nói chuyện: ”Bây giờ Đức Thánh Cha đã chết, ông có nhớ ngài lắm không?” Tôi có thể nói rằng: ”Với cách thức Đức Thánh Cha ra đi khỏi thế giới này, với cách thức ngài muốn cho tôi chứng kiến giờ hấp hối của ngài, thì chính Đức Thánh Cha đã làm cho tôi vơi đi nỗi niềm thương nhớ ngài. Nếu Đức Thánh Cha điềm tĩnh như thế, thì càng có lý do khiến tôi cũng phải điềm tĩnh như ngài. Ở đây tôi thiết nghĩ không cần phải dài dòng nhấn mạnh đến sự kiện Đức Thánh Cha vẫn hiện diện ở giữa chúng ta. Để bổ túc cho điều tôi vừa nói, chỉ cần quan sát Đức đương kim Giáo Hoàng Biển-Đức XVI thì đủ rõ”.
... Sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II từ trần, đáng lý theo lẽ đương nhiên tôi cũng phải ra đi về hưu. Thế nhưng khi Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI mời tôi ở lại thì tôi ngạc nhiên nghĩ rằng có lẽ khởi đầu một triều đại giáo hoàng khác chăng! Đây chỉ là một xúc động riêng tư. Thế rồi khi quan sát thật gần Đức tân Giáo Hoàng, theo kỹ đường đi nước bước của ngài, nghe cách thức ngài nói thì tôi bỗng có cảm giác như sống lại thời điểm cách đây 27 năm, ngay sau khi Đức Hồng Y Karol Wojtyla đắc cử Giáo Hoàng. Tôi liền có xác tín rằng quả thật Đức Gioan Phaolô II vẫn đang hiện diện nơi đây tại Vatican này và ngài đang cầm tay dẫn bước cho người bạn cố tri và cộng sự viên thân tín nhất của ngài. Trong ngôn từ và cử động của Đức Biển-Đức XVI - một vị giáo hoàng có cá tính hoàn toàn khác biệt với Đức Gioan Phaolô II - tôi như gặp trở lại cách thức diễn tả của Đức Wojtyla. Đó là một cảm xúc gần như sờ mó đụng chạm được! Có lẽ tôi không biết giải thích như thế nào cho rõ hơn.
Hỏi: Giữa quí vị với nhau, nghĩa là giữa những người mà ông gọi là ”gia đình đức giáo hoàng”, quí vị có nhắc tới Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhiều không?
Đáp. Vào lúc khởi đầu một triều đại giáo hoàng mới, chúng tôi không có nhiều dịp để gặp gỡ và nói chuyện với nhau bởi vì có quá nhiều việc phải làm. Vã lại phần lớn các thành viên của ”gia đình” cũng không còn nữa.
Hỏi: Những ai được gọi là thuộc về ”gia đình” Đức Gioan Phaolô II?
Đáp: Danh từ ”gia đình” này dùng để ám chỉ những người thân cận nhất trong cuộc sống riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Đó là vị bí thư Stanislaw Dziwisz mà chúng tôi gọi thân mật là Cha Stanislao, rồi đến vị phó bí thư Mieczyslaw Mokrzycki, 5 Nữ Tu Ba-Lan và ông hầu phòng Angelo Gegel. Đó là những người mà tôi nhớ đến với trọn lòng ngưỡng mộ và tri ân. Các vị này đã dành cho Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều tình yêu và sự sống.
Hỏi: Và ông, ông cũng thuộc về ”gia đình” này?
Đáp: Đúng thế! Tôi cũng thuộc về thành phần của ”gia đình” này. Cha Stanislao giờ đây trở thành Hồng Y Tổng Giám Mục Cracovia. Các Nữ Tu đã rời khỏi Dinh Tông Tòa. Chỉ còn lại Cha Mietek làm phó bí thư. Điều này dễ hiểu. Cần phải có người ở lại để đưa vị bí thư của Đức tân Giáo Hoàng Biển-Đức XVI làm quen với các nghi thức, với việc tổ chức.
KINH THÁNH MẪU LA VANG
Lạy Mẹ Maria Thánh Mẫu La Vang,
đầy muôn ơn phước, ngời chói vạn hào quang,
muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng.
Đức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ,
tinh tuyền thánh thiện, sinh Đấng Cứu Độ muôn loài.
Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến,
cứu giúp hộ phù tổ tiên chúng con lương giáo,
giữa thời ly loạn cấm cách, khốn khổ trăm bề.
Từ ấy gót chân Mẹ bước đến,
vẫn mãi đầy ơn thiêng.
Ơn phần hồn, ơn phần xác,
người bệnh tật, kẻ ưu phiền,
nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhậm lời.
Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang,
Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời,
cũng là Thánh Mẫu loài người chúng con.
Cúi xin xuống phước hải hà,
đoái thương con cái thiết tha van nài.
Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu,
đại lượng bao dung,
cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.
Xin Mẹ phù hộ chúng con
luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông.
Và sau cuộc đời này,
xin cho chúng con được về sống bên Mẹ,
hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. AMEN.
(Arturo Mari, ”Arrivederci in Paradiso”, Colloquio di Jaroslaw Mikolajewski con Arturo Mari, Aprile 2006, Polonia, trang 9-16)
Trong cuốn sách ”Arrivederci in Paradiso - Hẹn Gặp Lại Trên Thiên Đàng” Arturo Mari gợi lại nhiều kỷ niệm về Đức Tân Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005). Xin trích dịch những lần gặp gỡ đáng ghi nhớ. (Ông Arturo Mari là cựu nhiếp ảnh gia tờ Quan Sát Viên Roma).
Câu chuyện ghi ấn tượng mạnh nhất mà tôi được đặc ân chứng kiến xảy ra vào một ngày đầu năm, Mùng 1 tháng Giêng, nhưng tôi không nhớ rõ năm nào.
Hôm ấy tôi trở về nhà lúc 3 giờ rưỡi chiều. Vừa ngồi vào bàn ăn thì chuông điện thoại reo. Hiền thê tôi cản:
- Em van anh, xin đừng trả lời: vì hôm nay là ngày lễ!
Mặc dầu vợ ngăn, tôi vẫn trả lời. Bên kia đầu dây báo cho tôi biết vị bí thư của Đức Giáo Hoàng tìm kiếm khẩn cấp Arturo. Rồi người ta chuyển cho tôi nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz. Ngài bảo tôi đến ngay căn hộ của Đức Thánh Cha.
Tôi khoác áo vội vàng đi đến Dinh Tông Tòa rồi vào nhà nguyện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Nơi đây tôi trông thấy diễn ra quang cảnh khác thường. Đức Thánh Cha đang quì cầu nguyện và bên cạnh ngài có một thanh niên trạc 28 tuổi, ngồi trên ghế lăn. Chàng thanh niên trông thật gầy gò ốm yếu, chỉ còn da bọc xương. Có lẽ cân nặng khoảng 30 kílô. Nhưng đôi mắt chàng mở thật lớn. Tôi hỏi thăm thì được biết chàng thanh niên đến từ một làng quê ở gần thành phố Brescia, miền Bắc nước Ý. Gia đình chàng nghèo thật nghèo. Dân làng đã chung nhau góp tiền mua cho gia đình vé máy bay khứ hồi để đưa chàng đi Roma, bởi vì, mộng ước của chàng là được gặp Đức Thánh Cha trước khi chết.
Khi đến đền thờ thánh Phêrô cả gia đình chàng vào cửa đồng và xin gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Lính gác Thụy Sỹ từ chối vì gia đình đã không hề xin hẹn trước và vì lý do an ninh cũng như vì các thủ tục rườm rà khác, chuyện gặp Đức Thánh Cha coi như không thể diễn ra! Sau một hồi trao qua đổi lại, các lính canh Thụy Sỹ hiểu rằng đây là một trường hợp đặc biệt của một thời điểm tế nhị .. Họ liên lạc với vị bí thư Đức Thánh Cha và Đức Cha Stanislao trả lời ngay: ”Hãy mang chàng thanh niên lên căn hộ Đức Thánh Cha”. Có tất cả 5 người tháp tùng chàng thanh niên. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đích thân tiếp đón và đưa tất cả vào nhà nguyện. Và khi tôi đến thì mọi người đang cầu nguyện.
Đây là quang cảnh vô cùng xúc động. Đức Thánh Cha còn ở lại nhà nguyện trong vòng hai mươi phút nữa, tay ngài luôn nắm chặt tay chàng thanh niên. Rồi Đức Thánh Cha đứng lên, ôm hôn chàng và chúc lành cho chàng. Đức Thánh Cha mở áo choàng trắng, cởi sợi dây chuyền của ngài và đặt vào cổ chàng thanh niên. Rồi Đức Thánh Cha lại vuốt ve chàng và ôm hôn chàng lần nữa. Vào lúc từ biệt, chàng thanh niên cầm chặt tay Đức Thánh Cha và nói:
- Thưa Đức Thánh Cha, con xin cám ơn! Đây là ngày đẹp nhất đời con. Con chỉ biết nói cám ơn. Xin hẹn gặp lại Đức Thánh Cha trên Thiên Đàng!
Nét mặt chàng không lộ vẻ tuyệt vọng nhưng tươi cười, như thể chàng ra đi, đến một cuộc gặp gỡ khác, còn tốt đẹp hơn nhiều. Rồi các Nữ Tu dọn cho cả gia đình chàng thức ăn mang theo và mọi người ra về. Hai ngày sau chàng thanh niên từ trần.
Có lẽ bạn ngạc nhiên tự hỏi: Nào có gì lạ lùng đáng nói vì chàng thanh niên đâu có được lành bệnh? Đối với tôi thì đúng là một phép lạ của an bình và lòng đạo đức. Vào chính lúc ấy, chàng thanh niên cảm thấy được tự do. Chàng can đảm ra đi đối diện với cái chết cách trang trọng. Chàng thật can đảm bởi vì, với số tuổi 28 không mấy dễ dàng chấp nhận cuộc đời ngắn ngủi như thế!
Câu chuyện tôi vừa kể như một sự kiện chói sáng minh chứng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ tha nhân. Kể cả việc giúp một người ra đi gặp gỡ THIÊN CHÚA trong thanh thản và trong an bình. Nó cũng biểu lộ bầu khí cầu nguyện chung, một đặc tính nổi bật trong cuộc đời Đức Thánh Cha. Hễ có ai xin ngài giúp đỡ hoặc quan tâm săn sóc thì ngài trả lời ngay: Chúng ta cùng cầu nguyện.
Tôi nhớ có rất nhiều trường hợp người ta nói đến việc khỏi bệnh nhờ công trình của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Chẳng hạn câu chuyện một phụ nữ người Anh bị bệnh ung thư ở giai đoạn cuối đời. Bà xin được mang Roma đến gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trước khi chết.
Thật vậy, người phụ nữ không còn sống được bao lâu. Một máy bay của Quân Lực Anh đưa bà đến phi trường Ciampino ở thủ đô Roma rồi được xe cứu thương chở thẳng đến buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha. Ngài được báo trước nên khi bước vào Đại Thính Đường Phaolô VI, sau khi chào thăm quan khách hiện diện, Đức Thánh Cha bảo đưa ngài đến gặp người phụ nữ Anh. Tôi nhớ rõ Đức Thánh Cha chỉ nói vỏn vẹn câu bằng tiếng Anh rằng: ”Chúng ta cùng cầu nguyện”. Rồi ngài đứng im cầu nguyện. Sau đó Đức Thánh Cha vuốt ve bà rồi chúc lành cho bà. Rõ ràng bà đang ở giai đoạn cuối đời. Tôi thầm nghĩ chắc bà không sống sót cho tới phi trường! Vậy mà bà vẫn sống được và về tới thủ đô Luân-Đôn bằng an. Ngày hôm sau, bà đứng lên, đi lại và ăn uống bình thường, như không hề có chuyện gì xảy ra. Sau đó bà thành lập một trung tâm chống ung thư tại Luân-Đôn.
Tôi xin trưng dẫn một trường hợp khác xảy ra ngay trong gia đình tôi. Đây là trường hợp tôi biết rõ vì tôi theo sát từ đầu đến cuối.
Hiền thê tôi tên Corina. Nàng đến từ nước Ecuador. Nàng có người em gái đang sống tại Ecuador. Nhưng trước đó có một thời gian, em gái nàng sống tại thủ đô Roma vì chồng em gái phục vụ tại tòa đại sứ Ecuador .. Gia đình em gái - sống đạo chân thành sốt sắng - thường xuyên tham dự các buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Sau khi người chồng mãn hạn phục vụ nơi tòa đại sứ, cả gia đình trở về Ecuador sinh sống. Nhưng chỉ vỏn vẹn ba tháng sau, chúng tôi nhận tin em gái - tên Mecita - lâm trọng bệnh. Người ta khám phá ra nàng bị ung thư cấp tính. Vợ chồng tôi tìm cách giúp đỡ em gái. Tôi bảo gia đình Mecita gởi cho tôi hồ sơ các cuộc khám nghiệm. Tôi đưa hồ sơ cho các bác sĩ tôi quen biết ở Roma và nhờ nghiên cứu, xem có thể giúp được gì không. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các bác sĩ nói với tôi: “Rất tiếc, không còn phương thế nào để chữa trị!”
Thật thế, toàn cơ thể Mecita bị chứng ung thư hủy hoại đến độ, tủy xương có màu giống như màu cà-phê cháy, gần như chuyển sang màu đen. Vị bác sĩ nhấn mạnh thêm: ”Theo kinh nghiệm, bệnh nhân chỉ có thể sống sót từ 15 đến 30 ngày!”
Nghe vậy, tôi gợi ý cho hiền thê lấy máy bay về Ecuador chăm sóc em gái trong những ngày cuối đời em, cùng lúc ở cạnh toàn gia đình em gái trong giai đoạn thử thách đau thương. Vợ tôi đồng ý và quyết định lên đường ngay. Nhưng trước khi đi, nàng hỏi tôi xem có thể nào xin được một vật dụng gì của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II để mang về cho Mecita không. Tôi liền điện thoại cho vị phó bí thư là Cha Mietek và trình bày ước nguyện của hiền thê. Ngay sau đó, tôi nhận được một chiếc khăn tay và cỗ tràng hạt Mân Côi mà Đức Thánh Cha luôn bỏ trong túi. Tôi nói với Corina:
- Em hãy mang theo, đây là quà của Đức Thánh Cha. Em hãy đặt chiếc khăn tay lên ngực Mecita và bảo em lần hạt Mân Côi với tràng chuỗi của Đức Thánh Cha!
Hiền thê tôi lên đường về Ecuador và thi hành ngay những điều tôi đề nghị với nàng. Sau đó, khi khám nghiệm trở lại thì các bác sĩ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Tủy xương có màu sắc bình thường. Em Mecita phục hồi sức khoẻ có thể đi đứng cho đến ngày hôm nay, khi tôi kể lại câu chuyện này, nghĩa là đã 9 tháng trôi qua.
Đây là sự kiện mà chính tôi chứng kiến. Tôi không thêm thắt gì khác. Tôi không tuyên bố đây là phép lạ, vì đó là chuyện ngoài phạm vi của tôi. Tôi chỉ làm công việc kể lại thôi. Tôi chỉ có thể nói lên ý nghĩ riêng tư:
- Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đúng là vị thánh sống nơi trần gian, trên trái đất!
Về cuộc gặp gỡ giữa Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cố tổng thống Alessandro Pertini (1896-1990), ông Arturo Mari kể lại như sau.
Ông Sandro Pertini làm tổng thống Ý từ năm 1978 đến 1985. Vào chuyến ông viếng thăm chính thức đầu tiên tại Vatican, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trang trọng tiếp rước ông. Ngài nhìn thẳng vào mắt tổng thống với cái nhìn cố hữu thăm-thẳm như muốn xuyên thấu thể xác và tâm hồn của người đối diện. Một cái nhìn như muốn mời gọi hoán cải. Và đây là điều đã xảy ra với tổng thống Pertini. Chỉ một sớm một chiều ông thay đổi hoàn toàn. Và từ sau cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ ấy, tổng thống Pertini liên lạc qua điện thoại hàng tuần với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Và cũng từ nó, mỗi khi nói về Đức Thánh Cha, ông Pertini âu yếm dùng danh xưng ”bạn thân”!
Một ngày, Cha Stanislao nói với tôi: “Chuẩn bị mọi sự để ra bãi đậu trực thăng”. Sau khi sẵn sàng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cùng lên trực thăng với chúng tôi. Trực thăng tiến về Castelporziano nơi có tòa nhà chính thức của tổng thống. Khi Đức Thánh Cha bước xuống trực thăng, tổng thống Pertini đích thân tiếp đón.
Cả hai vị đưa nhau ra xa và cùng nhau hàn huyên trò chuyện, lâu thật lâu .. Khi cuộc nói chuyện kết thúc, tổng thống Pertini đưa Đức Thánh Cha trở lại trực thăng. Lúc này đây tôi chứng kiến một cảnh tượng vô cùng hy hữu. Tổng thống Alessandro Pertini tỏ ra thật xúc động. Cho đến một lúc chúng tôi nghe rõ ràng tiếng tổng thống nói:
- Thưa Đức Thánh Cha, ngay lúc này đây, có người nào đó đang khóc trên Thiên Đàng. Đó là Mẹ tôi. Mẹ tôi trông thấy đứa con trai vô thần đang đứng cạnh người bạn vĩ đại là Đức Giáo Hoàng!
Nói xong câu này, tổng thống Pertini quỳ sụp xuống và bật lên khóc nức nở .. Thật là chuyện khó tin nhưng có thật!
nhưng, M... Lạy Đức MARIA Chí Thánh, con xin dâng lên Mẹ lời cầu, với trọn lòng tín cẩn. Mẹ chẳng từ bỏ ai, nhưng hằng tha thiết đến phần rỗi của mọi người. THIÊN CHÚA không hề từ chối điều gì với Mẹ khi Mẹ cầu xin cùng Ngài. Xin Mẹ hãy ôm con vào vòng tay che chở vạn năng của Mẹ. Nếu Mẹ dủ lòng thương xót nhậm lời con khiêm tốn cầu xin, thì toàn thể hỏa ngục cũng không thể nào làm hại được con. Một cách nào đó, Mẹ là Bà Chủ của vận mệnh con. Vận mệnh con nằm trong đôi bàn tay Mẹ! Nếu Mẹ bỏ rơi con, thì con sẽ bị hư mất, không nguồn cứu giúp! Thếẹ là Người Mẹ quá tốt lành, không thể bỏ rơi những ai đặt trọn niềm hy vọng nơi Mẹ!
làm đư Xin Mẹ cầu bầu cùng THIÊN CHÚA Ba Ngôi cho con và con tin chắc là mình sẽ được cứu rỗi! Ôi ước gì con có quyền làm cho mọi con dân trên mặt đất này nhận biết Mẹ! Ước gì con có thể loan báo khắp nơi sự cao cả, lòng nhân hậu và quyền năng của Mẹ! Điều mà con không thểợc, con nguyện mong cho các thần trí thiên quốc làm thay. Và ước chi chính các tên quỷ bị bó buộc phải xưng tụng rằng: ”Mẹ là kỳ công của Bàn Tay THIÊN CHÚA, Mẹ có quyền lực THIÊN CHÚA trong tay, Mẹ thật khủng khiếp đối với ma quỷ và mọi sự đều phục tùng Mẹ! Mẹ là loài thọ tạo vô song! Mẹ là phụ nữ duy nhất, vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ. Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế. Cùng với Thánh Cả GIUSE, Mẹ có chỗ đứng riêng”.
Như thế, Mẹ cao trọng hơn mọi Thiên Thần và các thánh: Mẹ thật là Chí Thánh, là thần thiêng! Con hy vọng nơi Mẹ và con tin chắc chắn vững vàng rằng, kể cả mọi quyền lực hỏa ngục, cũng không thể nào chiến thắng được con! Ước gì được như vậy. Tất cả các Thiên Thần và các thánh đồng thanh chúc tụng Mẹ đến muôn đời! Amen! Ước gì được như vậy!
(Arturo Mari, ”Arrivederci in Paradiso”, Colloquio di Jaroslaw Mikolajewski con Arturo Mari, Aprile 2006, Polonia, trang 34-39)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Nguồn: Đài Vatican