Trầm Thiên Thu chuyển ngữ
ĐGH Biển Đức XVI đã tôn phong chân phước cho vị tiền nhiệm là ĐGH Gioan Phaolô II. Trong một nghi thức trước hàng trăm ngàn người tại Rôma, ĐGH Biển Đức XVI đã giải thích việc ngài khâm phục và yêu quý vị tiền nhiệm: “ĐGH Gioan Phaolô II được phong chân phước vì có đức tin mạnh mẽ, lòng quảng đại và đức tin tông truyền”.
Hàng triệu người đã quy tụ về Rôma trong dịp này.
ĐGH Biển Đức XVI: “Chân phước Gioan Phaolô II đã tiếp sinh lực cho giáo hội Công giáo từ khi được bầu làm giáo hoàng từ tháng 10/1978. Ngài là nhân chứng đức tin, yêu thương và can đảm, tiếp theo là được công chúng yêu mến, người con mẫu mực của đất Ba Lan này đã giúp các tín hữu khắp thế giời không sợ được mời gọi làm Kitô hữu, thuộc về giáo hội, và nói về Phúc âm. Tóm lại, ngài đã giúp chúng ta không sợ sự thật, vì sự thật là bảo đảm tự do. Nói ngắn gọn hơn: ngài đã cho chúng ta sức mạnh tin vào Đức Kitô, vì Đức Kitô là DĐấng Cứu Độ nhân loại (Redemptor hominis)".
ĐGH Biển Đức XVI: “Chân phước Gioan Phaolô II đã tiếp sinh lực cho giáo hội Công giáo từ khi được bầu làm giáo hoàng từ tháng 10/1978. Ngài là nhân chứng đức tin, yêu thương và can đảm, tiếp theo là được công chúng yêu mến, người con mẫu mực của đất Ba Lan này đã giúp các tín hữu khắp thế giời không sợ được mời gọi làm Kitô hữu, thuộc về giáo hội, và nói về Phúc âm. Tóm lại, ngài đã giúp chúng ta không sợ sự thật, vì sự thật là bảo đảm tự do. Nói ngắn gọn hơn: ngài đã cho chúng ta sức mạnh tin vào Đức Kitô, vì Đức Kitô là DĐấng Cứu Độ nhân loại (Redemptor hominis)".
Các tổng thống của Ý, Ba Lan và Mexico hiện diện trong số 90 vị nguyên thủ quốc gia và các vị chức sắc khác tham dự lễ phong chân phước. ĐGH Biển Đức XVI gợi nhớ vai trò chính của Chân phước Gioan Phaolô II trên cương vị giáo hoàng trong việc làm cho chế độ cộng sản suy sụp: “Khi ĐGM Karol Wojtyla kế vị Thánh Phêrô, ngài đem theo sự hiểu biết sâu sắc về sự khác biệt giữa chủ nghĩa Mác-xít (Marxism) và Kitô giáo (Christianity), dựa trên lòng tôn trọng con người. Sứ điệp của ngài: con người là đướng lối của giáo hội, và Đức Kitô là đường lối của con người”.
Chân phước Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm đất nước cộng sản Ba Lan năm 1979 mà các sử gia nói đó là khởi đầu của sự kết thúc chủ nghĩa cộng sản. Tại Quảng trường Thánh Phêrô, ngày 1/5/2011, lá cờ Ba Lan tung bay trên tay những người Ba Lan.
ĐGH Biển Đức XVI nói: “Ngài đã đổi mới Kitô giáo, thúc đẩy niềm hy vọng đã bị dao động chút nào đó trước chủ nghĩa Mác-xít và ý thức hệ (ideology) của sự phát triển. Ngài đã phục hồi diện mạo thật của Kitô giáo là tôn giáo của niềm hy vọng, được sống trong tinh thần mùa Vọng (Advent spirit), sống trong sự hiện diện riêng và chung trực tiếp với Đức Kitô, sự viên mãn của nhân đạo và sự tròn đầy của những mơ ước về công lý và hòa bình”.
ĐGH Biển Đức XVI cũng đã nhắc lại quá trình 23 năm của ngài trong cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo lý và Đức tin của Tòa thánh (Vatican’s Congregation for the Doctrine of the Faith) và làm việc với Chân phước Gioan Phaolô II: “Tôi ở bên cạnh ngài và luôn khâm phục ngài. Nhiệm vụ của tôi được nâng đỡ nhờ chiều sâu tâm linh của ngài và sự hiểu biết phong phú sâu sắc của ngài. Gương cầu nguyện của ngài khiến tôi ấn tượng và khai trí cho tôi”.
Quan tài của Chân phước Gioan Phaolô II được trưng bày tại Đền thờ Thánh Phêrô đến hết ngày 2/5/2011 để khách hành hương kính viếng ngài.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicNewsAgency.com)