Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:
1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài
ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ
học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì
chí khí, đam mê).
6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu
như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong
điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.
10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra
sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém,
bảy người làm thì hỏng).
.....................
TinHamburg:
Điểm 1: sống theo quan điểm "cầu dừa đủ xoài".
Điểm 2: Khôn vặt là chính; lại dễ bị khích động.
Điểm 3: Khéo léo nhưng vì bản chất chỉ lo "bề mặt", nên khi thấy bề mặt "hoành tráng" đủ rồi thì coi như xong. Ngoài ra, từ cái tính thích "bề mặt" nên không đủ nhận thức về tầm quan trọng của "phẩm".
Điểm 4: Platon đưa ra ba điểm cốt lõi: "chân, thiện, mỹ". Người Việt chỉ chú trọng đến cái "thiện" (chú trọng là một chuyện, có thực tình để thi hành không lại là chuyện khác), nhưng lại không quan tâm đến cái "chân" và cái "mỹ". Thiếu "chân" thì sẽ chẳng bao giờ thật sự "thiện". Chính vì thế mà xã hội Việt Nam cứ nổi trôi như con thuyền không bến, tùy theo giòng nước văn hoá du nhập vào. Thử đặt câu hỏi: "thế nào là Việt Nam?" thì sẽ thấy rõ điều này. Thiếu "mỹ" mà lại trọng "sĩ diện" nên dẫn đến lối tư duy mà kết quả nằm ở điểm 3.
Điểm 5: Não trạng "học để ra làm quan" vẫn còn như xưa, ở cả hai phía: người học và sự chờ đợi của xã hội chung quanh. Có xong mảnh bằng để câu cơm là coi như đã thành đạt. Nhưng điều quan trọng hơn có lẽ vẫn là thiếu khả năng tự quyết và óc sáng tạo trong tương quan với cái học.
Điểm 6: Hay lầm lẫn giữa lịch sự và khúm núm, niềm nở và khách sáo. Không có khả năng phê bình hoặc nghe phê bình trong tinh thần xây dựng. Không có khả năng phân biệt giữa công và tư. Thiếu thẳng thắn vì cho rằng phải "tế nhị", nhưng lại đi nói xấu sau lưng. Mắc bệnh "khiêm tốn giả tạo" quá nặng - thích cái chiêu "muốn ăn gắp bỏ cho người"; có lẽ vì thế nên cũng rất yêu ... thầy bói.
Điều 7: Nhận xét này không chính xác lắm, vì dân ta thuộc loại chơi sang, chứ không tiết kiệm. Làm mỗi ngày được 30.000 đồng, nhưng sáng vẫn cà phê, phở, tối vẫn có chén rượu, tô mì. Có lẽ nhờ thế mà dân Việt dù nghèo nhưng vẫn cứ sống được.
Điều 8: Hoàn toàn chính xác. Con cháu Tiên Rồng vốn dĩ là giòng giống con ... ly hôn (50 con theo mẹ lên núi, 50 theo cha xuống biển) nên chỉ giúp nhau khi khốn khó do nghĩa đồng bào (cùng một bọc mà ra). Khi có tiền thì dĩ nhiên là ... con bà bà nuôi, con tôi tôi giữ.
Điều 9: Lòng "yêu hoà bình" thực ra xuất phát từ quan điểm "một sự nhịn chín sự lành". Nhưng khi có kẻ hô lên "trước nhục nước nên hoà hay nên chiến?" thì máu sĩ diện sẽ nổi lên và khi đó thì hành xử rất khó lường.
Điều 10: Lý do là vì không có khả năng công nhận người khác, không có khả năng phê bình, không tôn trọng quy ước, không thẳng thắn, không phân biệt được chuyện công và tư ... Tóm lại là số ... nghèo, và sẽ còn thích ... xem bói dài dài.
.....................
TinHamburg:
Điểm 1: sống theo quan điểm "cầu dừa đủ xoài".
Điểm 2: Khôn vặt là chính; lại dễ bị khích động.
Điểm 3: Khéo léo nhưng vì bản chất chỉ lo "bề mặt", nên khi thấy bề mặt "hoành tráng" đủ rồi thì coi như xong. Ngoài ra, từ cái tính thích "bề mặt" nên không đủ nhận thức về tầm quan trọng của "phẩm".
Điểm 4: Platon đưa ra ba điểm cốt lõi: "chân, thiện, mỹ". Người Việt chỉ chú trọng đến cái "thiện" (chú trọng là một chuyện, có thực tình để thi hành không lại là chuyện khác), nhưng lại không quan tâm đến cái "chân" và cái "mỹ". Thiếu "chân" thì sẽ chẳng bao giờ thật sự "thiện". Chính vì thế mà xã hội Việt Nam cứ nổi trôi như con thuyền không bến, tùy theo giòng nước văn hoá du nhập vào. Thử đặt câu hỏi: "thế nào là Việt Nam?" thì sẽ thấy rõ điều này. Thiếu "mỹ" mà lại trọng "sĩ diện" nên dẫn đến lối tư duy mà kết quả nằm ở điểm 3.
Điểm 5: Não trạng "học để ra làm quan" vẫn còn như xưa, ở cả hai phía: người học và sự chờ đợi của xã hội chung quanh. Có xong mảnh bằng để câu cơm là coi như đã thành đạt. Nhưng điều quan trọng hơn có lẽ vẫn là thiếu khả năng tự quyết và óc sáng tạo trong tương quan với cái học.
Điểm 6: Hay lầm lẫn giữa lịch sự và khúm núm, niềm nở và khách sáo. Không có khả năng phê bình hoặc nghe phê bình trong tinh thần xây dựng. Không có khả năng phân biệt giữa công và tư. Thiếu thẳng thắn vì cho rằng phải "tế nhị", nhưng lại đi nói xấu sau lưng. Mắc bệnh "khiêm tốn giả tạo" quá nặng - thích cái chiêu "muốn ăn gắp bỏ cho người"; có lẽ vì thế nên cũng rất yêu ... thầy bói.
Điều 7: Nhận xét này không chính xác lắm, vì dân ta thuộc loại chơi sang, chứ không tiết kiệm. Làm mỗi ngày được 30.000 đồng, nhưng sáng vẫn cà phê, phở, tối vẫn có chén rượu, tô mì. Có lẽ nhờ thế mà dân Việt dù nghèo nhưng vẫn cứ sống được.
Điều 8: Hoàn toàn chính xác. Con cháu Tiên Rồng vốn dĩ là giòng giống con ... ly hôn (50 con theo mẹ lên núi, 50 theo cha xuống biển) nên chỉ giúp nhau khi khốn khó do nghĩa đồng bào (cùng một bọc mà ra). Khi có tiền thì dĩ nhiên là ... con bà bà nuôi, con tôi tôi giữ.
Điều 9: Lòng "yêu hoà bình" thực ra xuất phát từ quan điểm "một sự nhịn chín sự lành". Nhưng khi có kẻ hô lên "trước nhục nước nên hoà hay nên chiến?" thì máu sĩ diện sẽ nổi lên và khi đó thì hành xử rất khó lường.
Điều 10: Lý do là vì không có khả năng công nhận người khác, không có khả năng phê bình, không tôn trọng quy ước, không thẳng thắn, không phân biệt được chuyện công và tư ... Tóm lại là số ... nghèo, và sẽ còn thích ... xem bói dài dài.