Nguyễn Đăng Hưng
Ban biên tập sẽ dành quyền đặt vấn đề đối với đường lưỡi bò, không cho phép đem tuyên truyền chính trị vào báo cáo khoa học
Mới hôm 19/10/2011 tờ báo khoa học danh giá vào bậc nhất thế giới “Nature” trong một bài xã luận chính thức đã khẳng định lập trường :
“Về các tranh chấp các quốc tế khác, lập trường của tập san Nature là các nhà khoa học nên dựa vào khoa học. Các tác giả nên cố gắng phi chính trị hóa những bài báo càng nhiều càng tốt, bằng cách tránh những nhận xét mang tích kích động, những phát biểu gây hấn, và những bản đồ còn trong vòng tranh cãi. Trong trường hợp không loại bỏ được những điều đó (chẳng hạn như một nghiên cứu về tài nguyên quốc gia cần xem xét đến một hải đảo nào đó) thì bản đồ đó nên được ghi chú rằng “còn trong vòng tranh cãi” hoặc ghi rõ một ý nghĩa như vậy. Trong các bài báo trên tập san Nature, nếu tác giả không tự ý làm, ban biên tập dành cái quyền chèn vào những ghi chú như thế. Tránh tranh cãi, các nhà nghiên cứu có thể giữ cho khoa học khỏi bị lây nhiễm bởi chính trị, giữ cánh cửa hợp tác khoa học rộng mở, có lợi cho những nghiên cứu của họ”.
Sau đây là nguyên văn tiếng Anh:
“With regard to this and other international disputes, Nature takes the position that scientists should stick to the science. Authors should try to depoliticize their articles as much as possible by avoiding inflammatory remarks, contentious statements and controversial map designations. If such things can’t be avoided, for example if a study of a country’s resources requires taking account of whether a certain island belongs to it, the map should be marked as ‘under dispute’ or something to that effect. In papers in Nature, editors reserve the right to insert such a label if authors fail to do so. By avoiding controversy, researchers who keep politics from contaminating their science will keep the doors of collaboration open, and their studies will benefit”.
Bài xã luận còn thẳng thừng chỉ trích chính quyền Trung Quốc như sau:
“Một xu hướng đáng ngại đang xuất hiện, đó là các nhà khoa học Trung Quốc lồng bản đồ đường lưỡi bò vào những bài báo khoa học của họ, với hàm ý nói rằng vùng biển bao bọc bởi 9 đường đứt đoạn là lãnh hải của Trung Quốc. Các nhà khoa học và công dân của các nước lân cận cảm thấy họ bị chọc tức bởi bản đồ đó. Có thể hiểu được sự tức giận của họ, bởi vì những bản đồ đó phần lớn chẳng có liên quan gì đến chủ đề bài báo mà các nhà khoa học Trung Quốc công bố. Việc lồng bản đồ đường lưỡi bò vào bài báo không phải là một phát biểu khoa học – đó là một phát biểu chính trị, và hình như các nhà khoa học Trung Quốc làm việc này theo chỉ thị của Chính phủ Trung Quốc. Đó là một yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, và yêu sách này xuất hiện không đúng chỗ”.
Một tờ báo khoa học danh giá vào bậc nhất trên thế gới đã khẳng định
quản điểm một cách đanh thép như vậy thì chúng ta có thể nói ra hôm nay
là chiến dịch phản đối đường lưởi bò của trí thức chuyên gia trong và
ngoài nước khởi độn từ đâu năm đã đem lại thắng lợi có tính quyết định.
Ít ra trên bình diện khoa học, trên báo chí khoa học quốc tế âm mưu đen
tối chiếm biển Đông Nam Á của Trung Quốc đang ở trên đường phá sản.
Trong một bài báo cùng ngày, biên tập viên David Cyranoski, đã nhắc
đến việc đã nhận thư của “…Một nhóm gồm 57 nhà khoa học, kỹ sư và chuyên
gia gốc Việt… phàn nàn về sự việc Nature in bản đồ đó. Lá thư than
phiền rằng Chính phủ Trung Quốc đã dùng thủ đoạn cửa sau, và biện luận
rằng Chính phủ Trung Quốc đã dùng các tập san khoa học như là phương
tiện để hợp thức hóa bản đồ một chiều và thiếu khách quan”, nhắc đến các
phản ứng của các chuyên gia trí thức Việt Nam từ Việt Nam, Canada, Phần
Lan và nhiều nước khác… cho đồng chủ biên tập san Climatic Change với
nội dung phản đối tương tự.
Bài báo cũng công khai cho quốc tế biết rõ ý kiến khách quan của các trí thức Việt Vam khi trực tiếp tiếp xúc với họ
“Họ vẽ một đường chung quanh biển Nam Trung Hoa và những hòn đảo
trong vùng biển đó, mặc dù vùng biển này không có liên quan gì đến chủ
đề của bài báo” (Phạm Quang Tuấn, một giáo sư hóa học thuộc Đại học New
South Wales)
“Việc công bố bản đồ [đường lưỡi bò] thể hiện một sự lạm dụng khoa
học” (Nguyễn Văn Tuấn, giáo sư y khoa của Viện Nghiên cứu Y khoa
Garvan).
So với phản ứng của tạp chí Science gần đây, sau khi nhận thư phản
đối của chuyên gia trí thức người Việt, chỉ ra “ghi chú” của ban biên
tập với nội dung khá bàn quan:
“Độc giả có thể đã hiểu sai, Science không đứng về bên nào trong
tranh chấp chủ quyền, tạp chí sẽ kiểm tra lại quy trình nhận bài liên
quan bản đồ để tránh dính các vụ tranh chấp”,tạp chí Nature, tiếng tăm
và uy tín hơn nhiều, đã đứng hẳn về phía lẻ phải, tính trung thực và
tinh thần tôn trọng luật pháp.
Phải nói đây là điểm son của tạp chí khoa học xuất bản tại Anh.
Phải nói đây là thành quả đáng khích lệ, niềm vui xứng đáng của người
Việt Nam, của trí thức chuyên gia Việt Nam, đã chung vai sát cánh, đấu
tranh không ngừng nghĩ vì tiền đồ của dân tộc.
Khi chúng ta có chính nghĩa, khi chúng ta nắm vững luật pháp quốc tế,
tính khách quan vô tư của khoa học, chúng ta sẽ đi đến chiến thắng dù
kẻ tham lam bá quyền có thế lực đến đâu chăng nữa.
Xin chúc mừng các nhân sỹ, các đồng nghiệp, các bằng hữu đã quen lâu
rồi, hay mới bước vào trận tuyến, từ nhiều nơi trên quả địa cầu, đã góp
sức cho thắng lợi ban đầu này.
Sài Gòn ngày 20/10/2011
Nguyễn Đăng Hưng
Nguyễn Đăng Hưng