Sau
khi nhậm chức Tổng Thống, vị lãnh đạo dân cử đầu tiên của
nước Việt Nam Cộng Hòa nói riêng, và của cả nước Việt Nam
nói chung, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng những người cộng
sự liền bắt tay vào việc ổn định lại miền Nam Việt Nam,
trong tình trạng rối ren tương tự như loạn sứ quân thời Nhà
Đinh nước ta thuở xưa vậy. Đồng thời xây dựng và phát
triển nền dân chủ non trẻ tại miền Nam tự do.
Trong
suốt 9 năm lãnh đạo miền Nam Việt Nam (1954-1963), Tổng
Thống Ngô Đình Diệm cũng là vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Việt
Nam Cộng Hòa, đã không chỉ nhận được sự ủng hộ của đại đa
số người dân miền Nam yêu chuộng tự do, cùng những người đã
từng chịu ơn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa như hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư
vào Nam tránh họa cộng-sản, mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị các
phe nhóm, đảng phái chính-trị, bọn cộng sản nằm vùng đội lốt
tăng ni… xách động quần chúng gây náo loạn, phá rối trị an
ngay trong lòng chế độ.
Và, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã từng bị ám sát ba lần bất thành. Những lý do ngụy tạo là “độc tài, gia đình trị, kỳ thị tôn giáo”… Tất cả mọi sự thật, nhân chứng sống, lần lượt phơi bày trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, những kẻ theo giặc, tiếp tay cho giặc, phản loạn trong thời Đệ nhất Cộng Hòa, cho tới nay, chúng vẫn ngụy biện bằng nhiều bài báo, sách vở, tài liệu giả tạo, thiên cộng để chạy tội trực tiếp, hoặc gián tiếp đã đẩy cả một dân tộc đến bờ vự thẳm như chúng ta đã và đang chứng kiến.
Và, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã từng bị ám sát ba lần bất thành. Những lý do ngụy tạo là “độc tài, gia đình trị, kỳ thị tôn giáo”… Tất cả mọi sự thật, nhân chứng sống, lần lượt phơi bày trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, những kẻ theo giặc, tiếp tay cho giặc, phản loạn trong thời Đệ nhất Cộng Hòa, cho tới nay, chúng vẫn ngụy biện bằng nhiều bài báo, sách vở, tài liệu giả tạo, thiên cộng để chạy tội trực tiếp, hoặc gián tiếp đã đẩy cả một dân tộc đến bờ vự thẳm như chúng ta đã và đang chứng kiến.
Nhân
đề cập tới ba vụ ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà báo
chí truyền thông đương thời đã đề cập đến nhiều nhất; đó là vụ ám sát do ông Hà Thúc Ký, một lãnh tụ của đảng Đại Việt trực tiếp thi hành.
Sau
ngày 1/11/1963, với chức vụ Tổng trưởng Nội vụ dưới thời
Đệ nhị Cộng Hòa, Hà Thúc Ký đã tự ý ký lệnh thả nhiều cán
bộ việt-gian cộng-sản, trong đó có hai tên cán bộ gộc là
Mười Hương và đại tá ngụy quân Việt cộng Lê Câu. Mười Hương
là một trùm gián điệp của việt-gian cộng-sản hoạt động
tại miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Mười Hương, tức Trần Ngọc Ban đã
bị bắt giam dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, là bậc thầy của tên
Phạm Xuân Ẩn, một điệp viên được Hà Nội cài vào hoạt động
trong guồng máy chính quyền miền Nam cho tới 30/4/1975 mới
lộ mặt; còn Mười Hương thì đã là Ủy Viên Trung Ương Đảng,
nắm các chức vụ cao cấp của ngụy quyền Hà Nội, trong đó
có chức Bộ Trưởng Công An.
Việt-gian Hà Minh Trí bị bắt sau khi ám sát hụt Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại hội chợ Cao Nguyên năm 1957 |
Tiếp
tới là vụ ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong một
chuyến tham dự hội chợ Cao Nguyên năm 1957 của tên Hà Minh
Trí, y là một tên cộng sản hoạt động hợp pháp dưới danh
nghĩa là một tín đồ Cao Đài Tây Ninh. Sau ngày 30/4/1975,
Hà Minh Trí đã công khai là một tên việt gian, đã được
ngụy quyền việt-gian cộng-sản phong tặng là “Anh hùng Lực lượng Vũ
trang Nhân dân”. Ngoài ra, vợ chồng của Hà Minh Trí còn
“được” gặp mặt tên Việt-gian Võ Nguyên Giáp, và đã chụp
hình chung như hình dưới đây.
Vợ chồng tên Hà Minh Trí gặp Việt-gian Võ Nguyên Giáp (1996) |
Nguyễn Văn Cử là con của ông Nguyễn Văn Lực, một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau ngày 30/4/1975,
Nguyễn Văn Cử đã cưới Nguyễn Thị Tám, một “nữ luật sư”
cộng sản. Đám cưới của Cử-Tám được tổ chức rất linh đình, có cả
một đoàn xe của Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch của cái gọi là CHXHCNVN
đến tham dự. Sau ngày cưới, vợ chồng Cử-Tám đã sang Hoa
Kỳ, và vẫn thường xuyên đi về giữa Mỹ-Việt, để … “hưởng
tuần trăng mật”.
Như
vậy, nói tóm lại, những kẻ đã từng mưu sát, và sát hại
Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tất cả họ đều không phải là người
của Quốc Gia
Riêng
trường hợp của phi công Phạm Phú Quốc, thì lại là một
trượng hợp đặc biệt, theo lời kể của ông Lê Châu Lộc;
nguyên Sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và là
Thượng Nghị Sĩ dưới thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa cho đến
ngày 30/4/1975, Nam Nhân tôi xin tóm lược như sau:
“Sau
khi bị bắt, Phạm Phú Quốc dù phải bị giam, nhưng được đối
đãi tử tế; song đã có rất nhiều tin đồn, cộng thêm với
một số tờ báo bất lương nên đã tuyên truyền rằng:
“Phạm
Phú Quốc đã bị hành hạ, tra tấn, đánh đập suốt cả ngày
lẫn đêm, không cho ăn, không cho ngủ, đã bị mật vụ dùng
kìm rút hết mười móng tay và mười móng chân…”
Chính
vì thế, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phái Sĩ quan tùy viên
Lê Châu Lộc, đến tận nơi gặp ông Phạm Phú Quốc, để nhìn
thấy tận mắt trên thân thể, cũng như xem mười chiếc móng
tay và mười chiếc móng chân của ông Phạm Phú Quốc có bị rút
hết hay không?
Tuân lệnh của Thổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Lê Châu Lộc đã đi đến tận nơi để gặp ông Phạm Phú Quốc.
Khi giáp mặt ông Phạm Phú Quốc ông Lê Châu Lộc đã tự giới thiệu:
“Tôi
Đại úy Lê Châu Lộc, Sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, được
lệnh của Tổng Thống đến đây để gặp ông”.
Ông
Phạm Phú Quốc, hình như không thể tin những lời của ông
Lê Châu Lộc, nên vội đứng lên một cách nghiêm chỉnh. Nhưng
ông Lê Châu Lộ đã nói tiếp:
“Tôi Đại úy Lê Chau Lộc Sĩ quan tùy viên của Tổng Thống,
được lệnh của Thổng Thống đến đây để gặp ông; nhưng không
phải để điều tra về ông, mà Tổng Thống bảo tôi đến đây để
thăm ông. Vậy, tôi chỉ muốn hỏi ông: Ông có bị ai đánh
đập, tra tấn hay không, để tôi về trình lại cho Tổng Thống
hay về những gì tôi đã mắt thấy, tai nghe, chứ tôi không
hề tra vấn ông bất cứ một điều gì cả?
- Dạ không.
- Ông có bị tra vấn không cho ngủ, không cho ăn hay không?
- Dạ không.
-
Như vậy, xin ông vui lòng cởi bỏ y phục, cho tôi nhìn tận
mắt, để biết trên thân thể của ông có bị thương tích gì
không.Và ông Phạm Phú Quốc đã làm theo yêu cầu của tôi, vì
thế, tôi đã nhìn thấy toàn thân thể của ông Phạm Phú Quốc
không hề có một vết tích nào gọi là “tra tấn” cả. Nhưng
tôi vẫn hỏi tiếp:
- Ông có bị rút hết mười cái móng tay và mười cái móng chân hay không?
- Dạ không.
-
Vậy, ông hãy bỏ hai bàn tay của ông lên bàn tay của tôi,
để cho tôi nhìn thấy, rồi sau đó, là mười ngón chân của
ông.
- Dạ, xin Đại úy hãy nhìn xem.
Sau
khi nhìn và sờ lên tay chân của ông Phạm Phú Quốc, tôi
không hề thấy có một chút vết tích gì hết, ông Phạm Phú
Quốc vẫn khỏe mạnh bình thường, rồi bỗng ông Phạm Phú Quốc
đã nói:
-
Tôi xin Đại úy trình lên Tổng Thống rằng: tôi thành thật
xin lỗi Tổng Thống, vì tôi đã nghe lời của người bạn, nên
đã làm như vậy; chứ tôi không có chủ ý giết Tổng Thống.
Và ông Phạm Phú Quốc đã viết những lời xin lỗi Tổng Thống
Ngô Đình Diệm, trên một mảnh giấy nhỏ, và nhờ trình lên
Tổng Thống.
- Tôi sẽ trình lại với Tổng Thống.”
Qua
các trường hợp đối xử tiêu biểu với những kẻ mưu sát
mình, của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nêu trên, Nam Nhân
tôi nghĩ đã quá đủ, để cho thấy tấm lòng khoan dung và
nhân hậu của vị Nguyên Thủ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
Người đã có công khai sáng và hy sinh mạng sống mình cho nền dân
chủ, tự do non trẻ của đất nước, trong những điều kiện muôn vàn
khó khăn của thời nhiễu nhương cả thù trong lẫn giặc
ngoài.
Giả
sử vào thời buổi hiện nay, nếu có một phi công nào đó mà
đem bom mưu sát một vị nguyên thủ quốc gia của mình, thì
chắc chắn luật pháp của bất cứ một nước nào trên thế giới,
ngay cả Hoa Kỳ cũng không dung thứ như Cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm đã làm với những kẻ đã từng mưu sát Ông.
Anh quốc ngày 29 tháng 7 năm 2011
Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)