"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Mittwoch, 2. November 2011

Có nên coi mại dâm là một “nghề”?

Tại Hội nghị Triển khai chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011–2015, chính Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đã lần nữa chính thức đưa ra quan điểm không nên xem mại dâm là một tệ nạn xã hội.

Ngày 28/6/2011 vừa qua, quả là một ngày có nhiều điều để nói đối với những người phụ nữ đang sống bằng cái nghề cổ xưa và đặc biệt nhất trong lịch sử của nhân loại: nghề mại dâm. Bởi trong ngày này, đích thân bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐ-TB&XH) đã đề nghị rằng, đã đến lúc không nên nhìn nhận nghề mại dâm là một tệ nạn xã hội. Đặc biệt hơn, lời đề nghị này ngay lập tức đã nhận được ý kiến ủng hộ của Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng.


Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân không phải là người đầu tiên lên tiếng và kêu gọi xã hội nhìn nhận mại dâm là một nghề nghiệp hợp pháp. Ồn ào nhất có thể kể đến thời điểm hơn 10 năm trước khi đại dịch HIV/AIDS đời đầu tấn công xã hội Việt Nam, vấn đề hợp pháp hóa nghề mại dâm đã được khởi xướng trên tờ Báo “Lao động” của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Tuy nhiên đề xuất của “cuộc cách mạng giải cứu những người hành nghề mại dâm” năm ấy đã nhanh chóng bị phản đối bởi những tổ chức xã hội khác, nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Những người đại diện cho tiếng nói của phụ nữ Việt Nam lên tiếng chỉ trích rằng, hợp pháp hóa mại dâm là một việc làm băng hoại đạo đức, đi ngược lại lợi ích của người phụ nữ Việt Nam. Dẫu quan điểm ấy không thật sự thuyết phục, nhưng quan trọng nhất là nó đứng về phía các bà vợ.

Sau đó, những ý kiến mang tính cách mạng đã trở nên yếu ớt. Còn những người trong cuộc – những cô gái mại dâm thì tự thấy mình chẳng có tư cách lên tiếng phản kháng. Bởi thế, việc hợp thức hóa mại dâm đã nhanh chóng chìm vào quên lãng suốt hơn một thập niên qua. Cho đến ngày 28/6 vừa qua, tại Hội nghị Triển khai chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011–2015, chính Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã lần nữa chính thức đưa ra quan điểm không nên xem mại dâm là một tệ nạn xã hội.

Quan điểm của bà Nguyễn Thị Kim Ngân được Phó thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng đồng tình và ủng hộ ngay. Phó thủ tướng cho rằng, đó là một xu hướng tích cực và khách quan: khi mà ở xã hội Việt Nam người bị nhiễm HIV/AIDS được nhìn nhận với con mắt cảm thông, thì người phụ nữ bán dâm cũng cần được thông cảm và giúp đỡ. Nên coi mại dâm là một hiện tượng chứ không phải một tệ nạn xã hội.

Góc nhìn mới với nghề mại dâm mà Bộ trưởng Kim Ngân đưa ra đương nhiên không phải là cảm xúc bất chợt của cá nhân bà. Vì hơn ai hết bà là người biết được hậu quả to lớn thế nào nếu đề nghị ấy không thiết thực, thiếu căn cứ. Và chắc chắn rằng quan điểm đó được hình thành từ những trải nghiệm hết sức thực tiễn của một người làm quản lý trong một tổ chức lo về các vấn đề của an sinh xã hội, và là cơ quan giữ trách nhiệm phòng chống mại dâm bao năm nay. Hàng trăm, hàng nghìn phụ nữ hành nghề mại dâm trên đất nước ta đang sống và làm việc trong bóng tối, như những tên tội phạm, bị truy quét, bị bóc lột, bị bạo hành, bị khinh rẻ mà không được bảo vệ dưới bất cứ một chế định nào của pháp luật. Thực ra đó là một sự phi lý.

Còn nhớ cuối năm rồi, một nhóm các cô gái điếm bị các nhân viên chống tệ nạn xã hội bắt quả tang rồi bắt họ khỏa thân, thậm chí ép buộc họ giữ những tư thế không phù hợp để dùng điện thoại ghi hình lại… nhằm phục vụ công tác điều tra (!?). Họ buộc những cô gái này trình diễn những bộ phận nhạy cảm của cơ thể trước ống kính trong khi các cô không hề chống đối việc lập biên bản phạm pháp, bị bắt quả tang. Để rồi sau đó clip nhạy cảm ấy lan truyền trên Internet cho hàng triệu người xem. 6 nhân viên này ở Cẩm Phả đã bị đình chỉ công tác, đó là lẽ đương nhiên nhưng nhiều người cho rằng, hình thức xử phạt này còn quá nhẹ, bởi họ đã phạm ít nhất 2 sai phạm nghiêm trọng. Một là lợi dụng chức vụ và quyền hạn làm nhục người khác; hai là truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy khi để phát tán clip nhạy cảm ấy trên Internet. Xong, điều đáng buồn trong câu chuyện này là hầu hết trên các diễn đàn rất ít thấy những “comment” thông cảm và chia sẻ với thân phận đau khổ, tủi nhục của những cô gái bán dâm. Phải chăng họ làm cái nghề không được xã hội thừa nhận thì việc bị làm nhục là điều bình thường? Dẫu thế nào họ cũng là con người, họ cần được đối xử công bằng và được pháp luật bảo vệ.

Từ việc đề nghị không coi mại dâm là một tệ nạn xã hội đến việc hợp pháp hóa nghề bán dâm là một quãng đường xa, có thể là rất xa trong xã hội ta. Xong khi quan điểm này được đưa ra từ chính những người có vai trò quan trọng đối với các chính sách an sinh xã hội của quốc gia thì người ta có thể hy vọng một tương lai sáng sủa hơn cho các cô gái làm nghề mại dâm, những “nàng Kiều” của thời hiện đại khi họ không còn bị coi là những đối tượng bị truy quét, phải trốn chui lủi trong bóng tối.

Câu hỏi quan trọng được đặt ra và đang tạo nên một cuộc tranh luận nảy lửa của dư luận là xã hội: Sẽ thế nào khi mại dâm là hợp pháp, không phải tệ nạn xã hội? Dưới góc nhìn của chúng tôi, việc hợp thức hóa mại dâm sẽ tạo ra nhiều thuận lợi trong công tác quản lý của nhà chức trách, hạn chế bệnh tật truyền nhiễm vì khi đó họ được hưởng những dịch vụ y tế đều đặn, không còn bị kỳ thị, thậm chí ở một số nước việc đánh thuế lên các cơ sở đăng ký kinh doanh dịch vụ “vui vẻ” còn tránh được thâm hụt cho ngân sách công. Bên cạnh đó, cảnh sát phòng chống tệ nạn cũng… nhàn hơn trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người, ngăn chặn việc sử dụng trẻ em nữ làm gái bán dâm. Và khi đó việc kinh doanh trên thân xác phụ nữ vốn dĩ chỉ mang lại siêu lợi nhuận cho các tổ chức tội phạm trước đây sẽ được chuyển hóa theo hướng tích cực.

Ngoài ra, những phụ nữ bán dâm sẽ có điều kiện thành lập công đoàn theo luật, họ sẽ được bảo vệ, được đảm bảo an toàn lao động, được đưa ra thỏa ước lao động, lương bổng, điều kiện lạo động và được đống thuế để thể hiện nghĩa vụ một công dân đối với xã hội. Không chỉ những “nàng Kiều” mà những “chàng Thúc Sinh” thời hiện đại, hay những người độc thân cũng dễ dàng tiếp cận với những dịch vụ “vui vẻ” để giải tỏa nhu cầu sinh lý một cách đàng hoàng. Điều đó chắc chắn sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh xã hội và số lượng các vụ cưỡng dâm vì ức chế nhu cầu tình dục cũng sẽ giảm. Vì thế chúng ta hoàn toàn hy vọng rằng xu hướng mới về tiếp cận để phòng, chống mại dâm trong xã hội hiện đại của Bộ trưởng Kim Ngân sẽ được nhìn nhận một cách nghiêm túc nhất; để nó sớm trở thành một chính sách xã hội thực tiễn và nhân văn hơn với nghề nhạy cảm này!
Theo Năng lượng Mới

Nguồn: "Petrotimes"

...............................................
Bạn có xem mại dâm là tệ nạn xã hội hay đơn giản là một nghề. Hãy để lại cho chúng tôi ý kiến của bạn về vấn đề này!

40 phản hồi
  1. quang | Tháng Bảy 4, 2011 at 10:01 Sáng
    Hàng trăm, hàng nghìn phụ nữ hành nghề mại dâm trên đất nước ta đang sống và làm việc trong bóng tối, như những tên tội phạm, bị truy quét, bị bóc lột, bị bạo hành, bị khinh rẻ mà không được bảo vệ dưới bất cứ một chế định nào của pháp luật. Thực ra đó là một sự phi lý. Rất đúng! Không thừa nhận mại dâm là 1 nghề thì là đạo đức giả! Đã đến lúc cần bảo vệ công khai bằng pháp luật đối với phụ nữ làm nghề mại dâm!
    Thumb up 0
  2. Trần Văn Hưởng | Tháng Bảy 4, 2011 at 10:07 Sáng
    Tôi là người độc thân, năm nay đã 40 tuổi. Tôi ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng Kim Ngân. Thiết nghĩ đó cũng là một nghề cần đươc Nhà nước công nhận và đưa vào quản lý. Chắc chắn rằng bản thân những người như tôi rất cần có những dịch vụ đó một cách hợp pháp.
    Thumb up 0
    • Lion Mi | Tháng Bảy 5, 2011 at 11:30 Sáng
      Có cấm hay không cấm thì nó vẫn cứ tồn tại! Nên thôi lâu lâu cứ ra quân “càn quét” 1 trận cho có công ăn việc làm, rồi sao đó các “em” lại vẫn cứ tồn tại.
      Bởi thực chất vấn đề này rất phức tạp, và trong nội tại của nó đã tồn tại mâu thuẫn. Nếu 1 người đàn ông không thể kiềm chế được nhu cầu sinh lý và không thể “giải quyết được” thì họ sẽ làm gì? Con người không phải là thánh và càng không thể bị “thiếu thốn” sinh lý!
      Tựu chung lại, có cầu thì có cung vậy thôi

      Thumb up 0
  3. Thành Đồng | Tháng Bảy 4, 2011 at 10:10 Sáng
    Nếu công nhận mại dâm là một nghề, theo tôi phải giải quyết được một mặt quan niệm của xã hội. Khi được công nhận là một nghề, đương nhiên những phụ nữ tham gia “nghề” đó phải công khai danh tính của họ. Vậy bạn bè, họ hàng, hàng xóm anh em sẽ nghĩ như thế nào? Đó chỉ là một khía cạnh, đối với văn hóa Việt Nam khi họ bước ra từ khu vực quy định hành nghề người ta sẽ nhìn và đánh giá như thế nào?
    Bao nhiêu năm rồi VN vẫn chưa quan niệm rõ ràng và có quan điểm cụ thể về người HIV-AIDS, họ vẫn phải sống trong sự dè bỉu của mọi người trong đó không phải ai cũng vì ma túy hay mại dâm mà mang bệnh!
    Văn hóa và thuần phong mỹ tục của người Việt sẽ không cho phép quan điểm đưa mại dâm thành một nghề, nói thẳng ra khi hành nghề mại dâm công khai vẫn phải thuế này, thuế nọ hay các khoản thu khác liên quan và mức thu cao thì cũng chẳng khác gì bóc lột.
    Tôi nghĩ: Thái lan và một số quốc gia khác công nhận nhưng Việt Nam khác họ hoàn toàn và không phù hợp. Tôi nghĩ cũng rất nhiều người và đa số dân số Việt không đồng ý với quan điểm công nhận mại dâm là một nghề.
    Nghề phải là bỏ trí óc, trình độ hoặc sức lực ra để hoàn thành một công việc nào đó, nghề không phải là mang một thứ gì có sẵn trên cơ thể con người ra bán!

    Thumb up 0
    • Đức | Tháng Bảy 5, 2011 at 10:05 Chiều
      Hoàn toàn ủng hộ quan điểm mạnh dạn và nhân văn của bà Bộ trưởng. Từ đây có thể hy vọng một xã hội nhân văn hơn, bớt đạo đức giả đi. Các bạn có thể nói nghề này chẳng tốt đẹp gì, nhưng nó cũng chẳng xấu xa hơn nghề như các loại “sao” đang nhan nhản, ngày ngày khoe thân kiếm tiền trên các loại phương tiện kia. Những người này xứng đáng được có những quyền cơ bản, được bảo vệ. Dừng nhân danh “người Việt Nam” một cách tùy tiện, mỗi người chỉ đại diện cho chính mình thôi. Cũng đừng giả mù giả điếc nói nó không phổ biến và nhức nhối ở Việt Nam. Cám ơn tác giả! Điều đó chắc chắn sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh xã hội và số lượng các vụ cưỡng dâm vì ức chế nhu cầu tình dục cũng sẽ giảm. Vì thế chúng ta hoàn toàn hy vọng rằng xu hướng mới về tiếp cận để phòng, chống mại dâm trong xã hội hiện đại của Bộ trưởng Kim Ngân sẽ được nhìn nhận một cách nghiêm túc nhất; để nó sớm trở thành một chính sách xã hội thực tiễn và nhân văn hơn với nghề nhạy cảm này!
      Thumb up 0
  4. Huy Hoang | Tháng Bảy 4, 2011 at 3:11 Chiều
    Đây là một vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm, nó ảnh hưởng tới tư tưởng và lối sống người dân Việt. Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Có rất nhiều gái làng chơi do số phận đưa đẩy cần được cứu vớt. Nhưng cũng rất nhiều trong đó những thành phần tha hóa đạo đức, lười lao động, lười làm việc.
    Thumb up 0
  5. Nguoiyeunuoc | Tháng Bảy 4, 2011 at 4:34 Chiều
    Tôi xin đóng góp xây dựng một ý kiến nhỏ cho xã hội Việt Nam.
    -Thứ nhất: Đứng góc độ người mua dâm.
    Việc bỏ tiền ra để có một cảm xúc thăng hoa là xứng đáng vì người mua dâm cũng phải lao động đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có tiền để mua dâm. Họ không đi ăn cướp được để mua dâm. Nếu cấm, ai dám chắc và khẳng định là sẽ cấm được bản năng của con người là mua bán dâm? Hiện tại Nhà nước đang cấm hành vi mua bán dâm, một câu hỏi đặt ra là có cấm được không? Việc mua bán dâm có từ lịch sử cổ đại do nhu cầu thiết thực của con người. Tôi coi nó là một nhu cầu tình cảm bình thường như những nhu cầu ăn uống ở mặc mà thôi. Vấn đề nhìn nó ở góc nào?

    - Thứ hai: Đứng góc độ gái làng chơi.
    Không phải phần đông gái mại dâm đều lười lao động, không có liêm sỉ, bị xã hội tha hoá và không có đạo đức. Tất cả do xã hội đẩy họ vào bước đường đó. Sinh con ngoài giá thú không tìm được công việc để nuôi con. Chúng ta thường biết rằng, nuôi một đứa con thời buổi hiện nay khó khăn như thế nào. Gia đình bỏ rơi, bố mẹ cãi vã suốt ngày, thất vọng về cuộc sống, bị người yêu bỏ (người đã được người đó tất cả đặt niềm tin và hy vọng), vỡ nợ…. Còn quá nhiều lý do để xô đẩy con người vào ma tuý và mại dâm. Và quan trọng là họ dám vượt qua dư luận của xã hội dám nghĩ, dám làm (còn hơn khối kẻ ăn hại đái nát đang ngồi ở các cơ quan công quyền, buôn gian bán lận làm hại đất nước và cuộc sống người dân) nói một đường, làm một nẻo.
    Xã hội Việt Nam không công nhận nhưng có nhiều nước trên thế giới công nhận, vấn đề là ai và thành phần nào nhìn nhận, đứng ở quan điểm nào để xem xét? Nếu chúng ta công nhận gái mại dâm thì tình trạng hiếp dâm sẽ giảm nhiều, bảo vệ được công dân (người mua dâm và giá bán dâm khỏi bệnh tật HIV, viêm gan…) giải quyết được vấn đề kinh tế của đất nước.

    - Thứ ba: Đứng góc độ các nhà quản lý Nhà nước.
    Công an sẽ làm nhiều việc khác ít phải giải quyết các vấn đề về buôn người, bóc lột tình dục, nạn hiếp dâm…
    Y tế đẩy lùi được nhiều bệnh tật và HIV, viêm gan, giang mai… giảm.

    Góc độ lao động: Giải quyết được một phần lao động đang bỏ sức lao động ra để kiếm tiền nhưng mọi ngươi không công nhận (họ nghĩ và hình dung lao động phải đổ mồ hôi và khó nhọc nhưng gái mại dâm không có đặc điểm này)!
    Góc độ du lịch và nguồn ngân sách: Nếu dịch vụ này phát triển ai giám khẳng định du lịch và dịch vụ Việt Nam chậm tiến như bây giờ và kiểm soát được sẽ tăng nhiều cho nguồn thu ngân sách.
    Kết Luận: Qua những phân tích của tôi, tuy chưa thuyết phục vì chưa có số liệu chính xác nhưng theo tôi. Phải xây dựng đất nước bằng Kinh tế và làm việc gì và nghĩ thế nào cho đúng mang lại hiệu quả cho đất nước đều đáng khen. Tôi thích nước Nhật Bản, người Nhật Bản làm việc 12- 14 tiếng/ngày và công nghiệp sexy nổi tiếng thế giới mang lại giá trị vô hạn, bạn có biết con số này là bao nhiêu không?
    Tôi thích Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân vì đã giám nghĩ và nói, tôi sẽ thán phục nếu bà làm được.
    Thumb up 0
  6. Nguoiyeunuoc | Tháng Bảy 4, 2011 at 4:42 Chiều
    Tôi có giải pháp:
    - Thứ nhất công khai hoá tư tưởng, xem xét đưới góc độ kinh tế, chính trị và xã hội.
    - Thăm dò ý kiến người dân (tuyên truyền, báo chí, intenet, phiếu thăm dò…).
    - Ra Quyết định hành nghề và biện pháp kiểm soát hành nghề.

    Thumb up 0
  7. Quin | Tháng Bảy 4, 2011 at 4:43 Chiều
    Về quan điểm cá nhân tôi ủng hộ. Ở góc độ xã hội, đây là một chủ trương rất lớn (như phân tích rất kỹ của tác giả) vì vậy tôi cho rằng chúng ta nên lấy ý kiến của nhân dân thông qua các hình thức khác nhau như qua email cá nhân, qua điều tra xã hội… từ đó có quyết định cuối cùng phù hợp.
    Thumb up 0
  8. Mimy | Tháng Bảy 4, 2011 at 8:41 Chiều
    Tôi thấy ý kiến của bộ trường là rất đúng đắn, hàng ngày chúng ta đều đọc những bài báo về cuộc sống khổ sở vất vả của người bán dâm, họ bỏ công sức của họ ra nhưng họ có được hưởng là bao hay lại bị các bà quản lí, bà chủ bóc lột hết cho nên cuộc đời của họ mãi mãi chỉ dậm chân tại chỗ, suốt đời không khá lên được.
    Và cũng đúng như các bạn trên đã nói, mại dâm là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống cũng như ăn uống vậy. Tại sao chúng ta cứ phải trốn tránh nó trong khi chúng ta cần nó như một nhu cầu sinh lý.
    Khi công việc trên được hợp thức hóa thì tôi đảm bảo rằng những tệ nạn xã hội chắc chắn sẽ giảm, và kéo theo đó một loạt tệ nạn khác cũng giảm theo. Các bạn thử nghĩ mà xem khi mà công việc trên được hợp thức hóa, các cô gái sẽ được quan tâm hơn, công việc trên bản thân nó sẽ không còn là tệ nạn xã hội nữa, những người làm sẽ có những quyền lợi riêng của mình để họ không bị bóc lột sức lao động, sẽ được khám sức khỏe định kì, sẽ không còn aids và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đàn ông và phụ nữ có nhu cầu sẽ đến như một nguồn giải trí, sẽ giảm bớt các vụ hiếp dâm vì khi bên ngoài đầy rồi họ sẽ không còn quá tham lam nữa v…v..
    Trên đây chỉ là một vài ý kiến nhỏ của tôi, cộng với ý kiến của các bạn ở trên nữa. Hy vọng mọi người hãy nhìn nhận thoáng ra mọi vấn đề để đất nước ngày một phát triển.

    Thumb up 0
  9. Trần Đan | Tháng Bảy 4, 2011 at 11:26 Chiều
    Rất nhiều nam giới có nhu cầu giải quyết tình dục một cách chính đáng nhưng họ không có vợ hoặc vợ không thể đáp ứng được. Về y học, nếu nhu cầu tình dục không được thỏa mãn một cách hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý… Do đó cần phải có nguồn cung để giải quyết vấn đề này – mại dâm chính là giải pháp giải quyết tình hình. Mặt khác, khi phải làm nghề này, hầu hết phụ nữ không phải để giải quyết nhu cầu tình dục… Thừa nhận sự tồn tại nghề mại dâm là một tất yếu, vừa có tính nhân đạo và nhân văn. Vấn đề chính là biệp pháp quản lý, kiểm soát để hạn chế tiêu cực và hậu quả xấu cuả hoạt động này
    Thumb up 0
  10. tuan | Tháng Bảy 5, 2011 at 7:55 Sáng
    Không nên coi đó là một nghề…
    Thumb up 0
  11. trần trang | Tháng Bảy 5, 2011 at 8:05 Sáng
    Trước tiên, là một người dân tôi rất hoan nghênh Bộ trưởng đã quan tâm đến những vấn đề rất thiết thực đối với xã hội. Tuy nhiên tôi thấy đề xuất này không có tính khả thi cao trong thời điểm hiện nay do:
    - Thứ nhất: Tư tưởng của người dân Việt Nam đặc biệt là người phụ nữ về mại dâm còn khá nặng nề.
    - Thứ hai: Nhiều lĩnh vực hiện nay Nhà nước đang quản lý nhưng việc quản lý vẫn còn bị buông lỏng và chưa có hiệu quả thì vấn đề quản lý mại dâm và coi là một nghề liệu có đảm bảo đem lại một số hiệu quả như tác giả bài viết đã phân tích không?
    - Thứ ba: Một số kết quả như tác giả bài viết đưa ra là không có tính hiện thực trong xã hội ta giai đoạn hiện nay (tôi nhấn mạnh là trong giai đoạn hiện nay). Tôi đi mua dâm công khai, đàng hoàng ư? Được pháp luật thừa nhận ư? Trong một xã hội còn nặng nề về vấn đề đạo đức liệu có khả thi không?

    Thumb up 0
  12. Tiểu Ngố | Tháng Bảy 5, 2011 at 8:38 Sáng
    Tôi giám chắc rằng trong số những người nhận xét ở trên có đến 90% chỉ đọc tiêu đề mà không đọc hết bài báo trên.
    Trên thế giới không ít nước đã xem mại dâm là một nghề, một ngành công nghiệp không khói, hàng năm thu về nhà nước một khoản Thuế không nhỏ, nó giải quyết lao động cho hàng chục nghìn người. Trong khi xem nó như là một tệ nạn thì thị trường của nó vẫn sôi động như thường nhưng chỉ là lén lút. Có thể nói là khó mà có thể giải quyết được triệt để vấn đề này. Một mặt do nhu cầu của con người quá lớn, một mặt có thể do các cơ quan chức năng nhắm mắt làm ngơ (cái này gọi là miễn cưỡng chấp nhận). Biết sẽ không thể nào mà dẹp bỏ được tệ nạn này. Vậy tại sao không đưa nó trở thành một nghề? (Nói thế không có nghĩa là tệ nạn nào không dẹp được cũng đưa nó trở thành một nghề được, người thông minh không nghĩ cùn).
    Đang băn khoăn về văn hoá của người Á Đông ư? Thái Lan không phải là người Á Đông chăng?
    Bệnh truyền nhiễm chăng? Một khi đã đưa nó trở thành một nghề thì ắt phải có cách quản lý chặt chẽ. Và tôi chắc chắn tình trang lây nhiễm các bệnh qua dường tình dục như HIV sẽ giảm xuống rõ rệt. Lợi như thế sao không làm ? Vấn đề là phải quản lý nó cho tốt sau khi đưa nó trở thành một nghề. Tôi tin trong tương lai không xa Việt Nam Chắc chắn sẽ làm được việc này.

    Thumb up 0
  13. Xman | Tháng Bảy 5, 2011 at 8:46 Sáng
    À được, sau này mại dâm trở thành một nghề rồi, con gái các vị đi bán dâm, con trai và chồng các vị thì đi mua dâm, vậy mới là nhân văn phải không?
    Thumb up 0
  14. Nguyen | Tháng Bảy 5, 2011 at 9:41 Sáng
    Nghề này hay chứ!
    Thumb up 0
  15. Thuận Phát | Tháng Bảy 5, 2011 at 10:06 Sáng
    Nếu nói như bạn Xman, nếu bạn đứng trên cương vị làm cha hoặc là chồng, bạn có để cho con bạn làm cái nghề đó không? Chỉ trừ khi gia đình thực sự không còn điều kiện thì con cái mới sa ngã vào con đường ấy. Tại sao lại có mại dâm? Có người mua thì mới có người bán chứ…
    Nếu sau này làm cha, làm chồng, tôi sẽ không bao giờ dính vào mấy cái ấy. Trừ khi tôi nhắm mắt xuôi tay!

    Thumb up 0
  16. HIEUNT | Tháng Bảy 5, 2011 at 10:06 Sáng
    Tôi ủng hộ quan điểm: Coi mại dâm là một nghề và Nhà nước phải quản lý được.
    Đó là hai mệnh đề song song và gắn liền với nhau. Khi đó lợi ích do việc này đem lại là rất lớn cả về vật chất và tinh thần.
    Nói như anh Xman: Những người hàng ngày hàng giờ vẫn phải chịu đụng khổ sở hành nghề mại dâm không phải con người à, họ không có cha mẹ con cái à?
    Trong xã hội có vô số nghề, cao cả có, thấp hèn có. Và nếu là một con người có suy nghĩ, có phấn đấu họ sẽ tự phải biết và xã hội sẽ tạo điều kiện để họ rời bỏ công việc vất vả thấp hèn để có được công việc tốt hơn phù hợp với công sức họ bỏ ra.

    Thumb up 0
  17. Hùng | Tháng Bảy 5, 2011 at 11:19 Sáng
    Hoan hô Bộ Trưởng Kim Ngân, đây là nhu cầu tất yếu của xã hội, thế giới họ đi quá xa rồi, mình bây giờ mới từng bước leo theo, cần phải bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người trong đó có nghề mại dâm…
    Thumb up 0
  18. Dũng | Tháng Bảy 5, 2011 at 11:22 Sáng
    Ông Xman đó cần đi ra với cuộc đời nhiều hơn nữa, hiện tại tầm nhìn của ông này quá kém…
    Thumb up 0
  19. Linh | Tháng Bảy 5, 2011 at 12:36 Chiều
    Ai cũng muốn làm ông nọ bà kia, ai cũng muốn nhà lầu xe hơi. Chứ ai muốn làm cái nghề này đâu. Nếu không coi nó là một nghề ngay được thì phải đưa nó vào khuôn khổ chứ bây giờ nó bị thả nổi quá .
    Thumb up 0
  20. thuyduong | Tháng Bảy 5, 2011 at 1:56 Chiều
    Trời ơi! Có cầu thì có cung thôi. Đó là quy luật của thị trường mà. Đáng lẽ phải làm cái này từ lâu rồi mới phải. Con người tạo nên văn hóa và văn hóa làm nên nhưng điều tốt đẹp cho con người thôi. Đừng nói về tư tưởng hay văn hóa Việt Nam gì đó ở đây. Tất cả vì 1 cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người, và đừng quên những người hành nghề mại dâm cũng là con người. LÀ CON NGƯỜI.
    Thumb up 0
  21. songmon | Tháng Bảy 5, 2011 at 2:58 Chiều
    Tôi đồng ý sau khi xem hết các ý kiến của mọi người
    Thumb up 0
  22. dongpham | Tháng Bảy 5, 2011 at 3:14 Chiều
    Em thấy thanh niên bây giờ yêu nhau là thử luôn! Mà có khi là thử nhiều lần rồi thì phải! Vậy tại sao không đưa mại dâm ra làm nghề! Vấn đề chính là nhà nước quản lý thế nào thôi! Chứ cái gì làm ra tiền thì cũng phải đóng thuế rõ ràng công khai minh bạch, thế mới dễ quản lý! Em đồng tình với Bộ trưởng! Ủng hộ hết mình!
    Thumb up 0
  23. abc | Tháng Bảy 5, 2011 at 3:23 Chiều
    @ Thành Đồng:
    “Nghề phải là bỏ trí óc, trình độ hoặc sức lực ra để hoàn thành một công việc nào đó, nghề không phải là mang một thứ gì có sẵn trên cơ thể con người ra bán!”

    Bác nói thế này e chưa đúng hoàn toàn về “Nghề mại dâm”. Họ phải bỏ sức lực ra đấy chứ không phải ai cũng chỉ đến nằm ềnh ra cho khách làm gì thì làm đâu. Các cô gái bán dâm (cave) ở Nhật bản cũng phải luyện tập cả chứ không phải khách đến là làm. Bác chưa xem thì cũng nên tìm xem cho biết chứ đừng phán như thánh thế.
    Còn bác Xman, chẳng ai muốn con cháu mình như thế. Sau này mình cũng không thể can thiệp vào cuộc sống của nó. Mình là người định hướng và khuyên bảo nó để nó sống tử tế và có ích. Còn ra ngoài xã hội, nhiều vấn đề phức tạp, xô đẩy con người ta đi đến đâu thì phải xem bản thân nó thôi.
    Thumb up 0
  24. ngọc | Tháng Bảy 5, 2011 at 3:37 Chiều
    Tôi không đồng ý với ý kiến của Bộ trưởng Kim Ngân. Theo tôi mại dâm không đáng để được gọi là một nghề vì những người làm công việc đó là những người đáng khinh bỉ. Họ chuyên đi làm những việc trái với đạo lý làm người, trái đức hạnh của người phụ nữ và còn nhiều điều xấu xa hơn nữa…
    Thumb up 0
  25. Thế Anh | Tháng Bảy 5, 2011 at 3:50 Chiều
    Thật là loạn! Lại còn lập luận thuyết phục người đọc rằng có thể thu lời ở cấp độ nhà nước từ việc đánh thuế cái mà những người này đã tự gán cho nó chữ “nghề”! Hay ho làm sao khi nếu thực hiện sự ngu dốt này, chúng ta có thể dùng tiền thuế đánh vào mại dâm để đầu tư cho giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nhà văn hóa ở các thôn làng, mở các cuộc hội thảo nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…! Chua chát thay khi mại dâm thành thứ hợp pháp trên đất nước này! Nhất là khi những người hành cái công việc này được thành lập công đoàn – một bộ phận trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ư? Loạn quá! Kịch liệt phản đối!
    Thumb up 0
  26. Phan Trí | Tháng Bảy 5, 2011 at 4:43 Chiều
    Không thể coi mại dâm là một nghề, lại càng không thể vì bất lực trong việc bài trừ tệ nạn mà đưa ra giải pháp “Cấp phép để quản lý”.
    Thật hài hước khi mại dâm được coi là một nghề, mà buôn bán ma túy lại không !

    Thumb up 0
  27. Quý Thịnh | Tháng Bảy 5, 2011 at 4:48 Chiều
    Tôi đồng ý với ý kiến Bộ Trưởng
    Thumb up 0
  28. Huy hoàng | Tháng Bảy 5, 2011 at 5:21 Chiều
    Tôi hoàn toàn ủng hộ suy nghĩ do Bộ trưởng Kim Ngân đề xuất, và mong bà sớm có kế hoạch hành động. Không có gì là xấu cả. Tại sao chúng ta cứ phải miệt thị vấn đề hết sức bình thường này. Có cầu thì có cung chứ? Đã đến lúc chúng ta nhìn thẳng vào vấn đề !
    Thumb up 0
  29. tu duy | Tháng Bảy 5, 2011 at 6:10 Chiều
    Trên diễn đàn mỗi người một quan điểm, đều có cái lý đúng cả. Theo tôi những tệ nạn như mại dâm, ma túy thì Nhà nước nên hợp pháp nó là một nghề để mà quản lý, mặt khác tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của mại dâm, ma túy – cũng giống như ta tuyên truyền về uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe vậy.
    Thumb up 0
  30. TrungCM | Tháng Bảy 5, 2011 at 7:51 Chiều
    Ý kiến của nhiều bác thật hay. Ủng hộ những suy nghĩ tiến bộ của các bác.
    Bác Xman ạ, chấp nhận mại dâm là một nghề không phải là có ý cổ súy cho nghề đó, mà là đưa ra giải pháp tốt đẹp để chỉnh sửa một hiện tượng không đẹp – một hiện tượng có từ thời cổ đại đó bác (như bác nào đó đã nhắc). Chống lũ không được thì sống chung với lũ đó bác.
    Nhu cầu sinh lí nó đi từ trong đi ra. Đức cao vọng trọng nhưng không LIỆT thì vẫn có nhu cầu. Cái “thô thiển” đó mới lại là cái tự nhiên. Nó không bị bóp méo bởi thói đạo đức giả.

    Thumb up 0
  31. lê tôn triều dương | Tháng Bảy 5, 2011 at 8:08 Chiều
    Xin được phép lặp lại câu nói của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: “Nên coi mại dâm là một hiện tượng chứ không phải một tệ nạn xã hội”. Vâng, theo cách riêng tôi chấp nhận câu nói này. Hiện tượng thì đúng đắn hơn, nếu nói con người là một quần thể xã hội thì trong xã hội từ nguyên thủy đến bây giờ hiện tượng tự do cá nhân phải được chấp nhận. Đứng về cách nhìn của nhà báo thì họ viết bài bênh vực cho những người bị sa lầy vào vũng bùn của ổ mại dâm vì dụ dỗ, ngoại cảnh… và phê phán, chê bai, chỉ trích những ai làm nghề này thì đó là cách đánh giá cá nhân mà theo tôi có sự mâu thuẫn bên trong. Đã là ngòi bút dám làm chứng sự thật và sự công bằng. Ở đây câu hỏi lớn đặt ra mại dâm có xem là nghề hay không? Theo tôi mỗi người chúng ta phải tự trả lời chứ không phải hỏi ai?
    Thumb up 0
  32. phụ nữ 3 đảm đang | Tháng Bảy 5, 2011 at 10:26 Chiều
    Tôi thay mặt phụ nữ giới kịch liệt phản đối bà Kim Ngân mất cảnh giác với nạn mại dâm. Chính chồng tôi là con nghiện tình dục, đêm nào cũng đi tìm gái. Nếu nay mà hợp thức hóa thì nhiều gia đình sẽ mất hạnh phúc. Bà Kim Ngân cũng là phụ nữ sao không thông cảm cho phụ nữ giới?
    Thumb up 0
  33. the future is ours | Tháng Bảy 5, 2011 at 11:42 Chiều
    Trên thực tế, khi chúng ta nhắc tới hai từ “mại dâm” có lẽ ta sẽ nhìn nhận một cách phiến diện về vấn đề, hầu như trong tư duy người Việt Nam luôn mang tính chất bảo thủ, điều đó không hẳn là sai, nhưng tùy vào nhu cầu và lợi ích mà đánh giá nó khách quan hơn.
    Theo quan điểm cá nhân tôi, nếu không xem mại dâm không phải một tệ nạn thì cần thắt chặt hơn công tác quản lí, để hiện tượng ấy không “tràn lan”. Thiết nghĩ việc quản lí mới là vấn đề, vì khi hợp pháp hóa vấn đề mại dâm thì sẽ có những quan điểm cho rằng như là một món hàng để kinh doanh, vì vậy sẽ xuất hiện rất nhiều hình thức mua bán, và rất nhiều người theo con đường này mà ta không thể ngờ được, và hầu như những con người ấy không được học hành nhiều nên thế hệ chị leo kéo thế hệ em, vì công việc không phải bỏ ra vốn mà thu lại lợi nhuận cao, việc này trở nên “ồ ạt” và có khi “bùng nổ”. Xuất hiện nhiều phụ nữ tụ tập thành băng, nhóm ở những nơi vắng vẻ, lôi kéo để thực hiện việc mua bán làm mất vẻ văn minh.
    Không những thế, trong những giây phút hưng phấn con người dễ dành đánh mất bản thân mình. Rồi từ đó bệnh xã hội lây lan nhanh chóng. Mua bán dâm chỉ để thỏa mãn về nhu cầu sinh lí có thể xem đây là lợi ích nhỏ so với tác hại của việc hợp pháp mua bán mại dâm.
    Vì vậy, không nên xem đây chỉ đơn thuần là một nghề.

    Thumb up 0
  34. Một người đàn ông VN | Tháng Bảy 6, 2011 at 12:11 Sáng
    Tôi có ý kiến thế này:
    - Phong tục truyền thống Việt Nam ta từ xưa đến nay không chấp nhận cái “nghề” bán dâm. Nếu chấp nhận “nghề” đó thì còn gì là phẩm giá, đức hạnh người phụ nữ Việt Nam nữa. Những người ủng hộ coi bán dâm là 1 nghề có nghĩ đến việc người hành nghề đó sẽ khó có thể được người khác ngoài xã hội tôn trọng (chứ đừng nói là người trong gia đình)? Họ có thể hòa nhập cuộc sống bình thường như những người làm nghề khác không? Có chắc họ sẽ được đối xử tốt hơn không?
    - Để giải quyết vấn đề bản năng sinh lý, tại sao ta không cho sản xuất, mua bán hợp pháp các loại búp bê tình dục, dụng cụ tình dục…?
    - Để giải quyết vấn đề lao động sinh sống cho phụ nữ, tại sao không tìm cách tạo ra thêm nhiều việc làm nữa, cải thiện đồng lương cho họ?
    - Những người phụ nữ chấp nhận đi bán dâm theo cá nhân tôi nhận xét tất cả họ đều có vấn đề về đạo đức, họ lười lao động, họ sa ngã, họ đua đòi…. trong khi lại có những phụ nữ thà làm nghề lao công, quét rác, bán vé số…. chứ không bao giờ đi bán dâm.
    - Xây dựng con người Việt Nam mới phải hướng đến những giá trị đạo đức cao đẹp, ít nhất phải giữ được những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Không nên để con người VN nói chung, người phụ nữ Việt Nam nói riêng ngày càng bị các nước trên thế giới coi thường được.
    Từ những ý kiến trên cá nhân tôi không đồng ý coi bán dâm là 1 nghề.

    Thumb up 0
  35. tuyencv | Tháng Bảy 6, 2011 at 8:37 Sáng
    Có coi đó là nghề hay không! Thì nó vẫn tồn tại bao đời nay. Vì đạo lý làm người. Nàng Kiều phải bán mình chuộc cha.
    Theo ý kiến của tôi nên ủng hộ vì:
    - Kiểm soát được bệnh tật
    - Họ được pháp luật và xã hội bảo vệ
    - Không công nhận thì nó vẫn tồn tại
    - Thu được một nguồn thuể khổng lồ
    Hoan hô Bộ trưởng. Chính người phụ nữ lên tiếng mới bảo vệ được phụ nữ

    Thumb up 0
  36. Hoàng Nam | Tháng Bảy 6, 2011 at 10:51 Sáng
    À hay… Nếu công nhận nghề như vậy, thì theo tôi cũng nên công nhận buôn bán ma túy là một nghề. Vì nhu cầu giải tỏa bức xúc, giải tỏa căng thẳng bằng các chất gây nghiện cũng là nhu cầu bức thiết của không ít người. Họ có tiền thì họ mua (như một số ý kiến trên). Và người bán cũng phải bỏ công sức vun trồng, chăm sóc cần sa và vận chuyển…
    Tiện thể cũng không nên cấm thuốc lá, vì các nhà máy thuốc lá vẫn được cấp phép hoạt động bình thường. Nên hợp pháp hóa việc đánh lô đề, đánh bạc, vì đây cũng là nhu cầu giải trí của con người.

    Thumb up 0
  37. Nguyễn Minh Quân | Tháng Bảy 6, 2011 at 12:09 Chiều
    Một quan điểm mang tính nhân văn sâu sắc, ủng hộ bà Ngân.
    Thumb up 0
  38. kinter | Tháng Bảy 6, 2011 at 11:01 Chiều
    Giờ nhà nước thử làm điều tra xem trong 10 ông chồng thì có bao nhiêu ông đã từng vui vẻ với giới chị em từ cấp thấp đến cấp cao thì vấn đề sẽ rõ như ban ngày.
    Giữa cấp phép có quản lý và cấm đoán không hiệu quả thì nhà nước chọn cái nào?
    Tôi ủng hộ phương án xem mại dâm như một nghề được cấp phép, quản lý và bảo hộ đàng hoàng. Nhưng giới chị em có đồng ý được quản lý hay không là 1 chuyện khác.