Thiển nghĩ, hình như "phe Ta" không lưu tâm phân biệt Chủ Trương và Chính Sách.
Chủ Trương có tính cách dài hạn, nhưng không bất biến, thay đổi tùy tình hình thế giới và trong nước. Chính sách là để thực hiện chủ trương. Đường Lối Hành Động là để thi hành chính sách.
Thí dụ 1
Sau khi Thế Chiến II chấm dứt, nước Mỹ đã muốn dẹp bỏ chế độ Quân Chủ Nhật Bản vì đó là đầu giây mối nhợ của chế độ quân phiệt, nhưng Nhật Bản tôn trọng chế độ quân chủ lập hiến và tôn sùng uy tín Hoàng đế nên phải tìm cách duy trì chế độ và quốc gia. Do đó Nhật Bản có thể đã giúp Hồng quân Trung Hoa đánh bại quân của Tưởng Giới Thạch , như đã giúp Việt Minh đánh quân Pháp. Những ai sống trong thời kỳ kháng chiến 1945 đều đã thấy lính Nhật Bản trong hàng ngũ Việt Minh. Nếu Trung cộng thắng ở Trung Hoa lục địa thì đương nhiên Mỹ PHẢI cần Nhật Bản làm một mắt xích be bờ ngăn cản Trung Cộng bành trướng. Chủ trương này của Nhật Bản hiển nhiên đã thành công nên đã được Mỹ viện trợ để trở thành cường quốc Kinh Tế.
Thí dụ 2
Khoảng 1962-63 Khruschev đã bắn tin cho chính phủ Nixon là nước Mỹ có nhà ngọai giao tài ba sao không dùng. Nixon hiểu ý và Kissinger, gốc Do Thái, qua gặp Khuschev, chuyện trò sao đó mà Mỹ BỎ VNCH để rồi trong năm đó và tiếp theo CHƯA bao giờ người Nga gốc Do Thái được cấp visa ra khỏi Liên Bang Sô Viết nhiều như vậy. Vậy thì có phải chủ trương của cs là vận động Mỹ bỏ rơi VNCH qua yểm trợ Do Thái?
Thí dụ 3
Võ Nguyên Giáp thắc mắc rằng, tại sao Mỹ ngừng bỏ bom Bắc Việt trong khi chỉ cần tiếp tục vài ngày nữa là csBV đầu hàng vô điều kiện. Điều thắc mắc này cũng nằm trong chủ trương của VNCH là chỉ Thủ mà không Công thì sớm hay muộn cũng phải thua. Lý do Mỹ không muốn đánh bại csBV vào thời điểm đó có thể là vì Liên Bang Sô Viết chưa rã đám/tan hàng, mà Mỹ e ngại LBSV sẽ lâm chiếm; và có thể Mỹ cũng muốn "gượng nhẹ" với Trung cộng để giữ thi trường lớn sau này.
Tiếc rằng phe Ta không có chiến lược gia có tầm vóc LỚN nhìn xa, trông rộng để tạo thời cuộc hoặc biết trước thời cuộc để thành hình được một Chủ Trương thích ứng cho từng thời đại hay giai đọan.