Tôi vốn có ý định viết một cái gì đó về nhà thơ Lê Đạt – Người vô cùng “may mắn” trong việc thoát án tù của vụ án chấn động thập kỷ 60 – Nhân Văn Giai Phẩm. Với những tình cảm đồng hương vong niên, xin thử giải mã mối quan hệ Lê Đạt – Hồ Chí Minh, để tìm ra câu trả lời: Lê Đạt có căm thù Hồ Chí Minh hay không, qua chính những vần thơ và lời phát biểu mà Ông để lại. Nhà thơ Lê Đạt (Đào Công Đạt) và nhà văn Nguyên Hồng (Nguyễn Nguyên Hồng) là hai thần tượng của tôi từ thời niên thiếu. Tôi đọc Nguyên Hồng nhiều hơn, bắt đầu từ tiểu thuyết lừng danh của ông: “Bỉ Vỏ”. Nhưng về sau tôi thấy văn (và cả thơ) của Nguyên Hồng cứ nhàn nhạt, mờ mờ dần. Sau này, khi đi sâu tìm hiểu về cuộc đời đa tài bạc quả của nhà văn Nguyên Hồng, tôi mới hiểu được căn nguyên của một Nguyên Hồng bị chế độ Cộng Sản bạc đãi, chấp nhận buông xuôi, nuốt hận sống ẩn dật, và đem mối oan văn, ức nghiệp xuống mồ. Tôi đọc Lê Đạt ít hơn, ban đầu chỉ là những câu thơ, đoạn thơ rời rạc của Ông được trích dẫn trong sách phê bình văn học “kể tội” nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, vì ngày đó thơ của Lê Đạt bị cấm phổ biến công khai, nhưng tôi lại rất thích những “vần” thơ không vần vô cùng khác lạ của Ông, và cũng có thể một phần vì nhà thơ Lê Đạt là người đồng hương Yên Bái với tôi. Nhà tôi cách nhà Lê Đạt, nói đúng hơn là cách nơi mà nhà thơ Lê Đạt đã từng sinh ra và sống thời niên thiếu, Bến Âu Lâu, đúng 15 km. Những năm theo học trường văn hóa nghệ thuật, tôi cùng với mấy người bạn sinh viên đã cất công tìm hiểu về nhà thơ Lê Đạt qua những nhân chứng biết rõ về Ông, nay vẫn còn đang sinh sống ở khu Âu Lâu – Thành phố Yên Bái. Chúng tôi được biết Lê Đạt là người sôi nổi đến nóng nảy, nhưng cũng có lúc rất trầm tư. Ông luôn “cháy” hết mình với bạn bè và là một người đàn ông khá mẫu mực… Qua những tài liệu khả tín sưu tầm được về nhà thơ Lê Đạt, tôi còn nhận ra Ông đã từng là một nhân vật chính trị một thời, một Đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) – Tổ chức chính trị do chính nhà nghĩa quân anh hùng Nguyễn Thái Học khởi nghĩa ở Yên Bái, đồng sáng lập. Tuy nhiên, vì còn quá trẻ cho nên thời kỳ Lê Đạt gia nhập VNQDĐ (từ năm 16 tuổi đến năm 19 tuổi), Ông chưa làm được gì nhiều. Khi Việt Minh “mua” được Lê Đạt theo mình, nhận thấy Ông có tài nên Trường Chinh đưa Ông vào Ban tuyên huấn trung ương, làm bí thư riêng. Kể từ năm 1948 Lê Đạt gặp Hồ Chí Minh (HCM) và thành cánh tay đắc lực của Văn nghệ kháng chiến, nhưng con người chính trị thức thời trong Ông không chấp nhận bị HCM giam cầm tư tưởng Nhân văn. Lê Đạt đã đấu tranh chống lại thứ văn nghệ một chiều tăm tối của Chủ nghĩa Cộng Sản. Về chính trị Ông chống chính sách Đảng thống trị, về văn nghệ Ông đòi hỏi chủ trương đổi mới thi ca, đổi mới văn học nghệ thuật. Và thế là Lê Đạt trở thành một tên “phản động” trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cùng với Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm vv… Có lẽ ngoài chuyện bị quy kết tội “làm phản động” và chấp nhận bị cấm xuất bản các tác phẩm của mình kéo dài tới 30 năm, Lê Đạt còn bị cái “Đảng” mà Ông đã vô tư tin theo ấy, chia rẽ chính tình cảm của Ông với người vợ thân yêu của mình – Nghệ sỹ sân khấu Thúy Thúy. Về việc này, Ông đã có hai câu thơ bất hủ để đời: “Đem bục công an đặt giữa trái tim người.
Bắt tình cảm ngược xuôi theo luật đi đường nhà nước” Theo lời kể của nhà thơ Lê Đạt thì: “Lúc đó Thúy mới có 18 tuổi, ngày nào cũng có cán bộ của Đảng xuống khuyên nhủ Thúy hãy cắt đứt tình chồng vợ với “tên phản động Lê Đạt”, Thúy không được làm diễn viên nữa và bị đẩy xuống bộ phận phục trang” (“Nghe Lê Đạt kể chuyện” – Phạm Tường Vân). Để nói thay lời cho các bạn văn nhân của mình đã cùng chung cảnh ngộ bị Đảng Cộng Sản (thời kỳ đó là Đảng Lao Động) o ép chia rẽ tình cảm vợ chồng, Lê Đạt đã phải kêu lên: “Vợ Nhân Văn
Lịch sử quýt làm cam chịu”
Và: “Xin lỗi em/ Những lời khuyên cắt đứt.
Vạ gì đeo hai tiếng “liên quan”.
Ông còn nhắn nhủ: “Đời sau ơi/ May còn đoái đến tôi.
Hãy trả giùm tôi món nợ!” Đó là những tiếng kêu phẫn uất bật lên thành thơ của Lê Đạt, về những gì mà HCM và ĐCS đã “tặng” cho Ông sau hàng chục năm lăn lộn, nếm mật nằm gai với kháng chiến.
Ảnh: Lê Đạt ngồi bên phải HCM – Chiến khu Việt Bắc 1948. Xem ATTACH ở trên HCM đã đối xử với Lê Đạt như vậy, trong khi ông ta biết rõ Lê Đạt không phạm tội, vì bản thân đã từng bôn ba khắp xứ, HCM hiểu rõ thế nào là dân chủ, thế nào là tự do và thế nào là chuyện “nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh” của văn hóa Tây phương. Vậy thì tại sao Lê Đạt lại viết hẳn một “Trường ca Bác” để tặng HCM? Trường ca của Lê Đạt viết về HCM ra đời rất muộn màng, vào năm 1970, tức là sau khi HCM chết một năm. Nói là trường ca cho hoành tráng, thực ra nó chỉ xứng là một bài thơ dài với tổng số 626 dòng, trong đó mỗi “dòng” chỉ có từ 1 đến 4 chữ, rất ít dòng có số chữ nhiều hơn. Như vậy tổng số chữ của “trường ca” chỉ có khoảng trên… 1500 chữ. Nhiều nhà phê bình văn học quốc doanh như Nguyễn Trọng Tạo, Vân Long, Phong Lê vv.., đã hết lời tán tụng rằng đây là một tác phẩm tôn vinh HCM rất đặc sắc. Tuy thơ được viết ra là để cảm nhận. Nhưng một khi nó đã được phổ biến, nếu không phân tích, không bình luận, thì thơ sẽ chỉ là cái riêng mà mất đi cái chung cho xã hội. Thơ Lê Đạt không phải là thơ quý tộc, và không cầu kỳ trừu tượng đến khó hiểu như cách phân tích của nhà phê bình Thụy Khuê. Bản chất của “Thơ không vần” vốn đã là khá khô khan và trúc trắc, vậy mà Lê Đạt đã thường “làm xiếc” với các con chữ, biến cách nói lái, nói lối, đôi khi dân dã đến thông thường, thành những “bóng” những “hình” mê hoặc. Nhưng “Trường ca Bác” của Lê Đạt lại có điều gì đó mâu thuẫn với phong cách thơ của chính Ông. Vậy muốn biết đâu là mục đích thực sự của tác giả, Ta sẽ cùng tìm hiểu. Mở đầu Trường ca là 2 câu, 6 dòng: “Mở rằm/nhớ/một ông trăng
Cái đèn/băng đen/tháng Tám” Chúng ta đã biết HCM chết vào dịp Rằm trung thu năm 1969. Lê Đạt đã vận dụng bối cảnh thời gian ấy vào tác phẩm. “Ông trăng” thường được người ta dùng để miêu tả cho sắc đẹp và tượng trưng cho ánh sáng. Đúng vậy, nhưng là thứ ánh sáng mờ mờ, bàng bạc của ban đêm, thậm chí không ai có thể dễ dàng đọc được sách dưới ánh trăng. Như vậy ánh trăng (hay ông trăng không viết hoa) của Lê Đạt dùng để ca ngợi (hay ám chỉ) HCM thậm chí còn thua cả ánh sáng của đèn. Tại sao Ông không dùng Mặt trời làm hình tượng ánh sáng để tượng trưng cho HCM? Về hai chữ “mở rằm”. Cái chết của HCM ít nhất cũng là một sự đóng lại nào đó, nó không thể mở ra một trang bất kỳ nào có lợi cho chế độ Cộng Sản, vậy thì tại sao Lê Đạt lại dùng từ “mở rằm”? Tiếp theo Lê Đạt dùng “cái đèn” để lấy nhịp cho câu “băng đen/tháng tám” một cách khá khiên cưỡng. Bản thân tháng tám (Dương lịch) là tháng cách mạng của HCM thành công, Ông dùng “băng đen” cho “tháng tám” có phải là ngầm ám chỉ ngày kết thúc cho chế độ hay không? Tiếp đến là một chùm… chữ khác: “Thủa long lanh/nước/nức/nở/Ba đình/sử mở/trắng tang”. “Ba đình” nếu không có “sử mở” thì câu “trắng tang” mới đạt ý “Ba đình trắng tang”. Nhưng ghép vào giữa lại là hai chữ “sử mở” thì nghĩa của nó lại hoàn toàn bị thay đổi. Ý đồ của Lê Đạt quả là đã quá lộ liễu: Ba đình – Mở ra một trang sử – Tang tóc. Bản thân 3 chữ mở đầu cho chùm chữ “Thủa long lanh/nước/nức/nở/Ba đình/sử mở/trắng tang”, cũng có vấn đề: “Thủa long lanh”, tất nhiên chỉ có Lê Đạt mới dùng “thủa long lanh” và thế mới là thơ Lê Đạt. Nhưng “long lanh” thì chỉ mô tả được sắc đẹp của giọt sương mai, hay hàng mi của cô gái đẹp, hoặc ngấn lệ của hạnh phúc. Còn ở đây là một người khóc trong đám tang, thì hình tượng ấy quả thật là khó chấp nhận. Với cách dùng “nức” cho một dòng, còn “nở” cho một dòng khác, thì nghĩa của từ “nức nở” đã bị phá nát. Dù là một người dễ tính nhất cũng không thể chấp nhận lối phá cách này, nó thực sự là một sự phá hoại tiếng Việt, chứ hoàn toàn không phải là phá cách. Đây có lẽ là chủ ý của Lê Đạt chứ không phải là Ông bất tài đến như vậy… Một đoạn khác trong “Trường ca Bác” của Lê Đạt: “Đoàn Vệ xuân/Đoàn Giải phóng xuân/Đoàn du kích xuân/ Đoàn bạch đầu xuân/ Đoàn xung phong xuân/ Đoàn vận tải xuân”.
Tại sao không phải là (xin mạn phép được phóng tác): Đoàn quân /đoàn dân (hoặc: Đoàn quân/toàn dân) trùng trùng /điệp điệp /bước xuân. Sự thật phải đánh giá rằng, những câu thơ trên của Lê Đạt là hoàn toàn sáo ngữ, thậm chí còn có phần ngô nghê, là lạ. Không giống Lê Đạt trong các tác phẩm “Cái chổi quét rác rưởi”, “Nhân chuyện mấy người tự tử”, hay đầy đủ hơn trong “Bóng chữ” “Ngó lời”, “Tự tình với Eiffel” và “Đường chữ” của Ông… Cuối cùng đoạn kết của “Trường ca Bác” vẫn là những từ “xuân” lặp đi lặp lại vô hồn: “Việt Nam/mới xuân/mở xuân/sáng xuân
Quả xuân/nhớ người/trồng xuân
Ta đi/trồng xuân” vv.., thật khó mà cảm nhận! Để hợp lý cho những sự bất thường của “Trường ca Bác”, Phong Lê trong bài phân tích của mình đã viết: “Đọc Lê Đạt khó lòng đưa logic của ta để hiểu thơ Ông, cũng chẳng nên nhọc lòng đi tìm một logic thông thường trong thơ Ông, mà hãy tìm đến những mảng khối của hình và ý sau câu và chữ”. Đây là một suy nghĩ khá bế tắc, nặng tính bao biện, không dám nhìn thẳng vấn đề. Nếu không hiểu được bút pháp của Lê Đạt thì người ta dễ dàng nhầm giữa câu và ý, thơ Ông là “ý trong câu và câu dụng ý”, tất nhiên đọc một cách hời hợt và không có tâm trạng thì quả là không cảm nhận nổi thơ của Ông. Có lẽ chính vì vậy mà “Trường ca Bác” của Lê Đạt mới tài tình che mắt được sự soi mói của những nhà phê bình văn nghệ quốc doanh. Ngoài những câu thơ đầy hàm ý bạch hóa sâu xa , còn lại chỉ là những câu chữ lặp lại vô nghĩa hoặc được sao chép nguyên văn từ những câu thơ, những lời nói của HCM, và cả những câu sao chép lại trong bản “Trường ca Lê Nin” của Maiacopxky. Nói chung, “Trường ca Bác” của nhà thơ Lê Đạt khó đọng lại trong tâm trí người đọc một ấn tượng sâu sắc. Có lẽ bởi vì nó được viết ra với một ẩn ý khác – Một sự bạch hóa cần thiết – Của Lê Đạt dành cho HCM. Một người đã dành những năm tháng sung sức nhất của đời người cho kháng chiến, phục vụ những toan tính của ĐCS và HCM. Nhưng nhà thơ Lê Đạt cùng với bạn bè của Ông trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, chỉ vì yêu chuộng văn nghệ tự do và tôn vinh dân chủ trong đời sống, đã bị HCM đẩy xuống bùn đen. Một người đã bị ức hiếp như vậy, bị bạc đãi như vậy, không thể nào lại đi ca ngợi, tôn vinh kẻ đã từng thủ ác với mình. Cho dù Lê Đạt có là người có trái tim nhân hậu và độ lượng đến đâu, thì Ông chỉ có thể tha thứ cho HCM chứ không thể ca ngợi con người ấy… Bằng chứng rõ ràng nhất, đó là lời nói của Lê Đạt lúc cuối đời (trả lời phỏng vấn của RFI ngày 13/04/1999), xin trích: Phóng viên: “Trong thâm tâm, các anh vẫn coi cụ Hồ là thần tượng. Nhưng ông ta lại chủ trương điều mà các anh chống lại, đó là sự toàn trị và cấm đoán cái mà các anh đòi hỏi, đó là tự do tư tưởng. Mình không thể nào tranh đấu với một thần tượng mà mình tôn thờ và phấn đấu đòi lật đổ sự độc tôn thần tượng đó. Đó là cái điểm mâu thuẫn, không thể giải thích được trong lập luận của các anh”? Lê Đạt: “Tôi không bao giờ coi cụ Hồ là đại diện cho tự do và dân chủ trên đất nước Việt Nam”…. “Thần tượng trên mọi phương diện thì không bao giờ có, không bao giờ tôi nghĩ cụ Hồ là thần tượng của tự do dân chủ trên đất nước Việt Nam. Không có”! Có lẽ Lê Đạt không hèn đến mức đánh sau lưng HCM. Nhưng “Trường ca Bác” đã là một lời bày tỏ cho người đời biết rằng: HCM là đầu mối oan khiên dắt các dân tộc Việt Nam đi vào ngõ tối. Nếu không có HCM, Cách mạng Tháng tám có thể sẽ mở ra một trang sử hào hùng cho Việt Nam. Nhưng thật đau đớn, nó lại là một đại họa, khiến cho hàng trăm ngàn người vô tội bị bức hại trong “Cải cách ruộng đất” và sau này là hơn 3 triệu người khác thiệt mạng trong hai cuộc chiến tranh (1946 – 1954 và 1954 – 1975), tiếp sau là một làn sóng tị nạn đau thương của hàng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi. Như lời thơ Ông viết: “Thủa Ba Đình/sử mở/trắng tang”. HCM đích thị là kẻ thù của nhà thơ Lê Đạt. Hồ Chí Minh – Kẻ thù của …”cục gạch” mùa đông Sau khi bác Hồ về chầu hai cụ tổ Mác Lê, Bộ Chính Trị quyết định lập một viện bảo tàng cho Bác, để nhân dân ngoài chiện viếng xác còn được chiêm ngưỡng những kỷ vật quý hóa gợi nhớ đến quãng đời thanh bạch, hy sinh, đầy cực khổ của Bác trên con đường cú nước. Thế là các tòa đại sứ VN (TĐS/VN) tại các quốc gia mà Bác đã từng sinh sống bèn ra thông báo: Ai có giữ được những vật dụng hay hình ảnh về Bác thời bần cố thì mang đến trình với TĐS sẽ được trọng thưởng !?. Chỉ mới ít lâu, có một cụ bà ốm yếu ở Paris đến TĐS/VN xin gặp người phụ trách, cụ bà rụt rè thưa:
- Tôi biết rõ phòng trọ mà Bác đã từng ở suốt thời gian ở Paris. Viên lãnh sự của TĐS/VN vui mừng hỏi:
- Thế bà có hình ảnh về căn phòng trọ đó à? Cụ bà nhỏ nhẹ nói:
- Không, nhưng ông nhớ câu chuyện Bác đã trải qua suốt mùa Đông lạnh lẽo ở Paris trong căn phòng trọ rẻ tiền không lò sưởi, và Bác phải hàng đêm dùng “cục gạch” nung để giữ ấm không? - Ai chà, chuyện vô cùng cảm phục về thời hàn vi của Bác, sao lại không nhớ?. Thế cụ bà còn giữ được … cục gạch đó à? - Thưa ông, đúng vậy! - Ô! Thế thì hay quá, cụ bà mau đưa ra đây, sẽ có thưởng!. Nhưng phải đúng nhé, chúng tôi sẽ cho thử nghiệm tuổi của viên gạch ít ra cũng phải từ 50 năm thì mới khả tín… - Vâng, ông đừng lo, tôi có giấy tờ chứng minh đàng hoàng. - Thế cơ à, thế cụ bà đưa xem nào. Cụ bà chậm rãi rút ra một tờ thư tình đã cũ vàng nhưng rất ..thẳng thớm. Viên lãnh sự cầm xem và nhíu mày lẩm bẩm:
- 1919, Ma chérie Marie… (1919, Ma-ri cưng của anh…) - Cái giấy này là…???? Bà cụ trả lời:
- Vâng, tôi chính là … “cục gạch” nung mùa đông của Bác đó, thưa ông !.
Hồ Chí Minh – Kẻ thù của …”cục gạch” nung mùa đông Sau khi bác Hồ về chầu hai cụ tổ Mác Lê, Bộ Chính Trị quyết định lập một viện bảo tàng cho Bác, để nhân dân ngoài chiện viếng xác còn được chiêm ngưỡng những kỷ vật quý hóa gợi nhớ đến quãng đời thanh bạch, hy sinh, đầy cực khổ của Bác trên con đường cú nước. Thế là các tòa đại sứ VN (TĐS/VN) tại các quốc gia mà Bác đã từng sinh sống bèn ra thông báo: Ai có giữ được những vật dụng hay hình ảnh về Bác thời bần cố thì mang đến trình với TĐS sẽ được trọng thưởng !?. Chỉ mới ít lâu, có một cụ bà ốm yếu ở Paris đến TĐS/VN xin gặp người phụ trách, cụ bà rụt rè thưa:
- Tôi biết rõ phòng trọ mà Bác đã từng ở suốt thời gian ở Paris. Viên lãnh sự của TĐS/VN vui mừng hỏi:
- Thế bà có hình ảnh về căn phòng trọ đó à? Cụ bà nhỏ nhẹ nói:
- Không, nhưng ông nhớ câu chuyện Bác đã trải qua suốt mùa Đông lạnh lẽo ở Paris trong căn phòng trọ rẻ tiền không lò sưởi, và Bác phải hàng đêm dùng “cục gạch” nung để giữ ấm không? - Ai chà, chuyện vô cùng cảm phục về thời hàn vi của Bác, sao lại không nhớ?. Thế cụ bà còn giữ được … cục gạch đó à? - Thưa ông, đúng vậy! - Ô! Thế thì hay quá, cụ bà mau đưa ra đây, sẽ có thưởng!. Nhưng phải đúng nhé, chúng tôi sẽ cho thử nghiệm tuổi của viên gạch ít ra cũng phải từ 50 năm thì mới khả tín… - Vâng, ông đừng lo, tôi có giấy tờ chứng minh đàng hoàng. - Thế cơ à, thế cụ bà đưa xem nào. Cụ bà chậm rãi rút ra một tờ thư tình đã cũ vàng nhưng rất ..thẳng thớm. Viên lãnh sự cầm xem và nhíu mày lẩm bẩm:
- 1919, Ma chérie Marie… (1919, Ma-ri cưng của anh…) - Cái giấy này là…???? Bà cụ trả lời:
- Vâng, tôi chính là … “cục gạch” nung mùa đông của Bác đó, thưa ông ! “cục gạch” của Bác (Cục Thứ 3) Hồ Chí Minh – Kẻ thù của …”cục gạch” nung mùa đông Sau khi bác Hồ về chầu hai cụ tổ Mác Lê, Bộ Chính Trị quyết định lập một viện bảo tàng cho Bác, để nhân dân ngoài chiện viếng xác còn được chiêm ngưỡng những kỷ vật quý hóa gợi nhớ đến quãng đời thanh bạch, hy sinh, đầy cực khổ của Bác trên con đường cú nước. Thế là các tòa đại sứ VN (TĐS/VN) tại các quốc gia mà Bác đã từng sinh sống bèn ra thông báo: Ai có giữ được những vật dụng hay hình ảnh về Bác thời bần cố thì mang đến trình với TĐS sẽ được trọng thưởng !?. Chỉ mới ít lâu, có một cụ bà ốm yếu ở Paris đến TĐS/VN xin gặp người phụ trách, cụ bà rụt rè thưa:
- Tôi biết rõ phòng trọ mà Bác đã từng ở suốt thời gian ở Paris. Viên lãnh sự của TĐS/VN vui mừng hỏi:
- Thế bà có hình ảnh về căn phòng trọ đó à? Cụ bà nhỏ nhẹ nói:
- Không, nhưng ông nhớ câu chuyện Bác đã trải qua suốt mùa Đông lạnh lẽo ở Paris trong căn phòng trọ rẻ tiền không lò sưởi, và Bác phải hàng đêm dùng “cục gạch” nung để giữ ấm không? - Ai chà, chuyện vô cùng cảm phục về thời hàn vi của Bác, sao lại không nhớ?. Thế cụ bà còn giữ được … cục gạch đó à? - Thưa ông, đúng vậy! - Ô! Thế thì hay quá, cụ bà mau đưa ra đây, sẽ có thưởng!. Nhưng phải đúng nhé, chúng tôi sẽ cho thử nghiệm tuổi của viên gạch ít ra cũng phải từ 50 năm thì mới khả tín… - Vâng, ông đừng lo, tôi có giấy tờ chứng minh đàng hoàng. - Thế cơ à, thế cụ bà đưa xem nào. Cụ bà chậm rãi rút ra một tờ thư tình đã cũ vàng nhưng rất ..thẳng thớm. Viên lãnh sự cầm xem và nhíu mày lẩm bẩm:
- 1919, Ma chérie Marie… (1919, Ma-ri cưng của anh…) - Cái giấy này là…???? Bà cụ trả lời:
- Vâng, tôi chính là … “cục gạch” nung mùa đông của Bác đó, thưa ông !. e hè, hay hè, “cục gạch’ già mùa đông nhằm nhò chi, bác còn có nhiều cục gạch mỡ bốn mùa: xuân hạ thu đông,…he he, hay hè,.. Tên đồ tể Hồ Chí Minh không những là kẻ thù của nhà thơ Lê Đạt mà còn là kẻ thù của dân tộc Việt Nam. Rồi đây lịch sử sẽ vạch mặt chỉ tên chính xác cho tên đồ tể này như Liên Bang Nga đã làm với tên thầy Stalin của hắn. chúng mày thật là lũ mất dậy. không thể tưỡng tượng nổi. chúng mày cứ thử nghĩ xem có nguoi nào dó xuyên tạc và bôi nhọ cha me chúng mày như thế thi chúng mày nghĩ gi?.sao chúng mày còn có thể nói và viết dược tieng Việt nhỉ? bọn vô lại. (Cháu Bác Hồ) hai thằng ngu, một thằng viết thơ và một thằng bình thơ. rõ là chán. sao dạo này nhiều bài spam quá Hai thằng com, một thằng sùng bái xác ướp, một thằng oắt con tào lao! 1919, Ma chérie Marie… (1919, Ma-ri cưng của anh…):
Cục Gạch Năm Xưa Marie một thời trăng hoa
Tấm da sưởi ấm dê già Chí Minh
Cụ bà trình bức thư tình
Muà đông giá lạnh cuả anh cục tình
Bây giờ quàn tại Ba Đình
Em yêu ốm yếu nhớ anh vì tiền
Tưởng rằng béo bở ăn liền
Sứ quán trọng thưởng ái ân năm nào?
Marie chậm dãi phều phào
Thưa ông: tôi chính là bà Marie
Tôi là cục gạch năm xưa
Paris sưởi ấm ông Hồ ấm thân
Bây giờ hồn thác xác tàn
Đào hoa ả điếm lẽ nào dễ quên?
Theo nghề phụ ảnh mà quen
Bồi bàn nóng bỏng môi son má hồng
Nỗi buồn cố quốc tha hương
Nhờ tôi chàng mới vẻ vang huy hoàng
Chết rồi hồn phách có thiêng
Trả em số nợ đêm đông quịt tiền…?
– Lu Hà 12.1.2011 |