"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Samstag, 17. September 2011

Đồng Hồ & Hiến Pháp

S.T.T.D Tuởng Năng Tiến
 
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi bỗng trở thành một thằng vô cùng rảnh rỗi. Rảnh, tôi hay đi lang thang cho nó qua ngày. Có chiều, tôi thấy một anh bộ đội vội vã buớc vào một tiệm sửa đồng hồ, với vẻ khẩn trương:
 
 - Cái này tôi vừa mua hôm qua, còn mới nguyên, vậy mà hôm nay đ... hỏng. Mà loại không nguời lái đấy nhá. Cứ phải lắc lắc, đến mỏi cả tay, cái kim giây cng chỉ nhúc nhích vài nấc rồi đứng.
 
Ông thợ chỉ mới nghe chứ chưa nhìn, đa lắc lắc đầu quầy quậy:
 
- Chịu thôi!
 
- Cố giúp cho đi, bao nhiêu là năm lương của tôi đấy, không phải ít đâu. Đây là món quà mà bố tôi vẫn ao uớc mãi...
 
Sự chân thật và vẻ khẩn khoản của ông khách khiến người thợ mủi lòng:
 
- Anh mua nhằm đồ rởm rồi.
 
- Giả à?
- Tui ngó qua là biết liền đồng hồ giả mà.
- Thôi chết! Thế bây giờ phải làm sao?
 
- Dục bà nó đi chớ đồ giả màl àm sao sửa đuợc, cha nội?
Anh lính trẻ ngớ ra một chút, rồi thẫn thờ quay buớc, mặt buồn thiu. Nguời thợ sửa đồng hồ (ái ngại) nhìn theo, trông cng buồn không kém. Còn tôi, tôi cng... buồn luôn!
 
Rõ ràng, tôi thuộc diện... buồn theo. Không những chỉ buồn theo mà (không chừng) tôi dám còn là nguời buồn nhất ­­­­­­dù ngay lúc đó tôi chưa biết vì sao mkhi khổng khi không mình lại buồn quá mạng, và buồn thảm thiết!
 
Rất lâu sau, có hôm, tôi đuợc nghe ông Phùng Quán kể chuyện Đầu Năm Xông Đất NThơ Tố Hữu.” Trong buổi tương phùng (muộn màng) này, Tố Hữu cao hứng đọc một bài thơ tứ tuyệt mới nhất của ông:
 
Có anh bộ đội mua đồng hồ
Thiệt giả không rành anh cứ lo
Đanh hỏi cô nàng, cô tủm tỉm:
“Giả mà như thiệt khó chi mô!”
 
Theo nguyên văn lời của Phùng Quán: “Nhà thơ đọc lại lần thứ hai, nhấn mạnh từng từ một. Khách khứa nghe cung đều cuời tủm tỉm, nhưng không ai bình luận gì hết. Tôi thì đoán họ đều như bị hẫng.”
 
Tôi cng bị hẫng luôn. Vẫn nói theo ngôn ngữ đương đại thì tôi thuộc diện... hẫng theo. Và nói tình ngay thì tôi hẫng lắm. Không chừng, tôi lại (dám) là nguời... hẫng nhất!
 
Tôi bỗng nhớ đến cái cảm giác hụt hẫng mà mình đa trải qua khi nhìn nét mặt buồn ruời ruợi của anh lính trẻ, thất thểu buớc ra khỏi tiệm sửa đồng hồ vào một buổi chiều buồn, hơn hai mươi năm truớc.
 
Lúc ấy, tôi mới chỉ mơ hồ cảm nhận đuợc là có cái gì không ổn trong cuộc chiến khốc liệt (vừa tàn) trên đất nuớc mình. Sao chung cuộc, kẻ chiến thắng (nếu còn sống sót) chỉ nhận đuợc những chiến lợi phẩm, nhỏ bé và thảm hại đến thế? Chỉ có một cái cái đồng hồ thôi sao? Đã thế, dân chúng ở vùng địch tạm chiếm lại còn trao tặng” cho những chiến s giải phóng quân toàn là... của giả!
 
Sau khi nghe chuyện Tố Hữu đọc thơ, và hình dung ra nụ cuời “tủm tỉm” của cô hàng (cùng nét mặt láu cá của tác giả) tôi chợt ngh thêm rằng: chả riêng gì cuộc chiến “giải phóng” miền Nam, tất cả những gì thuộc về (cái được mệnh là) “cách mạng” ở Việt Nam  vào thế kỷ qua đều có cái gì đó rất là không ổn, hay nói chính xác hơn là... không thật!
 
Và sự thật (nghĩa là sự giả trá) đuợc phơi bầy rõ nhất qua Hiến Pháp của đất nước này. Ngày 7 tháng 9 năm 2011, ông tân Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng – kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 – long trọng tuyên bố:
 
Việc nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 phải trên cơ sở kế thừa và tổng kết cả quá trình thực hiện Hiến pháp 1946 kết hợp với các bản Hiến pháp qua các thời kỳ; phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn cách mạng mới trên tinh thần tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
 
 
Tôi đã có lần nghe ông Vi Đức Hồi buột miệng khen:”Đảng nói nghe cứ như hát vậy.” Ông Nguyễn Sinh Hùng quả đã không làm hổ danh đảng (mình) trong chuyện hát ca. Năm trước, vào ngày 12 tháng 6, trong tuồng “Dự Án Đường Sắt Cao Tốc,” ông ấy hát tỉnh queo:
 
“Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn… Với mức vay nợ như vậy, chúng ta có thể làm được… Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm…”
 
Gần hai tháng sau, vào ngày 4 tháng 8, qua một vở tuồng khác (“Vinashin Vỡ Nợ”)  ông Nguyễn Sinh Hùng ca nghe cũng mùi không kém: 
 
 Tình hình (của Tập đoàn Vinashin) hiện nay vẫn trong tầm giải quyết và năng lực của ta, chưa tuột khỏi tay ta, nên nếu để Vinashin phá sản thì ta lại phải dựng lên một ngành công nghiệp tàu thuỷ mới. Vì thế Chính phủ xác định rõ chủ trương phải quyết tâm xây dựng lại ...năm 2015 sẽ có một Vinashin mới."  
 
Người Việt có câu “một tấc đến Giời.” Riêng với những người cộng sản, kiểu như ông Nguyễn Sinh Hùng, thì Giời chưa chắc đã cao đến ... một tấc. Bởi vậy, việc sửa đổi hiến pháp trên “trên tinh thần tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”– do ông lãnh đạo – kể như chỉ là chuyện nhỏ!

Chỉ có điều đáng tiếc là cái miệng leo lẻo của ông Hùng không thuyết phục được ai. Trước khi Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 mở phiên họp đầu tiên, ông
Huy Đức đã có lời dự báo không được lạc quan cho lắm:  
 
“Quyền sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa thuộc về nhân dân mà đang ở trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam, thay vì kiến tạo một nhà nước pháp quyền (rule of law), bản Hiến pháp mới chỉ có thể là bộ luật cơ bản để tiện bề “quản lý” (rule by law).”
 
 ....

Cho dù tiếp tục giữ quyền viết Hiến pháp thì Đảng cũng hãy vì sự thịnh vượng của quốc gia mà chia sẻ bớt quyền lực cho nhân dân. Đừng nghĩ là tình hình chưa đủ xấu... Nên nhớ là những cuộc nổi dậy thường bắt đầu từ những uất ức của người dân trước những bất công chứ không phải từ những trí thức đang lên tiếng nhằm thức tỉnh chính quyền. Thay vì đào những đường hầm để thoát thân khi có biến như Gaddafi, ngay bây giờ hãy khai thông các lối ra cho toàn dân tộc.
 
 
Và ngay sau phiên họp này, ông Nguyễn Hà đã đưa ra nhận xét rất bi quan:
 
Nhìn sơ qua Ủy ban sửa đổi Hiến pháp lần này, có thể thấy rằng đa số – nếu không muốn nói là tất cả – đều là viên chức nhà nước, không có đại diện của các đoàn thể hay đảng chính trị, mà nếu có cũng là viên chức của nhà nước. Có thể thấy, giới luật gia, luật sư, và thành phần trí thức ngoài xã hội – những nhân tố cực kì quan trọng, để góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp đều không hiện diện trong Ủy ban này
 
Dân chỉ có thể tin khi dân được biết và được hỏi ý kiến về những chuyện liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của họ: từ chuyện chống tham nhũng đến chuyện quản lý các doanh nghiệp nhà nước, cho nước ngoài thuê đất, thuê rừng, đến chuyện ngoài hải đảo xa xôi… Dân khó tin khi quan chức nói một đằng làm một nẻo, rất khó tin khi tham nhũng vẫn tràn lan…
 
Từ thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, bà Huỳnh Thục Vy cũng có “Vài Suy Nghĩ Về Việc Sửa Đổi Hiến Pháp” bi quan không kém:
 
Sự thay đổi, sửa đổi chóng vánh và chắp vá chỉ thể hiện một điều là người ta muốn đối phó tình thế, thiện chí giả tạo và xoa dịu những căng thẳng bề nổi hơn là thực tâm thúc đẩy tiến bộ. Hơn nữa, việc thay đổi tùy tiện đối với một văn bản có tầm quan trọng như thế của những người cộng sản trong bao nhiêu năm qua  làm cho ta thấy thái độ coi thường Hiến pháp của họ. Đối với họ, Hiến pháp không phải là  bản cam kết, mà chỉ là cái công cụ trong tay, muốn định đoạt thế nào tùy nghi. Và sự thiếu vắng tiếng nói đóng góp của các tầng lớp dân chúng cũng nói lên rất nhiều cái vai trò mờ nhạt, mang tính danh nghĩa của định chế quan trọng này ở Việt Nam.
 
 “Thật buồn cười khi một việc tốn nhiều thời gian, tâm sức chuyên gia và công quỹ quốc gia, chẳng mang lại sự thay đổi và hiệu quả cụ thể nào lại cứ được truyên truyền và liên tục thực hiện. Tiền thuế của dân đâu phải được nộp để các nhà lãnh đạo thỉnh thoảng mang Hiến pháp ra đổi Hiến pháp mới, hay sửa lại cho có công có việc mà làm!
 
Tui thì còn bi quan hơn nữa, và không chừng tui dám là người bi quan nhứt đám. Cứ mỗi lần nghe đến nhà đương cuộc Hà Nội rục rịch chuyện sửa đổi hiến pháp là tôi lại nhớ đến mẩu đối thoại mà mình nghe được ở tiệm sửa đồng hồ, vào ngày 30 tháng 4, hơn 30 năm trước:
 
- Dục bà nó đi chớ đồ giả mà làm sao sửa đuợc, mấy cha!