Hẳn
nhiên là không cần phải chờ cho đến khi cộng sản bị tiêu diệt, người ta
mới khám ra những hậu qủa khốc hại của thuyết vô thần (vô tôn giáo),
một trong ba lý thuyết căn bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhưng
ngay khi chúng còn sống đây, mọi người đều đã nhìn thấy tận mắt những
hậu qủa của sách lược vô tôn giáo do Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng
áp đặt lên xã hội Việt Nam.
Chỉ sau 60 năm cầm quyền, nó đã phá hủy hầu hết các gía trị luân lý, đạo đức của đời sống và gây phương hại trực tiếp đến tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội từ văn hóa, tôn giáo đến bản sắc dân tộc. Có thể nói, không còn một góc cạnh nhỏ nào trong các sinh hoạt chung hay riêng mà không bị sách lược vô tôn giáo này kềm tỏa. Nó kềm toả đời sống thuần lương của con người và xã hội bằng bốn chữ xem ra khá đơn giản là: “gian trá, chia rẽ”
Chỉ sau 60 năm cầm quyền, nó đã phá hủy hầu hết các gía trị luân lý, đạo đức của đời sống và gây phương hại trực tiếp đến tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội từ văn hóa, tôn giáo đến bản sắc dân tộc. Có thể nói, không còn một góc cạnh nhỏ nào trong các sinh hoạt chung hay riêng mà không bị sách lược vô tôn giáo này kềm tỏa. Nó kềm toả đời sống thuần lương của con người và xã hội bằng bốn chữ xem ra khá đơn giản là: “gian trá, chia rẽ”
1. Gian dối: Một định chế cơ bản của xã hội cộng sản?
Có một sự thật rất thật mà không ai có
thể chối cãi được là: Khi con người không còn được hướng dẫn để đặt niềm
tin vào sự hoàn thiện ( hoàn hảo và toàn thiện) của tôn giáo và thần
linh, tội ác và gian dối lập tức xuất hiện. Nó xuất hiện và xã hội nào
cưu mang nó, không bao giờ có cuộc sống trong an bình.
Điều này đúng hay sai? Liệu các xã hội
cộng sản, trong đó có đảng và nhà nước Việt cộng theo chủ thuyết vô tôn
giáo. Coi tôn giáo như là “ thuốc phiện ru ngủ nhân dân” cần triệt hạ,
hơn là một hướng đi đìch thực cần thiết giúp con người tìm đến Chân
Thiện Mỹ, có là một minh chừng cụ thể cho khái niệm trên hay không?
Như tôi đã có dịp viết ở phần trước: Ý
niệm về Tôn Giáo là một ý niệm khởi nguyên về thiện ác, nó xuất hiện
ngay từ khi có con người. Ý niệm này phát sinh một cách tự nhiên, rồi
được hệ thống hóa, biến thành lề luật sống ( như đạo Ông Bà, thờ cúng Tổ
Tiên ở Việt Nam ). Hoặc là từ lề luật, biến thành sự ràng buộc êm ái
tôn trọng nhau. Cả hai đều quy về một mục đích duy nhất là bảo vệ Công
Lý, Sự Thật để giải thoát con ngưòi khỏi những gian trá, tội lỗi. Thúc
đẩy con người làm lành lánh dữ. Nhắm đưa con ngưòi tới đích Chân Thiện
Mỷ, và hướng tới cuộc sống an vui và hạnh phúc.
Từ điểm nhìn này, với cá nhân. Tôn Giáo
chính là niềm tin là chỗ nương tựa để cho mọi người tìm về cuộc sống
trong an bình, thanh thản. Đối với xã hội, Tôn Giáo không những chĩ là
nơi nương tựa. Nhưng còn là một nền tảng vững chắc, trên đó, con người
xây dựng thêm những trật tự để mưu cầu cho cuộc sống của tập thể được
tôn trọng, được an bình và thịnh vượng.
Theo đó, một tổ chức xã hội, dù là xã hội
dân sự, quân sự, độc tài chuyên chế hay phong kiến độc ác với tất cả
mọi thứ luật lệ đáng kinh hãi nhất cũng không bao giờ có khả năng đem
lại đời sống an toàn, yên vui cho con người, cho xã hội, nếu như ý niệm
về tôn giaó, về sự Thiện, Ác, về Công Bằng, về sự thưởng phạt của tâm
linh không ăn sâu, bám chặt và làm chủ trong lòng người. Bằng chứng là
vào thời thượng cổ, Âu hay Á cũng thế, khi tôn giáo chưa là giường mối
của cuộc sống, con người sống như hoang dã, tàn bạo với nhau hơn xã hội
tiến bộ hôm nay.
Trong khi đó, thuyết duy vật biện chứng
của Marx ra đời vào giữa thế kỷ 19 là lúc con người đã đạt đến nhiều
tiến bộ và nhân bản, được đem vào áp dụng từ khoảng đầu thế kỷ 20, lại
chủ trương triệt hạ tôn giáo, hóa giải ý niệm đạo đức và đẩy con người
vào cuộc sống bạo lực bằng một cuộc tuyên truyền vĩ đại: “ Tôn Giáo là
thuốc phiện của nhân dân”. Với cuộc tuyên truyền này, có thể nói, Hồ chí
Minh và tập đoàn cộng sản đã lật ngược mọi giá trị luân lý, đạo đức của
xã hội Việt Nam đã tích lũy từ ngàn năm trước, và coi cuộc sống đạo
hạnh của tôn giáo như liều thuốc phiện ru ngủ nhân dân, cần phải triệt
hạ. Kết qủa của cuộc tuyên truyền là nhà nước Việt cộng đập phá các cơ
sở thờ phượng như chùa chiền, nhà thờ, đền miếu. Kế đến, mở cuộc đấu tố
giêt người trên quy mô rộng lớn vào những năm 1955-1956 theo khẩu hiệu: “
Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Kết qủa, cuộc đấu tố này đã
đẩy người dân Việt trở lại thời hoang dã, hoàn toàn bị trắng tay về cả
mặt tinh thần lẫn vật chất.
a- Đời sống vật chất
Trước hết, Hồ chí Minh và tập đoàn Việt
cộng khoác lên cổ người dân cái danh nghĩa làm chủ đất nước. Sau đó, hô
hào, vận động những người làm chủ đất nước lao đầu vào một cuộc đấu tồ
qủy hãi thần kinh để lấy lại ruộng đất cho nhân dân. Kết qủa, sau cuộc
“đào tận gốc, trốc tận rễ.” trí phú dịa hào. Toàn bộ tài sản của đất
nước và của những người bị đấu tố kia lọt vào tay đảng và nhà nước Việt
cộng. Những người chủ nhân của dất nước là những công nhân, những thợ
cày, tay trắng hoàn trắng tay, phải sống nhờ, sống như kẻ nô lệ ngay
trên chính mảnh đất nhiều đời của mình.
Lúc trước, người nông dân chẳng thoát
cảnh lao động cực nhọc, nhưng họ và con cái họ còn có được bát cơm no và
có những giây phút quây quần bên nhau sống hạnh phúc. Nay, việc lao
động còn cay cực gấp nhiều lần hơn xưa. Đã thế, cơm gạo không đủ. Gia
đình thật khó mà có được bữa cơm no. Nói chi đến những ngày hội ngày lễ,
ngày tết để có niềm vui ngập lòng. Thay vao đó là những đôi mắt trắng.
Riêng các xã viên trong các tổ sản xuất, trong nhà máy hay hợp tác xã
tại nông thôn. Họ học thêm được món nghề mới của xã hội chủ nghĩa. Muốn
có thêm một bữa cơm no, gạo trắng thì chỉ còn một cách duy nhất: Ăn
trộm!
b. Đời sống tinh thần
Bấy nhiêu gian truân về thể chất hình như
cũng chưa thỏa để đày đoạ con người Việt Nam . Sau mùa đấu tố, người
dân mới bàng hoàng để biết rằng, thật khó có thể gột rửa được cái “thành
tích” đã tham gia vào những cuộc giết ngưòi và giết chết tình nghĩa xóm
thôn. Họ phải mang vạ vì, chính bản thân họ, không phải một lần mà đã
nhiều lần tham gia, giơ tay lên, trực tiếp đấu tố lấy đi sự sống của
đồng loại.
Người dân Việt Nam vốn dĩ không phải là
người gian ác, nhưng đã vô tình trở thành những công cụ đắc lực giúp
Việt cộng giết chết nền luân lý đạo đức của xã hội Việt Nam ! Nghĩa là,
người dân Việt Nam đã rơi tỏm vào trong một cái âm mưu gian dối và thâm
độc của nhà nước Việt cộng. Chúng đẩy ngưòi dân Việt Nam vào con đường
giết đồng loại, tự mình hủy diệt nền luân thường đạo lý của xã hội. Tự
mình hủy diệt toàn bộ niềm vui và hạnh phúc của mính và con cái mình mà
không ai hay biết. Họ cứ tưởng tham gia đấu tố là cải tạo xã hội. Ai
ngờ, nó lừa mình giết mình! Khi tỉnh ngộ, mọi chuyện đã lỡ. Tuy thế, cái
trắng tay về vật chất không đáng sợ. Nhưng việc trắng tay về mặt tinh
thần khi nền luân thưòng đạo lý bị đào tận gốc trốc tận rễ mới là điều
đáng sợ hãi.
Ai cũng biết, người Việt Nam từ rất xa
xưa, dù ở thành thị hay nông thôn, đều là những ngưòi trọng đạo nghĩa.
Hơn thế, tinh thần tôn gíáo hầu như được biểu lộ ở mọi nơi mọi chốn hay
trong mọi câu chuyện. Ai cũng biết, chẳng có một làng mạc, đường xá nào
mà không có các nhà thờ, đình chùa, miếu thần hoàng, miếu thờ cô hồn.
Những nơi này thưòng nghi ngút hương khói trong các ngày lễ, ngày tết,
ngày rằm mỗi tháng.
Song song với tinh thần trọng đạo ấy,
người dân Việt còn được đánh gía là một sắc dân hiền hòa, đạo hạnh, hiếu
khách, thật thà, chất phác, cần cù, chịu đựng nhưng rất cầu tiến. Hay
giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau và sống theo tinh thần đại gia đình. Đặc biệt
là ở các vùng thôn quê, tinh thần này biểu lộ rất rõ ràng. Đây là một
gia tài vô giá của dân tộc, vì chính tinh thần gắn bó tương trợ này đã
là một chất xúc tác mạnh mẽ nhất để ngừơi Việt Nam gắn kết với nhau
thành một khối đồng nhất trong những công cuộc bảo vệ xóm thôn. Rối đến
việc kháng chiến, bảo vệ nền độc lập của đất nước trong mấy ngàn năm
qua. Từ đó, tạo nên những chiến công oanh liệt cho đất nước.
Dĩ nhiên, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng
sản, hiểu rất rõ tinh thần này của dân tộc Việt Nam . Hơn thế, chúng tự
biết: Nếu muốn tồn tại, dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn, cộng sản
không có một chọn lựa nào khác ngoài việc phải “đào tận gôc, trốc tận
rễ” cái tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam ngay sau
khi họ nhờ sức mạnh của nhân dân mà cướp được công quyền. Và bài tính
này đã được tập đoàn Việt cộng thực hiện cấp bách và triệt để vào những
năm 1955-56. Đến nay nó vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Nó chỉ biến thể
cách đấu tố mà thôi.
Như thế, dưói một góc nhìn khác, cuộc đấu
tố, “đào tận gốc, trốc tận rễ” không dừng lại sau cái chết của 172000
người và cũng không dừng lại khi nó đẩy người dân vào cuộc sống bần
cùng. Nhưng chính cái chết muộn của nền phong hóa, của luân thưòng đạo
lý sau mùa đấu tố theo chủ trương vô tôn giáo mới là cái chết khủng
khiếp trong lịch sử của dân tộc. Bởi vì, dưới guồng máy cai trị của cộng
sản, Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín không còn là điểm tựa sống cho dân tộc. Thay
vào đó, bản ác vô đạo của Hồ chí Minh được đề cao như gương mẫu. Kế
đến, tình nghĩa của đồng bào sau lũy tre xanh đã hoàn toàn bị phá sản
bởi những nhát dao đấu tố và những cánh tay giơ lên. Từ đó, người dân
trở nên bạc nhược, ích kỷ và nhà nước thì hãnh diện về cái thành tích
cải tạo xã hội theo sách lược vô tôn giáo của họ. Nhưng lại là một sự
tủi nhục cho đất nước. Bởi lẽ, ở nơi nào tinh thần tôn giáo không được
tôn trọng thì nơi đó đạo dức, luân lý bị suy đồi và xã hội sẽ đầy dẫy
bất công, tội ác.
Bằng chứng là theo báo cáo về tình hình tôn giáo năm 2005, được ghi lại vào năm 2007 như sau:“Thực
trạng tín đồ các tôn giáo: Đến năm 2007, tổng tín đồ các tôn giáo ở
Việt Nam là 23 triệu ( dân số là khoảng 87 triệu). Trong đó: Phật giáo
gần 10 triệu; Công giáo 5,9 triệu; Tin Lành gần 1 triệu; Hồi giáo 67
nghìn; Cao Đài 3,2 triệu; Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,4 triệu; Tịnh độ
cư sĩ Phật Hội 1,4 triệu; Tứ Ân Hiếu Nghĩa 78 nghìn, Ngũ Chi Minh Chân
Đạo 10 nghìn. Từ năm 2005 đến năm 2007 tín đồ tăng 2 triệu người…”
pgs.ts nguyễn đức Lữ.
Với con số thống kê này, số ngưòi Việt
Nam không có đạo lên đến gần 3/4 trên tổng số dân, là một điều hoàn toàn
trái ngược với các con số thống kê trước kia. Đặc biệt là Đạo Ông Bà,
thờ cúng tổ tiên chiếm đa phần trong dân số, nay đã bị nhà nước loại ra
khỏi bản thống kê này. Đạo Lão, đạo Khổng cũng không được nhắc tời nữa.
Trong khi đó có những tổ chức, tôi nghĩ thế, như Tứ Ân Hiều Nghĩa, Ngũ
Chi Minh Chân Đạo, với thành phần nhân sự qúa ít ỏi lại được coi là một
tôn giáo!
Tại sao cộng sản muốn loại Đạo Ông Bà,
thờ cúng Tổ Tiên ra khỏi danh sách của các Tôn giáo, và coi những tổ
chức kia thành một tôn giáo? Có hai cách giải thích:
a. Một là Đạo thờ thần, thờ cúng tổ tiên
không có hệ thống giáo lý và tổ chức quy mô lớn. Đơn vị Đạo thường là
gia đình và dòng tộc, truyền đời một nền giáo lý căn bản cho nhau là ăn
ngay ở lành, làm thiện lánh ác để được phúc . Bởi vì đất trời, phúc lộc
là của thần linh ban phát cho người. Nhưng từ mùa đấu tố, đơn vị gia
đình đã bị phá hủy, tình xóm thôn, đại gia đình đã bị trốc tận gốc. Sách
lược vô tôn giáo đã ảnh hưởng nặng nề đến lối sống của người dân. Tuy
người dân không bỏ việc thờ cúng ông bà, vẫn hương khói trong những ngày
giỗ chạp. Nhưng đa phần vì sợ Việt cộng làm khó dễ nên đã khai chữ
Không trong bản lý lịch trong mục Tôn giáo. Theo đó, nhà nưóc có con số
thống kê trên chăng?
b. Hai là Việt cộng tự ý cho mình có năng
lực trên cả thần quyền nên nhà nước tự y` xóa sổ Đạo Ông Bà ra khỏi
danh sách các Tôn Giáo?
Cách nào thì Việt cộng cũng chứng tỏ được
khả năng tiêu diệt sự đạo hạnh của tôn giáo. Bởi vì, tuyệt đại đa số
dân ta trước kia đều là ngưòi có đạo. Nay sau 60 năm cầm quyền, nhà nưóc
đã làm cho số những người tin vào sự hoàn thiện, thánh đức của tôn giáo
để hướng tớí Chân Thiện Mỹ và đời sống an bình chỉ còn hơn ¼ dân số.
Đây là con số đáng lo ngại, nhưng lại được coi là sự thành công vượt bực
của cuộc tuyên truyền vĩ đại: “ Tôn giáo là thuốc phiện để ru ngủ nhân
dân”! Nhưng bằng cách nào, cộng sản có thể đạt những con số trong bảng
thống kê trên?
Theo tài liệu trong bộ “ Lịch sử kinh tế
Việt Nam từ 1945-2000”, do viện kinh tế Việt Nam xuất bản thì cuộc đấu
tố đẫm máu trong các năm 1955-1956 do cộng sản phát động đã có 172.008
nạn nhân.
Ở đây có một điểm cần lưu ý theo bộ sách
là: Cuộc cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với mười triệu dân và tỷ
lệ quy vào thành phần được ấn định trước cuộc đấu tố là 5,68% trên tổng
số dân (trang 85, tập II). Nhưng tỷ lệ này được các cai đội cải cách
ruộng đất thi hành một cách máy móc, các xã cố “truy bức để đôn tỷ lệ
địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc” (trang 86, Tập II). Đó là lý
do có nhiều xã vượt chỉ tiêu đề ra.
Như thế, nếu những điều cuốn sách này
viết ra là có thật, thì sự khả tín vào những con số nạn nhân cũng không
có nhiều, nếu như không muốn nói là đầy gian dối và mờ ám. Bởi lẽ, nếu
tính theo tỷ lệ 5% trên 10 triệu dân đã được quy định để cho các xã phải
thi hành thì số nạn nhân trên toàn miền bắc phải là trên 500.000 người
chứ không phải là con số 172.008 người như bộ sách này viết. Theo đó,
con số 172008 này phải được hiểu là những ngưòi đã bị giết chết chứ
không phải chỉ là nạn nhân. Vì Nạn nhân có nhiều nghĩa, bị tù, bị giam,
bị đưa đi lao động, bị giết cũng đều được coi là nạn nhân.
Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau:
Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%).
Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%).
Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó 290 bị oan (49%).
Phú nông: 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%).
Tổng cộng: 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%.
Nếu đã bị kết là địa chủ ác gian, thì làm
gì có chuyện oan đến 77.4%. cùng lắm là có năm ba người bị bắt và bị
kết án lầm là gian ác thôi chứ? Rồi địa chủ thường, nói lên tính cách
bình thường trong công cuộc làm ăn cần cù, có thể họ cũng là ân nhân của
dân làng. Tại sao cũng bị giết và lại cũng có giết oan đến 65%. Chữ
giết oan ở đây được hiểu thế nào? Đến địa chủ kháng chiến cũng là vấn
đề. Không có địa chủ kháng chiến lấy tiền đâu, gạo thóc đâu nuôi quân
kháng chiến. Họ bị giết, mà tại sao không phải là 100% bị oan mà chỉ có
49% là bị oan, lại là tỷ lệ bị oan ít nhất! Rồi đến phú nông? Thế nào là
phú nông? Nhà có con trâu cái cày được gọi là phú nông chăng? Người có
chút tiền của bị giết là đúng tội chăng?
Đây là những câu hỏi không bao giờ cộng
sản có thể trả lời được ngoại trừ một câu trả lời duy nhất. Việt cộng
muốn tiêu diệt nền đạo lý cơ bản của dân tộc Việt Nam bằng cách giết
ngưòi, tạo ra sự sợ hãi cho dân để nắm quyền lực. Ở đây, tuy bộ sách
không nói đến số luợt người tham gia vào những cuộc đấu tố. Nhưng hẳn
nhiên là họ không tham gia một lần, ít ra mỗi ngưòi phải tham gia 5, 7
lần.Trong những lần ấy có rất nhiều cảnh con đấu cha mẹ. Vợ đấu chồng,
anh em đấu nhau. Hàng xóm láng giềng thì mạnh ai nấy xăn tay áo lên mà
hằn học trả thù lẫn nhau vì thân nhân của mình đã bị đấu! Như thế số
lượt người tham gia đấu tố đòi giết người sẽ lên đến khoảng 50 triệu
lượt ngưòi. Một con sô thừa sức để giết chết tất cả mọi thứ tình nghĩa
của gia đình, của láng xóm, của đồng bào đã từng bao bọc với nhau cả
nghìn nghìn năm trước.
Một khi tình cha con, láng giềng, thân
tộc, thày trò, đều bị cộng sản đánh bật gốc rễ, nơi những người còn sống
chỉ còn là một hoang mang tột cùng. Ở bất cứ nơi đâu, qua ánh mắt, lời
nói đều để lại những dấu ấn đậm nét của một đời sống bât an, nơm nớp lo
sợ một thứ như tai họa nào đó bất chợt sẽ đổ xuống. Tinh thần luôn luôn
bị khủng bố. Thần kinh lúc nào cũng bị dồn nén căng thẳng. Kết qủa, chỉ
còn một cách duy nhất có thể làm cho hệ thần kinh não bộ vơi bớt đi
những căng thẳng là nói dối. Chúng nói sao thì mình nói như thế. Dù rằng
nói để lừa chính mình.
Sau nói dối là gian dối. Gian dối hết
tầng này đến lớp khác. Nó trở thành một căn tính của xã hội. Nay trở
thành một định chế cơ bản của xã hội chủ nghĩa. Nó chính là chủ thể của
mọi sinh hoạt ở mọi nơi, mọi chốn, trong mọi cấp bộ của đảng và nhà nước
Việt cộng rồi lan truyền vào xã hội mà khởi đầu là chữ sợ hãi. Sự sợ
hãi bắt nguồn từ những vụ đấu tố dã man trong thời 55-56. Hoặc sau những
cuộc bắt bớ và giết người mờ ám của những bàn tay bạo tàn cộng sản.
Điều này đúng hay sai? Chuyện kể rằng:
Buổi sáng sau đêm đấu tố. Mặt trời vẫn
lên. Nắng gắt từ sớm. Đôi mắt của dân làng từ người gìa đến đứa trẻ đều
bàng hoàng sợ hãi như vừa tỉnh giấc sau cơn ác mộng. Nhiều người chưa
dám tin đó là chuyện thật, dù chính họ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần:
Gỉa thế nào được mà gỉa! Nhớ đêm trước, trời tối như mực, dưới ánh sáng
chập chờn của mấy ngọn đuốc. Người chẳng nhìn rõ mặt ngưòi. Chỉ có những
lời hò hét và những cánh tay thúc nhau vung lên cao theo con dao mã tấu
của đội và tấm hình khổ lớn của “ bác” đang mìm cười.
Vậy là mười mấy ngưòi bị ghép vào tội địa
chủ, phải chết chém. Cánh tay đảng viên mạnh lắm. Những đôi chân người
đi dự đấu tố run lên, Có người vội bịt chặt lấy mặt. Chém xong, có tiếng
hô lớn. Thôi giải tán! Đám đông vội rut lui khỏi cánh đồng. Không một
câu chuyện, cũng không có tiếng khóc, cũng không có tiếng chó sủa.Thỉnh
thoảng có những cái bấm tay như bảo nhau yên lặng.Về đến nhà, lên
giường, ngưòi vẫn run bần bật. Ánh đèn tắt. Dân làng như chết hẳn.
Sáng hôm sau. Nắng lên. Những vệt máu đã
đông, đen, đặc quánh bên xác chết trong hiện trường. Lạ, giữa đồng,
tưởng rằng ruồi bu kiến đậu kiếm ăn. Có đấy, nhưng không nhiều.
Nằm nhô lên khỏi mặt đất còn vài cái xác
không có thân nhân. Bên cạnh đó, nơi tụm năm, nơi túm ba những ngưòi
thân phủ phục xuống bên cái xác đầu đã được ghép lại với thân. Xác nằm
ngửa mặt lên đón nắng. Giận trời hay hận đất? Giữa hiện trưòng vẫn còn
mấy tấm hình lớn khổ của Hồ chí Minh. Cái thì cắm dính trên cọc, cái thì
đổ xuống. Có một đứa trẻ, có lẽ là con nhà cách mạng, tuổi lên năm, lên
sáu. Trên người mặc mỗi cái áo cộc, không có quần, để lòi cả dái ra. Nó
vác một cái lá cờ đỏ lớn hơn ngưòi. Đi quanh ảnh bác.
- Lạy ông nông dân. Lạy ông đội, cho chúng con mang xác của bố con về chôn cất.
- Cứ để đấy cho nó biết tội của nó.
- Xin…
- Xin vói xỏ gì…
Những ánh mắt thất thần, nhìn sợ hãi, uất
hận sau lớp tóc rối bù che trước mặt. Vội đứng lên, riu riú ra khỏi
hiện trường. Có ai tìm được tình nghĩa xóm thôn còn lại sau cuộc đấu tố
này?
Và đây là câu chuyện tiếp nối của 60 năm sau: Vào chiều ngày 21-9-2011, khi viết bài báo này, tôi vào trang mạng VNExpress.net.
Khi mở trang pháp luật ra, tôi dùng mình hoảng sợ. Bởi vì trong đó có
14 bản tin được giới thiệu trong mục Pháp Luật thì có đến 9 bản tin liên
quan đến án mạng chết người như:
1. Nguyễn văn Luyện, (kẻ giết ba ngưòi) ở tiệm vàng không tỏ ý hối bận.
2. Kẻ giết dì vợ thoát án tử hình vì còn vị thành niên.
3. Tử hình đứa con sát hại cha.
4. Nghi án người đàn ông bị nhân tình đâm chết.
5 Kẻ trộm chó hại chết bảo vệ.
6. Sừ tù người tông xe giết chết vợ,( vợ đòi ly dị).
7. Dấu hiệu vụ án mạng xác không đầu trôi sông.
8. Một người chết sau hỗn chiến trong quán bar.
9.Cô giáo vô ý làm chết bé trai 6 tuổi
Đây là kết qủa phải đến trong một xã hội
mà chính nhà cầm quyến đã chủ trương đào tận gốc, tróc tận rễ luân
thường đạo lý của xã hội và thay vào đó là nền văn hóa vô đạo ( vô gia
đình và vô tôn giáo) của chủ nghĩa duy vật. Theo đó, khi con người không
còn được hướng dẫn để đặt niềm tin vào công lý, thần linh, vào sự hoàn
thiện ( hoàn hảo và toàn thiện) của tôn giáo. Tội ác và gian dối lập tức
xuất hiện. Đó sẽ là cái chết khủng khiếp nhất của lịch sử. Nói cách
khác, khi một xã hội chủ trương tiêu diệt nền luân lý và đạo đức của tôn
giáo thì chính xã hội ấy đã đẩy con ngưòi vào cuộc sống bạo động, chết
chóc. Nó sẽ không bao giờ mang bình an đến cho cuộc sống của con người.