"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Freitag, 27. August 2010

Sự chiếm đoạt nguồn nước của phía Trung Quốc


JOHN LEE, Ba Sàm dịch

24-8-2010 - Hãy coi nhẹ vấn đề Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Thay vào đó, nếu Mỹ thực sự quan tâm đến việc tăng cường sự hiện diện của mình tại châu Á, thì hãy tập trung vào sông Mekong.

Trong những tuần gần đây, Hoa Kỳ đã thực hiện một số bước quyết đoán trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và Bắc Kinh đang theo dõi với tâm trạng lo lắng. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có một động thái đi tới dứt khoát từ giọng điệu thường là hòa dịu của chính quyền khi bà tuyên bố vào cuối tháng Bảy rằng việc làm trung gian giúp giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quôc với một số nước khác ở châu Á về các quần đảo và những quyền lợi hàng hải tại vùng biển này là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Sau đó, vào ngày 22 Tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ khôi phục các mối quan hệ với các lực lượng đặc biệt của Indonesia đặc sau 12 năm gián đoạn, với mục tiêu cuối cùng là khôi phục toàn bộ các quan hệ quân sự đôi bên. Ông cũng khẳng định sự hợp tác khác với các đối thủ hàng hải của Trung Quốc, bao gồm một loạt các bài tập huấn luyện quân sự đa phương tại Campuchia, tập trận chung hải quân Hoa Kỳ-Việt Nam, và các cuộc thảo luận quan trọng với Hà Nội về phân bổ nhiên liệu hạt nhân.

Rõ ràng là Hoa Kỳ đang thật sự “trở lại ở châu Á,” như bà Clinton đã hứa hẹn hồi tháng Giêng. Nhưng thêm nữa, có một cuộc tấn công trong khu vực tinh vi hơn, nó lao nhanh theo sự định vị ở Washington, thậm chí có công suất lớn hơn gây bối rối cho Bắc Kinh: đó là việc can dự của Mỹ vào khu vực sông Mekong. Mới đây bà Clinton đã họp mặt với các ngoại trưởng các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam và cam kết hỗ trợ cho Sáng kiến Hạ Mekong 187 triệu USD, trong đó có mục tiêu được tuyên bố là để cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, và môi trường trong khu vực. Cuộc tấn công này không có hỏa lực tương tự như các bài tập huấn luyện quân sự – nhưng kín đáo, mà một số quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nói với tôi họ tin rằng điều này là cách tiếp cận mềm mới mẻ tại khu vực Mekong có tiềm năng để đạt được những gì mà tất cả các quan hệ đối tác hải quân trên thế giới có thể không có được.

Dòng Mekong dài 2.700 dặm Mekong bắt đầu từ cao nguyên Tây Tạng và chảy từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam. Trung Quốc đã cho xây dựng ba đập thủy điện trên suốt dọc sông Mekong (ở Trung Quốc gọi là Lan Thương) và sẽ hoàn thành một con đập thứ tư trong năm 2012. Hiện tại, mực nước của sông Mekong thấp hơn những mức thấp kỷ lục xưa nay, đe dọa đời sống của khoảng 70 triệu người tại các quốc gia phía nam của Trung Quốc, nơi mà nông nghiệp nuôi sống phần lớn dân cư. Các nước này quy trách nhiệm cho Bắc Kinh đã đắp đập ngăn nước để làm lợi cho công dân Trung Quốc trong khi người dân ở hạ lưu đang đói.

Không có bằng chứng để kết luận rằng các con đập và những chính sách sử dụng nguồn nước của Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về tình trạng mực nước ở hạ lưu xuống thấp, song hành động của Bắc Kinh từ chối cho phép kiểm tra trên diện rộng các hoạt động của mình tại Lan Thương – cũng như thái độ khinh khỉnh của nước này đối với các nước nhỏ hơn đang khiếu nại – một lần nữa đã không thể cam kết với các nước nhỏ hơn rằng họ đang được đối xử công bằng. Các nước này lo sợ cho một tương lai cơ hội tiếp cận các nước của họ sẽ bị Bộ Thủy lợi Trung Quốc kiểm soát.

Bắc Kinh có thể có thái đội khinh khỉnh và đang bắt nạt các nước nhỏ hơn khi nói đến lợi ích riêng của mình, theo cách mà các nhà quan sát chính trị về Sông Mekong ắt hẳn sẽ thừa nhận. Song phương pháp tiếp cận của Trung Quốc trên phần lớn châu Á về cơ bản là một cách tiếp cận từ trái tim-đến-khối óc. Họ là nhà cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và không kèm theo ràng buộc cho các chính phủ châu Á khác, đặc biệt là cho những quốc gia như Philippines và Thái Lan, là những nước đôi khi tuột khỏi vòng tay của Washington. Các nhà ngoại giao của nước này đông đảo và chăm chỉ nhất trong tất cả các nước châu Á, gieo rắc một hình mẫu “giá trị châu Á” bản địa được thiết kế đặc biệt để loại trừ ảnh hưởng của Mỹ. Các quan chức và các chiến lược gia chính trị ở Bắc Kinh ngày càng nói nhiều về một cách tiếp cận từ dưới lên cho uy quyền tối cao trong khu vực, bằng cách sử dụng các luận cứ kinh tế và văn hóa để thuyết phục giới tinh hoa lãnh đạo châu Á rằng cương vị lãnh đạo của Trung Quốc là con đường đi tới chắc chắn và tốt lành cho sự thịnh vượng của khu vực trong tương lai – chứ không phải là sự cộng tác với Mỹ.

Bởi vì điều này, mà hành động tự nguyện của Washington để có được sự tham gia vào nhữngtranh cãi về sông Mekong có thể tạo ra một đối trọng gần như hoàn hảo trước chiến lược của Trung Quốc giữa hàng chục triệu người dân có cuộc sống phụ thuộc vào con sông. Giới tinh hoa chính trị tại các quốc gia Châu Á (các trường hợp ngoại lệ bao gồm Bắc Triều Tiên và Miến Điện) đang được dẫn dắt để ngả theo sức mạnh của Mỹ hơn là Trung Quốc. Tuy nhiên, những ngày này người dân đang ngày càng tự hỏi trong những thứ này, điều gì giành cho họ. Trong khi đã có hơn 40 hiệp định thương mại song phương và đa phương đã được ký kết giữa các quốc gia châu Á, bao gồm một hiệp ước Trung Quốc-ASEAN đã được kích hoạt trong năm nay, còn Mỹ đã ký kết và phê chuẩn chỉ có một hiệp định, với Singapore. Đây là lý do tại sao khả năng Mỹ sẽ ngăn chặn việc Bắc Kinh kiểm soát sông Mekong có thể nhắc nhở hàng triệu người dân châu Á bình thường rằng địa vị đứng đầu của Hoa Kỳ trong khu vực vẫn còn quan trọng, rằng mục tiêu ngoại giao và sự có mặt về quân sự của người Mỹ đã duy trì hòa bình ở châu Á và gìn giữ cho tuyến đường biển quan trọng được an toàn và thoáng rộn cho giao thương trong nhiều thập kỷ.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage thường khuyên rằng “có được Trung Quốc ngay là có được châu Á ngay.” Tăng cường liên minh với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Úc vẫn là một phần quan trọng nhất của chiến lược này. Thiết lập quan hệ đối tác an ninh mới với các nước như Ấn Độ, Việt Nam, và Indonesia cũng là quan trọng. Nhưng phát triển kinh tế và thịnh vượng trong tương lai là ưu tiên hàng đầu của khu vực. Đối với hàng chục triệu người châu Á tại những nước này mà sự sống còn và kế sinh nhai của họ phụ thuộc vào dòng Mekong, thì không gì hơn là một chính sách nhắm thẳng vào các quyền lợi sử dụng nguồn nước.

Vẫn còn quá sớm để nói rằng liệu của chính quyền Barack Obama sẽ toàn tâm toàn ý theo đuổi những mối quan tâm mới của mình cho dòng sông Mekong hay không. Song sức nặng của Mỹ ném xuống cho những vấn đề thuộc về “bánh mì và bơ” của khu vực là một phương cách thông minh cho Washington để thu phục hàng triệu người bạn mới trong khu vực – và giữ cho một đối thủ cạnh tranh đang rất hăm hở phải ở trong chuồng.

Nguồn: http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/08/23/chinas_water_grab