"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Mittwoch, 29. Dezember 2010

NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN: TIÊU CHUẨN THIẾT YẾU ĐÀO TẠO NGƯỜI DẤN THÂN CHÍNH TRỊ ( tt )

NGUYỄN HỌC TẬP

4 - Lương tâm
Đối với mọi nhà chính trị và mọi người tín hữu Chúa Ki Tô, lương tâm vẫn luôn luôn là tiêu chuẩn cuối cùng để phán đoán và không ai có thể vì lý do gì chèn ép, đàn áp được.
Chỉ khi nào đứng trước mặt Chúa, lương tâm mới nhận thấy mình đứng trước một trạng thái trách nhiệm phải lựa chọn trước những vấn đề có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của mình cũng như liên hệ đến cách thái độ phải có của một công dân.
Lương tâm là bức tường cuối cùng chống lại mọi thể thức độc đoán, mọi cách cư xử sắt đá trong đời sống chính trị đàn áp tự do buông tha, chống lại mọi ý thức hệ độc đoán của phe phái đảng trị, kể cả của chế độ " giáo phẩm trị ".

Tuy nhiên  lương tâm không thể nào là cách phán quyết " trung lập " cho cách hành xử phải có, đứng trước vấn đề.
Lương tâm không thể nào là cách định chuẩn tùy hứng và chịu ảnh hưởng các mối kích thích cũng như áp lực. Bởi đó điều quan trọng đối với lương tâm là dựa vào những định chuẩn có uy quyền để nhìn và phán đoán động tác của chính mình.
Đối với người tín hữu Chúa Ki Tô trong chính trị, lương tâm để hướng dẫn mình phải luôn luôn là lương tâm Ki Tô giáo.
Đó là lương tâm được thông báo và được đào tạo trong môi trường thuộc hệ thông hiệp với Giáo Hội.

Hơn nữa, nếu như người công giáo chúng ta chắc chắn rằng Chúa Ki Tô là trung tâm điểm thiết thực của thực tại lịch sử và là viên đá góc tường, nền tảng của mọi kiến trúc chính đáng của nhân loại, điều đó chúng ta cũng có thể xác quyết liên hệ với Giáo Hội, Thân Thể Mầu Nhiệm của Người, trải dài Sự Hiện Diện của Người ra trong lịch sử.
Là thành phần Thân Thể Chúa Ki Tô, thuộc về Thân Thể Chúa Ki Tô, thuộc về và là thành phần của Giáo Hội, đó là tiêu chuẩn không thể coi nhẹ, không thể nào bỏ qua của tất cả mọi tín hữu, để có được một phán đoán đúng đắn về đời sống mình và về tất cả các thực tại.
Khi sự liên hệ với Giáo Hội trở thành mỏng manh trong lương tâm và trong cuộc sống, người tín hữu không thể có được một phán đoán định chuẩn nguyên thủy phải có và cuối cùng sẽ bị lệ thuộc qụy lụy trước những đòi hỏi của quyền lực và lợi thú của thế gian đầy hấp dẫn.

Sống thông hiệp với Giáo Hội và chứng nhân cho Giáo Hội là việc góp phần căn bản để kiến tạo cộng đồng con người và đồng thời cũng là nguồn mạch, sức mạnh và trợ lực cho việc dấn thân của người tín hữu giáo dân nhằm phục vụ công ích.
Bởi lẽ trong đồ án của Chúa, Giáo Hội là bí tích hiệp thông, nhờ đó mọi người đưọc dựng nên và được nhằm để kết hợp vào Giáo hội. Giáo Hội thông ban sức mạnh phục sinh của Chúa Ki Tô, cuộc cách mạng cao cả của tình yêu, đoạn tuyệt với mọi gông cùm nô lệ, sự chiến thắng trên cái chết và số phận chắc chắn tốt đẹp cho con người.
Phúc Âm của Chúa Giêsu là
   - " Tin Mừng về phẩm giá của con người " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Redemptor hominis, 10),
   - " Sứ điệp của tự do và sức mạnh giải thoát " ( Congregazione per la Dottrina della Fede, Istruzione Libertatis Nuntius, introduzione)
   - và là niềm hy vọng hiện thực của đời sống chính đáng, sung mãn và hoàn hảo.
Bởi đó việc góp phần lớn lao và không thể thay thế được của Giáo Hội cho đời sống của mỗi xã hội con người là hiện diện và càng ngày càng hiện diện như chính bản thể của mình, nghĩa là chứng nhân về ơn gọi của mình như là mầu nhiệm thông hiệp, bí tích cho sự đoàn kết giữa con người với con người.
Đó là " tremendum mysterium " ( mầu nhiệm khủng khiếp ) của Giáo Hội, làm sụp đổ đi các bức tường bất công, chia rẻ và gian trá làm chia tách con người và các dân tộc. Đồng thời Giáo Hội cũng mời gọi tất cả, qua Phép Rửa,
   - trở nên " thành phần của một thân thể duy nhứt ", tất cả mọi người đều " trở nên một trong Chúa Ki Tô " ( cfr. Gal 3, 28; Col 3, 11),
   - trong đó " dấu chứng  của sự hiệp nhứt " và " mối liên kết của tình bác ái là Phép Thánh Thể " ( Công Đồng Vatican II, Sacrosanctum Concilium, 47).
Với tư cách vừa kể Giáo Hội hiện diện trước mặt mọi người như là " forma mundis " ( hình thức khuôn mẫu của thế giới ), nhân loại được hoà giải lại với tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, trong đó thể hiện các mối tương quan hiện diện chung sống hơn là đặt trên của cải; trong đó đặt nền tảng trên tình huynh đệ, và bởi đó Giáo Hội là mầm mống và dấu chứng của một xã hội mới ở giữa thế gian.

Trong khi tất cả những cấu trúc không tưởng xã hội hoàn hảo của con người biến thành " tháp Babel ", nếu không muốn nói là thành những thực thể địa ngục, thì đây là cộng đồng  mà tấm lòng của con người đang trông đợi và là cộng đồng mà mọi người đều đang được mời gọi tham dự và nhằm thiết lập nên.
Xã hội con người cho đến nay
   - vẫn còn có cảnh điều ác xảy đến mặc dầu không ai muốn,
   - điều thiện ai cũng mong muốn, nhưng không mấy khi thực hiện được, con người có thể trở thành người anh " Caino " của đứa em " Abele ",
   - lợi thú cá nhân có trọng lượng hơn công ích.
Nhiều khi con người dường như bất lực, trước những gì đã  và đang xẳy ra trong xã hội.
Cần phải có một cái gì đó xảy ra hay một người nào đó đến để cứu giúp chúng ta thoát khỏi lạm dụng, thối nát, bất công, phe phái, để tạo được một cuộc sống liên đới, huynh đệ thông hiệp, mà với khả năng và sức lực, tự  chúng ta không có khả năng thực hiện nỗi. 
Chỉ có lòng thương xót của Thiên Chúa, nhờ biến cố Nhập Thể và Phục Sinh của Chúa Ki Tô - " Redemptoris hominis " giải thoát được chúng ta tự tận gốc rễ của hoàn cảnh nô lệ và tôi mọi, và nhờ ơn Chúa Thánh Thần thông ban cho chúng ta qua trung gian Giáo Hội mới có thể cứu thoát chúng ta khỏi những giới hạn và rối loạn trói buộc con người chúng ta và làm cho chúng ta được tái sinh thành con Thiên Chúa, tất cả đều thông hiệp nhau trong tình huynh đệ không bao giờ có thể gảy đổ được.
Nhân chứng như vừa kể của người tín hữu Chúa Ki Tô hôm nay cũng sẽ tạo nên thái độ sững sờ đối với những ai không phải là Ki Tô hữu, như những gì các dân ngoại đã thốt ra trước các Ki Tô hữu tiên khởi:
   - " Hãy xem họ thương yêu nhau dường nào ! ",
Thật là một cái gì khác lạ của thế giới khác đang ở trong thế giới trước mắt mọi người.

Giao Hội Chúa Ki Tô là hiện thân của Người trong cuộc sống con người. Giáo Hội đang gìn giữ đức bác ái mà Chúa Ki Tô đã truyền cho và luôn luôn mời gọi mọi người hãy thực thi cho anh em mình một cách nhưng không, bằng cách một " khuôn mẫu hiệp nhứt " như là kinh nghiệm hiện thực.
Chỉ có một tình yêu cao cả hơn, rộng lớn hơn phương thức sống của chúng ta mới là nguồn mạch năng lực và định hướng cho việc thiết lập lại các mối liên hệ ràng buộc cho việc tham dự, chung sống và liên đới trong tình huynh đệ được.
Bởi đó Giáo hội luôn luôn là nguồn mạch tái sinh và tái sinh lại con người, cộng đồng và dân nước hiệp nhứt.
Đó chính là những gì Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã nhấn mạnh trong Thông Điệp Christifideles Laici của ngài, khi ngài đề câp đến việc muốn
   - " canh tân lại tổ chức Ki Tô giáo trong xã hội con người cần phải canh tân lại tổ chức Ki Tô giáo chính trong các cộng đồng giáo Hội " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Christifideles Laici, 34),
để từ đó các cộng đồng Giáo Hội nhận thức và phổ biến mầu nhiệm thông hiệp chính là Giáo Hội.

Sống đời sống Giáo Hội như là " gia đình và trường học của tình thông hiệp " ( Novo Millenio Eunte, 43) là của cải qúy báu cho mọi cộng đồng nhân loại.
Và đó là kinh nghiệm mà người tín hữu Chúa Ki Tô truyền bá trong mọi lãnh vực sống, cũng như nơi môi trường dấn thân hoạt động của mình. Càng có nhiều Ki Tô hữu như vừa kể trong các biên giới chính trị, lãnh vực khoa học, đấu tranh xã hội...các môi trưòng đó càng được đánh động bởi bởi các thách thức và ước vọng lựa chọn, mở ngỏ rộng rãi thêm cho những cuộc đối chiếu và cộng tác với nhiều người thuộc về những quan niệm khác nhau.
Nói một cách ngằn gọn, người tín hữu giáo dân trong chính trị cần phải có đời sống sống động, trí thức và thiêng liêng có gốc rễ đâm sâu vào thân thể Giáo Hội.

Năm 1981, nhân kỷ niệm giáp 100 năm ngày sinh nhật của Alcide De Gasperi ( vi Tổng Thống Dân Chủ Thiên Chúa Giáo đàu tiên của Y Quốc) , Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II khen ngợi ngài bằng cách xác nhận:
   - " Đối với Alcide De Gasperi, đức tin là trung tâm gợi ý, là sức mạnh liên kết, tiêu chuẩn giá trị và lý do để lựa chọn " ( Citato da Benedetto XVI, in " Allocuzione alla Fondazione Alcide De Gasperi, L'Osservatore Romano, 20.06.2009).
Và Đức Thánh Cha Benedictus XVI tiếp tục:
   - " Bởi đó chúng ta không có gì phải lấy làm lạ, khi biết được rằng trong một ngày làm việc của ngài ( Alcide De Gasperi ), mặc cho đầy dẫy các công việc quốc sự, ngài vẫn để dành một khoản thời gian để cầu nguyện và liên hệ với Chúa, bằng cách khởi đầu một ngày, khi nào có thể được, bằng tham dự Thánh Lễ. Nói đúng hơn là những lúc rối loạn và đầy chuyển động là những lúc được đánh dấu bằng thưọng đỉnh đời sống thiêng liêng của ngài " ( ĐTC Benedictus XVI, in " Allocuzione alla Fondazione Alcide De Gasperi. id.). 
Đó cũng là những gì chúng ta mong đợi có được nơi những người tín hữu giáo dân dấn thân trong chính trị: một sự tổng hợp sung mãn giữa đời sống chiêm niẹm và động tác.

5 - Chung sống nhưng khác biệt.
Cuộc sống của người tín hữu Chúa Ki Tô giữa thế gian là cuộc chung sống nhưng khác biệt.
Đó là kinh ngghiệm chung sống mà người tín hữu Chúa Ki tô, nhứt là người tín hữu giáo dân học hỏi để sống đức tin Ki Tô giáo của mình, như là gương sống của các tín hữu tiên khởi, được Thư cho Diogene diễn tả:
   - " Người tín hữu Chúa Ki Tô không phải do khu vực đất đai, do ngôn ngữ hay phong tục làm cho họ khác biệt đối với những người khác. Thật vậy, họ không ở trong những thị xã riêng biệt, không dùng những ngôn từ cá biệt làm cho mình khác biệt với người khác, họ không có một lối sống gì đặc biệt. Tín lý của họ không phải là khám phá ra tư tưởng của những con người đa diện, họ cũng không dính líu gì đến một luồng triết lý nhân loại cá biệt, như những người khác. Sống trong các thị xã Hy Lạp hay mọi rợ, như đối với bất cứ ai có thể xảy ra, và bằng cách thích ứng với tập quán theo y phục, thức ăn và đàng khác nhân chứng cho một cách sống xã hội đáng được ngưỡng mộ, nhưng đồng thời cũng dị kỳ. Họ sống trong quê hương của mình, không như người ngoại cuộc, tham dự vào tất cả như người công dân nhưng tách biệt khỏi tất cả như người ngoại quốc. Mọi quê hương ngoại quốc là quê hương của họ, chớ không phải là quê hương ngoại quốc. Họ cưới hỏi nhau như mọi người và sinh con đẻ cháu, nhưng họ không vất bỏ đi trẻ sơ sinh. Họ ăn uống đồng bàn với nhau, nhưng không chung chăn chung gối nhau. Họ ở trong xác thịt, nhưng không sống theo lối sống xác thịt. Họ sinh sống trên mặt đất, nhưng họ có quyền công dân trên trời. Họ tuân giữ lề luật được thiết định, nhưng bằng đời sống, họ vượt lên trên lề luật. Họ yêu thương tất cả mọi người, nhưng bị mọi người bách hại. Họ không được biết đến và bị kết án. Họ bị giết hại, nhưng tiếp tục sống lại. Họ nghèo khổ, nhưng làm cho nhiều người trở nên giàu có. Họ thiếu thốn tất cả, nhưng họ được đầy đủ tất cả ( ...). Nói một cách ngắn gọn, như linh hồn trong thể xác, như vậy người tín hữu Chúa Ki Tô trong thế gian " ( Anonimo, Lettera a Diogene, www.vatican.va/ spirit / documents).  

Đó là những điều nghịch lý nhận thấy được nơi người tín hữu Chúa Ki Tô ngày hôm qua cũng như hôm nay.
Thật vậy, người tín hữu giáo dân được mời gọi dấn thân vào chính trị, như tất cả những người đồng hương của mình, và cùng với họ, rất được khuyến khích xây dựng một xã hội tốt lành cho con người, nhưng nhứt là mình được xác nhận bởi niềm hiệp thông của Giáo Hội. Người tín hữu giáo dân  là những người tín hữu Chúa Ki Tô trong chính trị, mặc dầu Giáo Hội không phải là một chủ thể chính trị, không có mục đích chính trị, không có mục đích chiếm lấy hay trợ lực cho quyền lực chính trị ( ĐTC Benedictus XVI, Deus caritas est, 27).
Nước Thiên Chúa không thể được do chính trị tạo ra, cũng như đức tin không thể phải qụy phục vâng dạ trước chính trị. Điều đó không có nghĩa là Giáo Hội không tha thiết gì đến đời sống của các Quốc Gia, nhứt là các Quốc Gia chưa lãnh hội đủ các chiều hướng của đời sống con người , mà trong đó chính trị là mức độ nền tảng và bao gồm liên hệ nhiều lãnh vực sống của con người, từ cá nhân, đến gia đình, xã hội, từ cuộc sống thể xác, đến mức hiểu biết trí thức và xác tín luân lý, tinh thần, được đặt trên nền tảng công lý ( ĐTC Bênedictus XVI, Allocuzione al IV Convegno della Chiesa italiana a Verona, L'Osservatore Romano, 19.10.2006).
Đúng hơn sự góp phần của Giáo Hội vào chính trị phải được coi là yếu tố khởi thủy và thiết yếu trong việc kiến tạo Quốc Gia, nhờ vào động tác cải tạo liên lũy và giáo dục mỗi người, nhờ vào các nội dung của chân lý, tình thương yêu và đoàn kết mà Giáo Hội loan truyền cho các dân tộc, nhờ vào Giáo Hội là suối nguồn cung cấp năng lực cho tự do, phẩm giá, tình huynh đệ, lòng chuyên cần, hy sinh liên đới hổ tương, hoà giải và công lý, qua ánh sáng giáo lý của Giáo Hội.

Chắc chắn người tín hữu giáo dân phải biết lắng nghe và vâng theo lời dạy bảo của các Mục Tử mình, liên quan đến thái độ phải có trong môi trường họat động chính trị, xã hội dựa trên tự do, sáng kiến và trách nhiệm theo lương tâm của mình.
Người tín hữu giáo dân mặc dầu lắng nghe lời khuyên dặn của Mục Tử, khi hành xử động tác chính trị của mình dựa theo nguyên lý nền tảng công bình, lẽ phải và tiếng nói lương tâm, nhưng không ai có thể tự cho mình là đại diện cho Giáo Hội, đường lối chính trị của mình là của Giáo Hội và lôi kéo Giáo Hội đứng về phiá những lựa chọn chính trị của mình.

Người tín hữu giáo dân thừa biết là chính trị có những lãnh vực trần thế tự lập và có giá trị theo luật tự nhiên của trần thế được Chúa dựng nên.
Bởi lẽ lời dạy bảo " trả cho Caesar những gì thuộc về Caesar " được Chúa Giêsu chỉ dẫn cho, là nguyên lý khởi thủy đặc tính trần thế của tổ chức Quốc Gia, cho phép chúng ta chuẩn định và phê bình được đối với mọi khuynh hướng
   - " giáo phẩm trị " ( clericalismus ) 
   - hay " thần thánh trị " ( theocratismus ),
   - đối với mọi khuynh hướng ý thức hệ hay tôn giáo quá khích ( radicalis ),
bởi vì tất cả những chủ thuyết và khuynh hướng đó chắc chắn sẽ đưa đến bạo lực, đàn áp và bất công, chống lại tự do của con người.
Trong quá khứ chúng ta đã chịu đau khổ về các kinh nghiệm khủng khiếp của các Quốc Gia theo ý thức hệ vô thần, ngày nay chúng ta cũng có thể rơi vào quan niệm " sharia " ( tôn giáo độc đoán )  như là luật pháp định chế của một vài Quốc Gia.

Chính trị như là phương thế tổ chức cuộc chung sống dựa trên nguyên tắc tự do, là định chế liên hệ và tương đối hóa, không thể nào được hoán chuyển thành tuyệt đối.
Nhưng người tín hữu giáo dân cũng biết rằng mọi quyền năng đều thoát xuất từ Thiên Chúa, để được sắp xếp và hành xử trong chính lãnh vực của mình và cho mục đích của lãnh vực.
Và điều " trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa " có nghĩa là người tín hữu giáo dân tự do dấn thân vào chính trị biết rằng họ không thể làm gì khác hơn là vâng theo lời Chúa dạy, theo lề luật đã được in sâu vào lương tâm con người và theo những gì chính Chúa đã thông ban và giảng dạy cho trong truyền thống lâu dài và trong lời huấn dạy của Giáo Hội.
Có kỳ vọng loại bỏ Thiên Chúa ra bên ngoài cuộc sống chung, không những là điều không thể được, mà còn làm thiệt hại cho cả cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng chính trị.
Người tín hữu giáo dân dấn thân vào chính trị là những chứng nhân của Chúa Ki Tô trong môi trường sống và hoạt động của mình.

Người tín hữu giáo dân dấn thân vào chính trị biết rằng chính trị không thể nào tách rời luân lý và rất thường vấn đề luân lý là những vấn đề có liên quan, nếu không phải nói là quyết định, trong các cuộc tranh luận và thiết định định hướng và chương trình chính trị. Bởi đó họ không thể nào chấp nhận được sự thoả hiệp giữa " dân chủ và tương đối chủ nghĩa ( relativismus)" ( ĐTC Gioan Phaolồ II,  Veritas Splendor, n.101; Centesimus Annus, 46), nơi mà vấn đề các nền tảng và các điều kiện tiên quyết phải có cho một cộng đồng chính trị lại bị thay thế bằng những luật lệ chỉ thị dựa trên sự đồng thuận của thành phần ưu thế, tạm thời và có thể thay đổi.
Thái độ vừa kể của cách hành xử làm cho dân chủ chỉ còn là cái vỏ trống không, trong tình trạng bấp bênh và rối loạn, trong khi chối bỏ đi các nguyên lý về bản tính của con người, liên hệ đến phẩm giá và các quyền bất khả xâm phạm chẳng hạn, để thay vào đó bằng các điều khoản luật theo ý muốn của thành phần đa số đương quyền ( hay độc quyền ) và tuyên truyền thuyết phục bằng các phương tiện truyền thông theo ý thức hệ của họ.
Hành động đó chắc chắn không thể nào kiến tạo được một " Quốc Gia dựa trên luân lý " ( Stato etico) cho một xã hội đa văn hoá .
Muốn có được một " Quốc Gia dựa trên luân lý " như vừa kể, người làm chính trị đúng đắn phải dựa vào cách lý luận và thuyết phục đặt nền tảng trên " luật tự nhiên ", từ đó mọi định chế mới có thể rút ra được tính cách chinh danh ( légitimité) của mình, " lằn mức cuối cùng duy nhứt chống lại mọi cách hành xử quyền lực tùy hỷ hay mọi lừa đảo sắp xếp ý thức hệ " ( ĐHY Joseph Ratzinger, Chies, ecumenismo e politica, ed. Paoline, Milano 1987, p. 159).
Nhưng dù vậy, những người hành đông theo phương cách đó, cũng phải ý thức rằng họ đang làm lu mờ đi tiếng nói của lương tâm và thái độ dành đặc quyền cho các lợi thú tùy hỷ như vừa kể sẽ đưa đến rối loạn và bạo lực.

Điều mới mẻ của sự phân biệt giữa cộng đồng chính trị và cộng đồng tôn giáo, mà Ki tô giáo đã đem đến tư tưởng phát triển nền văn minh hiện đại, không những " bất thần thánh hoá" quyền lực chính trị, " vua là con trời ", " vua thay trời trị dân " chẳng hạn, mà còn tương đối hoá quyền lực chính trị.
Nếu tất cả là chính trị, nói như thành ngữ thường dùng trong thời " tuyệt đối hoá chính trị ", thì chính trị không phải là tất cả, cũng không phải là khởi thủy căn cội và quyết định trong đời sống cá nhân và cộng đồng Quốc Gia.
Chính trị không thể nào có thể có những câu trả lời thoả đáng cho ước vọng chân lý và hạnh phúc, cho thông hiệp và tình yêu, là những nhu cầu đòi buộc tự bản tính của con người, khiến cho con người luôn luôn ao ước phải đưọc thực hiện hoàn hảo.
Khi Quốc Gia có ý định bất chấp hay giảm thiểu các ao ước tự bản tính nầy của con người, Quốc Gia đó đang " vi phạm phẩm giá tối thượng của con người " ; trái lại, nếu Quốc Gia đáp ứng những đòi hỏi tự bản thể đó của con người, Quốc Gia cảm nhận mình có quyền năng giải thoát chớ không phải là cách hành xử tạo nên địa ngục,
Người tín hữu giáo dân biết rằng chính trị đòi buộc mình phải dấn thân một cách say mê, nhưng đồng thời cũng biết rằng chính trị không phải là tất cả, cũng không phải là điều chính yếu độc nhứt.
Đúng hơn " điều phục vụ trước tiên mà đức tin có thể cung cấp cho chính trị ", như những gì Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã viết,  " đó là cuộc giải phóng con người khỏi thái độ phi lý trí của chính trị ", bởi lẽ chính trị tự gán cho mình quyền lực cứu độ, giải thoát, bằng cách cướp lấy và đồng thời xoá bỏ đi và thay thế đức tin Ki tô giáo bằng một niềm hy vọng vượt hẵn lên trên con người. Là điều vô luân, một nền luân lý mạo hiểm có ý định thực hiện được những gì thuộc thẩm quyền của Thiên Chúa. Trái lại một nền chính trị đích thực là chính trị biết chấp nhận mức độ của con người và thực hiện, trong khả năng mức độ đó, các công trình của con người. Chính trị không phải là không biết nhân nhượng, ĐHY Joseph Ratzinger kết luận, bởi vì chính nhân nhượng nhiều khi chính là luân lý đích thực của động tác chính trị " ( ĐHY Joseph Ratzinger, ibid., 143-144).

Ngoài ra người tín hữu Chúa Ki Tô được mời gọi hãy trở thành chứng nhân rằng quyền lực là để phục vụ và phục vụ chính đáng hoá trở lại ý nghĩa cao cả của chính trị.
Chính trị không có nghĩa là đặt đối ngược quyền lực và phục vụ.
Người tín hữu giáo dân không phải là " thiên thần đầy quyền lực " trong chính trị. Họ phải biết rằng chính trị hàm chứa việc tranh đấu để đạt được quyền lực..., nhưng là có được quyền lực để phục vụ hữu hiệu hơn !
Bởi đó mục đích đỉnh chuẩn lý tưởng của người tín hữu giáo dân trong chính trị không phải là con người đầy quyền lực, mà là con người thiếu thốn, có nhu cầu, cần được giúp đỡ, là con người đau khổ bất hạnh, là người nghèo khó - trong đó hiện diện khuôn mặt của Chúa Ki Tô- bởi vì đối với họ, " đức bác ái chính trị"  là  tìm phương thức và tranh đấu nhằm thiết lập được cơ chế tổ chức tốt đẹp nhứt để nuôi sống người đói khát, cung cấp áo quần cho kẻ trần truồng, cho khách xa lạ đổ nhờ, chăm lo chửa trị cho kẻ bệnh tật, tù nhân và những ai bị bách hại...
Ngày nay chúng ta còn có thể tiếp tục bằng cách nói:  làm chính trị là bảo toàn được mạng sống cho kẻ yếu thế, tạo điều kiện thuận lợi cho hôn nhân và gia đình được thành lập, cung cấp việc làm cho người thất nghiệp, đón nhận kẻ di dân và tỵ nạn...
Có gì nghịch thường hơn khi chúng ta nói " phước thay cho kẻ sống trong chính trị ? ".
Nhưng sống trong chính trị không phải là điều nghịch thường để được Chúa chúc phúc, nếu người tín hữu giáo dân sống trong chính trị là người chăm lo, săn sóc cho những kẻ,
   -  " phước thay cho kẻ phiền muộn, cho kẻ hiền lành, cho kẻ đói khát đức công chính, cho kẻ biết thương xót, cho kẻ có lòng trong trắng, cho kẻ xây dựng hoà bình, cho kẻ bị bách hại vì công chính " ( Mt 5, 3-12).
Và nhứt là người tín hữu giáo dân trong chính trị là kẻ được mời gọi hãy biết yêu thương kẻ thù, đối thủ của mình.

Để thực hiện được những điều vừa kể, chính trị là những gì có liên hệ đến các thay đổi định chế pháp luật và cấu trúc để thiết định cuộc sống trong xã hội trong nhiều lãnh vực khác nhau,
Hiện trạng trong nhiều xã hội chúng ta, nhan nhãn trước mắt chúng ta thấy không thiếu, những cấu trúc vẫn còn tồn giữ các mối bất công, bất bình đẳng và thiên vị không thể biện minh được, mà chúng ta có thể gọi là những cấu trúc của tội lỗi.

Nhưng đối với người tín hữu giáo dân đích thực, mọi thay đổi phải được khởi đầu bằng chính sự thay đổi và mở rộng tâm hồn con người. Bởi đó cần phải bắt đầu từ con người, mà nhiều người cho rằng đó là điều ít oi vô nghĩa và không có gì tương xứng với các tiến trinh đại thể chính trị toàn cấu hoá hiện tại.
Trên thực tế, suy nghĩ như vậy là phó thác mình cho tư tưởng lệch lạc, lường gạt và ảo tưởng, cho rằng khuôn mẫu nầy hay hệ thống kia, nhờ vào cơ chế của mình, có thể thay thế việc thay đổi tâm thức của con người, khiến cho mình khỏi cần phải nhọc công chọn lựa điều tốt đẹp tùy trường hợp phải định chuẩn và quyết định.
Thực tế Ki Tô giáo trong chính trị đề nghị trước tiên là phải hoán chuyển lại con người và các công trình tự bản tính mỏng dòn, có thể canh tân và biến chuyển thành tốt đẹp hơn của con người.

Nếu chiếm được cả thế gian, mà mất linh hồn thì được ít gì !
Có ý nghĩa gì, nếu tất cả các việc chuyên cần hy sinh, các cuộc tranh đấu và hy vọng có được một nền công lý tốt đẹp hơn, nhưng rối đều kết thúc với cái chết ? 
Say mê chuyên cần để giải phóng cho tự do, để mở đường cho hoà bình và chân lý, làm mọi cách có thể được để phát triển việc triển nở toàn vẹn con người và liên đới hổ tương, trong đó người tín hữu Chúa Ki Tô ý thức rằng niềm hy vọng cao cả, vượt lên trên các giới hạn và thất bại có thể có, đó là sự sống đời đời, cuộc chiến thắng cuối cùng của tình yêu trên oán ghét, trên bạo lực và trên gian dối. Đó là cuộc sống đời đời với Thiên Chúa:
   - " Hôm nay, con sẽ được ở với Ta trên Thiên Đàng " ( Lc 23, 43).

Người tín hữu giáo dân trong chính trị không thể dẹp bỏ đi những nghịch thường vừa kể của Phúc Âm đối với các thực thể chính trị. Bởi lẽ đó là trung tâm điểm của mỗi công trình giáo huấn Ki Tô giáo chính đáng của người họ.
Người tín hữu giáo dân trong chính trị luôn luôn được mời gọi quy chiếu về những huấn dạy Phúc Âm trong các suy tư, quyết định và tác động của mình. Và cũng tùy thuộc vào các lời huấn dạy đó mà giá trị của các nhân chứng và góp phần chính đáng của họ trong chính trị được định chuẩn.