"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Mittwoch, 29. Dezember 2010

Văn Khố Thuyền Nhân VN 5 năm nhìn lại

2010-12-27 * Năm 2005, Văn Khố Thuyền Nhân VN trụ sở tại Úc bắt đầu thực hiện chuyến hành hương đầu tiên của cựu thuyền nhân từ nhiều nước Phương Tây trở về thăm những trại tỵ nạn ở Đông Nam Á.

Source Văn Khố Thuyền Nhân
Bản đồ các hải trình của thuyền nhân trên biển Đông. Source Văn Khố Thuyền Nhân

Câu hỏi được nêu lên là, từ đó đến nay, Văn Khố Thuyền Nhân đã đạt được những thành tích đáng kể nào, và còn những công tác nào mà tổ chức này chưa thực hiện được ? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, ông Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân cho biết:
Từ 2005 đến nay, chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện được, mỗi năm, ít nhất một chuyến trở về thăm các di tích tỵ nạn ở Malaysia và Indonesia

Hoạt động không ngừng

Ông Trần Đông: Từ 2005 đến nay, chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện được, mỗi năm, ít nhất một chuyến trở về thăm các di tích tỵ nạn ở Malaysia và Indonesia. Trong chuyến 2005, chúng ta có dựng lên bia tưởng niệm thuyền nhân tại Bidong và Galang. Và qua hình ảnh những bia tưởng niệm ấy, từ đó đến nay chúng ta cũng có nhiều bia tưởng niệm khác được người tỵ nạn dựng lên ở nhiều địa phương tại Châu Âu như Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Đức; tại Hoa Kỳ như ở Westminster thuộc Nam California…
Tất cả bia tưởng niệm đó đều có một mẫu số chung là gặp phải sự chống đối không nhiều thì ít của nhà cầm quyền CSVN. Điều này cho chúng ta thấy rằng có một quyết tâm của nhà cầm quyền Hà Nội là ra sức tiêu diệt chứng tích thuyền nhân trong khi chúng ta cũng thấy họ tiếp tục trưng bày cái di tích họ gọi là “tội ác của Mỹ”. 

Thanh Quang: Thưa ông, một trong những công tác nổi bật của VKTNVN là công tác về di tích thuyền nhân. Xin ông trước hết cho biết về công tác này?

Tất cả bia tưởng niệm đó đều có một mẫu số chung là gặp phải sự chống đối không nhiều thì ít của nhà cầm quyền CSVN. Điều này cho chúng ta thấy rằng có một quyết tâm của nhà cầm quyền Hà Nội là ra sức tiêu diệt chứng tích thuyền nhân


Hình ảnh các thuyền nhân được (UNHCR) Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ ghi lại.
Hình ảnh các thuyền nhân được (UNHCR) Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ ghi lại. Source UNHCR 
Ông Trần Đông: Chúng tôi đã trùng tu gần 500 ngôi mộ thuyền nhân từ Bắc đến Nam Malaysia. Trong 500 ngôi mộ này, có khoảng 1.000 thuyền nhân được mai táng trong đó. Lý do chỉ có 500 mộ mà tới 1.000 thuyền nhân vì có những ngôi mộ là mộ tập thể, mai táng 3-4 người hay 5-7 người hoặc trên 30 người cũng có; rồi có mộ chôn 120 người hay thậm chí tới 170 người.
Cũng trong 5 năm qua, lần đầu tiên chúng tôi cũng có tổ chức được những phái đoàn hải ngoại về thăm di tích tỵ nạn ở quần đảo A-nam-bas và Na-tu-na của Indonesia, ở các địa danh Kuku, Ka-ram-ba, Araya.
Riêng địa danh Kuku thì chúng tôi trở về đó lần đầu tiên vào năm 2008, và phải mất 3 năm trời chúng tôi mới tìm ra được cách thức để về vùng Kuku.

Trong các chuyến đi ấy, Văn Khố Thuyền Nhân VN nhân đó cũng thu thập, chụp hình, ghi nhận lại những hình ảnh, di tích của các trại tỵ nạn để làm tài liệu, đồng thời cũng gặp gỡ những người địa phương, qua đó, chúng tôi cũng có công tác đền ơn đáp nghĩa.
Ở Philippines thì chúng tôi cũng có trở về thăm di tích ở Bataan và Palawan.
Tại Malaysia, chúng tôi thăm Bidong, còn Indonesia thì Galang – mỗi năm đều có 1 chuyến về.
Trong các chuyến đi ấy, Văn Khố Thuyền Nhân VN nhân đó cũng thu thập, chụp hình, ghi nhận lại những hình ảnh, di tích của các trại tỵ nạn để làm tài liệu, đồng thời cũng gặp gỡ những người địa phương, qua đó, chúng tôi cũng có công tác đền ơn đáp nghĩa. Thí dụ như hồi tháng Tư vừa rồi, chúng tôi đã tổ chức tặng hai máy phát điện cho hai trường học tại Galang. Và chúng tôi dự trù chương trình đến ơn đáp nghĩa này sẽ mở rộng ra ở những nơi khác trong tương lai.

Thanh Quang:  Thế còn công tác sưu tập tài liệu, hình ảnh.v.v…liên quan Biến Cố Thuyền Nhân trước kia hiện ra sao?

Ông Trần Đông: Cho tới giờ, chúng ta đã có được khá nhiều hình ảnh về trại tỵ nạn, thuyền nhân, về các sinh hoạt thuyền nhân trước đây tại những nơi ở Malaysia khá đầy đủ. Nhưng các trại khác như ở Indonesia, Philippines và Hong Kong thì những di vật ấy chưa có nhiều. Còn hình ảnh, tài liệu, sinh hoạt…của thuyền nhân tại Thái Lan thì chúng ta hiện có rất ít. Nên nhân đây, qua làn sóng này, chúng tôi kêu gọi quý thuyền nhân – cựu thuyền nhân tại Thái Lan, Philippines, Indonesia, Hong Kong, nếu còn giữ những tài liệu, hình ảnh…thì cho Văn Khố Thuyền Nhân VN xin một copy để chúng ta làm di sản cho mai sau, đồng thời đưa vào Văn Khố nhằm lưu truyền cho thế hệ mai sau.

Nhân đây, qua làn sóng này, chúng tôi kêu gọi quý thuyền nhân – cựu thuyền nhân tại Thái Lan, Philippines, Indonesia, Hong Kong, nếu còn giữ những tài liệu, hình ảnh…thì cho Văn Khố Thuyền Nhân VN xin một copy để chúng ta làm di sản cho mai sau,
Thanh Quang: Có lẽ một công tác nữa cũng có vai tró quan trọng không kém mà chúng tôi được biết VKTH đã và đang thực hiện, đó là công tác triển lãm về các khía cạnh liên quan thuyền nhân. Công tác này ra sao, thưa ông?

Ông Trần Đông: Trong thời gian qua, tại Úc, chúng tôi đã thực hiện trên mười cuộc triển lãm. Tháng 11 vừa rồi, chúng tôi cũng có một cuộc triển lãm tương đối lớn trong 3 ngày tại Melbourne City town Hall ở thủ phủ Melbourne của tiểu bang Victoria.
Trong tháng Tư vừa qua, chúng tôi cũng có 2 cuộc triển lãm tại Hoa Kỳ - ở Houston, Texas nơi có khoảng 1.000 người tham dự và ở Westminster, California, có khoảng 300 người tới.
Hy vọng trong tương lai chúng tôi đến triển lãm ở những nơi khác như tại Canada, châu Âu và nhiều tiểu bang khác ở Hoa Kỳ để triển lãm cho bà con xem những hình ảnh về thuyền nhân ngày trước. Đó là di sản thuyền nhân mà phần lớn quý đồng hương ở khắp nới đã đóng góp cho Văn Khố Thuyền Nhân VN.

Phương án và mục tiêu tương lai

Thanh Quang: Nhân đây xin ông cho quý thính giả biết kế hoạch của Văn Khố Thuyền Nhân VN trong những năm tới?

Ông Trần Đông: Trong thời gian tới, chúng tôi dự trù có gắng tới năm 2017 phải làm xong phần lớn những công tác này.
Để đạt mục tiêu ấy, thứ nhất chúng tôi củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức của Văn Khố Thuyền Nhân tại Úc cũng như tại 

 
Hai vợ chồng được cứu thoát sau khi bị hải tặc tấn công trên Biển Nam Hải.
Hai vợ chồng được cứu thoát sau khi bị hải tặc tấn công trên Biển Nam Hải. 
Hoa Kỳ, đặc biệt là tăng cường số anh chị em có khả năng chuyên môn về hình ảnh, phim hình để có thể phụ giúp trong công tác văn khố, đồng thời để thực hiện các cuộc phỏng vấn liên quan người tỵ nạn.
chúng tôi củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức của Văn Khố Thuyền Nhân tại Úc cũng như tại Hoa Kỳ, đặc biệt là tăng cường số anh chị em có khả năng chuyên môn về hình ảnh, phim hình để có thể phụ giúp trong công tác văn khố, đồng thời để thực hiện các cuộc phỏng vấn liên quan người tỵ nạn
Thứ hai, chúng tôi còn phải nỗ lực sưu tập thêm nhiều tài liệu nữa. Công tác sưu tập này cần tới nỗ lực nhiều hơn nữa trong cộng đồng VN tại Hoa Kỳ, Pháp, Úc.v.v…Đồng thời, chúng tôi phải tiếp tục công sưu tập tại Đông Nam Á nữa.
Ngoài ra, chúng tôi còn phải sưu tập thêm về di vật để chúng ta có những thứ mà sau này, nếu may mắn xây được một Bảo Tàng Viện, chúng ta cũng có di vật để trưng bày.
Thứ ba, về di tích, chúng tôi còn phải nỗ lực tìm kiếm thêm nữa mộ phần thuyền nhân. Thí dụ như khu vực phía Bắc Indonesia như ở quần đảo A-nam-bas và Na-tu-na. Chúng tôi cũng được biết tại đảo Po-lo-teng-ga của Malaysia cũng có nhiều mộ phần thuyền nhân, nhưng chưa tìm ra được. Và tại khu G của đảo Bidong cũng được báo cho biết là có một số mộ thuyền nhân, nhưng chưa có cơ hội tìm ra được.

chúng tôi còn phải nỗ lực tìm kiếm thêm nữa mộ phần thuyền nhân. Thí dụ như khu vực phía Bắc Indonesia như ở quần đảo A-nam-bas và Na-tu-na. Chúng tôi cũng được biết tại đảo Po-lo-teng-ga của Malaysia cũng có nhiều mộ phần thuyền nhân, nhưng chưa tìm ra được.
Sau khi tìm được, chúng tôi cũng sẽ trùng tu để đánh dấu những di tích ấy. Chúng tôi hy vọng rằng 50-70 năm sau, nhờ có những di tích đó, mà các cháu sau này sẽ có những kế hoạch bảo tồn những di tích đó cho tốt đẹp hơn.
Một công tác cuối cùng trong kế hoạch tương lai của chúng tôi là tăng cường công tác triển lãm lưu động ở các nơi, qua đó, quý đồng hương đóng góp thêm về nguồn tài liệu, hình ảnh, di vật về thuyền nhân để làm tài sản chung cho cộng đồng tỵ nạn chúng ta trong tương lai.



RFA file
Ông Trần Đông chụp cùng một thuyền nhân năm xưa đến xem buổi triển lãm của VKTN tại Houston hôm 18/4/2010

Thanh Quang: Riêng trong công tác di tích, nhất là việc trùng tu mộ phần của thuyền nhân, thì VKTN đã chăm lo ra sao đối với ngôi mộ tập thể mai táng 123 thuyền nhân ở Cherang Ruku thuộc bang Kelantan phía Bắc Malaysia ?

Kế hoạch trùng tu

Ông Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền cho biết:

Trong năm 2011, chúng tôi dự trù trùng tu mộ tập thể của thuyền nhân - địa điểm mộ phần còn lại cuối cùng ở đất liền của Malaysia. Các mộ thuyền nhân trên đất liền Malaysia đã được trùng tu cả rồi, ngoại trừ ngôi mộ tập thể này tại vùng Cherang Ruku thuộc bang Kelantan phía Bắc Malaysia, nơi mai táng 123 thuyền nhân của chiếc tàu Mỹ Tho 065 bị chìm vào cuối tháng 12 năm 1978, khiến tổng cộng 170 người chết.
Khi 120 xác trong số này tấp vào bờ ở đó thì người ta chôn trong mộ tập thể Cherang Ruku. Lý do chúng tôi phải chờ tới bây giờ mới thực hiện công tác trùng tu là bởi vì ngôi mộ này quá lớn, trùng tu tốn nhiều tiền. Đồng thời chúng tôi cũng trùng tu khoảng 100 ngôi mộ thuyền nhân khác không người thừa nhận mà chúng tôi vừa tìm được ở vùng A-nam-bas tại Indonesia, tức ở các tại thuyền nhân trước kia trên đảo Kuku và Araya cũng như ở vùng đảo
Pa-ram-pa phía Bắc Malaysia thì có khoảng 100 mộ mà chúng tôi tìm được trong 2 chuyến đi vừa qua. Trong khi đó, chúng tôi cũng tiếp tục tìm kiếm thêm mộ thuyền nhân ở những đảo khác trong vùng A-nam-bas và Na-tu-na vừa nói.
Lý do chúng tôi phải chờ tới bây giờ mới thực hiện công tác trùng tu là bởi vì ngôi mộ này quá lớn, trùng tu tốn nhiều tiền.
Ông Trần Đông
Thanh Quang: Trở lại ngôi mộ tập thể mà ông vừa nói, xin ông cho biết phương cách trùng tu ngôi mộ này như thế nào?
Ông Trần Đông: Tại ngôi mộ tập thể tại Cherang Ruku mai táng 123 người có 5 tấm bia nằm ở một đầu ngôi mộ. Ngôi mộ này dài 30 mét, bề ngang khoảng 8 mét. Mỗi lần chúng tôi đến, tổ chức cúng bái, đốt nhang…ở chỗ mấy tấm bia ấy thì phải bước lên trên ngôi mộ.
vktn7-250.jpg
Nha sĩ Ngọc Ẩn (P) hôm nay gặp lại chính mình năm xưa (T) trong cuộc triển lãm hôm 18/4/2010 tại Houston. RFA file 
Trong khi ở đầu còn lại của ngôi mộ có đất trống. Cho nên chúng tôi sẽ dời 5 tấm bia đó về phần đầu kia của ngôi mộ, tức là nơi có phần đất trống, đồng thời cũng cần làm một mái che lợp ngói và 4 cột bê-tông cốt sắt chung quanh. Khu nghĩa trang này trống trải, hoàn toàn không có cây cối, cho nên khi đoàn cựu thuyền nhân tới thăm, gặp khi trời mưa thì ướt hết, hoặc khi trời nắng thì quá nóng, nhiều khi quý Sư phải ngồi tụng kinh ở ngoài nắng và quý Cha cầu nguyện cũng ngoài nắng.
Do đó chúng tôi phải làm mái che để vừa bao phủ 5 tấm bia đó, vừa có chỗ thuận tiện khi chúng ta đến cầu nguyện, đồng thời, sự trùng tu như vậy khiến ngôi mộ tập thể này trông nghiêm trang hơn so với những mộ cá nhân của người địa phương vốn nguy nga, bề thế. Ngoài ra, cũng cần phải làm một hàng rào sắt chung quanh mộ, vì thành mộ cao khỏi mặt đất chừng 5-6 tấc, trâu bò vào đó, dẫm lên mộ, phóng uế trên mộ thì không được hay.
Chúng tôi có liên lạc với giới chức địa phương, họ đề nghị cho đất quanh ngôi mộ thêm một mét nữa để chúng ta làm một hàng rào sắt bao bọc xung quanh, ngăn chận trâu bò vào mộ. 

Thanh Quang: Nhân tiện xin ông có thể cho biết qua về chi phí trùng tu này?
Trần Đông: Tổng trị giá cho việc trùng tu ngôi mộ tập thể này như vừa nói tốn khoảng 20 ngàn mỹ kim, và cho 100 ngôi mộ còn lại vùng phía Bắc Indonesia dự trù một ngôi mộ tốn khoảng 200 mỹ kim để chúng ta làm bia cho mỗi ngôi mộ, cũng giống như chúng ta đã làm bia mộ ở Malaysia, tức mỗi bia là một tấm bê-tông cốt sắt, mỗi cạnh khoảng 50 cm, phía trên có ghi tên người quá cố.
Ngay bây giờ, biết nơi nào là mộ thuyền nhân thì chúng ta đánh dấu để rồi sau này có những kế hoạch cần thiết khác.
Ông Trần Đông
Trong trường hợp không rõ tên tuổi thì sẽ ghi là một của thuyền nhân vô danh để chúng ta biết chỗ đó là mộ thuyền nhân.
Nói chung, nỗ lực của chúng tôi là đánh dấu rằng đây là mộ của thuyền nhân. Còn cần phải làm gì nữa về sau thì thế hệ kế tiếp, họ sẽ có những điều kiện tốt hơn để lo phần đó. Tại vì vùng những ngôi mộ này nằm ở trong rừng, nếu chúng ta không đánh dấu thì các di tích ấy bị mưa bão rồi cây rừng che lấp thì trong thời gian 5-10 năm nữa, chúng ta khó có thể tìm được mộ.
Thậm chí ngay bây giờ, chúng ta trở về đó tìm mộ thì đã gặp khó khăn rồi. Do đó mà ngay bây giờ, biết nơi nào là mộ thuyền nhân thì chúng ta đánh dấu để rồi sau này có những kế hoạch cần thiết khác.

Thanh Quang: Cảm ơn ông Trần Đông.