Ông Nguyễn Huy Quý. Ảnh: Internet
Giáo sư Nguyễn Huy Quý có phải là nhà Trung Quốc học?
Đinh Kim Phúc
Đọc bài trả lời của Giáo sư Nguyễn Huy Quý với tựa đề “Trung Quốc – Việt Nam: Hợp lực tốt hơn bất hoà” trên tờ Hoàn cầu Thời báo, tôi xin được thưa chuyện cùng Giáo sư.
Trước nhất, không phải “Hai láng giềng gần gũi Trung Quốc và Việt Nam từng có những quá khứ không tốt đẹp từ những năm cuối 1970s và đầu 1980s” như lời thiệu của tờ Hoàn cầu Thời báo đâu, thưa Giáo sư.
Theo dõi việc đưa tin về Hội nghị Giơ-ne-vơ từ ngày đầu đến ngày cuối, Wilfred G. Burchett – và các nhà báo khác có quan hệ chặt chẽ với các đoàn xã hội chủ nghĩa – đã cho biết: “ không nghi ngờ gì về việc đoàn Trung Quốc không ủng hộ mạnh mẽ đoàn Việt Nam. Nhiều năm sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nói một cách trung thành: các kết quả đã đạt được qua thảo luận và thỏa thuận chung. Điều đó đúng sự thật theo nghĩa đen, nhưng không đúng sự thật thực sự, dù chỉ là một nửa”. (1)
Chu Ân Lai nói rõ với người Pháp rằng Trung Quốc đến Giơ-ne-vơ trước hết là để bảo vệ lợi ích của chính mình chứ không phải lợi ích của các lực lượng cách mạng Đông Dương. Điều này trở nên sáng tỏ một cách tàn nhẫn trong một cuốn sách về Hội nghị Giơ-ne-vơ, dựa trên những tài liệu về Hội nghị chưa hề được công bố, của nhà viết sử và chuyên gia về Châu Á người Pháp Phrăng-xoa Gioay-ô – Tác giả kể lại một cuộc họp giữa Chu Ân Lai và An-tô-ni I-đơn tại Giơ-ne-vơ một ngày trước khi Bộ Ngoại giao Anh công bố quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ được nâng lên hàng đại sứ.
“Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã nói riêng với I-đơn là ông ta nghĩ rằng có thể ‘thuyết phục được Việt Minh rút khỏi Lào và Cam-pu-chia’. Qua đó, Trung Quốc đã đi một bước rất dài theo luận điểm của người Cam-pu-chia, người Lào, người Anh và người Pháp. Điều đó bao hàm việc thừa nhận rằng Việt Minh đúng là kẻ xâm lược ở hai nước đó, ngược lại với luận điểm lâu nay của Việt Minh – đó cũng là coi các vấn đề Lào và Cam-pu-chia không giống như vấn đề Việt Nam. Ngoài ra, Chu Ân Lai còn nói sẵn sàng công nhận tính chất hợp pháp của các Chính Phủ Vương quốc Lào và Cam-pu-chia ngay khi nào ông ta được bảo đảm rằng không một căn cứ quân sự nào của Mỹ được xây dựng ở hai nước này”.(2)
Tối ngày 22 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng và các thành viên khác của đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến dự một cuộc chiêu đãi của Chu Ân Lai để “chúc mừng thắng lợi của Hội nghị”. Họ chờ đợi một cuộc “chúc mừng giữa những người đồng chí”. Họ rất ngạc nhiên khi thấy đoàn đại biểu Liên Xô đã không được mời, trong khi các đoàn đại biểu của “Hoàng đế” Bảo Đại, Vương quốc Lào và Cam-pu-chia lại có mặt. Chu Ân Lai trước hết nâng cốc chúc mừng Hoàng đế Bảo Đại rồi đến Vua lào và Vua Cam-pu-chia. Người phụ tá cao cấp của ông Phạm Văn Đồng nói với tôi :
“Chúng tôi hầu như không thể tin ở mắt và tai mình nữa. Về sau, chúng tôi thấy vấn đề rõ hơn. Trung Quốc muốn các nước Đông Dương nằm trong túi mình, và hy vọng rằng ba Vương quốc ở đây sẽ được duy trì như những nước triều cống như kiểu Thiên hoàng trị vì đế quốc Trung Hoa với những quốc gia phiên thuộc! Trung Quốc không thể coi thường hơn nữa nội dung xã hội của các quốc gia ấy cũng như số phận của các lực lượng cách mạng ở đó – Nhìn lại những gì xảy ra sau này với Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia và việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam rõ ràng đã được khởi động bởi thái độ của Trung Quốc tại Hội nghị Giơ-ne-vơ và đặc biệt là cuộc chiêu đãi cuối cùng này”.
Chu Ân Lai đã bố trí để tại cuộc chiêu đãi các trưởng đoàn Cam-pu-chia và Lào, Tép Phan và Phủi Xa-na-ni-côn, ngồi cùng một bàn với vài phụ tá cao cấp của Chu Ân Lai. Tại bàn do Chu Ân Lai chủ trì, Ngô Đình Luyện (em Ngô Đình Diệm, người mới được CIA đưa lên cầm quyền ở Sài Gòn) được xếp ngồi giữa Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngô Đình Luyện và Tạ Quang Bửu đã từng cùng học tại Pháp và Chu Ân Lai tìm hết cách làm cho hai người gợi lại những kỷ niệm thời thanh niên. Có lúc, Chu gợi ý Ngô Đình Luyện sang thăm Bắc Kinh. Khi Luyện hỏi sang đó dưới danh nghĩa nào, Chu Ân Lai trả lời: “Tại sao các ngài không đặt một công sứ quán ở Bắc Kinh?”. Nhận thấy ông Phạm Văn Đồng giật nẩy người phản ứng, Chu Ân Lai lạnh lùng nói rằng việc ông Phạm Văn Đồng gần gũi với Trung Quốc hơn về tư tưởng không loại trừ việc Sài Gòn có đại diện ngoại giao tại Bắc Kinh. “Dù sao, hai ngài đều chẳng phải là người Việt Nam cả sao, và tất cả chúng ta đây chẳng phải là người Châu Á cả đó sao?”. Đây nữa lại là một viên thuốc đắng mà ông Phạm Văn Đồng phải nuốt tại Giơ-ne-vơ. Lý do khiến Chu Ân Lai ủng hộ việc đẩy lùi càng lâu càng tốt cuộc tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nước đã trở nên quá rõ ràng. Trung Quốc quan tâm tới việc mở rộng ảnh hưởng của chính mình ở Sài Gòn hơn là giúp Việt Minh giành thắng lợi chính trị và tái thống nhất đất nước.(3)
Giáo sư Nguyễn Huy Quý hãy nghe Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói:
“Chúng tôi lẽ ra đã có thể giành được hơn nhiều, nhiều lắm. Chúng tôi đã thỏa thuận trước với người Trung Quốc về mọi vấn đề – nhưng Chu Ân Lai đã họp kín với Măng-đét Phrăng, và tất cả đều bị thay đổi. Nếu lúc đó chúng tôi cứ tiếp tục chiến tranh, thì có lẽ chúng tôi đã thắng và được tất cả. Phải nói rằng người Trung Quốc đóng một vai trò cực kỳ nguy hiểm trong suốt cuộc thương lượng, và đã phản bội chúng tôi một cách đê tiện nhất”.
“Chúng tôi đã học được một bài học lớn qua những mưu đồ của Trung Quốc – trong những cuộc thương lượng ngoại giao, điều quyết định là phải nắm chắc mọi việc trong tay mình. Đừng để cho người khác can thiệp vào! Chỉ thương lượng vì lợi ích của chính mình – Chính vì vậy mà tại Hội nghị Pa-ri chúng tôi đã giữ vững quyền kiểm soát – điều này làm cho người Trung Quốc hết sức bất bình. Chúng tôi đã tiến hành chiến tranh và có đủ khả năng lập lại hòa bình, hoặc ít ra là bảo đảm cho mình một thế thắng trong trường hợp phải cần đến một vòng nữa trên trường đấu.
Một điều mà Trung Quốc và Ních-xơn, Kít-xinh-giơ đã thỏa thuận trong các cuộc hội đàm ở Bắc Kinh đều nhằm áp đặt các điều kiện, để lợi dụng các chiến thắng của chúng tôi trên chiến trường. Nhân dân Trung Quốc là bạn của chúng tôi, và mãi mãi sẽ là bạn của chúng tôi. Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đã lợi dụng xương máu của chúng tôi vì lợi ích của chính họ; dùng hình hữu nghị Việt – Trung vào những mục đích bành trướng của chính họ.
Vì những sự phản bội ở Giơ-ne-vơ, cuộc đấu tranh của chúng tôi đã phải kéo dài thêm 20 năm; những kinh nghiệm của chúng tôi về quân sự, chính trị và ngoại giao đã chứng minh một điều: phải tuyệt đối độc lập. Đây là một thực tế sống đụng đến xương máu của chính mình”.(4)
“Trung Quốc và Việt Nam có nhiều yếu tố giống nhau: cùng một văn hoá, cùng nguồn gốc [?] và từng là đồng chí của nhau. Đây là nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước.
Việt Nam và Trung Quốc cùng nguồn gốc? Thưa Giáo sư, ai nghiên cứu? Sách nào nói vậy? Ở điểm này tôi xin không tranh luận cùng ông, vì ông không đáng để tôi tranh luận.
“Một số người Việt lưu vong ở nước ngoài đang chống đối chính quyền hiện thời đã dùng tinh thần dân tộc Việt Nam để cố tình khiêu khích những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những kẻ này vui mừng khi mối quan hệ song phương xấu đi. Ngành truyền thông của hai nước để tránh sự hiểu lầm bị tăng thêm trong những mâu thuẫn đôi khi xảy ra”.
Trong câu trả lời trên của Giáo sư, tôi xin hỏi ông: “những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc” là những bất hòa gì?
Thưa Giáo sư, lãnh thổ của ta, đảo của ta, biển của ta nhưng hàng trăm ngư dân Việt Việt Nam đang bị Trung Quốc cầm tù khi họ đang kiếm sống ngay chính trên quê hương của của họ thì xin ông ông hãy thử gọi tên nó là gì, thưa ông?
Giáo sư càng trả lời lại càng trịch thượng: “Trên quan điểm của một học giả, những thông báo và tuyên bố từ cả hai phía thì hơi “quá đáng” và “quá cứng rắn.” Cả hai phía không nên đối phó với vấn đề phức tạp này bằng cách khêu gợi tinh thần dân tộc và không nghiên cứu kỹ lưỡng”.
Tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên một phần vùng biển Đông như thế nào là “quá đáng” và “quá cứng rắn”. Ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng như thế nào xin trình bày cho chúng tôi được biết?
Cũng trên mạng Hoàn cầu, họ chửi tôi, chửi Giáo sư, chửi hơn 3 triệu đảng viên cộng sản Việt Nam, chửi cả dân tộc Việt Nam là đồ chó, Giáo sư không thấy nhục sao?
Là một Giáo sư nhưng ông đã quá non kém trước một phóng viên báo chí, bẫy được giăng ra, người trả lời có học vị cao ngất lại dính bẫy. Xin thưa với ông rằng, những phát biểu gần đây của chính phủ Hoa Kỳ, ông chỉ ra xem phát biểu nào, văn kiện nào của chính phủ Hoa Kỳ nhằm “sẵn sàng can thiệp vào vấn đề Nam Hải”?
Sau cùng, tôi không biết có phải Giáo sư thay mặt chính phủ Việt Nam khẳng định chân lý này hay không: “Tôi chắc chắn rằng ngay cả khi trở nên mạnh hơn nữa, Trung Quốc cũng sẽ không đánh chiếm bất cứ quốc gia nào mà họ đã thừa nhận chủ quyền. Các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cần hiểu rằng nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc sẽ nhắm vào việc lấy lại chủ quyền hơn là xâm lược”.
Tôi hoàn toàn đồng ý với Giáo sư về câu trả lời trên. Với phương pháp luận của một giáo sư, tôi tin rằng: Tân Cương, Tây Tạng sẽ là một hình ảnh không xa đối với dân tộc Việt Nam.
Lời cuối cùng gửi đến Giáo sư Nguyễn Huy Quý,
Đọc toàn bộ bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư, tôi không thấy ở ông trình độ của một giáo sư Trung Quốc học, mà chỉ là những lý sự cùn của một thằng Việt gian gốc Hán.
Chú thích:
(1) (2) (3) (4) Xem: Uyn-phết Bớc-sét, Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam, NXB TTLL, HN, 1986.
Bản gốc: Wilfred G. Burchett, China, Cambodia, Vietnam Triangle, Vanguard Books, 1982.
Nguyên văn bài trả lời PV của Nguyễn Huy Quý:
China-Vietnam: synergy greater than discord
- Source: Global Times
- [08:29 December 28 2010]
Close neighbors China and Vietnam have some unpleasant memories dating from the late 1970s and early 1980s. The two nations normalized relations in 1991. Professor Nguyen Huy Quy (Nguyen), former director of the Institute of China at the Vietnam Academy of Social Sciences, talked to Global Times (GT) reporter Gu Di in Hanoi recently. Nguyen is optimistic about the future relations between Vietnam and China. He disapproves of intervention by external forces in the South China Sea, arguing that China should not allow itself to be drawn into conflict.
GT: As a Vietnam-based scholar on China, what is your view of the exchanges between the two countries in the past?
Nguyen: China and Vietnam share many things in common: same culture, same origin and they used to be comrades. This is the basis of the relationship between the two countries.
Unlike other ASEAN countries, Vietnam and China have the same cultural origins. China has 56 ethnic groups, Vietnam has 54. And there are 10 to 20 cross-nation ethnic groups along the borders. What is more, both countries are led by a Communist Party.
These commonalities are very important. It is like the special relationship the US has with the UK, different from other European countries. It is not just that the US and the UK are politically close, they share ethnic roots.
These commonalities are very important. It is like the special relationship the US has with the UK, different from other European countries. It is not just that the US and the UK are politically close, they share ethnic roots.
Likewise, Vietnam and China enjoy a special relationship. Historically, there has been some discord, but that does not invalidate the special relationship.
GT: Some Chinese scholars claim that Vietnamese media have been unfriendly to China on occasion. What is your opinion of the two countries’ media reports on Sino-Vietnam relations?
Nguyen: The current socialist ideology in Vietnam is beneficial to China. Our first priority is to handle bilateral relations well. Many factors can affect bilateral relations, including media that report sensitive issues.
Some exiled overseas Vietnamese who are opposed to the current government use Vietnamese national sentiment to deliberately provoke difficulties between Vietnam and China. If the bilateral relationship worsens, these people celebrate. Media in the two countries should avoid fanning misunderstanding during occasional conflicts.
GT: As a Vietnamese scholar, what do you think of the conflict between the two countries on the South China Sea issue?
Nguyen: There were three major territorial disputes in the past: the land border, the North Bay division and the South China Sea issue. Now, only the South China Sea issue still remains, but it is affecting bilateral relations. The issue is important to both countries.
From a scholar’s viewpoint, statements and declarations made by both sides are a little “over the top” and “too tough.” The two sides should not handle this complex issue by appealing to national sentiment and without doing sufficient research.
The issue cannot be solved in the short term, it requires a positive atmosphere in both countries.
The issue cannot be solved in the short term, it requires a positive atmosphere in both countries.
GT: The United States expressed its willingness to get involved in the South China Sea issue this year. What do you think of this?
Nguyen: The South China Sea issue has nothing to do with external forces. Their intervention is likely to create more conflict between the two countries.
GT: People say that to counterbalance China, Vietnam is trying to get closer to the United States. Is that true?
Nguyen: People say that when the Sino-Vietnam relation is good, Vietnam alienates the United States; but when Vietnam feels greater pressure from China, it moves closer to the United States. The reality is that all Southeast Asian countries want to balance their foreign relations.
Vietnam’s problem is that the US is applying pressure about Vietnam’s political system. From a diplomatic perspective, Vietnam will seek a balance between China and Western countries on international issues. But Vietnam is vigilant in its attitude toward the US.
The US hopes “to encircle China with Vietnam.” If China turns “the improvement of relations between Vietnam and the US” into a problem, the Americans will have gotten their way.
The US hopes “to encircle China with Vietnam.” If China turns “the improvement of relations between Vietnam and the US” into a problem, the Americans will have gotten their way.
There are more than 1 million overseas Vietnamese in the US, most of whom went there during the puppet government era. Some of them still want to subvert the current Vietnamese government. We are especially vigilant with these people.
GT: The West used to talk about “the China threat.” Now it talks about “the China hardline theory.” What do you think of these arguments?
Nguyen: I am sure that even as it gets stronger, China will not invade any country it recognizes. Countries that have territorial disputes with China should understand that if conflict occurs, China will aim to resume sovereignty rather than invade.
For example, China will not attack Japan over the Diaoyu Islands issue. But in certain circumstances, armed conflicts could take place near the Diaoyu Islands.
For example, China will not attack Japan over the Diaoyu Islands issue. But in certain circumstances, armed conflicts could take place near the Diaoyu Islands.
I think that China’s hard power is already a reality. Now it has to further enhance its soft power so that it can become a real power in the future. Combining Oriental culture and socialism is a safe choice for China.
In the hearts of the Vietnamese, especially in official circles, people are eager to improve relations with China. Better relations will not only promote economic development in Vietnam but also help Vietnam to maintain its own system. Therefore, I am very optimistic about Sino-Vietnamese relations.
GT: In June 2010, the Vietnamese National Assembly overruled a north-south high-speed railway project which was worth $56 billion. Some media said that Vietnam did not want to cooperate with China on high-speed rail construction. How do you see this issue?
Nguyen: In my opinion, the project was not shelved because Vietnam does not trust China. This is a major construction project which has to mesh with Vietnam’s overall economic plan without disrupting the balance between urban and rural development in the country. Vietnam might need to consider a project like the north-south high-speed railway in several decades.
GT: In your opinion, what are the specific aspects in Vietnam’s development that China can pay attention to or learn from?
Nguyen: China talks about “the primary stage of socialism,” and Vietnam talks about “the transition period of socialism,” which are two ways of saying the same thing.
In my opinion, Vietnam should learn more from China. Western public opinion claims that democratic reform is moving faster in Vietnam than in China and that Vietnam enjoys more democracy than China. But this is debatable. I think there is no certain answer as to which country’s practice is better.
In my opinion, Vietnam should learn more from China. Western public opinion claims that democratic reform is moving faster in Vietnam than in China and that Vietnam enjoys more democracy than China. But this is debatable. I think there is no certain answer as to which country’s practice is better.
GT: In the international “happiness index” ranking proposed by a British institution last year, Vietnam ranked fifth. Why do Vietnamese feel so happy?
Nguyen: Vietnamese people are naturally optimistic. Their living conditions may be tough, but they still smile at life.
Take an example. A company in Hanoi closed down recently, putting 2,000 people out of work. Two days later, some of those people had gone home and others were already working in other shops.
Some Chinese scholars asked me how Vietnam could solve this problem so quickly. In my opinion, it is mainly because Vietnam is not as big as China.
There are still two major problems in China: First, it is not easy to solve problems in big cities; second, the development of remote areas is still relatively slow.
*Bài viết do Ông Đinh Kim Phúc gửi trực tiếp cho Nguyễn Xuân Diện-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả
Nguồn: Nguyễn Xuân Diện Blog
Bản dịch của Diên Vỹ trên X-Cafe:
GS Nguyễn Huy Quý: Trung Quốc – Việt Nam – Hợp lực tốt hơn bất hoà
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Hoàn Cầu Thời Báo phỏng vấn GS Nguyễn Huy Quý: Trung Quốc – Việt Nam: Hợp lực tốt hơn bất hoà
Lời người dịch: Dù biết rằng những ý kiến dưới đây của Giáo sư Nguyễn Huy Quý là những nhận xét cá nhân, nhưng nhận định rằng Việt Nam và Trung Quốc có chung một nguồn gốc và văn hoá; và rằng thái độ thiếu thân thiện gần đây của Việt Nam đối với Trung Quốc khiến cho quan hệ hai nước xấu đi là bởi những người Việt lưu vong hải ngoại cố tình khiêu khích là những nhận định tuỳ tiện, thiếu cơ sở – đặc biệt là từ một giáo sư từng nghiên cứu giảng dạy tại một học viện uy tín của Việt Nam.
Lời toà soạn: Hai láng giềng gần gũi Trung Quốc và Việt Nam từng có những quá khứ không tốt đẹp từ những năm cuối 1970s và đầu 1980s. Hai quốc gia đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Giáo sư Nguyễn Huy Quý (Nguyễn), cựu giám đốc phân viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã trò chuyện với phóng viên Gu Di của tờ Hoàn cầu Thời báo (HCTB) tại Hà Nội. Ông không đồng ý với việc can thiệp của lực lượng ngoại bang trong vùng Biển Nam Hải, cho rằng Trung Quốc không nên để mình bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp.
HCTB: Là một học giả về Trung Quốc ở Việt Nam, quan điểm của ông như thế nào về quan hệ giữa hai quốc gia trong quá khứ?
Nguyễn: Trung Quốc và Việt Nam có nhiều yếu tố giống nhau: cùng một văn hoá, cùng nguồn gốc và từng là đồng chí của nhau. Đây là nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước.
Không như những quốc gia ASEAN khác, Việt Nam và Trung Quốc có cùng một nguồn gốc văn hoá. Trung Quốc có 56 nhóm dân tộc ít người, Việt Nam có 54 nhóm. Và có 10 đến 20 nhóm dân tộc ít người xuyên quốc gia dọc theo đường biên giới. Hơn nữa, cả hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Những yếu tố tương đồng này rất quan trọng. Nó giống như mối quan hệ đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc, khác biệt với những quốc gia châu Âu khác. Hoa Kỳ và Trung Quốc không chỉ gần gũi về chính trị, họ còn có chung nguồn gốc chủng tộc.
Tương tự, Việt Nam và Trung Quốc cũng có một mối quan hệ đặc biệt. Trong lịch sử, đã có những bất đồng, nhưng chúng không làm giảm đi giá trị của mối quan hệ đặc biệt này.
HCTB: Một số học giả Trung Quốc cho rằng giới truyền thông Việt Nam đôi lúc tỏ ra không thân thiện với Trung Quốc. Quan điểm của ông như thế nào về cách thức giới truyền thông của hai nước tường thuật về quan hệ Trung-Việt?
Nguyễn: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam thì có lợi cho Trung Quốc. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là giữ vững mối quan hệ song phương, kể cả việc ngành truyền thông tường thuật những vấn đề nhạy cảm.
Một số người Việt lưu vong ở nước ngoài đang chống đối chính quyền hiện thời đã dùng tinh thần dân tộc Việt Nam để cố tình khiêu khích những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những kẻ này vui mừng khi mối quan hệ song phương xấu đi. Ngành truyền thông của hai nước để tránh sự hiểu lầm bị tăng thêm trong những mâu thuẫn đôi khi xảy ra.
HCTB: Là một học giả người Việt, ông nghĩ gì về mối tranh chấp giữa hai nước trong vấn đề biển Nam Hải?
Nguyễn: Có ba tranh chấp lãnh thổ quan trọng trong quá khứ: vấn đề đường biên giới trên đất liền, vấn đề phân chia ranh giới Vịnh Bắc Bộ và vấn đề biển Nam Hải. Hiện nay chỉ có vấn đề biển Nam Hải còn tồn đọng, nhưng nó đang ảnh hưởng đến quan hệ hai bên. Vấn đề này thì quan trọng đối với cả hai quốc gia.
Trên quan điểm của một học giả, những thông báo và tuyên bố từ cả hai phía thì hơi “quá đáng” và “quá cứng rắn.” Cả hai phía không nên đối phó với vấn đề phức tạp này bằng cách khêu gợi tinh thần dân tộc và không nghiên cứu kỹ lưỡng.
Vấn đề này không thể giải quyết được trong thời gian ngắn, nó cần có một môi trường tích cực từ cả hai quốc gia.
HCTB: Trong năm nay, Hoa Kỳ đã bày tỏ ý định sẵn sàng can thiệp vào vấn đề Nam Hải. Ông nghĩ sao về việc này?
Nguyễn: Vấn đề Nam Hải không liên quan gì đến thế lực bên ngoài. Sự can thiệp của họ chắc chắn sẽ tạo ra thêm xung đột giữa hai nước.
HCTB: Người ta nói rằng để đối trọng với Trung Quốc, Việt Nam đang tìm cách gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Điều này có đúng không?
Nguyễn: Người ta nói rằng khi quan hệ Trung-Việt đang tốt đẹp, Việt Nam tránh xa Hoa Kỳ; nhưng khi Việt Nam cảm thấy áp lực nhiều hơn từ Trung Quốc, họ lại hướng đến gần Hoa Kỳ hơn. Thực tế là tất cả các quốc gia ASEAN đều muốn cân bằng mối quan hệ đối ngoại của mình.
Vấn đề của Việt Nam là Hoa Kỳ đang gây áp lực vào hệ thống chính trị của Việt Nam. Trên quan điểm ngoại giao, Việt Nam sẽ tìm một thế cân bằng giữa Trung Quốc và các quốc gia phương Tây về các vấn đề quốc tế. Nhưng Việt Nam luôn cảnh giác trong thái độ của mình đối với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ hi vọng “dùng Việt Nam để bao vây Trung Quốc.” Nếu Trung Quốc biến “sự tiến triển trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” thành một vấn đề nghiêm trọng thì người Mỹ đã đạt được ý đồ của họ.
Có hơn 1 triệu người Việt lưu vong tại Hoa Kỳ, đa số trong họ đến đấy trong thời kỳ chính quyền bù nhìn. Một số trong họ vẫn muốn lật đổ chính quyền Việt Nam hiện tại. Chúng tôi đặc biệt cảnh giác với những người này.
HCTB: Phương Tây thường nói đến “mối đe doạ Trung Quốc.” Giờ đây họ lại nói đến “Chủ thuyết cứng rắn của Trung Quốc.” Ông nghĩ gì về quan điểm này?
Nguyễn: Tôi chắc chắn rằng ngay cả khi trở nên mạnh hơn nữa, Trung Quốc cũng sẽ không đánh chiếm bất cứ quốc gia nào mà họ đã thừa nhận chủ quyền. Các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cần hiểu rằng nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc sẽ nhắm vào việc lấy lại chủ quyền hơn là xâm lược.
Ví dụ như Trung Quốc sẽ không tấn công Nhật vì vấn đề Quần đảo Điếu Ngư. Nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt, các đụng độ vũ trang sẽ xảy ra gần Quần đảo Điếu Ngư.
Tôi cho rằng quyền lực cứng của Trung Quốc đã thành hiện thực. Giờ đây họ nên tăng cường quyền lực mềm để có thể trở thành một cường quốc thực sự trong tương lai. Kết hợp nền văn hoá Đông phương và chủ nghĩa xã hội là một lựa chọn an toàn đối với Trung Quốc.
Trong trái tim người Việt, đặc biệt là cấp lãnh đạo, mọi người luôn mong muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ tốt đẹp hơn không những giúp đẩy mạnh việc phát triển kinh tế ở Việt Nam mà còn giúp Việt Nam giữ vững hệ thống của mình. Vì thế, tôi rất lạc quan về mối quan hệ Trung-Việt.
HCTB: Vào tháng Sáu 2010, Quốc Hội Việt Nam đã không chấp thuận dự án tàu cao tốc bắc nam trị giá 56 tỉ đô la. Một số báo chí nói rằng Việt Nam không muốn hợp tác với Trung Quốc trong việc xây dựng đường sắt cao tốc. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nguyễn: Trên quan điểm của tôi, dự án này bị bác bỏ không phải vì Việt Nam không tin Trung Quốc. Đây là một dự án xây dựng quan trọng cần phải phù hợp với kế hoạch kinh tế chung của Việt Nam mà không làm gián đoạn mối cân bằng giữa việc phát triển đô thị và nông thôn của quốc gia. Việt Nam có thể sẽ cân nhắc đến một dự án đường cao tốc bắc nam trong vài thập niên tới.
HCTB: Theo ông, khía cạnh cụ thể nào trong quá trình phát triển của Việt Nam mà Trung Quốc có thể lưu ý hoặc học hỏi?
Nguyễn: Trung Quốc nói về “thời kỳ khởi đầu của chủ nghĩa xã hội,” và Việt Nam nói về “giai đoạn chuyển tiếp của chủ nghĩa xã hội,” đó là hai cách để nói về một thứ.
Trong quan điểm của tôi, Việt Nam cần học hỏi thêm từ Trung Quốc. Dư luận phương Tây cho rằng cải cách dân chủ đang tiến triển nhanh hơn tại Việt Nam so với Trung Quốc và Việt Nam đang có nhiều dân chủ hơn Trung Quốc. Nhưng điều này có thể bàn cãi. Tôi nghĩ rằng không có câu trả lời rõ ràng về việc quốc gia nào đang làm việc này tốt hơn.
HCTB: Trong bảng xếp hạng quốc tế về “chỉ số hạnh phúc” do một học viện Anh Quốc thực hiện, Việt Nam đứng hàng thứ 5. Vì sao người Việt cảm thấy quá hạnh phúc như thế?
Nguyễn: Bản chất của người Việt là lạc quan. Điều kiện sống của họ có thể còn khó khăn, nhưng họ vẫn nở nụ cười với cuộc sống.
Lấy ví dụ. Một công ty ở Hà Nội vừa đóng cửa, khiến 2.000 người bị thất nghiệp. Hai ngày sau, một số những người này đã về nhà và những người khác đã có công việc ở những công ty khác.
Một số học giả Trung Quốc hỏi tôi tại sao Việt Nam có thể giải quyết khó khăn này một cách mau chóng. Trên quan điểm của tôi thì bởi vì Việt Nam không lớn như Trung Quốc.
Vẫn có hai vấn đề quan trọng tại Trung Quốc: Trước hết, không dễ để giải quyết các khó khăn tại những thành phố lớn; thứ hai, việc phát triển tại những vùng sâu vùng xa thì vẫn tương đối thấp.