"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Freitag, 25. November 2011

Hãy thận trọng với các công nhân Trung Quốc

Ngày 23/11, báo “Tin tức quốc gia” và mạng Zindaa đã đăng bài “Hãy thận trọng với các công nhân Trung Quốc”, có nội dung chính sau: Trong những năm gần đây, các công trình độ sộ mọc lên ngày càng nhiều cũng như ngành khai khoáng cũng đang phát triển mạnh. Vì vậy, trong các lĩnh vực đó, người ta đã núp dưới danh nghĩa không tìm được lao động lành nghề nhưng trên thực tế là người ta đang sử dụng lực lượng lao động rẻ tiền hơn (công nhân Trung Quốc). Vì thế, một mặt hàng nghìn người Trung Quốc được núp dưới danh nghĩa chuyên gia, còn số đông còn lại được đưa vào Mông Cổ thì lại núp dưới danh nghĩa đi du lịch.
 
Đây chính là nguyên nhân gia tăng hàng năm về số lượng du khách nước ngoài tới Mông Cổ, nhưng thực chất lượng du khách nước ngoài tăng chỉ là con số ảo. Không chỉ riêng Mông Cổ mà tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới, người Trung Quốc di cư hàng loạt luôn kiếm được công ăn việc làm và có cuộc sống khấm khá hơn so với quê nhà. Đối với Mông Cổ, đã có bằng chứng lịch sử từ thời Mãn Thanh: hơn 10 nghìn đàn ông Trung Quốc nghèo khổ được đưa sang định cư tại khu vực đất đai màu mỡ của Mông Cổ (vùng thung lũng Orkhon Selenge). Những người này được giao nhiệm vụ phải lấy vợ Mông Cổ, trồng rau và định cư lâu dài tại đây, không được quay trở lại Trung Quốc và họ đã ở lại. Đã hơn 400 năm trôi qua, tất cả các thế hệ của những người này cho tới nay không phải là người Trung Quốc nữa nhưng họ vẫn duy trì được nòi giống Trung Quốc của mình.
 
Hiện Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới; người Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 trong tổng số 7 tỷ dân thế giới. Trung Quốc lại đang mất cân bằng về giới tính; Trung Quốc hiện dư thừa 15 triệu đàn ông đến tuổi lấy được vợ và con số này sẽ là 30 triệu trong năm 2012. Thực sự là có nhiều người đàn ông Trung Quốc không lấy được vợ đang đến Mông Cổ để làm việc. Chỉ riêng tại quận Nalaikh (cách trung tâm Ulan Bato khoảng 40 km) có trên 100 nhà máy làm gạch, nung vôi và sản xuất vật liệu xây dựng của Trung Quốc. Các công nhân Trung Quốc đua nhau lấy vợ Mông Cổ, còn những người Trung Quốc chưa kịp lấy vợ Mông Cổ thì các cô gái Mông Cổ mặc váy ngắn luôn được chở đến để giải khuây cho họ. Không quá lời nói rằng, người Trung Quốc cũng đang tràn ngập tại tỉnh Nam Gô-bi (giáp với Trung Quốc). Người Trung Quốc còn cậy số đông, gây ẩu đả với người Mông Cổ, thậm chí còn đánh chết người Mông Cổ. Người Trung Quốc có tính cộng đồng rất cao; mỗi khi xảy ra ẩu đả thì họ luôn tập trung lại và dùng những vật dụng gì có trong tay để bảo vệ nhau.
 
Trong những năm 1960, tại Ulan Bato có cuộc đua xe đạp quốc tế; lúc đó trước Cung thể thao đã xảy ra cuộc ẩu đả lớn; nguyên nhân là một đồng chí Trung Quốc xô đẩy một vận động viên Mông Cổ suýt ngã, tranh cãi nổ ra, công an Mông Cổ đến can thiệp nhưng đã bị công nhân Trung Quốc đánh lại. Thế rồi hai bên đã dùng gạch đá ném vào nhau làm nhiều người bị thương phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Thậm chí công nhân Trung Quốc lúc đó đang giúp Mông Cổ xây dựng cầu Enkhtaivan (Hòa bình) cũng chở gạch đá đến tham gia cuộc ẩu đả. Không còn cách nào khác, Mông Cổ phải huy động lực lượng công an và quân đội đến để lập lại trật tự. Hiện có thông tin nói đang xảy ra cuộc ẩu đả lớn tại khu vực đài truyền hình 25, đã có người bị thiệt mạng. Ngày 21/11 tại khu mỏ Oiu tolgoi, các công nhân Trung Quốc đã đánh chết 1 thanh niên Mông Cổ; trước đó 1 nữ công nhân Mông Cổ cũng bị đánh phải đi cấp cứu bệnh viện. Năm 2010, tại huyện Airag, tỉnh Đông Gô-bi, ông chủ người Trung Quốc đã dùng ô tô cán chết 1 thanh niên Mông Cổ.
 
Phải chăng người Trung Quốc xấu hay là Chính phủ Mông Cổ chưa đả động đến vấn đề nên thận trọng với Trung Quốc? Có một thực tế đáng lo ngại là 30 triệu đàn ông dư thừa của Trung Quốc đang nhòm ngó đến hơn 1 triệu phụ nữ Mông Cổ. Tất nhiên, không phải một lúc cả 30 triệu đàn ông Trung Quốc đó sẽ đến Mông Cổ mà chỉ có 500 nghìn công nhân – khách du lịch Trung Quốc sẽ đến Mông Cổ. “Các công nhân lành nghề Trung Quốc” đến Mông Cổ một cách công khai theo lời mời của Chính phủ, Bộ Lao động và Bảo vệ phúc lợi xã hội của Mông Cổ; họ không phải nộp thuế cho Quỹ hỗ trợ các nhà sử dụng lao động. Công nhân Trung Quốc làm thuê hàng tháng phải đóng thuế trên 200 nghìn tugrik (khoảng 170 USD) nhưng theo nghị định bí mật của Thủ tướng và Bộ trưởng Lao động và Bảo vệ phúc lợi xã hội (ban hành hồi tháng 5/2008) thì họ được miễn đóng thuế, chỉ nộp vài nghìn tugrik (chưa đến 2 USD). Điều đáng tiếc là những người thực thi pháp luật và Cục chống tham nhũng của Mông Cổ hoàn toàn không biết đến vấn đề này.
 
Chính sách đưa 10 nghìn đàn ông nghèo đói Trung Quốc sang Mông Cổ trồng rau dưới thời Mãn Thanh và việc đưa dần 30 triệu đàn ông dư thừa của Trung Quốc hiện nay sang Mông Cổ chẳng có gì khác nhau. Phụ nữ Mông Cổ thường bị ép buộc có thai để sinh con, trẻ con thường được nhận làm con nuôi. Trong các cuộc ẩu đả giữa người Mông Cổ và Trung Quốc, người Trung Quốc thường cao ngạo nói rằng: “Chỉ cần mỗi người dân Trung Quốc cởi 1 cái quần bông ném ra cũng đủ đè bẹp chết hơn 02 triệu người Mông Cổ”. 
 
Vì vậy, không còn từ ngữ nào khác là phải thận trọng. Trong khi các lực lượng chính trị Mông Cổ suốt ngày tranh cãi nhau thì chính sách của nước láng giềng phương Nam (Trung Quốc) lại không ngừng áp sát Mông Cổ.
 
Nguồn: Zindaa