"Hèn mà còn nhận ra mình là thằng hèn, là hèn tử tế. Hèn mà ngậm miệng ăn tiền là hèn nhơ bẩn.
Hèn mà ngậm máu phun người là hèn bất nhân. Hèn bán đất bán nước thì trời tru đất diệt"
(Phạm Chuyên)

Mittwoch, 23. November 2011

MONSANTO – Ông trùm hạt giống

Đậu nành, bắp, hạt cải dầu (rape), hạt giống bông vải – qua qui trình kĩ thuật biến đổi sinh học,  những hạt giống này sẽ có sức đề kháng mạnh hơn đối với sâu bọ và sẽ nâng cao vụ mùa thu hoạch. Thế nhưng người tiêu dùng và nông dân đều căm phẫn chống đối. Monsanto, một Công ty chế tạo hạt giống đang bị lên án.
 
„Chúng tôi chỉ cần ghi chú lên nhãn“ („All we want is a label“) đoàn biểu tình trong một ngày mùa Thu nắng đẹp vừa hô khẩu hiệu vừa tiến bước về hướng Nhà trắng. „80 phần trăm thực phẩm bày bán tại các Siêu thị đều có chứa những phụ phẩm đã bị biến đổi gene. Nhưng điều này không được nêu rõ“, bà Megan Westgate phẫn nộ, bà là người đứng đầu „NONGMO Project“ đồng thời cũng là một thành viên trong nhóm tổ chức cuộc biểu tình tại Thủ đô nước Mĩ  hôm nay. GMO viết tắt từ „genetically modified organism” (sinh/thưc vật bị biến đổi gene). Khác với bên Đức, tại Mĩ những thực phẩm như thế không cần phải ghi chú rõ.


Cuộc tuần hành hướng về Nhà trắng và cuộc biểu tình sau đó tại quảng trường Lafayette cạnh bên là cao điểm của cuộc „Tuần hành – Right2Know”. Joseph Wilhelm, sáng lập viên hệ thống bán hàng BIO[1] mang thương hiệu Rapunzel, đã từng tổ chức hai cuộc tuần hành „Đi bộ Genefree”. Nay thì ông lại  xuống đường với phong trào „Right2Know”, „Quyền được biết”. Wilhelm cởi giầy ra cho chân tắm được chút nắng ấm. „Tôi đi bộ suốt đoạn đường từ New York City cho đến Thủ đô Hoa thịnh đốn”, ông ta hãnh diện khoe.

Mục tiêu chính là Monsanto
Joseph Wilhelm

Thật ra Wilhelm mong cuộc tuần hành trực chỉ một mục tiêu khác: Đến Tổng hành dinh của MONSANTO tại St. Louis, ở Tiểu bang Missouri, đấy mới chính là biểu tượng của mọi tiến trình của kĩ thuật ghép đổi gene các hạt giống – và đó mới chính là mục tiêu của phong trào này.

MONSANTO đuợc chuyển thành Công ty Nông nghiệp từ năm 1997. Nhưng lịch sử của Công ty tiền thân của nó với cùng tên này đã bắt đầu từ năm 1901. Bào chế chất độc da cam (Agent Orange) là một trong những hoạt động kinh doanh thuộc trong quá khứ cuộc đời của MONSANTO. Chất thuốc diệt cỏ khét tiếng này đã được quân đội Mĩ xử dụng trong chiến tranh Việt Nam và nay là nguyên nhân chính gây nên không biết bao vấn đề nguy hại sức khỏe cho những cựu chiến binh Mĩ và dân Việt Nam.

MONSANTO đến nay vẫn trốn tránh trách nhiệm quá khứ này và tự định nghĩa mình là một Công ty, chỉ chế tạo và kinh doanh „hạt mầm cùng các sản phẩm nông nghiệp”. Trong đó có giống bắp và bông vải được đưa vào thị trường năm 1990, có đặc tính tự đề kháng đối với các loại sâu bọ. „Giống cây này tự nó tiết ra độc tố”, ông Wilhelm giải thích như thế. Và nếu dùng làm thưc ăn cho súc vật, „cuối cùng ta cũng ăn luôn cả độc tố từ cây này,” Wilhelm tỏ rõ sự quan ngại. Ngay tại Đức những loại thức ăn cho súc vật như thế cũng không bắt buộc phải ghi chú rõ.

Một thể dạng sản phẩm khác là những loại thực vật, thí dụ như giống cải dầu (rape), loại này miễn nhiễm luôn cả đối với thuốc diệt cỏ rất hiệu nghiệm của MONSANTO, chẳng hạn như thứ thuốc thông dụng có tên là „Roundup”. Thứ thuốc này tiêu diệt tất cả, nó triệt hết bất cứ loại cỏ nào mọc trên ruộng, ngoại trừ giống cải dầu được ‘đào tạo’ và ‘uốn nắn’ bởi MONSANTO. Công ty này tuyên bố, những giống thực vật này không phương hại đến sức khỏe: để đáp lại một chất vấn, Mark Buckingham, phát ngôn viện báo chí của MONSANTO tại châu Âu, có viết trả lời bằng email như sau „Những giống thực vật biến đổi sinh học trước khi được tung vào thị trường đã phải trãi qua thử -, và khám nghiệm nhiều lần hơn những sản phầm nông nghiệp khác tại Mĩ.

Quan ngại về vấn đề sức khỏe

Bill Freese, một quan chức của Trung tâm đảm bảo thức ăn của Mĩ phản đối: „Nhìn vào qui trình kiểm soát nhóm thực vật bị biến đổi sinh học, tôi nghĩ, còn rất nhiều thiếu sót. Khi ta biến đổi gene của một loài cây nào, ta đã tạo ra một trường hợp dị dạng,” ông ta giải thích như thế. ”Qua đó có thể phát sinh những khiếm khuyết: Ít chất dinh dưỡng hơn, thí dụ như thế, nhiều chất độc hơn do biến đổi từ những độc tố trước đó đã có sẵn trong cây, nhưng với số lượng không đáng kể, không nguy hại, hoặc từ đó phát sinh thêm một loại độc tố hoàn toàn mới.” Vấn đề lớn nhất theo ông ta là những bệnh dị ứng. Không có một điều lệ bắt buộc phải công bố những thành phần sinh học thì người tiêu dùng sau này sẽ không thể kiểm chứng được họ bị ị ứng về chất gì.

Ông Hans Rudolf Herren, Chủ tich Viện Washingtone Millennium, cũng cảnh báo về những hậu quả nguy hại sức khỏe từ những thực vật bị biến đổi sinh học – bởi thưc tế ngược hẳn với những hứa hẹn từ MONSANTO, càng ngày ruông lại càng phải cần được xử lí thêm nhiều chất độc hại: „Không chỉ phun một lần, mà nay phải phun hai, ba lần những dung dịch hỗn hợp chứa đầy thuốc diệt cỏ.” Bởi cỏ dại theo thời gian cũng miễn nhiễm đối với nhựng độc tố ấy.” Herren gọi những loại hạt giống này là “Superweeds”.

Vũ khí chiến lược chống nạn đói?

Lí do biện hộ thường đuợc nêu lên là việc xử dụng hạt giống bị biến đổi sinh học nhằm đến mục đích chống nạn đói. Phát ngôn viện báo chí của MONSANTO tại châu Âu, Buckingham viết rằng: „Kĩ thuật biến đổi sinh học tạo cho nông dân và người tiêu dùng hàng loạt phương tiện mà những phương pháp khác không cho được.” Ông ta dẫn chứng từ Ấn độ: Tại Ấn độ thu hoạch bông vải từ 300 kg / hecta vào năm 2002 tăng lên 524 kg vào năm 2009.
Bà Vandana Shiva, người đàn bà gốc Ấn rất tích cực bảo vệ môi trường và được trao giải Right Livehood[2], cũng có mặt trong cuộc biểu tình tại Washington. Bà đã tranh đấu chống MONSANTO từ bao năm nay, bà dẫn chứng với bản tường trình trong tháng Mười vừa qua của Tổ chức Navdanya International do bà thành lập. Bản tường trình mang tên „The GMO Emperor Has No Clothes[3]” (dịch nôm na là; Vị Hoàng đế của những thực vật biến đổi sinh học cho ăn bánh vẽ). Nêu rõ MONSANTO, theo tuyên bố của Phát ngôn viện Buckingham, hứa hẹn với nông dân Ấn độ rằng giống mới sẽ cho thu hoạch cao hơn nhưng không thực hiện được cam kết này. Bà cho hay, „giống cây bị biến đổi sinh học không tăng thu hoạch, và hóa chất xử dụng trong nông nghiệp sẽ giảm đi là điều hoàn toàn không đúng.“

Kêu trời

Hàng loạt lời buộc tội tập trung vào MONSANTO, bởi, theo lời Shiva, „Công ty này kiểm soát đến 90 phần trăm hạt giống bông vải, và nắm trong tay 60 hợp đồng bản quyền với những Công ty phân phối hạt giống tại Ấn độ.“ MONSANTO không hề cho biết Công ty nắm bao nhiêu thị phần trên thế giới. Riêng ở thị trường Mĩ, theo báo cáo từ hãng, MONSANTO nắm số lượng phân phối hơn ba mươi phần trăm hạt giống bắp, và chín phần mười đất canh tác đậu nành hiện xử dụng phương pháp „Kĩ thuật Rounduo-Technologie“ do MONSANTO và các Đại lí cung cấp.

Bởi tất cả những „Hạt giống-Monsanto“ đều thuộc dạng sáng chế đã cầu chứng, nên nông dân chỉ được xử dụng những hat giống từ hãng cung cấp. Họ không được quyền lưu giữ lại một phần hạt của mùa thu hoach để làm giống cho năm tới, giống như truyền thống canh tác nông dân vẫn làm từ xưa nay. Và vì, bà Vandana Shiva cho hay, luôn luôn phải mua hạt giống cho vụ mùa tới, điều này khiến cho vô số nông dân Ấn độ mang nợ ngập đầu. „Cho đến nay gần 250.000 nông dân Ấn độ đã tự tử vì nợ nần không trả nỗi, hầu hết người tự tử là nông dân trong những vùng canh tác bông vải.

Cam kết của Obama

Một điều nghiên của International Food Policy Research Institutes (IFPRI) vào năm 2008 không vạch rõ được một liên hệ trực tiếp nào giữa những vụ tự tử và việc canh tác bông vải có biến đổi sinh học. Mất mùa, thất thu – điều hẳn có xảy ra – đều do hạn hán hoặc những điều kiện thiên nhiên bất lợi khác.

Một Nông dân Canada, Percy Schmeiser (bên phải) đã theo tòa kiện Monsanto bao năm nay

Tổng thống Obama trong thời kì tranh cử 2007 có hứa hẹn: „Chúng tôi sẽ cho dân chúng biết rằng thực phẩm họ xử dụng có bị biến đổi gene hay không, bởi dân chúng Mĩ phải nắm biết được những gì họ muốn mua.“ Cho đến nay vẫn chưa có gì xảy ra trong lãnh vực này. Trách nhiệm Kiểm soát và Xác định thực phẩm tại Mĩ là FDA, Cơ quan Food and Drug Administration, nói rõ hơn chính là Giám đốc Lãnh vực An toàn thực phẩm. 2010 Obama đặc cử một khuôn mặt mới về cơ quan này. Tên là: Michael R. Taylor, đã một thời giữ chức Phó Giám đốc chuyện vụ Vận động hành lang cho MONSANTO.

Tác giả: Christina Bergmann
Chủ biên: Matthias von Hein
Theo www.dw-world.de
Người dịch: Lê Cảnh Hoằng (từ nguyên bản tiếng Đức)